Thursday, May 31, 2018

Phật tử Việt Nam chú ý (LHNam)


Mong Phật tử VN chú ý :

Đọc tin này , ta có thể thấy sự tiến bộ của Phật tử người Mỹ , nhất là trong thành phần trí thức và sinh viên. Phật giáo ở Mỹ từ 2001 , thế kỷ 21, đã khác Ph/giáo HK thời 1960-80— với các người đọc, học được chút ít về Thiền qua sách vở của D T Suzuki , Rahula Walpola, A. Watts, Jack Kornfield, Roshi Philip Kapleau; chỉ dẫn của Nichiren Buddhism, Chogyam Trungpa Rinpoche và vài ba nhóm chỉ dạy Thiền Nam Tông khác. Trong đó, có sự tham dự truyền bá, "nói về" thiền, làm thơ 'có nhuốm mùi thiền' chút đỉnh của các thi sĩ nửa 'hippie', nửa muốn học hỏi, thuộc "Beat Generation" như Gary Snyder, Jack Kerouac, Philip Whalen v.v. Hiểu biết, thâm nhập vào đạo lý, giáo nghĩa chưa bao nhiêu, còn nhiều mơ hồ. Đó là chưa nói tới các khiếm khuyết trong cách dạy của "trường phái" thiền Tàu.

Bây giờ sách vở khảo cứu có thêm nhiều, có tìm tòi mới, sửa chữa sai lầm , khiếm khuyết cũ vừa trên giáo nghĩa ở một số điều; vừa sửa sai các ngộ nhận về Tinh yếu, Triết lý nhà Phật; tiểu sử các tổ sư thiền từ BĐĐạtMa trở xuống, kiểu thần tượng hóa (hagiography) được giải mã, đặt nghi vấn. Đặc biệt là việc thực tập thiền định, thiền quán, lắng tâm, an tịnh tâm bây giờ đang được phát triển mạnh mẽ ,trong đại học và ngay cả một ít công ty lớn. Vì vậy, là những người con Phật ( dù thuộc Tịnh độ tông, Giáo tông, hay Thiền tông Bắc truyền) tại mảnh đất hình chữ S đã hơn 2000 năm giao tiếp, học hỏi , hành tập, truyền thừa đạo của Đức Thích Ca Mâu Ni, cũng như biết bao thầy , tổ, mà vì để thiếu việc thực tập, thực hành thiền định, thiền quán và phát triển Trí huệ ( Trí tuệ =cách gọi người miền Bắc) , rồi thành thua kém người Âu , người Mỹ thì đáng xấu hổ lắm cho cái nguồn gốc đã kế thừa và phát huy Đạo pháp từ hơn 2000 năm nay.

Xin để tâm, chú ý.
---

Professor Lewis Lancaster talked about "Glimpse of 21st Century Buddhism” at Sangha center, Huntington Beach in August 2015. According to him:

1. Buddhism is the second-fastest growing Way of Life/Religion after Christianity in the U.S.
2. Different denominations of Buddhism from all over will unite. This is something did not occur in the past
3. Just as city dwellers need to adjust to Buddhism, Buddhism will need to adjust to city life too to help.
4. The spreading of the encouragement to practice meditation in US colleges, and some big companies is gaining impressive force. [ My comment: Why not ? It's only very good for the people, amidst all sorts of "new" social ills]
5. The younger generations with problems in drugs and illusion-creating games etc. will need older people 's help, to separate them from reality and the illusional, delusional 'worlds'

----

Source
  

Sự siêu việt của Trí tuệ và Trí tuệ siêu việt

                                            * *


Có gì khác nhau giữa Sự siêu việt của Trí tuệ” và “Trí tuệ siêu việt” khi dịch các Kinh Bát Nhã ?

Câu hỏi mới nhìn thấy có vẻ buồn cười, hay lẩn thẩn, và thoạt nhìn chúng có vẻ tương đương , nhưng xét kỹ thì rất khác

1.    Sự siêu việt của Trí tuệ chỉ vào cái đã đạt được những điều như nói trong Trí Bát nhã. Đó là chỗ siêu việt của Trí tuệ , nơi Nó thực hiện được các điều nói trong các Kinh Bát Nhã
2.    Trí tuệ Siêu việt chỉ cái trí tuệ đã đạt tới những điều như nói trong Trí Bát nhã
3.    Một cái chỉ tới, nói vể cái Siêu việt, sự S/việt; một cái chỉ tới cái Trí tuệ. Hai cái đó khác nhau. Thử nhìn qua tiếng Anh :
a)    The Perfection of Wisdom
b)   The Perfect Wisdom
        chỉ cho hai thứ khác nhau hoàn toàn
4.    Chúng chỉ tương đương trong nghĩa :
         Sự siêu việt của Trí tuệ là khi Trí tuệ đã đạt được những điều như nói trong Trí Bát nhã. Đìều đó cùng nghĩa, hay tương đương với Trí tuệ siêu việt , vì Trí tuệ lúc đó (đã) làm được những điều như nói trong Trí Bát nhã, siêu việt lên , vượt qua tất cả các điều gây quái ngại, lo âu, bất minh v.v.


Có những người Pháp, kể cả những người soạn tự điển Phạn-Pháp, định nghĩa Prajnaparamita là Sagess Parfaite thì chính là cũng không hiểu (hay quên ?)  văn phạm Phạn ngữ, Và cũng lẩm lỗi như cách hiểu VN về một Trí tuệ siêu việt , the Perfect Wisdom. Dịch cách này chính là vì quan điểm, quan niệm, ý tưởng tôn trọng, tôn kính Phật pháp, vì Giá trị của kinh. Anh Đức cũng giống anh Pháp : vollkommene Weisheit (Perfect Wisdom), nhưng có mấy chàng Đức học giả thì dịch giống Ed Conze :  der Vollkommenheit der Weisheit (the perfection of wisdom).

Do vậy, nếu nhìn từ góc độ : dịch tên một quyển kinh, hay sách nên dịch như thế nào, thì ta thấy ít nhất có 3 yếu tố quan trọng:

1.    Ý nghĩa, hay ý nghĩa cốt yếu cần được truyền tải trong nội dung kinh hay sách
2.    Ý nghĩa, hay  ý nghĩa cốt yếu có thể được chuyên chở, thuyên thích, giải nghĩa tối đa bằng cách sử dụng chữ, chữ nghĩa như thế nào
3.    Tính cách phổ cập của chữ dùng trong một khối người mà ta có ý nhắm tới.

Chưa kể tới một chuỳện quan trọng khác là : mục đích người dịch kinh sách là gì : để nhằm truyền bá sâu rộng vào đại chúng như với nhà truyền đạo; hoặc để làm tỏ tường ý nghĩa kinh điển , sách vở như thường thấy với các học giả. Hoặc là một ‘cộng hưởng’ của cả 2 yếu tố.

Và như đối với Tâm Kinh Bát Nhã, ta thấy các học giả  đều thường dịch giống như học giả Edward Conze đã dịch : “The Perfection of Wisdom”, not “The Perfect Wisdom” như có thể thấy trong 5 thứ tiếng sau, chẳng hạn


   * Đức : Der Vollkommenheit der Weisheit
   *Pháp :  La perfection de la sagesse
   * Ý:   La perfezione della saggezza 
   * TBNha/Mễ :  La Perfección de la Sabiduría
    * Thụy điển  Perfektionen av Visdom

Trong khi đó, hầu như tất cả các sách phiên dịch, giảng giải, luận bàn v.v. của tiếng Việt đều viết là : Trí Tuệ Siêu Vìệt ( hay Trí Tuệ, Tuệ Giác Vượt Bờ, Qua Bờ) cho cụm từ Prajnaparamita. Và cũng thế , trong một chừng mực đối với sách Tàu, khi họ dịch là “Đáo bỉ ngạn đích Trí tuệ” hay ‘Huệ đáo bỉ ngạn’.

Đó là một sự nhầm lẫn. Và đảo ngược sự hiểu cách sắp xếp chữ trong văn phạm của tiếng Phạn. Nhưng vô tình-- theo cú pháp tiếng Việt : chữ bổ nghĩa, làm rõ nghĩa cho tiếng chính (danh từ chính) đi sau tiếng chính-- nó lại trở thành “tương đương” một cách dễ dãi và chấp nhận được với những điều kiện.

Nhưng có một vị (Baodo) viết trên Wikipedia cũng đã dịch đúng và  sát nghĩa “prajnaparamita” là “Sự toàn hảo của Trí tuệ” – như học giả các nước khác.

CH
5/2018



Tuesday, May 29, 2018

Some more on The Prajnaparamita Hrdaya Sutra


What did Edward Conze say about the Prajnaparamita (*) Hrdaya Sutra in Text, Sources, and Bibliography of the Prajnaparamita-hrdaya (TSBP) , and The Perfection of Wisdom (Wheel Series, 1)(PW)

Ed Conze đã nói gì về Tâm Kinh Bát Nhã trong Văn bản, Xuất xứ, Thư tịch của TK Bát Nhã (Text, Sources, and Bibliography of the Prajnaparamita-hrdaya) và (Sự ) Siêu Việt của Trí Tuệ (The Perfection of Wisdom (Wheel Series, 1) ) **

Here are his words:

THE Prajnàparamità-hrdaya sùtra is a religious document of the first importance. It carried Hiuen-tsiang through the Gobi desert, (1) was reproduced, in writing, on stones, in recitation throughout Asia from Kabul to Nara, (2) and formed one of the main inspirations of the Zen school, occupying in Buddhist mysticism about the same place the " Mystical Theology " (3) of Pseudo-Dionysius Areopagita occupied in Christian. Unlike other very short Prajnaparamita-sutras, the Hrdaya is of great philosophical interest. The Svalpaksara, and other abbreviations, (4) were designed to bring the benefits of Prajnaparamita within the reach of those unable either to study or understand it.5 The Hrdaya alone can be said to have gone really to the heart of the doctrine. The historical analysis of its sources can contribute to the understanding of this sùtra, by restoring its component parts to their context in the larger Prajnaparamità sutras.


1 Hwui Li, The Life of Hiuen-tsiang, trsl. Beat, 1914, pp. 21-2
2 Cf. e.g. M. W. de Visser, Ancient Buddhism in Japan, 1928, 1935.
Mystical Theology, iii, eh. 4 and 5, in particular, afford a striking parallel to Section IV of the Hrdaya.
4 This also applies to the Cambr. MS. Add 1554, which is called a prajnaparamitahfdaya-dharani, but which consists chiefly of invocations, and is not the text discussed here.
6 MS. As. Soc. Bengal, 107578, leaf 2: desayatu bhagavan prajnaparamitam
svalpaksaram maha-punyam yasyah sravana-matrena sarva-sattvah sarva-
karma-varanani ksapayisyanti, etc.


JRAS. APRIL 1948.

I
The text of the Hrdaya even in extenso is short. The editions of Max Mutter, D. T. Suzuki, and Shaku Hannya obscure the progress of the argument, and the manuscripts and the Chinese translations throw light on the history and meaning of this siitra. The Hrdaya, as is well known, is transmitted in a longer form (about twenty-five slokas), and a shorter form (about fourteen slokas). The introduction and end of the longer form are.left unnumbered, while, to facilitate reference, I have introduced numbered subdivisions in the short version of the sutra. I have also marked off those parts of the sutra which can be traced in the larger Prajndparamità sùtras. The notation of the MSS., etc., is explained below (p. 49).


1Om namo bhagavatyai aryaprajnaparamitayai. (a)
Evam maya srutam. ekasmin samaye Bhagavan Rajagrhe viharati
sma Grdhrakuta-parvate, mahata bhiksu-samghena sardham
mahata ca bodhisattva-samghena (b). tena khalu punah (c) samayena
Bhagavand (d) gambhiravabhasam nama dharmaparyayam bhasitvad
samadhim samapannah. tena (e) ca (f) samayena 6 Aryavalokitesvaro
bodhisattvo mahasattvo gambhirayam prajnaparamitayam (g)
caryam caramana(h) evam vyavalokayati sma : (i) panca skandhas
tamsca svabhava-sunyan vyavalokayati*. atha(k)-ayusmanc-
Chariputro buddha-anubhavena Aryavalokitesvaram bodhisattvam
mahasattvam(l) etad avocat: (m)yah kascit kulaputro va kuladuhitava (m)
asyam(n) gambhirayam prajnaparamitayain caryam
(o) cartukamas
tena (p) katham siksitavyam (q) ? ( r) evam ukta-Aryavalokitesvaro
bodhisattvo mahasattvo ayusmantam Sariputram etad avocat. yah
kascid Chariputra(s) kulaputro va kuladuhita va asyam(t) gambhirayam
prajnaparamitayam caryam (u) cartukamas tenaivam vyavalokitavyam(v).
The short text condenses this into :—
2 Aryavalokitesvaro 3 bodhisattvo 4 gambhiram prajnaparamita-caryam 5 caramano 6 vyavalokayati sma.
                            I. 
7 panca skandhas 8 tamsca svabhava-sunyan pasyati sma.
                           II. 
9 iha Sariputra 10rupam sunyata sunyataiva rupam

11 rupan na prthak sunyata 12sunyataya na prthag rupam

13yad rupam sa sunyata 14ya sunyata tad rupam.

15 evam eva 16 vedana-samjna-samskara-vijnanam.
                            III. 
17 iha Sariputra 18sarva-dharmah sunyata-laksana
19anutpanna aniruddha 20amala avimala, 21anuna aparipurnah.
                             IV. 
22 tasmac-Chariputra 23 sunyatayam 24 na
rupam na vedana na samjna na samskarah na vijnanam

25 na caksuh-srotra-ghrana-jihva-kayamanamsi
26na rupa-sabda-gandha-rasa-sprastavya dharmah

27na caksur-dhatur 28yavan na 29manovijnana-dhatuh

30na vidya na-avidya 31na vidyaksayo na-avidyaksayo

32yavan na 33jaramaranam na jara-marana-ksayo

34na duhkhasamudaya- nirodha-marga 36na jnanam 36na
praptir na-apraptih.
                           V. 
37tasmac-Chariputra 38apraptitvat bodhisattvasya
39prajnaparamitam airitya 40viharaty acittavaranah.

41cittavaraina-nastitvad 42atrastro 43 viparyasa-atikranto 44nistha-nirvanah.
                            VI.
45 tryadhva-vyavasthitah. 46sarva-buddhah
47 prajnaparamitam asritya-48anuttaram samyak- sambodhim
49abhisambuddhah.
                             VII. 
50 tasmaj jnatavyam. 51 Prajnaparamita 52 maha-mantro

53maha-vidya-mantro 54'nuttaramantro’
55 samasama-mantrah 56 sarva-duhkhaprasamanah
57 satyam amithyatvat. 58Prajnaparamitayam ukto mantrah.

59tadyatha :

60 Om gate gate paragate parasamgate bodhi svaha.
----

a) So Nb Nc Ne Ni Ce Ti. — Cd : @6ri-arya — Nh : arya6ri@ — Na omits
bhagavatyai — Nd: Bhagavate aiya^ri@ — Ja om namah sarva-jfiayah.
b) 6 Ca Ce ganena. c) so Na Nb Nc Nd Ne Ca Cd.
d-d) so Na Nb Ca Cd Ce. — Nc : gambhirayam prajnaparamitayam avabhasam
nama dharma-paryayah — Ne : gambhirayam pravara-bha§an-nama @@ —
Jb: gambhiravasambodhaih nama.
e-e) tasmin samaye Nd Ne.
f) so Jb Ce. — Na Nb Ne khalu punah — Cd punah.
g) Ca Cd Ce : gambhiravabhasam nama dharmaparyayam. Ce om. gambh"
to evam. h) Na Nb Nc Nd Ne om.
i-i) so Jb. — om. Ca Cd — Na Nb : paiica skandhan svabhava-sunyan vyavalokayati
sma. — Nc : paiica skandha svabhava-sunya vyavalokitavya.
• Ca Cd Ce atha khalv. ' om. J b ; Na 1
"-"• Nc Ne 1: ye kecit kulaputra va kuladuhita va.
n) so Na Nb Nc Ca Cd. • @ taya cartu@ Ca Cd.
p) so Na Nb Nc Ca Cd — Nd Ne : cartukamena.
p) Nd Ne: vyavalokitavyam.
r-r) Nd Ne : Avalokitesvara-aha. ' Ne om.
t) so NbNcCaCd. « Ne Ca Cd om.
v) Ca Cd Ce: siksitavyam yaduta — Nd repeats after vyavalokitavyam :
evam ukta to: vyavalokitavyam.
2) Atha-Arya-Cg. . 6 Cb: vyavalokayate.


[TSBP]

...

JRAS. APRIL 1948.

------------

". . .Finally one could also treat them as spiritual documents where (they) are still capable of releasing spiritual insights among people separated from their original authors by two thousand years and vast disparities in intellectual and material culture. There is, however, a certain absurdity about interpreting spiritual matters in the abstract and in general terms, since everything depends on concrete conditions and the actual persons and their circumstances. Some will regard this literature as rather strange and alien, and may long for something more homespun. They will, I hope, allow me to retort with a remark that so endeared me to my students at Berkeley. Asked what Buddhism should do to become more acceptable to Americans, I used to enumerate with a smile a few concessions one might perhaps make respectively to the feminist, democratic, hedonistic, primitivistic and anti-intellectual tendencies of American society. Though in the end I invariably recovered my nerve and reminded my listeners that it is not so much a matter of Dharma adjusting itself to become adaptable to Americans, but of Americans changing and transforming themselves sufficiently to become acceptable to the Lord Buddha." --Edward Conze, translator, preface.[PW]

Notes :

* Cụm chữ Prajnaparamita trong Prajnaparamita Hrdaya Sutra , có nghĩa là (Sự) Vượt bờ của Trí Tuệ, nếu muốn sát nghĩa, nhưng cũng không hẳn là cách dịch từng chữ một (mot à mot, or word for word ). Dịch hay hơn là Siêu Việt của Trí Tuệ. Và dịch chính xác “Prajnaparamita Hrdaya Sutra” thì phải là : Tâm Kinh vể Sự Siêu Việt của Trí Tuệ.
- Edward Conze, và hầu hết các tác giả sau này đã theo Conze, đã dịch theo đúng văn phạm tiếng Phạn là “The Perfection of Wisdom” , tức Sự Toàn Bích, hay Sự Hoàn Hảo , Sự Tuyệt Diệu của Trí Tuệ, do cách thành lập danh từ kép này với Prajna( Trí tuệ) đi trước , và paramità ( cái qua bờ bên kia; cái vượt bờ, siêu việt ), với nghĩa “cái siêu việt” được chú thích là cần được hiểu theo nghĩa vượt lên trên, siêu việt theo nghĩa triết học.

- Trong khi đó hầu như tất cả các sách phiên dịch, giảng giải, luận bàn v.v. của tiếng Việt đều viết là : Trí Tuệ Siêu Vìệt ( hay Trí Tuệ, Tuệ Giác Vượt Bờ, Qua Bờ) cho cụm từ Prajnaparamita.Và cũng thế , trong một chừng mực đối với sách Tàu khi họ dịch là “Đáo bỉ ngạn đích Trí tuệ” hay, ‘Huệ đáo bỉ ngạn’
 Đó là một sự nhầm lẫn. Và đảo ngược sự hiểu cách sắp xếp chữ trong văn phạm của tiếng Phạn. Nhưng vô tình-- theo cú pháp tiếng Việt : chữ bổ nghĩa, làm rõ nghĩa cho tiếng chính (danh từ chính) đi sau tiếng chính-- nó lại trở thành “đúng” 1 cách dễ dãi và chấp nhận được với những điều kiện, ví dụ như Prajnaparamita Hrdaya Sutra, thì được dịch là Tâm Kinh Tuệ Giác Qua Bờ. Có người lại còn dịch , theo 1 kiểu ‘văn chương’, nhưng sai là : Kinh Ruột Tuệ Giác Siêu Việt. Pháp sư, hành giả, học giả xưa hiểu ‘connotation’ ( nghĩa ngụ :những điều thêm vào nghĩa chữ , cho nó rõ hơn hay có ngụ ý gì), ‘implication’ (ngụ ý), ‘metaphor’( ẩn dụ) và ‘symbol’ (biểu tượng) nên đã không dùng chữ ‘ruột’, mà dùng chữ ‘tâm’, để nói kinh này như “trái tim" Bồ tát, như trái tim , hay cốt tủy của Tri kiến giải thoát. Nếu không, Kinh đã được viết là Prajnaparamita Antra Sutra !

- Các học giả người Đức, Pháp, Ý hay Mễ cũng đều dịch "Prajnaparamita" thành Sự siêu việt của Trí tuệ , như Conze đã dịch là "The Perfection of Wisdom" , chứ không dịch là "The Perfect Wisdom" ( Trí tuệ Siêu việt)

   * Đức : Der Vollkommenheit der Weisheit

   *Pháp :  La perfection de la sagesse
   * Ý:   La perfezione della saggezza 
   * Mễ :  La Perfección de la Sabiduría


CH

----

REF



Saturday, May 26, 2018

Học thêm chữ Hán qua Tâm Kinh Bát Nhã



                            *

Đọc kỹ TKBN, tôi thấy học được các điều hay :

a)    Truy tìm (lại) các ý nghĩa của một ít chữ như : “thị”, “cố”, “thuyết”, “chú” để hiểu thật đích xác, và từ đó khám phá lại cách hiểu Tâm kinh này hồi xưa, và “ra” những thứ hiểu thêm bây giờ. Ví dụ như hai chữ “thị cố”

b)   Ý nghĩa và nội dung của Tâm Kinh được sáng tỏ hơn về mặt ngôn ngữ và ngữ nghĩa

c)    Các vị thầy xưa như các ngài CM La Thập, Chân Đế, Huyền Trang, Thật Xoa Nan Đà v.v. đã rất cẩn thận, cẩn trọng trong việc dịch kinh, nhất là một Kinh rất đặc biệt cô đọng, hàm chứa tinh hoa của Tri kiến Giải thoát trong sự cô đặc của hơn 250 chữ

d)   Các thầy đã tìm chữ thật chính xác, mà vẫn mang tính phổ quát vừa đủ để dịch kinh, nhất là TKBN.

Chúng ta hãy thử tìm hiểu , truy vấn xem các thầy đã dịch 1 đoạn rất ngắn trong TKBN khi đối chiếu với bản tiếng Phạn do học giả chữ Sanskrit và Phật học Edward Conze dịch xem sao.

Tasmac Chariputra apraptitvad bodhisattvasya prajnaparamitam asritya viharaty acittavaranah. Cittavarana-nastitvad atrastro viparyasa-atikranto nishtha-nirvana-praptah. (1)

Therefore, O Sariputra, it is because of his non-attainmentness that a Bodhisattva, through having relied on the Perfection of Wisdom, dwells without thought-coverings. In the absence of thought-coverings he has not been made to tremble, he has overcome what can upset, and in the end he attains to Nirvana

Qua câu cuối :

Cittavarana-nastitvad atrastro viparyasa-atikranto nishtha-nirvana-praptah.

Trong tiếng Hán ,và Hán-Việt , qua bản dịch của Huyền Trang và các vị khác là :

Cố tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố vô hữu khủng bốviễn ly điên đảo mộng tưởngcứu cánh niết bàn

In the absence of thought-coverings he has not been made to tremble, he has overcome what can upset, and in the end he attains to Nirvana

Conze dịch chữ “cittavarana” là thought-coverings [ (trong tâm có) các ý, các niệm bị che khuất; trong khi đó các pháp sư CMLT, HT, Pháp Nguyệt, Thi Hộ v.v. đều dịch là “tâm quái ngại”, để từ đó có dạng phủ định là tâm vô quái ngại. Ta biết Edward Conze là một học giả rất am tường chữ Phạn, và Phật học. Các dịch phẩm của ông được coi là rất chuẩn xác khi chuyển sang Anh ngữ , và được học giới, giới nghiên cứu tin tưởng sâu rộng. Nhưng ở đây ta có thể thấy các pháp sư khi dịch câu văn trên đã chính xác hơn khi dùng chữ Tâm để dịch chữ “citta”, không như Conze dịch là Ý, hay tâm ý, ý niệm, ( = thought). Chữ Tâm trong nhà Phật và , nói riêng trong các kinh Bát Nhã mang ý nghĩa rộng hơn chữ Ý nhiều, vừa ở nội dung , vừa ở ý nghĩa. Phân tích sâu một chút , ta thấy :
  
   Về Ý : (Thought)

1)   một ý nghĩ, các ý nghĩ, đi qua đầu, nổi lên rồi biến mất
2)   một niệm ( =ý niệm) một ý nghĩ, ý tưởng nào đó có thời gian trong óc kéo dài lâu hơn vì nó có liên quan tới những gì làm ta quan tâm, xem xét, lo nghĩ, lo âu hay phải chú tâm hơn
3)   Tất cả các ý và niệm (ý và niệm có nhiều lúc cũng đắp đổi, chia chung đặc tính như nhau, và có thể dùng thay thế nhau) liên tục , luân chuyển, thay thế nhau vận hành trong óc ta
  
   Về Tâm: ( Mind= a very poor , limited translation for Tâm)

1)   Chữ tâm trong nhà Phật được dùng rất rộng rãi, để chỉ tất cả những gì trong Tâm thức chúng ta, bao gồm tâm vương ( 8 thức chính yếu), và tâm sở (51 món)
2)   Các tâm sở
3)   Các tâm hành (volitional acts)  , nhất là các tâm có lien quan đến chuyện muốn, không muốn, mang tính cách chọn lựa, quyết định, ưa thích hay không

Như vậy rõ là các ngài hiểu hơn “cái muốn nói tới, chỉ tới, chỉ định” trong nghĩa lý và ý nghĩa kinh. Nhưng cũng cần phải hiểu khó khăn khi dịch sang Anh ngữ chữ “cittavarana” ([ những cái, điều gây chướng ngại, ngăn trở cho tâm ( trong việc thâm nhập tinh yếu Tâm Kinh] của E. Conze vì không có chữ tương đương trong ý nghĩa/ nghĩa lý tốt cho chữ tâm. Chữ thường được coi là có những gần gũi, tương đương trong  Anh ngữ  là "mind”, nhưng chữ mind này trong nghĩa của nó , không được rộng bằng chữ citta trong chữ Phạn, cũng như chữ tâm trong Hán ngữ. Chữ mind trong tiếng Anh, hầu như chỉ để dành chỉ những hiện tượng trong tâm lý như feeling (cảm nhận), perceiving (tiếp thu, tri nhận), thinking ( nghĩ tưởng), willing ( muốn làm), reasoning ( suy nghĩ, suy tư, lý luận) , tức những hoạt động tinh thần liên quan đến cái trí của tâm (mental entities) , như trong “tâm trí”, không có những gì lien quan đến thân như trong các tâm sở có liên quan tới thân như : xúc, thọ, dục, trạo cử, hôn trầm, tham, tàm, não v.v. Vì thế , nếu dịch và dùng chữ “mind” và dịch là mind-coverings. Sai lầm, vì như thế độ bao quát của nó lại trở nên quá lớn, trong khi đó những cái có thể gây quái ngại thì trong tầm nhỏ hơn nhiều. Nhưng nếu lại xét kỹ lại thì cũng thấy chữ "thought-coverings" mà Ed. Conze dịch, trong một chừng mực, giới hạn (in a limited domain for the meaning of "cittavarana" to apply) cũng là chữ dịch rất khéo léo, đủ khả tín.

Đìều thứ hai:
Các pháp sư dịch giả CMLT, HT v.v. dịch “acittavarana” thành “tâm vô
quái ngại”. Conze dịch là “( the mind [ or one] dwells) without thought-coverings” Note : added note for clarification . Ở đây Conze dịch có chữ che dấu, che đậy là xác đáng, vì từ “varana” có nghĩa là ngăn trở, che đậy Nhưng nếu dịch là (one dwells) without mental hindrances thì chính xác hơn{vì “varana” , trước nhất có nghĩa là cái gì đó cản trở, ngăn cản, đẩy ra chỗ khác, chống lại, phản kháng, rồi sau xa mới là che đậy}. Như thế thì giống, và sát nghĩa hơn với các vị pháp sư trong khi dịch sang tiếng Hán là “tâm vô quái ngại”. Đìều này chứng tỏ các thầy đã cố gắng chọn chữ thật “chính xác”, đúng hay gần nhất với ý nghĩa, nội dung của chữ viết để diễn tả ý nghĩa kinh. Trong trường hợp này, coi bộ, các thầy đã hiểu rành rọt hơn Ed. Conze.

Đìều thứ ba:
Conze dịch sát nghĩa hơn các thầy trong “atrastro”, nghĩa là “không run sợ, run rẩy” [ cf: not been made to tremble]; các thầy dịch văn hoa hơn thành : “vô hữu khủng bố” ( does not have fear)

Đìèu thứ tư :

Một lần nữa Conze dịch sát nghĩa hơn các thầy trong “viparyasa-atikranto”[he has overcome what can upset] với “viparyasa” nghĩa là cái có thể làm đảo lộn, làm đảo ngược, làm sụp đổ, trong khi các thầy dịch là “viễn ly điên đảo mộng tưởng” thì đích thực văn hoa hơn, vì “viparyasa” cũng có nghĩa là một thứ gì ảo giả, giả lừa, làm mê lầm [ delusion, mistake].


Điều tôi nhận xét, thấy ra  được từ các thầy đã rất cố gắng để tìm chữ cho thật “chính xác” hay với nội dung rất tương đương, tương đương, hay rất gần gũi ở mức có thể được để dịch kinh sách, nhất là Tâm Kinh Bát Nhã như trong hai trường hợp :

1)   “tâm vô quái ngại” : các thầy đã có thể dùng các chữ vô trở ngại, vô chướng ngại, vô phương ngại. Nhưng khi tra tự điển Tàu, ta có thể thấy chữ quái ngại đắt hơn, có sự tương đương nhiều hơn trong sự định tính, hay nói lên được nhiều hơn về “cái chứa trong”, tính cách của sự việc

2)   “viễn ly điên đảo mộng tưởng” : Ở đây, căn cứ trên tiếng Phạn, “chính xác" hơn và cũng văn hoa là : vượt qua điên đảo ảo giả, đảo lừa, nhưng các thầy đã dịch rất văn hoa là “viễn ly điên đảo mộng tưởng”, ít chính xác hơn một chút, nhưng khoảng trời gợi nên cho những cái có thể dẫn đến những sai lầm , mộng ảo có độ bao quát lớn hơn (nhiều).

Hai cụm từ mà tôi học được từ chữ dịch của các thầy và rất khoái
là” vô quái ngai” và “viễn ly điên đảo mộng tưởng

   * Như đã nói trên, chữ gần nhất với cách dịch ‘quái ngại’ là ‘ chướng ngại’, nhưng chướng ngại nghiêng nhiều về tính cách chỉ cho sự vật, sự kiện cụ  thể  ( an ontical meaning), trong khi đó chữ quái ngại nghiêng về chỉ cho sự, kiện trừu tượng, mang ít nhiều tính triết lý ("ontological", philosophical meaning). Thêm nữa, ý nghĩa triết lý trong đó , còn được bổ sung thêm bằng chữ (詿);Chữ ‘quái” (詿) này mang nghĩa làm cho tâm ta, trí ta một lúc nào đó trải qua những giây phút có khả năng làm cho lầm lẫn, lẫn lộn, mê lầm, nghi hoặc , không biết làm, nghĩ như thế nào cho đúng { tự điển của Thiều Chửu nói tới hai chữ quái này, và nói chúng thông dụng như nhau, [và có thể đổi cho nhau ?]} Thêm nữa âm quái còn dẫn tới chữ quái () chỉ cho sự kỳ dị, lạ thường, càng làm cho cách sử dụng chữ có âm như thế để ‘vẽ ra’ các tình cảnh, trường hợp khiến ta ‘bất quyết’, nghi hoặc, không biết ‘hành sử’ thế nào— vì điều tiết lộ trong Tâm Kinh bát ngát quá, khó hiểu quá, kỳ dị quá, vi diệu quá— làm sao không dễ gây nghi hoặc, bất quyết, không biết TIN như thế nào đây. 

Đó nói lên cái ‘đắt’ của việc chọn chữ nghĩa, hay chỗ đắc địa của việc dùng chữ.

   * Cũng vậy, mà còn văn hoa, tài tình, mà gần gũi, mang tính phổ quát rộng hơn [ M. Heidegger đã chẳng lưu ý chúng ta về "bề dầy văn hóa" củ những tiếng thường dùng sao ] khi sử dụng chữ “viễn ly điên đảo mộng tưởng” . Chỗ này gọi là sử dụng phương tiện thiện xảo tài tình là rất đúng. Đã từ lâu lắm rồi tôi ‘mê’ sáu chữ này, từ khi mới đọc TKBN lần đầu khi 20 tuổi, rồi thường xuyên trì tụng. Nay đọc lại, tra vấn kỹ càng, tìm hiểu sâu hơn ý nghĩa kinh và chuyện phiên dịch, càng thấy khoái hơn.


Với “viparyasa-atikranto”, như đã nói, có thể dịch ‘chính xác và văn hoa là : vượt qua, bay qua ( siêu việt) hay rời xa  đìên đảo ảo giả, nhưng với ‘viễn ly điên đảo mộng tưởng” thì việc dịch đã đạt đến lô hỏa thuần thanh cho việc chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác. Có bao nhiêu mộng tưởng điên đảo trong đời, trong việc tìm hiểu, thực tập đạo lý , trong việc thực hành, thiền quán, trầm tư về giáo lý, giáo nghĩa sâu xa để thâm nhập Tánh Không và Trí Bát Nhã. Không nói ra, nhưng chắc chúng ta đều hiểu con đường đi rất nhiều khó khăn, trở ngãi, nghi ngại v.v. Chữ “mộng tưởng” là chữ cực hay để diễn đạt ý này, giáo nghĩa , luận lý chứa trong Triết lý của Bát Nhã.


Notes:

   1. Tôi đã so sánh bản Phạn mà ông Edward Conze đã dùng cùng vài ba bản khác. Có thể nói chúng giống nhau đến 98%

   2. Citta=Tâm, trong chữ Phạn có rất nhiều nghĩa, chưa nói tới việc , trong Phật giáo chữ này còn được nhân lên gấp nhiều lần.

   3. Chữ "viễn ly" mà các thầy dịch từ "kranta", sau khi kiểm điểm, suy nghĩ lại kỹ là một chữ dịch xuất sắc. Kranta trong tiếng Phạn có nghĩa là vượt qua, là qua bên kia, y như trong thần chú ở cuối bài : Gate, gate, paragate...Phải thông thạo, hiểu rất rõ tiếng Hán , các dịch giả pháp sư mới có thể dùng một chữ rất bình thường, gần gũi trong tiếng Tàu như "viễn  ly" mới có thể dịch diễn xuất sắc như trên để lột tả ý nghĩa này. Như chính Đức Thích Ca đã dặn đệ tử : Các ông hãy dùng thứ ngôn ngữ bình thường, ngôn ngữ của địa phương nào mà người ta hiểu được để giảng dạy giáo pháp, không cần phải dùng tiếng Phạn hàn lâm, kinh điển.



CH



Phật đản 2562 (2018)

---


REF