Friday, May 11, 2018

Bồ tát Mã Minh ( Asvaghosa Bodhisattva)













Bồ tát Mã Minh là vị sư người
Bắc Ấn (c.80-150TL) , luận sư,
nhà thuyết pháp biện tài vô ngại, nhà thơ Phật giáo tài năng.
Ngài là người đầu tiên dấy lên niềm tin vào Phật giáo Đại thừa
thuở ấy, vốn là thời kỳ mà học giả Mộc thôn Thái hiền (Kimura Taiken) nhận xét là :
“Đương thời ấy, hai thi phẩm tuyệt tác Ramayana và Mahabharata
đã được hoàn thành, Số Luận, Thắng Luận và nhiều triết thuyết khác
cũng đã được thành lập, mà Tân Bà La Môngiáo lấy Tùy nữu noa
và Tháp bà làm trung tâm cũng đã dần dần đến thời kỳ hưng thịnh.
Thêm vào đó ở miền bắc, văn hóa Hy Lạp, Ba Tư cũng đã xâm nhập
Ấn Độ. Đó là một thời đại có ảnh hưởng
về mọi mặt.”


Đó là thời kỳ các học phái, triết thuyết khác cũng đang nở rộ ở Ấn độ. . Để khai thị ngắn gọn về Giáo lý Đại thừa và để Phật từ thời đó hiểu và khởi được niềm tin về Phật pháp qua lăng kính, giáo lý Đại thừa — với những điều khác với giáo lý của Nguyên thủy Phật giáo ( Hinayana), thí dụ , quan trọng nhất là quan niệm về Bồ tát (Bodhisattva= the Compassionate Enlightened Being) , quan niệm về Phật đà ( ý nghĩa và sự hiện diện/hoạt hiện của Phật trong không-thời gian)— ngài viết Đại thừa Khởi tín luận [大乘起信論;  S. Mahāyāna Śraddhotpāda Śāstra= The Awakening of Faith: The Classic Exposition of Mahayana Buddhism(D.T. Suzuki)]. Ngài là vị tôn giả có công lớn trong việc truyền bá giáo thuyết Đại thừa, vốn có nhiều giáo lý, “triết lý”, pháp tướng, pháp tánh phát triển và “minh triết” sâu xa hơn Ph/giáo Nguyên thủy, đặc biệt là về Tánh Không (Sunyata= Voidness), và hệ thống "tư tưởng" Bát Nhã.

Asvaghosa bodhisattva was an Indian illustrious monk, excellent master preacher with exceptional expounding gift, a talented Buddhist poet, who lived some time in the 1st century CE. He wrote many books, with themes on Anatma (the “doctrine” of No-Self= Vô ngã), Bhùta-tathatà (Chân Như), Samsàra (Sinh Diệt) etc., and was responsible for starting and spreading the belief, the solid grounds in the teaching of Mahayana buddhism, which contains many “advanced”, more profound meditative-contemplative subjects and thoughts than the older Hinayana buddhism, especially The Grand Being-Nonbeing Refusal Thought on Sunya = Sunyata (Voidnesss) through the meditative-contemplative process, the Prajnaparamita system of thought
From : Ven. Thich Nhật Từ (in Vietnamese) :
Before becoming a Buddhist monk, Asvaghosa had been a very well-known expounder of the idea of an “Unchanged Self”,. After he met Master Punyayasas ( 11th Zen Patriarch from India in the hagiography of Chan lineage made up by the Chinese), who gave him a lesson on No-self, Asvaghosa then converted to Buddhism. Before converting to Buddhism, Asvogosha, with his exceptional gift of debating and analyzing, had been able to defeat many Brahman gurus. Having heard of Punyayasas as a profound sramana of the Sakyamuni order, he had come to wage of war of discourse with the master. He had told Punyayasas :

-    Sramana, within all the discourses of this world, I can debate on all of them, and refute most of them. If you can win over me, I will cut my tongue

Punyayasas ‘d replied :
-     All that Buddha taught do not lie out of two principal Truths: the Self ( on ontological basis- my added note) can carry two truths/meanings : the Relative , or Conventional truth and the Absolute truth. Looking at the Relative ( normal human realism view- my annotation) truth, there can be said of something called “the Self”; but in the Absolute truth, it contains nothing [ in it there “is” only void, emptiness- my note]. According to this (meditative) analysis, how can a Self be formed, and how can anything have anything which can be called the self of it ? { meaning: everything is composed of different elements, factors, features, ingredients, characteristics etc., and they keep changing, so how could anything be said of having any independent entity/element to establish as its self ?-my explanation } Contemplate hard and very, very thoroughly on that, to compare to see if your doctrine, or Buddha’s doctrine is more convincing.

After long, exhausting examination, Asvaghosa agreed. He could
observe  and see that the doctrine of No-self as very true; he then converted to Buddhism.
CH
----
TIỂU SỬ NGÀI MÃ MINH
Phần lớn các học giả Phật giáo phương Tây biết đến ngài Mã Minhqua trường ca “Phật Sở Hành Tán” (佛所行讚, S. Buddha-carita-kāvya), thi phẩm nổi tiếng về cuộc đời đức Phật, được viết bằng thơ Sanskrit. Với thiên tài thi ca (poetical genius) Sanskrit vô tiền khoáng hậu,[1] ngài Mã Minh đã góp phần đưa văn họcSanskrit Phật giáo đến đỉnh cao văn chương và triết lý. Ngài Mã Minh không chỉ là một nhà thơ lớn mà còn là nhà đại diễn giả đầu tiên về giáo nghĩa và triết lý Đại thừa, thuộc vào hạng các nhà tư tưởng tiên phong sâu sắc, có nhiều đóng góp cho lịch sử phát triển tư tưởng Phật giáo. Ngài còn là một nhà biện tại vô ngại, một tác gia lớn và một nhạc sĩ.
Theo các luận sư Trung Quốc, quê quán của ngài Mã Minh ở nước Ba-la-nại thuộc Trung Ấn. Cha ngài là Lư-già (廬伽), mẹ ngài là Cù-na (瞿那), sống vào khoảng thế kỷ thứ sáu sau đức Phật niết-bàn vô dư.
Bản Sớ giải của Khởi Tín Luận giải thích về nguyên do ngài Mã Minh đã được dân gian gọi bằng biệt hiệu này. Sở dĩ ngài được gọi là “Mã Minh” (馬鳴) với nghĩa đen “ngựa cất tiếng hí,” là vì, theo truyền thuyết có ba lý do sau đây:
a) sự ra đời của ngài đã làm cho loài ngựa (mã) cảm động, hí (minh) hoài không dứt,
b) khả năng khảy điệu nhạc Rāstavara rất tài tình nhằm để tuyên dương pháp âm của ngài đã làm cho loài ngựa (mã) nghe được đều cảm kích hí vang (minh).
c) Có lần quốc vương nước Nhục Chi (月氏) muốn kiểm chứng hai điều nêu trên liền ra lệnh bỏ đói đàn ngựa đến 6 ngày liền. Khi ngài Mã Minh lên toà thuyết pháp, vua mới cho phép cung cấp cỏ cho đàn ngựa ăn. Thật ngạc nhiên, đàn ngựa say mê nghe pháp thoại, không thèm ăn cỏ, và do cảm động quá, chúng đã hí lên nhiều tiếng thán phục.[2]
Sở dĩ học giả phương Tây ít biết đến ngài Mã Minh là vì các tài liệu liên quan đến cuộc đời và đóng góp của ngài được viết bằng tiếng Sanskrit, trong khi đó, các tài liệu viết bằng chữ Hán và Tây Tạng lại chứa quá nhiều huyền thoại, đã làm cho một số học giả, chẳng hạn như giáo sư Kern cho rằng ngài Mã Minhkhông phải là một nhân vật lịch sử, mà chỉ là một nhân cách hoá của thần Kāla, một hình thái khác của thần Śiva.[3]
Trước khi xuất gia, ngài Mã Minh nổi tiếng chủ trương “ngã thể bất biến.” Khi được nghe tôn giả Phú-na-xa (富那奢)[4] phân tích về triết lý vô ngã trong đạo Phật, ngài Mã Minh đã cảm kích mà xuất gia tu Phật. Cuộc đối thoại lịch sử đó diễn ra như thế này.
Nghe danh ngài Phú-na-xa, đạo lý uyên thâm, chứng đạo giải thoát, ngài Mã Minh đã đến chất vấn rằng:
- Thưa sa-môn, tất cả ngôn luận của thế gian, tôi đều có thể phi bác hết, giống như lưởi liềm cắt sạch cỏ. Nếu sa-môn thắng được tôi, tôi xin tự cắt lưởi.
Tôn giả Phú-na-xa nói rằng:
- Tất cả lời Phật dạy không ngoài hai chân lý. Đứng từ chân lý tương đối (thế tục đế), tạm gọi là ngã. Đứng từ chân lý tuyệt đối (đệ nhất nghĩa đế), tất cả đều rỗng không. Theo triết lý này, có cái gì trong đờinày có ngã thể đâu. Ông hãy suy nghĩ thật tường tận, xem học thuyết của Phật và của ông, ai hơn ai?
Ngài Mã Minh suy nghĩ:
- [Quả thật là đứng từ] chân lý tương đối [thì ngã] là giả lập. [Đứng từ] chân lý tuyệt đối, [thì ngã] là rỗng không. Cả hai chân lý này không có gì để nắm bắt được thì làm thế nào để đánh đổ được!
Suy nghĩ xong, ngài Mã Minh cảm thấy học thuyết vô ngã của Phật quá cao siêu, nên đã phát tâm xuất gia tu Phật.[5]
Nhờ sự giáo hoá của ngài Hiếp Tôn Giả (S. Pārśva, Hán phiên âm là Bà-lật-thấp-bà),[6] ngài Mã Minhngười Đông Ấn đã trở thành một trong “bốn mặt trời minh triết” có khả năng soi sáng thế gian.”[7] Ba vị còn lại là Đề-bà ở Đông Ấn, Long Thụ ở Tây Ấn và Đồng Thọ (tức Cưu-ma-la-thập?)[8] ở Bắc Ấn.
Tưởng cũng cần nói thêm về niên đại ra đời của ngài Mã Minh. Có nhiều thuyết khác nhau, chênh lệchđến 300 năm. Theo các tác phẩm thuộc Nhất Thiết Hữu Bộ, bồ-tát Mã Minh sinh ra trong một gia đìnhBà-la-môn ở miền Đông Ấn,[9] vào khoảng 300 năm sau khi đức Phật niết-bàn. Theo tổ Huệ Viễn (慧遠) trong tác phẩm sớ giải về Đại Trí Độ Luận (Mahā-prajñā-pāramitā-śāstra, ngài Mã Minh sinh năm 370 sau khi đức Phật niết-bàn.
Mã Minh được tác phẩm “Cuộc Đời ngài Thế Thân” (The Life of Vasubandhu)[10] giới thiệu như người cùng thời với ngài Kātyāyana, sống vào khoảng thế kỷ thứ năm sau khi Phật niết-bàn. Tác giả của bài tựa bản dịch đời Đường về Khởi Tín Luận ghi rằng Mã Minh ra đời vào khoảng 500 năm sau khi đức Phật niết-bàn.
(Thích Nhật Từ)

---
Ref

2 comments:

  1. https://en.wikipedia.org/wiki/A%C5%9Bvagho%E1%B9%A3a

    ReplyDelete
  2. https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3_Minh

    ReplyDelete