Wednesday, March 21, 2018

Ba nghìn thế giới nhập vào mắt thơ (Tam thiên thế giới nhập thi mâu)

*
Gìời ạ, Phật Hoàng Trần Nhân Tông ơi. Hai tuần qua đọc câu thơ trên con tá hỏa tam tinh. Chẳng biết “nghĩ” , “tưởng” sao . Sao ba nghìn thế giới lại có thể nhập vào mắt thơ “ẩu” như vậy ? Ở đâu, trong “ngữ cảnh” như thế nào ? Dù nói theo kiểu surreal, symbolic hay là kết nối của imagery cùng context
Khởi đầu con cho là Ngài, vốn là một hồn thơ khoảng khoát , tâm hồn thường bay trên những vùng trời cao rộng, trải dài, rộng trên tám hướng mười phương, nên câu thơ cũng mênh mông bát ngát , khi đứng giữa đất trời thênh thang cao rộng nơi núi mây vây bọc , phủ trùm , nên hồn thơ cũng mở tung ra cho chữ bay ra và “khoáng nghĩa” lên.
Sau đó thì nghĩ rằng nếu Ngài viết : Ba nghìn thế giới nhập vào mắt thiền thì có thể ‘có nghĩa’, ‘có lý’ hơn, vì trong con mắt nhà Thiền, và một thiền sư liễu đạt như Ngài thì một thế giới, hay “một ngàn thế giới” cũng có thể được lập thành một đề mục để quán tưởng.
Nhưng không, câu thơ là : Ba ngàn thế giới nhập vào mắt thơ. Câu thơ thật là Thơ. Độ bao quát , trùm phủ của nó rộng quá. Và “Thức” nào, Tâm thức nào sẽ sẵn sàng để đón nhận nó, “tiến nhập” vào “cõi” của nó ? Chẳng lẽ lại theo mấy ông thông thái lẩn thẩn Tây phương để “hiểu” nó , theo kiểu của meta-context, với không ít võ đoán, quàng xiên.
Cho đến khi đọc lại về Tam thiên thế giới, Tam thiên chư pháp trong Phật Quang Đại Tự Điển do Thầy Quảng Độ dịch, và đọc về Đại Lãm sơn hay núi Dạm; về địa lý chùa, sự tích chùa , về việc Thái phi Ỷ Lan, vị thái phi thuộc hàng đệ nhất công thần-thánh hậu triều Lý cho xây lập chùa trên núi Dạm với quy mô cực kỳ hoành tráng
Thập nhị lâu đài khai hoạ trục.
Cũng như buổi Dạ yến một đêm, mừng thiết kế, xây dựng chùa đang tiến hành. Cà một vùng non nước— bên kia là sông Đuống , xa xa là sông Hồng; các núi chung quanh là Mây Đầu, Lục Nam , Yên Tử, Tam Đảo, Núi Lịch v.v.— vây quanh…
… thì thấy đúng là “nhập vào mắt thơ”
Thì Tu Di đó; thì núi , sông , biển đó. Hốt nhiên lời thơ bay ra, vút lên, trải rộng ra bốn phương tám hướng đất trời , lan tỏa đến các tiểu thiên, trung thiên thế giới. Thi nhân/thiền sư, như thế, “Nói đúng sự thật”. Còn cách nói mở ra hay khép lại là tùy tài năng, cảm nhận, liên tưởng, độ tiếp cận của ngôn ngữ với đời sống, cảnh và tình của mỗi người. Để cho “thế giới” mở ra bay lượn, vi vu và nhập vào mắt thơ .
Xong chuyện “vào mắt thơ”, sau đó là
Tục đa biến thái vân thương cẩu, Tùng bất tri niên tăng bạch đầu.
hay Sự trục nhãn tiền quá.
Lão tòng đầu thượng lai. (Mãn Giác)
Đó cũng như nhau. Xong việc thắng quân Nguyên 3 lần rồi, gả công chúa Huyền Trân, xây dựng tình hữu nghị Việt-Chiêm xong rồi, “tớ” đi đây; đi lễ Phật, tham Thiền, tạo công đức .
Và ‘bay’ vào cõi hậu-Giác ngộ nhé.
---

Đại Lãm Thần Quang tự
Thần quang tự diểu hứng thiên u. Sanh thố phi ô thiên thượng du. Thập nhị lâu đài khai hoạ trục. Tam thiên thế giới nhập thi mâu. Tục đa biến thái vân thương cẩu, Tung bất tri niên tăng bạch đầu. Trừ khước chú hương tham Phật sự, Tá dư niệm liễu tổng hưu hưu.
Dịch nghĩa
Chùa Thần quang có nét u nhã riêng, Chở ngọc thỏ, cưỡi kim ô du ngoạn trên bầu trời. Mười hai toà lâu đài vẽ ra trục họa Ba nghìn thế giới nhập vào mắt thơ. Dòng đời chảy trôi, đổi thay như mây trắng hoá chó xanh, Cây thông không biết năm tháng sư bạc đầu Ngoài việc thấp hương tham thiền ra, Mọi điều suy nghĩ đều cho qua đi hết.

Chùa Dạm tên chữ là Đại Lãm Thần Quang tự, hay còn gọi là chùa Bà Tấm, chùa Cao, chùa Trăm Gian (không phải chùa Trăm Gian thuộc địa phận Hà Nội), cũng được gọi là chùa Lãm Sơn, theo tên núi. Chùa dựa vào núi Dạm, nhìn về phía sông Đuống, ngày xưa thuộc xã Lãm Sơn Trung, tổng Lãm Sơn Nam, huyện Quế Dương, nay là xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, là đại danh lam từ thời Lý.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977
Nguồn:
Note :
* tham Phật sự: tức tham Thiền

Tuesday, March 6, 2018

Đ ảo T ứ Đi ên Tam




                  *

Loạn rồi . Từ bao giờ ?  Ở đâu ?

Ở nước Tàu cộng sản, và có thể là 17 năm sau khi quân csan Tq chiếm được Hoa lục năm 1949 , và Mao khởi đi cái gọi là Cach Mạng Văn Hóa =  sản giai cấp vănhóa đạicách mệnh ()  năm 1966, hoặc dần dần từ đó đến bây giờ.

Trong một nghĩa về văn hóa, về chính danh, Cộng đảng Tq đã và đang làm loạn xã hội tàu. Tại sao ?

Vì trên bình diện ngôn ngữ, và cái nội dung, hay ý nghĩa (context) đằng sau và bên trong, csản Tq đã thắt cổ Khổng giáo và Khổng học. Nước Tàu của thời Phong kiến, Quân chủ với cái “rực rỡ”, những điểm ưu tú, “phong hoá” , nhân bản của nền văn hoá Khổng-Phật-Lão Trung Hoa đã chết , trong đó cái học, cái Nhân bản đẹp đẽ Khổng phu tử đã truyền và các thế hệ Nho gia Tàu đã cố gắng xây dựng đã chết thê thảm, tuy trên thực tế các vương triều cũ cũng chỉ áp dụng chính sách và lề lối giáo dục của Nho gia một phần, bên cạnh Pháp gia. Cứ nhìn cách hành sử, giao tiếp của bọn tàu đang sử dụng khi đi du lịch VN và khắp nơi sẽ thấy.

Những cái được kêu gọi để dựng nên các viện Khổng từ khắp nơi trên thế giới chỉ là những lớp áo đẹp, văn vẻ, lịch thiệp, lễ độ bên ngoài để “câu khách” Tây phương bình thường — chẳng hiểu bao nhiêu về Khổng học hay “văn mạo “ ( chữ tôi chế cho trường hợp này, có vài nghĩa liên quan với cách hiểu “văn mạo” thông thường ), cũng như phần nào nội dung— và che dấu đi bao nhiêu cái xấu xa, suy đồi, tàn ác của x/hội Tq ngày nay. Chuyện này bị chính ngôn ngữ hiện đang được sử dụng , và được “khuyến khích” bởi cộng đảng tàu, làm lộ ra trong định nghĩa về hai chữ rất quan trọng là “Văn Hiến”.

Văn hiến theo định nghĩa thông thường, phổ quát nhất : là nền tảng, bề dày của văn hóa của những điều tốt đẹp, hiền thịện, đã được bảo dưỡng và lưu truyền nhiều đời, nhiều thế hệ. Nó được khái niệm hóa và mở rộng từ 3 ý nghĩa :

1.    Cộng đồng có sách vở, văn chương , điển cố,  thư tịch truyền qua các đời
2.    Cộng đồng có người hiền tài
3.    Cộng đồng có người hiền viết sách truyền lại ( ThChửu)

Như giải thích của cụ Thiều Chửu , hay tương tự của ông Đào Duy Anh v.v.

文獻:  sách vở văn chương của một đời nào hay của một người hiền nào còn lại để cho người xem mà biết được chuyện cũ. (ThChửu)

Điều đáng kinh ngạc , đáng chú ý hết sức là các tự điển sau này như Từ Bá (Kim Sơn Từ Bá-Đại học Bắc kinh biên soạn) iciba.com, hoặc dict.cn , chúng ta đều thấy phần về người hiền, kẻ hiền tài bị cắt bỏ, bị vứt đi, phế thải. Như vậy, theo quan điểm của cổ nhân, cổ đức : Như thế là “Loạn”. Loạn trong nghĩa sẽ có nhiều biến động bất thường, gây nhiều xáo trộn,  đổ vỡ, đau thương, nghịch lý cũng như nghịch cảnh; hay trong nghĩa xáo trộn chính trị, xã hội, “đít xoay lên thành đầu” ví như đứa ngu dốt, tham lam, thiếu phẩm hạnh lên nắm quyền điều động, điều khiển xã hội; các nguyên tắc, thứ tự, luân lý, kỷ cương bị đảo lộn hết. Tang thương , đổ vỡ tràn ngập. Và điều này đã được chứng thực từ khi Mao thành công, chiếm được Hoa lục: hơn 50 triệu người đã bị giết; bị tù đày, bỏ đói cho chết; sách vở bị đốt ; tranh tượng bị đập phá rất nhiều; hàng triệu gia đình chứng kiến các sự đổ vỡ, ly tán. Chấn thương trong lòng người sâu và rộng cùng khắp. Và các thảm trạng, những điều ác, tàn nhẫn lạnh lùng hiện vẫn nhan nhản trong đời sống người dân Hoa lục hiện tại. Cảnh một em bé bị đụng xe ở Bắc kinh, không ai để ý, một bé khác, Yue Yue ở Quảng châu, bị cán lên hai lần , gần 20 người đi ngang không làm gì hết. Sao đó vào b/viện đã chết. Đạo đức , luân , kỷ cương bị gãy đổ, bị xói mòn khủng khiếp. Cái đang được bày hàng , “on show” qua các “cửa tiệm” Viện Khổng tử các nợi chỉ là son phấn, áo mũ dối lừa thực chất bên trong xã hội Tàu do bọn cộng phỉ bày ra để lừa gạt thế giới thôi. Vì thế, làm gì có “chính danh” nào nữa cho thứ nhà nước đáng tởm, tàn bạo, vô luân đó.  Một ghi nhận : cũng như  ở VN, một thể chế phi nhân, bạo tàn nào được áp dụng, thì người dân nước đó là người phải chịu đựng trước tiên.

Dẫu rằng ngôn ngữ biến chuyển và cách dùng, ý nghĩa của chúng cũng bị thay đổi, biến chuyển theo thời đại, nhưng người Anh Mỹ , họ luôn có ý thức bảo lưu những nghĩa cũ trong các đời trước , ví dụ như cách làm tự điện của nhà các xuất bản Merriam-Webster, Cambridge, Collins. Điều đang xảy ra cho ngôn ngữ Trung quốc, cũng như đời sống, văn hóa Tq, tuy nước này đang tiến lên thành một nền kinh tế hạng hai hay ba, cũng không dấu được những “đau đớn”, tang thương cho người dân Hoa lục 69 năm qua, cũng như ngày nay.

Một vấn đề có lien quan :  Bùi Hiền đang cố gắng bính âm để cho ký tự kiểu trôn lẫn mập mờ nhiều cách bính âm, ký tự của Trung cộng  xâm nhập vào chữ Việt. Hắn ta đang thực hiện âm mưu gì cho Hán –Trung cộng xâm nhập, chắc chắn ai là người Việt cũng phải hết sức cảnh giác, báo động , và tìm mọi cách đập tan mưu toan này.

TN

---


REF





Chu Hy : luận ngữ tập chúvăn điển tịch dã; hiến
 hiền dã”



Monday, March 5, 2018

Nguy Cơ Mất Nước (LHNam)--Repost from Dec. 2016


Tôi và đàn em, gia đình Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, và dăm ba bạn bè, nhất là Chân Huyền đã thường xuyên cảnh giác đồng bào về mối họa cực lớn, nguy hiểm này trong 3,4 năm qua
------

" Họ đã chuẩn bị đường chạy hết rồi. ..Lần này họ không lên phương Bắc như Trần Ich Tắc, LChThống...mà sẽ chạy sang những nước mà họ vẫn rủa xả là theo cntư bản dãy chết..."
...
"Nếu ai vẫn còn thờ ơ với vận nước đang suy hôm nay thì cũng đồng nghĩa với tội ác. Bằng cach đó họ cũng đang nhẫn tâm đẩy dân tộc tới thảm họa diệt vong. Chúng tôi tha thiết kêu gọi toàn thể người dân VN hãy vượt qua mọi nỗi sợ hãi hôm qua, để cùng đứng lên hôm nay nhằm cứu dân tộc khỏi họa Bắc thuộc...Chỉ khi cùng đoàn kết một lòng mới cứu nguy được chính chúng ta"
(NĐQ&ĐNH)

Nếu ai không tin là Lê Đức Anh, Ng Tấn Dũng, TrTSang, NgXuan Phúc, Lê Thanh Hải, PhQuang Thanh v.v. đã không sang nhượng, mua bán nhà ở Hkỳ, Âu châu; bỏ tiền ở ngân hàng Thụy sỹ để tháo chạy thì chỉ cần tìm đọc trên Internet, hoặc ngay tại một, hai trong những con sâu bự nhất đã lập nên 2 blog

thì cũng sẽ thấy, khi chỉ cần suy nghĩ chút xíu xìu xiu thôi.
VÌ QUÁ THỜ Ơ, VÔ CẢM, NÊN ĐÃ RẤT MUỘN RỒI, VÌ NHƯ CỜ VÂY, CHÚNG ĐÃ VÂY , PHONG TỎA NHIỀU MẶT TRẬN RỒI, SỢ KHÔNG CÒN CƠ HỘI NHIỀU NỮA ĐỂ THOÁT THÂN PHẬN NÔ LỆ, NGOẠI TRỪ KHI THẤY RA ĐƯỢC SỨC MẠNH DÂN TỘC NẰM Ở ĐÂU, THỐNG NHẤT ĐƯỢC Ý CHÍ ĐỂ TIẾN HÀNH CUỘC CÁCH MẠNG MỚI THẾ KỶ 21 NGAY LẬP TỨC
----
Ref


https://www.facebook.com/notes/ly-h-nam/h%C3%A3y-%C4%91%E1%BB%A9ng-l%C3%AAn-c%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BB%A9t-m%E1%BB%8Di-bu%E1%BB%99c-r%C3%A0ng/1766137247003409/



Friday, March 2, 2018

Kính Tiễn Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông (LHNam)

Hơn 30 năm qua , ông sống im lặng , bên sự chăm sóc tận tình, thương yêu, tận tụy hết mực của người vợ hiền là bà Nguyệt Thu, trong trăm mắt đăm đăm dò xét của công an; ngờ vực, nghi ngại của những con “áo xanh, áo vàng “ phường khóm và sếp của chúng. Ông từ chối mọi giao tiếp với văn nghệ ,văn gừmng chế độ mới, nên bị liệt vào thành phần “không có thiện chí”. Ông cũng có rất ít liên lạc với giới âm nhạc, thưởng ngoạn từ phía VNCH ở hải ngoại. Ông ở lại VN, giữ chữ Hiếu với Mẹ Cha, và sống im lặng.
Nhưng bạn bè, người nghe nhạc ông; con cháu họ từ miền Nam ngày xưa không quên ông, không quên những bài nhạc bất hủ của ông, những lời trong đó như:
Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông Kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa …
Khoác lên vầng hoa trắng, Cầm tay nhau đi anh Tơ trời quá mong manh Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh, Giữa khung trời gió lộng, nghìn sau tiếc nghìn xưa
(MDSKhê)
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu Kìa rừng chiều âm u rét mướt Chờ người về vui trong giá buốt người về bơ vơ
Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn Cờ về chiều tung bay phất phới Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ Bầu trời xanh lơ
(ChMưa BGiới)
hay
Một mùa thương kết muôn hoa lòng Người về đây nối câu tâm đồng Về cho thấy xuân nồng áo em Cho tình xưa thôi cách xa Về chung mái nhà lá
Người về đây giữa non sông này Hội trùng dương , hát câu sum vầy Về cho thấy con thuyền nước Nam Đi vào mùa Xuân mới sang Xa rồi ngày ấy ly tan
Điệp khúc: Tôi đi giữa trời bồi hồi Cờ bay phất phới , tôi quên chuyện ngày xưa Mong sao nước Việt đời đời Anh dũng oai hùng chen chân thế giới
(HNThương Ca)
hoặc
Xưa từ khu chiến về thăm xóm Ngàn xác pháo lấp lánh sao hôm Chiều hành quân nay qua lối xưa Giữa một chiều gió mưa xác hoa hồng mênh mông
Đời tôi quân nhân, chút tình duyên gởi núi sông Yêu màu gợi niềm thủy chung Nhưng rồi vẫn nhớ, một trời vẫn nhớ đời đời Phượng rơi rơi trong lòng tôi
(SHMàuNhớ)
Những bài nhạc phong nhã, hào hoa ; có bài đẹp như những cánh bướm bay lượn trong sáng tinh mơ hay hoàng hôn nắng chiều trải vàng núi đồi, cây cỏ; có bài như thêu nắng vào chữ; ký âm cho mùa xuân, để tới, mang hương nồng, tình thắm đến bên Tổ quốc, đồng bào và huơng yêu cho đất, cho nước.
Vâng, người miền Nam trước 1975 không quên ông— Không quên người nhạc sĩ hào hoa, tài ba ; vị cựu thiếu úy Thủ khoa trường Võ bị địa phương Vũng Tàu , cựu đại tá nặng tình với đất nước , núi sông— cho đến ngày nay, tới thế hệ con, cháu, và có thể chắt đối với thế hệ ông.
Và sự không quên này sẽ được thể hiện nhiều trong tuần này và ngày 26 tháng 2 Tây lịch mỗi năm, nhiều năm sau nữa, tôi tin là vậy. Như trong bài viết bên dưới của Bích Huyền và những người khác trên HocXá.com.
Kính tiễn Nhạc sĩ-Đại tá về Cõi xa bên ấy an vui, thanh thản, giác ngộ, giải thoát.
Chúng tôi không quên Ông.
Nhân đây cũng xin gởi lời chia buồn đến bà Nguyệt Thu, người vợ tần tảo, tuyệt vời của sách vở, lễ nghĩa ‘ngày xưa’ , và chúc Bà hiểu về lẽ Vô thường, Sinh ký tử quy mà sớm bình tâm, bình an.
LHN
2/2018







---------