Monday, December 30, 2013

Cuối năm ghi sổ--một chút


Tại sao chúng ta rơi vào tình trạng nguy nan, suy kiệt thảm thương như ngày nay ?

Tôi nghĩ hoài để tìm hiểu tại sao đồng bào chúng ta đã 38 năm nay ở miền Nam, sau 30 tháng Tư , 1975 và 59 năm sau 20/7/1954 ở miền Bắc, mà vẫn phải cam chịu cái phận oan nghiệt của con sâu cái kiến, rên xiết đớn đau, oằn oại hai thế hệ rồi dưới cái chủ nghĩa kinh tởm đó. Và chợt nhận ra vài sự thực buồn đau vô hạn, đó là sở dĩ nó còn sống lâu như vậy là vì : vừa cố ý , vừa vô tình , vừa bị bịp bợm, vừa tự ý nghe theo (vì nhiều ng/nhân), vừa buông xuôi, và cả “bằng lòng” với nó v.v. , đại bộ phận dân tộc từ trí thức tới phó thuờng dân, đã giúp, đã giữ cho chế độ không bị sụp đổ. Nếu không chắc nó đã bị quật ngã từ lâu rồi, Nhưng nay với tình trạng oan khuất về đất đai ngày càng bi thảm thì chính nông dân rồi cũng sẽ "trắng mắt" ra, hi vọng sẽ có thay đổi như thế nào đó.  Các nguyên do chủ yếu g/thích cho sự  tình này tôi tìm thấy :  khi cha, chú họ theo"cụ Hồ " "mần kách mệnh", tin tưởng  tổ sư xài bạc giả này như một “cha già dân tộc", vào cái đầu chỉ khoán trắng tư duy vào cho Marx, Lenin, hoặc có khi, Mao ( G/D this;  how can people  be that stup..? Sorry, but I can not keep myself from feeling this way), thì con cháu vì tình cảm, vì liên hệ, vì kém suy nghĩ độc lập và đồng thời cũng vì địa vị , và quyền lợi v.v., rất rất nhiều đám gọi là trí thức, nửa- trí thức và nhiều kẻ khác trong mọi thành phần, cũng yên lặng hậu thuẫn hay "ngậm miệng" [ngậm miệng ăn tiền ( lại nhớ Ng Huy Thiệp và thành ngữ xưa) ] cho bọn côn quang cầm quyền hiện tại vùng vẫy đủ trò. Còn cái đám có chút phản biện hay ph/biện cầm chừng cũng chả làm đươc cái trò gì hơn , nếu không thực sự xuống đường với nhiệt tâm và lòng thành cùng dân oan, các người đấu tranh thực sự. Tệ hơn nữa, còn có cái bọn mà  nh/văn Dương Thu Hương goi là đám trí thức với "trái tim chó", thường xuyên sủa theo mệnh lệnh của cấp trên, mỗi khi có sự cố gì

Nhìều người cho rằng một trong những yếu tố ( contributing factor) dẫn tới kết quả chúng ta vẫn chưa thực hiện được một bước nào quan trọng trên con đường tiến đến Tự do, Dân chủ là Dân trí chúng ta thấp. Thật ra, yếu tố này chỉ có ảnh hưởng (rất) nhỏ, trong việc này. Chứng minh điều này cũng dễ  thôi. Người đọc thử  nghĩ xem nhé . Và trong tiến trình xây dựng một nhà nước dân chủ ,vìệc học hỏi và các bước tiến về một nền Dân chủ sâu sắc và khoáng đạt hơn là một tấm bàn đồ có nhiều chỉ dẫn và nghiên cứu kế tục nhau cần suy nghĩ học tập, và phải biết lúc nào mình đang tiến tới đâu, chứ không chỉ mơ hồ viện ra một cái rất chung chung gọi là Dân trí , mà không biết mình đang ở giai đoạn nào trên đường di và những mục tiêu hoặc những bước sắp đến là những bước nào. Đặt quá nặng giá trị lên yếu tố trí thức hay dân trí trong trường hợpnày là lầm lẫn giữa tác dụng hay giá trị của tác nhân ở những trường hợp, giai đoạn cá biệt. Không cần có trí tuệ của HSĩPhu, PhanĐDiệu, hay sự hiểu biết sâu sắc của HoàngMChính, NgThanhGiang , NguyễnKGiang, không cần có tri thức của những kẻ có bằng tiến sĩ, thạc sĩ. Những đầu óc tương tự trong  các ngành sẽ  đ ược dùng đểvạch ra những hướng đi, phương sách, hay trù liệu những chiến lược , kế hoạch cho con đường, thể chế Dân chủ xây những bước vững chắc , trong phầnchuyên môn của họ về kinh tế. chính trị, xã hội hay g/dục. Những ai chỉ có họchết cấp 2 hay cấp 3 bậc trung học  thôi mà chịu tìm hiểu, học hỏi hay đọc sách cũng đều có thể hiểu đại cương về những sai lầm, yếu kém, suy đồi, tuột dốc , suy kiệt của đất nước ở rất nhiều mặt. Bằng chứng đây, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha , họ còn rất trẻ và mới vừa xong trung học hay bắt đầu đại học. Thậm chí, các em tiểu học cũng hiểu về những khổ đau , gian truân, khốn khó bằng những quan sát tự nhiên và hoàn cảnh gia đình , để hiểu chế độ phi nhân và ngu đần, tàn bạo này đã mang lại cho g/đình, bản thân, người chung quanh và xã hội chúng đang sống những tệ hại, tệ lậu, kém hèn, nhũng nhiễu, dơ bẩn thế nào và muốn dẹp bỏ nó, nếu có thể. Nói tóm, đặt quá nặng tác dụng /giá trị lên yếu tố dân trí để tạo thành cơn bão , tạo thành những sức mạnh quyết định, những “cú đấm thép” để chuyển hóa, thay đổi xã hội,  để xây dựng một thể chế Dân chủ , là một điều sai lầm không nhỏ, và tạo nên một ỳ tính, hay nọa tính làm giảm nhiều sức bật của đấu tranh. Tác nhân chính, như đã nói trước đây, và bây giờ là Tâm nguyện, Ý chí, Ước vọng để được sống làm người Tự do ( Freeman, Homo Liberum ) với Nhân quyền, Phẩm giá làm người của nó, và những hiểu biết cốt lõi là mình, người công dân đã bị từ chối, tước đoạt các quyền làm Người, các Tự do thiết thân và căn cốt nhất. Và cần đứng lên đòi lại.

Trở lại với vấn đề tại sao chúng ta, đất nước chúng ta lại rơi vào tình trạng nguy nan, kiệt quệ và khốn đốn như hôm nay.

Lập lại một chút: Đất nước ở vào tình trạng như bây gìờ là bởi vì gần 40 năm qua, một bô phận lớn của d/tôc— ít nhất là ở miền Bắc (đây không hề có chuyện ph/biêt Bắc Nam, chỉ hoàn toàn là quan sát khách quan, vì chính người viết những dòng này rất ghét sự phân biêt như thế ), vì nhiều nguyên do, đã vô tình hay cố ý để cho tình trạng đất nước xảy ra như thế , tức là không thực sự có nỗ lực, quyết tâm gì để thay đổi nó, nhất là bộ phận trí thức ít nhiều có liên hệ với đảng CS cách này hay cách khác. Ví dụ : Tại sao ông LHiếu Đằng cách đây hợn 20 năm không hành sử được như tướng Trần Độ, Ts NgThanh Giang. Hoặc  tr/hợp  Phạm Chí Dũng , bây giờ cỡ 45 tuổi , thì cáchđây 15 năm, Dũng, có thể không có kiến thức rộng  hơn như bây giờ, nhưng chắc chắn với tuổi 30 và khả năng tiếp thu cao, đã có thể đã có nhận thức rất rõ là xã hội n ày có những tật bệnh rất hiểm nghèo, và nhân dân quanh mình đã phải khổ sở, lầm than, bị đầy ải, đàn áp, đè nén, hành hạ, nhũng nhiễu v.v… thế nào chứ . Làm sao không ?? Thế thì tại sao đến bây giờ anh mới xin ra khỏi đảng ?  Cứ quan sát thật kỹ một chuyện này đã : sẽ thấy cách bọn c/quyền đối phó với biểu tình chống Tàu khựa mấy lần vào năm 2012, thì biết. Ở Hanội, dễ thở và ít bị kềm kẹp hơn Saigon hay trong Nam rất nhiều. Nhưng tình hình bây giờ thì cũng đã có khác ( với mắm tôm chuẩn bị ráo riết cho cả hai miền). Giá như cách đây 25 năm,  tức gần 14 năm sau ngày miền Bắc cưỡng chiếm đươc miền Nam , tức khoảng vào lúc những bài viết của Hà Sĩ Phu ra đời, đủ để “trí thức” suy nghĩ, suy ngẫm, soi lòng cho thật kỹ, thật tinh tường để thấyra,  tỉnh thức, phản biện, phản đối,  phản kháng lại các sự suy kiệt , suy đồi của đất nươc thì đã đỡ nhiều lắm. Giá như lúc đó có nhiều người—  không cần phải có những tâm hồn và óc nhậnxét, phán đoán như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ông Hoàng Minh Chính trước đó khálâu— hay sau là Lưu Quang Vũ, Dương Thu Hương, Trần Độ, Trần Xuân Bách, NguyễnKiến Giang . Rồi giá sau đó có thêm nhiều hơn những Nguyễn Thanh Giang, Phan Đình Diệu, Bùi Minh Quốc v.v. (đây chỉ kể những người ở miền Bắc hay có ít nhiều liên hệ với CSVN, không kể những trí thức trong Nam như ĐLHThượng Thích Quảng Độ, Bs Nguyễn Đan Quế, hay Gs Đoàn Viết Hoạt v.v.., và một số khác), ví dụ, khởi đi từ vài ngàn người ( trong đó chỉ cần khoảng 50 cái đầu thực sự có trí tuệ ở các ngành; quan trọng là có những nhà hoạt động, tổ chức giỏi, thấu hiểu cương lĩnh, lập trường, đường lối cũng như nội dung căn cốt của cách mạng ). Nếu đã có vài ngàn người  thực sự có ý thức công dân đối với Tổ quốc cao, hiểu rõ phần nào ý nghĩa triệt để của Dân chủ, Tự do; hiểu rõ hoàn cảnh đang suy thoái rất lớn của đất nườc,và thực sự dám đấu tranh như trên, để xây dựng một diễn đàn như Civic Forum của Tiệp khắc, hay những phong trào tại Ba Lan, Đông Đức, Hung gia Lợi v.v…những năm 1988-1990 để thổi dậy phong trào Dân chủ, đòi quyền làm người, các Nhân quyền, quyền Tự do căn bản thì tình thế đã thay đổi nhiều.


HM

Cuối năm 2013

Friday, December 20, 2013

Một mạch Tâm lý-chính trị người Mỹ ( A Psychico-political * diagnosis of the Americans)

Tại sao người Mỹ lại quan tâm đến VN, và muốn làm điều gì đó tại Việt Nam?

Ngoài các lý do về địa lý-chính trị và ảnh hưởng của mình tạivùng Pacific Rim, người Mỹ còn quan tâm tới VN vì mấy lý do sau đây:

1.  Dù gọi đó là thoái lui hay tháo chạy, một số người Mỹ ( cả giới chính trị cũng như thường dân) vẫn mang một mặc cảm đã “thua”  tại VN, nên trong thâm tâm , nếu một ngày nào đó, người Mỹ có thể làm được một điều gì đó “đủ lớn” để xây dựng nên một “cái gì đó” đủ tầm vóc tại VN , để gỡ lại mặc cảm đã thua nói trên, họ sẽ làm. Tâm lý lạc quan— cái gì cũng có thể làm được khi quyết chí — cộng với “khuynh hướng” tranh thắng hay hiếu thắng, nói một cách tương đối, làm người Mỹ  ache ( nhói , buốt, khó chịu) khi phải chịu thua một cái gì đó, nhất là tại một nước nhỏ như VN. Chưa nói tới con số 58 ngàn người lính Mỹ đã hi sinh tại đây.

2.  Vì vậy nếu có một chính phủ dân cử hợp lòng dân, với những nguyên tắc và quy luật điều hành guồng máy nhà nước phù hợp với các tiêu chuẩn phổ thông thường thấy ở các nền dân chủ hiện đại, người Mỹ sẽ dốc tâm giúp đỡ một chính quyền như vậy kiến tạo, xây dựng từ hạ tầng cơ sở cho tới thượng tầng kiến trúc. Hãy đọc lại xem Mỹ đã giúp Nhật sau Thế chiến II như thế nào, khởi đầu từ tướng Douglas MacArthur, và có những người Nhật đã nhớ ơn tướng MacArthur như thế nào. Dốc tâm như vậy là để “quang phục” lại một ý nghĩa vinh quang đã để thất thoát . Phần khác là để, phần nào,  đền bù lại cho nhân dân VN, hoặc ít nhất là nhân dân miền Nam VN— vì sự thoái lui củamình— mà phải chịu ách cai trị tàn bạo, độc đoán của một chủ nghĩa độc tài, toàn trị , đi ngược lại ý nguyện người dân.

Tâm lý người Mỹ  là tâm lý của những người phát sinh từ một quốc gia Âu châu, muốn được tự do sinh sống, tự do hành động, tự do tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình, tự do sùng bái ( the Protestants), tự do tìm một chân trời mới, thoát cảnh ép buộc, cấm đoán, ức chế, uy hiếp của vua Anh George III. Họ yêu quý, yêu chuộng Tự do như thế, nên chỉ có thể “tìm thấy” nó trong một nhà nước Dân chủ, thực sự dân chủ và phóng khoáng. Để ý, sẽ thấy tại sao mỗi tiểu bang đều có những luật lệ riêng, ngoài những luật lệ chung trong Liên bang là thế. Nhiều người Mỹ ngày nay còn than phiền là guồng máy chính quyền hiện đã trở nên quá khổng lồ, và vì thế đã trở nên có quá nhiều quyền lực ( Uncle Sam has become too powerful), vì thế nhiều khi “hãm chế” , ức chế , đè nén , “tước” đi ( một cách hợp pháp— nhưng ức chế vi diệu, vi diệu— vì có quá nhiều cơ phận, quá nhiều nhân viên, “lực lượng” để có thể "kiểm soát" hành vi, đời sống người dân.

3. Vì yêu Tự do, Dân chủ như thế, nên một chính phủ Mỹ vào một giai đoạn nào mà thân thiết với  một quốc gia, trong đó   thể chế của nó  làm những điều đi ngược lại với lòng dân, ý nguyện dân, ngược lại những nguyên tắc căn bản về Tự do, Dân chủ,  Nhân quyền, thì người dân Mỹ sẽ phản đối rất mạnh. Và dĩ nhiên điều này sẽ được phản ảnh qua lá phiếu. Vì vậy, trong trường hợp nhà cầm quyền VN hiện tại mà không có cải thiện Nhân quyền đúng mức, hay rất đúng mức, thì quan hệ, dù trên một số kết ước hay cam kết ( kín và hở, trên giấy tờ hay trên môi miệng) như hai đối tác chi ến lược toàn diện  giữa hai nước,  cũng sẽ chỉ được tạo dựng trên những mảnh băng mỏng dễ vỡ-- trong một đại dương đầy sóng gió.




       Notes


  • Dĩ nhiên là bài toán quan hệ Việt-M ỹ hiện tại còn có con bài Trung quốc với lượng mậu dịch rất lớn.
  • Ở lâu thì bìết đêm dài : Nhà bình luận nào đã ở Mỹ, làm việc , quan sát và tìm hiểu về họ đều , ít nhiều, hiểu rằng nhà cầm quyền VN hiện tại sở dĩ nghi ngại người Mỹ, sợ Diễn biến Hòa bình ( dĩ nhiên, không cần nói tới bọn chỉ muốn duy trì quyền lợi để “đầy túi tham" ), vì thực sự họ chẳng hiểu gì về người Mỷ cả.
  • Psychico-political : I coined this term myself
  • Dĩ nhiên,  mạch nhảy, bắt ở  trên, là một  mạch nhảy trong các mạch nhảy.
  •  Viết xong bài này, tôi chợt nhớ đến một câu chuyện: Cách đây hơn 25 năm, tình cờ tôi có gặp một vị thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Hkỳ ( US Marines) trong một khách sạn. Nói chuyện với nhau một lúc, biết tôi từ VN đến, ông kể là ông đã từng tham gia phục vụ ở VN một thời gian, và ông nói với tôi rằng: “ I am sorry. We made a disservice to your country.” [ Xin lỗi , chúng tôi ( ý nói toàn nước Mỹ, chứ không phải nói về những người lính) đã không hoàn thành tốt công cuộc tại nước bạn]. Trong giọng nói ông có một sự bùi ngùi, hối tiếc.Tôi tin lời nói đó phản ảnh tâm trạng phần đông những người lính Mỹ tham chiến tại đất nước chúng ta trước năm 1975. Trước khi rời khách sạn, tôi có gởi lại một lời nhắn chúc ông bình an và cám ơn tâm tình này của ông đối với quê hương mình.

Thursday, December 5, 2013

Về Võ Nguyên Giáp-- Chân Huyền

Từ khi ông ta chết, tôi từ chối viết, bình luận về cái ông đại tướng VN trong trận Điện Biên Phủ này, kẻ đã thốt lên “Không, không  hề hối tiếc gì cả” (Non, non pas de tout),  vì ông ta đã là một trong nhóm nhân sự chính gây ra cái chết của 3 tới 4 triệu sinh mạng Việt trong những cuộc chiến, vừa lính, vừa dân. Hôm nay, thấy bài này, có luận sự đáng đọc, nên chỉ post lại thôi,  một bài viết và nhận định của tác giả Lê Dủ Chân.

CH

                                                                     -----------

Bản Sắc Anh Hùng
Lê Dủ Chân (danlambao)

" Xưa nay ít ai dám đặt một anh hùng lên bàn cân để cân đo đong đếm, để so kè đúng sai bởi vì khi lịch sử của một dân tộc đã xác nhận một anh hùng thì đương nhiên không thể nào sai trật. Tuy nhiên ở nước ta kể từ khi có đảng cộng sản cầm quyền đến nay, với chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bước ra khỏi ngỏ đã gặp anh hùng, là giai đoạn mà lịch sử bị sửa sai, chân lý bị đảo ngược, xã hội bị bịt mắt, nhà cầm quyền nói một đường làm một nẻo thì vấn đề tái định vị một anh hùng tưởng cũng là đều nên làm trong thời buổi nhiễu nhương, đêm giữa ban ngày này.

Trong cuộc chiến tranh chống Pháp giành độc lập dân tộc và cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc có hai vị tướng được người đời tôn vinh là anh hùng đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp (QĐNDVN) - anh hùng Điện Biên Phủ và Chuẩn tướng Lê Văn Hưng (QĐVNCH) - anh hùng An Lộc."
...





Nhận xét: 

"...ngược lại với Chuẩn tướng Lê Văn Hưng có thể không phải là một anh hùng, nhưng thân thế và sự nghiệp của ông ta chứa đầy ắp bản sắc của một anh hùng." ( LDC) )

Tôi không đồng ý với phần  này của câu trên : "ngược lại,  Chuẩn tướng Lê Văn Hưng có thể không phải là một anh hùng"  (CH sửa lại câu văn một chút cho rõ nghĩa).  Tướng Lê Văn Hưng đích thực là một anh hùng, theo định nghĩa “anh hùng” là người có tài năng, công trạng xuất sắc, vượt trội, hàng đầu của một công cuộc gì [anh , từ nguyên nghĩa tiếng Hán -Việt là đứng đầu loài hoa, hùng là đứng đầu loài gấu].  Quy mô của trận An Lộc, tuy có nhỏ hơn trận ĐBP một chút , nhưng quân số tham đự hai bên công và thủ ở trận An Lộc thì quân Bắc Việt đông gần gấp 3 lính VNCH , khi tổng hợp cac tài liệu. Số lần tấn công của quân đội CS vào các cứ điểm và địa điểm giao tranh gần gấp đôi chiến dịch ĐBP, số ngày quân đội VNCH chịu đựng tấn công, cũng như phản công là 66 ngày, chín ngày dài hơn trận ĐBP.Chiến công phòng thủ, sống chết để giữ vững, An Lộc của cố Thiếu tướng Hưng và các chiến hữu đồng đội đáng gọi là kỳ công, và rất hiển hách, hùng đởm. Có thể tiếng tăm của Tướng Hưng không vang dội như tướng Giáp vì một số lý do, nhưng tài chỉ huy, khí phách của Tướng Hưng cũng như hi sinh, đảm lược của Ông và các chiến binh đồng đội thì xứng đáng gọi là công trạng của những anh hùng, và không thể không khâm phục.

Chân Huyền






Friday, November 29, 2013

Tạ Ơn

              Tạ Ơn

Tạ ơn con mắt thấy hoa
Cái tai nghe nhạc, cái nhà che mưa
Cái đầu nghĩ sớm, học trưa
Đối kinh, tầm luận cho vừa Chân Không

Cái Tâm dầu dãi thu đông
Huyền nhai, mật xứ thong dong đi về
Có khi giáp mặt nẻo mê
Đi lạc một chặp rồi về xả buông

Quặn lòng nước cũ đau thương
Xót xa cùng quẫn một phương khổ tràn
Tạ ơn những mảnh cơ hàn
Thương đời oan khuất phải cam phận mình

Tạ ơn cật ruột thâm tình
Cái chăn con đắp, cái hình cò xưa
Ca dao bao chữ cho vừa
Lá cây trứng cá đung đưa chiều tà

Tạ ơn, này cõi ta bà
Vô minh, Đạo đế cũng là đổi thay
Tạ ơn Sinh Tử kiếp này
Học chuyên một chữ tự rày hóa duyên.

TN

Lễ Tạ Ơn  2013

Two Poems on Thanksgiving

       Thanksgiving

                                        *

Every Thanksgiving
I would drive,
       walk,
   or go to a café
           to refresh myself
           to dig deeper
           or let my thoughts
               find the fire,
                       the Indians, the maze
                       the Pilgrims, the turkeys
           and how they ate, drank, hugged, and danced—
                sweet memories of the brotherhood of men


    < Take this crossbow or your matchlock,
         go to that spot; there will be plenty of deers, beavers, or rabbits

    Take this spear, train your eyes, learn the movement of the fish;
                aim your spear and strike

    Grow this corn in blocks, learn its times, then collect your crop

           Go to the hillcrest with me tonight to listen the wolves
               howling at the moon;
               feel that calling, longing
               the whole earth, the moon, night sky seem echoing that howling-calling;
               your heart wants to join in that unity
                              and sip the drops of the moon

       Let’s dance this corn dance: hear the joy’s rhythm, turn your body, kick your feet
              up and down like this …
              Do you see how our people thank the gods and Mother Nature’
              Do you see how we communicate with  them ?  >


Stories like those soothe the heart and lift spirit

And, this year, I would listen to my daughter
                            play “Colors of the Wind” again
                            even though I doubt the romance between
                            Smith and Pocahontas,
                            but the fostering behind,
                                  a gift born out of sudden
                                        realization that
                                        men do not win with wars
                                        is always a great reminder

and, again, I think of Abraham Lincoln, that bearded face and gentle heart,
    who made Thanksgiving a national holiday


I am giving thanks to America,
      its soldiers who died in my old country,
             its people for the caring heart

   We came in ships, or boats,
      from tents in Guam, Wake islands, or Thailand, Malaysia etc.—
         heart broken, spirit shattered
                        after the war
   You opened your arms to take us in;
   gave us a chance to live and work
                and put a roof on our heads
   None of us will ever forget this heart-warming
                       kindness and generosity.

This country has given my old fellow countrymen
                  care and services;
It has enlightened the sense of Freedom in me
It has “given” me Patrick Henry, Benjamin Franklin, Thomas Jefferson;
          delighted me with “The Pursuit of Happiness”,
          shined and resounded in my heart  
                with its crowned “ The Declaration of Independence”         


Rain falls again
       this second day of Thanksgiving weekend
       in this wonderful County of the Angels, Los Angeles
Certainly it will enrich the soil;
New shoots certainly wish to thank the sweet, beautiful drops.
          if they can speak our languages,
                for bestowing their regeneration

If this earth usually receives frequent rains of
                                         benevolence and kindness,
    then many a great harmony and bond
              will appear among men, animals and things
                       like shoots of life, miracle, and peace
       as chapters in Buddhists’ sutras
                     open our hearts and minds to
                           do good, live in peace, harmony
                                   and reap the rewards of
                                         Happiness and Tranquility.

                                              
Wherever you are, especially in our old fatherland,
even if life has slipped into a
                   very sad, downgrade turn
  I believe, you would still have something to give thanks to
         ( it’s a matter of calculating chances in life )
and don’t forget
    Life sometimes has to come to some great hurdles, or dead ends
    but keep up your Spirit, your Hope
            and your Overcoming Determination

                  O, Gratia Magna
           Happy Thanksgiving to all.


Hiền Minh
Thanksgiving 2013
Los Angeles, Calif.

------


On Thanksgiving Day 


The day started fresh-- 
clear inauguration of warmth and remembrance 
hollered


Drove down the road 
to the coffee shop, sat down, 
let the thoughts find way to converge 

Man swim to the other shore 
on their last breath before succumbing 
to say 
          I love you 

There were things to embrace 
The open horizon widened and widened 


Thanks, Luu Quang Vu, Ha Si Phu, Hoang Minh Chinh 
Thanks, Loretta 
and others 
Once the brotherhood of men is not a mere word, 
it is real 
as the tears in the eyes, 
as hands holding hands in grace; 
outside 
history is roaming aimlessly. 

Nov. 25, 2000 

Tuesday, November 19, 2013

Diễn Văn Gettysburg

Diễn Văn Gettysburg của Tổng thống Abraham Lincoln ngày 19 tháng 11, năm 1863



                                                                                      * * *
Tám mươi bảy năm trước, ông cha ta đã dựng nên trên lục địa này một quốc gia mới, được thai nghén trong Tự do, và được cung hiến với niềm xác tín rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng.

Ngày nay, chúng ta đang nằm trong một cuộc nội chiến lớn, thử thách quốc gia này, hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, xem nó có thể tồn tại dài lâu, khi theo đuổi lý tưởng đã được thai nghén và cung hiến như vậy. Chúng ta gặp nhau (đây), trên bãi chiến trường lớn của cuộc chiến đó. Chúng ta đến để cung hiến một phần mảnh đất làm nơi yên nghỉ cuối cùng cho những người đã hiến dâng mạng sống mình tại đây để đất nước  được tồn sinh. Đó là điều thật đáng và cần làm.

Thế nhưng, trong một ý nghĩa lớn lao hơn, chúng ta không thể cung hiến-- không thể thiêng liêng, thánh hóa-- mảnh đất này. Những con người dũng cảm, còn sống hay đã chết; những người từng chiến đấu ở đây, đã làm cho nó thành thiêng liêng; họ đã làm những điều vượt xa những gì con người yếu đuối như chúng ta (có thể) làm để thêm lên hay bớt đi. Thế giới sẽ không quan tâm, cũng chẳng nhớ đến những gì chúng ta đang nói ở đây, nhưng thế giới sẽ không bao giờ quên những gì họ đã làm tại đây. Còn  với chúng ta, những người còn sống, thì điều cần phải thực thi hết mình là tiếp tục những công cuộc còn dang dở mà những người từng chiến đấu ở đây đã cao cả cống hiến đời mình cho đại cuộc. Chính chúng ta (cần quyết tâm) rằng những người đang hiện diện ở đây, sẽ tiếp nhận trọng trách trước mặt – chúng ta cần gắng tận tụy hơn hơn nữa,  để thực hiện hoài bão, nhận được từ những người đã khuất hiện đang được vinh danh, hoài bão mà họ đã cống hiến hết mức cuộc đời– rằng chúng ta, tại chốn này đây,  quyết  không để cái chết của họ trở thành vô ích – rằng đất nước này, dưới sự quan phòng của Thiên chúa, sẽ sản sinh một khung trời tự do mới – và chính quyền của dân, do dân, vì dân sẽ không tàn lụi trên mặt đất.

Abraham Lincoln
November 19, 1863


* Chú ý:

Đọc kỹ và để ý, nhận xét tinh tường thì thấy cái Tâm rất đáng trọng, cũng như chính con người rất đáng kính phục của T/th Abraham Lincoln, trong câu cuối : "and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.". Câu này ông không nhắm chỉ để nói về đất nước Hoa kỳ, hoặc ca tụng nền Tự do, Dân chủ của nó , mà ông nói chung lên cái ý, cái Tâm muốn thấy lý tưởng về một nhà nước "của dân, do dân, vì dân" sẽ sinh sôi, nảy nở khắp nơi, với những quốc gia khác nữa , và sẽ không tàn lụi trên mặt đất. Như vậy, với ông, và các nhà lập quốc Hoa kỳ trước đó, nhất là Thomas Jefferson, Tự do và Dân chủ là những điều hết sức cần thiết và trân quý; chúng mang những giá trị phổ quát (universal values) như các nhà nghiên cứu ngày nay thường gọi. Nếu chỉ nói tới nước Mỹ thì ông sẽ viết như sau : "and that the government of the people, by the people, for the people of this nation, shall not perish from the earth."


TN-HM dịch từ bản T/Th Lincoln gởi cho ông Alexander Bliss bêndưới


----

Bliss copy:

Four score and seven years ago our fathers brought forth on this continent, a new nation, conceived in Liberty,and dedicated to the proposition that all men are created equal.

Now we are engaged in a great civil war, testing whether that nation, or any nation so conceived and so dedicated, can long endure. We are met on a great battle-field of that war. We have come to dedicate a portion of that field, as a final resting place for those who here gave their lives that that nation might live. It is altogether fitting and proper that we should do this.

But, in a larger sense, we can not dedicate -- we can not consecrate -- we can not hallow -- this ground. The brave men, living and dead,who struggled here, have consecrated it, far above our poor power to add or detract. The world will little note, nor long remember what we say here, but it can never forget what they did here. It is for us the living, rather, to be dedicated here to the unfinished work which they who fought here have thus far so nobly advanced. It is rather for us to be here dedicated to the great task remaining before us -- that from these honored dead we take increased devotion to that cause for which they gave the last full measure of devotion -- that we here highly resolve that these dead shall not have died in vain -- that this nation, under God, shall have a new birth of freedom -- and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.

Abraham Lincoln
November 19, 1863

---

REF






Friday, November 15, 2013

In Memoriam

   of a Shining Courageous Heart, the like of Nguyễn Ngọc Trụ’s, Ph.D.- Public International Law, Kha Tư Giáo’s - University of Dalat grad. etc.
                                                        
***


Tưởng Niệm Luật sư Trần Danh San, kẻ sĩ bất khuất, đã làm sáng danh trí thức Việt Nam Cộng Hòa, người đọc Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1977, giữa vòng vây, búa liềm của bạo lực chuyên chế, phi nhân.


   Ls Trần Danh San (trái) & Ls Triệu Bá Thiệp
---

Nguồn : nguoi-viet.com
Tuyên Ngôn Nhân Quyền tại Sài Gòn, 23 tháng 4, 1977 
Friday, April 29, 2011 2:37:19 PM 


Bài liên quan


Tài liệu của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam



LTS - Cách đây 34 năm, vào ngày 23 tháng 4, 1977, tại công trường Nhà Thờ Ðức Bà Sài Gòn, Luật Sư Trần Danh San, nhân danh Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, tuyên đọc bản “Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng.”
Ðây là một hành động can đảm của Luật Sư San và các đồng nghiệp luật sư trong Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, ngay giữa lúc mà chế độ cộng sản còn đang rất hung hãn sắt máu trong việc áp đặt nền độc tài chuyên chế lên toàn thể lãnh thổ miền Nam sau năm 1975.
Nhật báo Người Việt xin đăng tải toàn văn bản Tuyên Ngôn này, kèm theo tài liệu “ Vì Sao Chúng Tôi Tranh Ðấu,” cũng của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, công bố vào ngày 23 tháng 4, 1977 nói trên.

***
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng

Chúng tôi những người Việt Nam khốn cùng, với tàn lực còn lại với tinh thần tàn phế, quyết đấu tranh bằng con đường bất bạo động để kêu gọi lương tâm nhân loại, các lực lượng của thế giới văn minh, hãy lắng nghe những lời cầu cứu thảm thiết của những kẻ hấp hối.

Văn bản “Vì Sao Chúng Tôi Tranh Ðấu,” do 2 Luật Sư Trần Danh San và Triệu Bá Thiệp ký tên, được tuyên đọc tại công trường Nhà Thờ Ðức Bà Sài Gòn, ngày 23 tháng 4, 1977.
- Tàn lực vì chúng tôi ăn đói và sẽ chết đói.
- Tinh thần tàn phế vì chúng tôi không được sống và suy tưởng như con người.
Chúng tôi buộc phải cúi đầu khom lưng tung hô vạn tuế chủ nghĩa - một chủ nghĩa đã lỗi thời và chống lại con người. Mặc dầu vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục dùng ngôn ngữ con người để thức tỉnh bọn đao phủ mù quáng và tham tàn. Vì chỉ có con đường bất bạo động mới tránh khỏi các cuộc thảm sát huynh đệ tương tàn và khỏi làm nhơ bẩn tấm lòng trong trắng của những người Việt Nam khốn cùng.
Hỡi các nông dân trên thế giới hãy hướng về Việt Nam - nơi mà người nông dân phải cực nhọc suốt ngày với bụng đói. Hoa màu của họ bị tịch thâu nhân danh quy luật duy vật sử quan. Con trâu sau khi cày còn được nghỉ chứ người nông dân Việt Nam buộc phải theo dõi các buổi học tập nhồi sọ vô tận.
Hỡi các c
ông nhân trên thế giới, các bạn có thấu hiểu thân phận của người công nhân Việt Nam không? Người công nhân Việt Nam phải theo chế độ “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ.” Ngày nghỉ họ buộc phải làm gấp đôi để dâng lên đảng, lên lãnh tụ mồ hôi, máu, và nước mắt của họ. Quyền thiêng liêng nhất của công nhân là quyền đình công, quyền này đã bị tước đoạt. Mọi ý kiến và hành động không theo khuôn mẫu sát của đảng đều đương nhiên bị coi như hành động phá hoại, gián điệp.
Hỡi các nhà truyền giáo, các khoa học gia, các triết gia, các văn nghệ sĩ, các trí thức, những ai đang tụng kinh hãy ngừng lại, những ai đang say mê nghiên cứu trong tháp ngà, hãy tung cửa ra, những ai đang sáng tác với ngòi bút, hãy bẻ gãy nó đi, tất cả hướng về Việt Nam - nơi mà chùa và nhà thờ đã bị biến thành hội trường để tuyên truyền chính trị - nơi mà các định luật khoa học bị móp méo để thỏa mãn chủ nghĩa - nơi mà các văn nghệ sĩ chỉ còn một việc duy nhất là tung hô Nhà nước theo lệnh của đảng.
Các vị và các vị hơn ai hết đã hiến dâng trọn vẹn cuộc đời mình cho Lòng tin, Sự thật, Công lý, Hòa bình và Tiến bộ, các vị không có thể làm ngơ quay lưng lại thảm họa Việt Nam trong đó có con người Việt Nam khốn cùng đang bị đày đọa trong xác thịt và câu thúc trong tinh thần. Thảm trạng này là do một thiểu số - bọn đảng viên và tay sai của chúng - muốn áp lên dân tộc khốn cùng này là những ảo mộng điên khùng nhất, quỉ quái nhất mà nhân loại chưa từng thấy. Các lực lượng văn minh trên thế giới hãy đứng dậy.
Không còn chờ đợi gì nữa!
Liên Hiệp Quốc phải can thiệp cấp thời để áp dụng và áp dụng triệt để Bản Quốc Tế Tuyên Ngôn Nhân Quyền đối với những người Việt Nam khốn cùng chiếu theo sự quy định của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Luật Sư Trần Danh San
(ký tên)

Luật Sư Triệu Bá Thiệp
(ký tên)

23 tháng 4, 1977

***
Vì Sao Chúng Tôi Tranh Ðấu

- Chúng tôi đấu tranh để trả lại nụ cười cho trẻ thơ. Các cơn đói đã giết nụ cười hồn nhiên của chúng. Chúng phải nói dối để cha mẹ chúng thoát khỏi các cuộc tra vấn của công an.
- Chúng tôi đấu tranh để giành lại sự ấm cúng kín đáo của gia đình. Nay, thay thế vào đó là các buổi sinh hoạt tập thể căn cứ trên nguyên tác phê và tự phê để buộc chúng tôi phải lên án nhau. Thực chất của nó là Tòa Án Nhân Dân thu nhỏ, diễn ra hằng ngày dưới sự chủ tọa của công an khu phố.
- Chúng tôi đấu tranh để khỏi phải bị chứng kiến thảm trạng trong đó tiếng nói con người đã biến thành sự rên xiết vì sợ hãi và đói khổ. Quyền cuối cùng của con người là quyền than thân trách phận. Quyền này cũng bị tước đoạt vì làm như vậy có nghĩa là mất tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Ðảng. Chỉ riêng điều này cũng đủ để tống giam chúng tôi.
- Chúng tôi buộc phải đấu tranh vì đảng Cộng Sản Hà Nội buộc chúng tôi phải chấp nhận cái không thể chấp nhân được, bắt chúng tôi phải chịu đựng cái không thể chịu đựng được.
- Chúng tôi đấu tranh để giành lại hoa màu cho nông dân. Vì hoa màu của họ tịch thâu. Ðó là cách duy nhất để thực hiện kế hoạch nhà nước và tuân hành chỉ thị của đảng. Nếu người nông dân muốn xin lại một phần ít, họ phải chứng tỏ là các tín đồ trung thành của tôn giáo mới 'Máxít-Lêninít'.

Văn bản “Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng,” do 2 Luật Sư Trần Danh San và Triệu Bá Thiệp ký tên, được tuyên đọc tại công trường Nhà Thờ Ðức Bà Sài Gòn, ngày 23 tháng 4, 1977.

- Chúng tôi đấu tranh để giải phóng người công nhân. Họ phải thi hành chế độ ‘làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm trong ngày nghỉ’, trong khi đó lương của họ bị cắt giảm qua các phong trào được gọi là “Thi đua Xã Hội Chủ Nghĩa.”
- Chúng tôi đấu tranh cho các tu sĩ bị kết án “là con buôn thuốc phiện.” Vì chủ nghĩa cộng sản coi tôn giáo là thuốc phiện của dân chúng.
- Chúng tôi đấu tranh cho các người đang bị giam trong các trại tập trung cải tạo, mà nạn nhân đầu tiên là các trí thức. Tội duy nhất của họ là muốn được sống và suy tưởng theo như Bản Quốc Tế Tuyên Ngôn Nhân Quyền.
Là những con người và là con người Việt Nam, chúng tôi muốn tìm hiểu lịch sử dân tộc và thế giới, muốn thưởng thức văn học nghệ thuật nước nhà và các nền văn minh khác. Chúng tôi chỉ làm được điều này nếu có sự cho phép của cơ quan kiểm duyệt của đảng. Chúng tôi buộc phải tuân theo chính sách nhân hộ khẩu. Mọi vi phạm sẽ đưa đến việc cắt hộ khẩu. Ðiều đó có nghĩa là chết đó. Ðể đổi lấy thẻ hộ khẩu, chúng tôi buộc phải sống trong tình trạng quản thúc, mọi di chuyển đều bị kiểm soát. Ðó chính là bản chất của chính sách nhân hộ khẩu.
Chính vì vậy, chúng tôi phải đấu tranh. Chúng tôi đấu tranh để bênh con người, và các quyền bất khả xâm phạm của con người. Chúng tôi đấu tranh để giành lại sự tươi mát của tương lai.

Luật Sư Trần Danh San
(ký tên)

Luật Sư Triệu Bá Thiệp
(ký tên)

23 tháng 4, 1977


-------



       Vĩnh Biệt Trần Danh San

                       * *
                                    kính tưởng niệm Ls Trần Danh San

Đọc Tuyên Ngôn Nhân Quyền
                dưới trời xanh, mây trắng
     tâm phơi
         như mặt gương sáng chói
                nhận quang minh mặt trời
                         tỏa
                         lóng lánh
                      một cõi lòng Việt
                      nồng ấm yêu thuơng san sẻ
              gọi gió bao la mang Tự do về lại
                      giữa thành đô cũ,
                      giữa nanh vuốt bầy lang sói


Rồi vào tù

Rồi đối diện tra tấn, cùm gông, đòn thù
                               và cả tử sinh
         Thản nhiên
         Bình tâm
         Bất chấp hết

Không thể không nói
Không thể không viết lên
                Tíếng nói của Lương Tri
                Tiếng vọng của Rên xiết, Lầm than

Không thể không nói
Không thể không trào vọng
                Tiếng nói của đứa con dũng cảm
                      của Mẹ Việt Namđang quằn quại
                      của Tâm thức bất khuất nòi giống.

Vĩnh biệt Trần Danh San
Vĩnh biệt người con yêu dấu, bạo lực bất năng khuất
                         của Mẹ Việt Nam.


                                Littele Saigon, tháng 11, 2013

                                                        Hoàng Minh Chân     


--------

REF: