Vài tuần nay, dư luận xôn xao, người chống, kẻ bênh một bài viết trên giuờng bệnh của ông Lê Hiếu Đằng, một cựu đảng viên CS, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, nhất là chuyện ông Đằng muốn thành lập một đảng Dân chủ xã hội. Tôi vốn không muốn góp ý, vì ngán ngẩm đề tài này, nhưng vì một nhân duyên nên có viết mấy dòng về cái đảng có thể sẽ được thành lập này, bữa nay post lại đây.
Nếu tính về khía cạnh “có lợi” cho việc vận động cho Tự do và Dân chủ của đ/nước thì việc ông LHĐằng đề nghị một đảng mới ( mà rất cũ ở Âu Mỹ !! ) là Dân chủ Xã hội ( Democratic socialist party), và (chủ yếu) có thể xem là nhắm tới bạn bè, đồng đội cũ, cũng như đảng viên CS vì “hơi hướm và gốc rễ” của nó với các đảng xã hội khác, từ Democratic socialism qua tới Revolutionary socialism, tức từ “hồng” qua tới “đỏ”, thì đây là một tác tố có lợi, vì như vậy những người đ/tranh cho Tự do, Dân chủ sẽ có thêm bạn đồng hành.
Nhưng nếu đứng về mặt tư tưởng, hay thực tế xã hội, thì đây có thể chỉ là những vết mực mờ nguệch ngoạc của một ngòi bút sắp hết mực và hết ý. Nó không còn sức dể khơi lên một điều gì đó mang lại sức sống, ý nghĩa hay hữu ích, mà chỉ là sự vá víu cũ rích, nhàm chán, và thiếu sức sống. Những dòng trên không có mang chút gì ẩn dụ về ông Đằng, mà thoát thai từ những gì tôi đọc được trong lịch sử, trong kinh nghiệm của những người đã sống qua những phòng thí nghiệm đỏ, và trong chính bản chất của những chủ nghĩa Xã hội từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Chúng xám xịt như những khuôn mặt đầy nước mắt tức tưởi, hay đỏ màu máu của những vụ đấu tố. Nhưng thôi, hãy ngừng lại ở đó.
Còn đứng ở khía cạnh nội dung hay cương lĩnh của đảng này thì chẳng có gì mới, như có thể thấy bằng lời ôngĐằng trả lời BBC dưới đây :
" BBC: Nếu bây giờ những đảng cũ đó muốn đứng ra để thành lập lại, hoặc nhưtheo lời kêu gọi của ông, thì làm sao thành lập được một đảng phái khác có thểhoạt động được để trở thành một đảng đối lập tại Việt Nam thưa ông?
Luậtgia Lê Hiếu Đằng: Vấn đề ở chỗ là cơ sởpháp lý nhà nước không cấm thì mình không phải là khôi phục lại hai đảng cũ màlà một đảng Dân chủ Xã hội mới. Việc thành lập này nó có thuận lợi là hiện nayhệ thống đảng Dân chủ Xã hội là trên phạm vi toàn thế giới.
Khuynh hướng dân chủ xã hội là khuynh hướngtiến bộ hiện nay. Nó hạn chế những mặt tiêu cực của chủ nghĩa tư bản và nó đấutranh vì dân quyền, nhân quyền và bảo vệ môi trường. Tôi nghĩ đó là con đường phải đi " (hết trích)
Đó chỉ những bánh xe cũ được sửa sang, sơn phết lại của càc đảng hiện nay gọi là Democratic socialist party hay Evolutionary socialist party, có gốc tích từ hệ phái của các nhóm “revisionist” hay " reformist", bắt đầu từ Fabian Society và Eduard Bernstein khi xưa. Để sống còn và “rêu rao”về một “xã hội thiên đường” ( utopian society) họ đã chấp nhận “ a mixed”economy, trong đó những đóng góp công sức và lợi nhuận v.v… từ cái nền k/tế của(chủ nghĩa ) Tư bản được công nhận và “lợi dụng” , và họ đòi có những tồ chức để “chia chác” lợi nhuận và công sức này cho thành phần nghèo khó hơn để ”lôi kéo quần chúng”. Nói ví von hơn, thì có thể nói vầy : chủ nghĩa xã hội (mới) ngày nay nhận chủ nghĩa Tư bản làm má nuôi và xin tiền nuôi mình và đàn em. Chỉ vậy thôi. Các đảng Xã hội dân chủ ( hay Dân chủ xã hội, nói theo cấu trúc Hán Việt mà LHĐằng dùng) khôn ngoan hơn nên đã biết sử dụngnhững đường lối, lề luật của chính nền Dân chủ ( phần lớn do công của giới tư sản và tư bản thiết lập nên) như tạo phong trào tranh đấu quần chúng, vận động phiếu, sửa chữa các chính sách hay đòi hỏi quá “hồng” để “vắt” một phần bầu sửa của con bò Tư bản mẹ. Họ không còn u mê, sắt máu như thế vài thế hệ trước (vì đã nhận được nhiều bài học về thất bại truyền lại) và quá mê man với một thứ chủ nghĩa không tưởng, sau thất bại ê chề của Liên bang Sô viết và các nước cựu CS khắp nơi. Đại đa số các đảng Xã hội (socialist parties) mang nặng tính cách đấu tranh chính trị và chủ trương “lật đổ” khi xưa đã tan rã từ Âu sang Á, và các thế hệ sau đã chuyển sang sắc hồng hơn để đấu tranh ôn hòa hơn bằng cách kiếm phiếu hay vận động phong trào quấn chúng ( grassroot movement).
Vài hàng về từ ngữ và ngữ nguyên :
2. Khi tra cứu từ “capitalism” từ các tự điển của Webster, Random House, Collins, AmericanHeritage, ta chỉ thấy định nghĩa như là một h/thống kinh tế ( an economic system), chứ không thấy dịch như một chủ nghĩa hay hệ tư tưởng kinh tế và chínhtrị [ an economic and political system ( or theory) ], như các chữ socialism hay democratic socialism, làm nhiều khi độc giả không hiểu các người viết sách hay báo dịch “capitalism “ ra thành chủ nghĩa Tư bản có đúng không , hay chỉ nên dịch là h/thống k/tế Tư bản. Đúng là trong nguyên thủy từ “capitalism”, sau khi Marx viết
cuốn “Das Kapital” chỉ để mô tả một hệ thống kinh tế, nhưng chữ nghĩa cũng thay đổi và mang thêm nghĩa mới. Sang thế kỷ 20, chữ này đã được một số nhà chính trị hay triết học, xã hội học v.v… gọi là một “chủ nghĩa” hay hệ tư tương chính trị-kinh tế và được những nhà tư bản , tư sản tán đồng. Ghi chú này để giải thích câu hỏi " có chăng một chủ nghĩa Tư bản , như một hệ tư tưởng chính trị-kinh tế-xã hội đối đầu với chủ nghĩa CS hay Xã hội ?" trong sách vở, thư tịch khảo cứu.
* Ghi chú: Vài dòng về Eduard Bernstein, lãnh tụ nổi bật của chủ nghĩa Xã hội dân chủ thế hệ đầu tiên
Bernstein chỉ trích K. Marx về :
a) quan niệm “những m/ thuẫn không thể giải hòa” giữa hai giai cấp Tư bản và Vô sản
b) m/thuẫn giữa những kẻ theo kh/hướng Dân chủ tự do và Dân chủ xã hội. Bernstein nói hai khuynh hướng này có nhiều mẫu số chung có thể xây dựng nên một Cộng hòa xã hội (chủ nghĩa)
c) Bernstein không chấp nhận cái “mal nécessaire” của chuyên chính vô sản ( dictatorship of the proletariat) của Marx mà muốn tranh đấu bằng những biện pháp ôn hòa, trong luật lệ của một nhà nước dân chủ.
-------
REF