Friday, January 24, 2014

Một Ý Về Thơ

                                          Một Ý Về Thơ

                                                   * *

Đẩy đến tận cùng giới hạn của lý luận về ngữ nghĩa và âm điệu thì không thể nói thế nào là lối làm thơ này hay hơn một kiểu làm thơ khác giữa các tác phẩm, nhất là của những hồn thơ có sự tinh tế và mẫn cảm ở những độ rung gần nhau. Và chỉ gặp một bức tường đá vô ngôn ( không trả lời, không thấy gì nữa) . Mỗi bài thơ là một kinh nghiệm, ở những giai đoạn, tâm cảm, và ngoại cảnh khác nhau, từ đó đòi hỏi những cách thể hiện khác nhau. Cho tiếng nói thơ vút lên, bay vào những biên giới sâu xa nhất— niềm vui của một tài thơ nằm ở đó. Ngay cả điều này, đối với chính tác giả, ở mỗi thời điểm lại cũng thường có thể mang những bộ mặt xúc cảm khác nhau. Mỹ cảm, và ngay cả những hữu thể chân lý, bao giờ cũng được nhận diện và đánh giá bằng một hệ thống hay khung cảnh quy chiếu nào đó để xác định tương đối và mang thời tính giá trị thuyết phục của nó. Khi tâm và cảnh chạm nhau, rung lên thành tiếng thơ, tất cả luân lưu, hoán vị, biến chuyển. kêu gọi, phát âm, mời mọc, rủ rê trong cái khung tâm tư, tình cảm, tư duy, quan niệm; vây quanh cái tập hợp Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, làm thành cái vòng đắm say— như thực, như mộng— nơi đó cuồng phong, bão tố, thác đổ, mưa tuôn, nắng bình nguyên, sương địa đầu và hằng hà tâm sự trên đỉnh núi, cuối vực sâu, hay những cuộc lang thang qua những hành trình về thiên đường, địa ngục; trong sa mạc nơi mặt đất trầm thống, hay một bến mộng chưa ai đặt chân, hành hạ, tâm tình, huyễn dụ, luân vũ với nhà thơ, và làm mẹ cho những bài thơ. Tất cả khối thơ mộng , phiêu bồng, tiêu tao, sầu muộn, bâng khuâng, trầm lắng đó xoay quanh một chỗ không có hình, không có tướng, không có điểm tựa trung tâm. Sao vậy ? Chúng ta đều là những sinh thể được sinh ra trong một quốc độ, trong đó ngôn ngữ và tiếng nói là thứ để chúng ta tìm tới nhau, xác dịnh hiện hữu mình, để bớt cô đơn và an ủi nhau trong đêm-ngày vô thủy, vô chung. Không có cách nào khác. Và sao lại xoay quanh một chỗ không có hình, không có tướng, không điểm tựa trung tâm ?

Vì tất cả đều dựa lên nhau mà tương lập, tương sinh, tương biến, mà rủ chúng ta vào cuộc lang thang, khiêu vũ bất tận; và khi muốn định hình, kiểm tra một thực thể biệt lập nào của ngôn ngữ thơ hay kiến trúc chân lý đều bất khả. Tâm tình, ý tưởng, điển cố, biểu tượng, hình ảnh, thi ảnh, thi pháp, từ cú, âm thanh, giai điệu, kết cấu—và thời gian, vâng, thời gian—tất cả  đều chồng chéo, đan xuyên với nhau trong một liên-cấu nhìều chiều, mà ta có thể tạm dùng một ý nghĩa của liên-cấu không-thời gian (space-time continuum) – con gió phiêu du, hay mạch nước di tràn, lan ngấm trong đất— để khởi đi mường tượng. Tất cả đều không thể tách rời, cũng như không có một hệ quy chiếu nào tự nó có thể tự thành lập, và có ý nghĩa đơn bạch, từ đó có thể cho ta những tiêu chuẩn chung để đánh giá một tư tưởng thơ hay hành tập thơ. Có chăng, đâu đó, ở vùng huyết mạch của những bài thơ, là dấu ấn mờ bụi của những nỗi đời, niềm đau, mạch sầu thiên cổ, hay hoài niệm khôn nguôi.

Tâm Nguyên
Cuối Canh Thìn 2000


Thursday, January 16, 2014

Bức thư cảm động-Repost

Có bức thư cảm động này nói lên cái lòng của người xưa giữ nước, dịch dùm Ts Nguyễn Nhã đã lâu, từ sách “Quá Trình Xác Lập Chủ Quyền Của Việt Nam Tại Quần Đảo Hoàng Sa Và Trường Sa” của ổng. Post lại đây để mọi người đọc cho biết.

                                                                * *


                                "If war happens out there, we will fight the violators earnestly."



Private documents on the islands in the Eastern Sea 

Translation 

“ January 15th, Cảnh Hưng year 36 (1775) (1) 

( Your Excellency) 
My name is Hà Liễu, supervising official of Cù Lao Ré, An Vĩnh village, belonging to the Inner Treasury, Hà Bạc, Bình Sơn precinct, Quảng Ngãi province (2), having the courage to beg the following in your gracefulness and bestowal : 

Originally our village had two groups : Hoàng Sa and Quế Hương; in the year of the Goat (3), Đốc chiến ( Chief soldier) (4) Võ Hệ submitted a request to found two more groups : the Đại Mạo Hải Ba and the Quế Hương Hàm, consisting of 30 men. Their annual tax were 10 thạch ( roughly 50 bushels , or 480 galllons) of tortoises or trionychid turtles, 5 lạng (roughly 150 grams) fragrant cinnamon. By the year of the Cat (5), there was order that villagers in Hà Bạc who possessed red certificate or red application, had to pay tax in a different way, and had to bring in their accounts to show. From then on, we had to increase our population and started villager-soldier programs. By that time the number of soldiers in our village was 23 men; we had to augment the number and paid some more for the toll fees to be able to carry out the orders satisfactorily to date (6). Now we are requesting to establish two groups Hoàng Sa and Quế Hương as previously done in which there will be some outsiders. We will inform you and note in books to submit. We will travel by boats to the islands to collect things, namely items in copper, tin, sea cucumbers, trionychid turtles; all will be submitted to you. If war happens out there, we will fight the violators earnestly. After fightings are over, we will seek order to return to the sea to continue our work and bring items back to submit. You have our words that we will faithfully and dutifully perform our duties without any complaints. Please accept our request and thankfulness. (7) 

(Yours faithfully) 

Decision (8) : Approved 

Notes: 
(1) Cảnh Hưng is the period name of King Lê Hiển Tông (1740-1786) 
(2) Cù Lao Ré area is the common name; its official name is An Vĩnh area 
(3) From 1775 backward, we can count a few years of Tân Mùi ( the Goat) such as 1751 and 1691. Right after that the author mentions the year of Quý Mão (the Cat); the nearest Quý Mão from 1775 is 1723; therefore the Tân Mùi mentioned here can only be either 1691 or 1631. The word “nguyên” (originally) in the first sentence denotes a period before 1691 or 1631; that means the Hoàng Sa group had to be formed before 1691, or even before 1631. 
(4) “Đốc chiến” ( roughly Chief soldier) could very well mean a military rank. 
(5) Year 1723. See note (3) 
(6) The message in this part is not very clear. Summarily it can be understood as : An Vĩnh village originally had two soldier groups : Hoàng Sa and Quế Hương. From 1691 they were added by two more groups: Đại Mạo Hải Ba and Quế Hương Hàm; officially the total the number should be 30 men, but by that year (1723) the existing number was 23 men only; therefore the village had to recruit and augment it to 30 men and paid extra fees to be able to operate satisfactorily up to year 1775. 
(7) The activity of the Hoàng Sa group written in this request basically resembles what was recorded in Lê Quí Đôn’s account in Phủ Biên Tạp Lục (Records of Administering The Frontiers ) written in 1776, a year later. 
(8) Thân : Decision of the upper level. In this case it was “Approved”. 

------------

REF: Bản tiếng Việt và Hoa














Wednesday, January 8, 2014

Tưởng Niệm Trần Văn Bá

Ngưòi con hết sức yêu nước và kiêu hùng này của Tổ quốc-- từ bỏ cuộc đời rất êm ấm, tươi sáng ở nước Pháp cách đây 29 năm-- để về Việt nam chiến đấu, mong giải thoát ách độc tài phi nhân cho đồng bào mình. Ít ra đó cũng là tâm nguyện sáng ngời của lòng anh. Anh vốn là con của dân biểu VNCH Trần Văn Văn.

----

Một bài viết không rõ tác giả :

VỤ ÁN XÉT XỬ KINH KHA - TRẦN VĂN BÁ :
Ông Huỳnh Vĩnh Sanh vừa hô "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm" liền bị một cán bộ cộng sản đưa tay bịt miệng
Ngày 08-01-1985, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch bị chế độ cộng sản VN hành quyết. Tên tuổi cả ba vị được ghi vào sử xanh của nước Việt hào hùng. Trần Văn Bá trở thành ngọn đuốc soi sáng con đường tranh đấu cho Tự Do của các thế hệ thanh niên Việt đi sau !
Ngày 14 tháng 12 năm 1984, "Tòa Án Nhân Dân Tối Cao" của chế độ cộng sản tại Việt Nam đã đem ra xử 21 người thuộc Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Những người này đã bị bắt trong nhiều đợt từ 1981 đến 1984.
Phiên tòa diễn ra ở công trường Lam Sơn tai nhà hát lớn của thành phố Sàigòn và được phóng thanh ra ngoài đường cho một công chúng đông đảo tụ tập lại theo dõi. Các hình ảnh của phiên xử được báo chí ngoại quốc phát ra làm chấn động dư luận thế
giới và gây bàng hoàng trong các cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
Sau vài ngày xử ngắn ngủi, từ 14 đến 18 tháng 12, với các luật sư do chính nhà cầm quyền chỉ định, tòa án cộng sản đã tuyên án tử hình 5 người mà chúng nghĩ là chủ chốt
1. Mai Văn Hạnh
2. Trần Văn Bá
3. Lê Quốc Quân
4. Huỳnh Vĩnh Sanh
5. Hồ Thái Bạch
Tráng sĩ Kinh Kha Trần Văn Bá sinh ngày 14-05-1945 tại Sa Đéc, thân phụ là dân biểu VNCH Chống Cộng Quyết Liệt Trần Văn Vân (bị VC ám sát chết). Anh là chủ tịch tổng hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris 1972-1973.
Ông Hồ Thái Bạch bị công an dùng dùi cui đánh đập vì ông lên tiếng phản đối các bản án của tòa án cộng sản.
Trong những ngày sau đó, tại khắp nơi trên thế giới, các cộng đồng người Việt cũng như chính giới ngoại quốc đã không ngừng đẩy mạnh những nỗ lực để yêu cầu nhà cầm quyền xét lại vụ xử và hủy bỏ các bản án tử hình.
Tại Paris, môi trường hoạt động tiên khởi của Trần Văn Bá, những cuộc biểu tình phản kháng Hà Nội và vận động cho các kháng chiến quân đã liên tục diễn ra trước sứ quán cộng sản cũng như tại nhiều điểm trong thành phố. Các báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình đưa ra nhiều bài bình luận chê bai chế độ cộng sản Việt Nam, chính giới Pháp và ở nhiều nước Âu Châu đã gởi điện văn can thiệp cho những người bị nạn.
Ngày 3 tháng 1 năm 1985, niềm hy vọng của thế giới tự do được khởi sắc phần nào khi Hà Nội quyết định cải biến các bản án tử hình của hai ông Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh thành án chung thân.
Thực ra cái được gọi là sự "khoan hồng" này chỉ nhằm mục đích làm giảm bớt áp lực của quốc tế để nhà cầm quyền tiếp tục dự án dã man đã sắp đặt sẵn.
* Diễn tiến vụ án :
Ngày 14 tháng 12 năm 1984, 21 kháng chiến quân thuộc " Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam " đã bị "Tòa Án Nhân Dân Tối Cao" của chế độ cộng sản Hà Nội đem ra xử.
Phiên tòa xảy ra tại Nhà Hát lớn Sàigòn tức tòa nhà Hạ Viện cũ của thời Việt Nam Cộng Hòa, một phần của cơ sở còn được biến thành khu vực triển lãm các "chiến lợi phẩm" tịch thu được từ các kháng chiến quân. Nhà cầm quyền còn cho phóng thanh diễn tiến vụ án tại công trường Lam Sơn và hàng ngàn người đã chen chúc nhau ngồi theo dõi.
Trong bản Cáo trạng đọc trước toà, công tố viên Trần Tế cho biết ngay từ đầu tháng 1/81, cơ quan an ninh cộng sản đã phát hiện một "tổ chức gián điệp" xâm nhập vào Việt Nam.
Theo bản buộc tội, ông Lê Quốc Túy là chủ tịch của tổ chức, ông Mai Văn Hạnh là chủ tịch quốc ngoại, các ông Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Tấn Khoa làm đồng chủ tịch quốc nội. Ông Trần Văn Bá được cử là tham mưu và ông Lê Quốc Quân phụ trách lực lượng vũ trang trong nước.
Mặt khác, Trung Quốc thì bị tố là đã tài trợ mạnh mẽ các hoạt động của "tổ chức gián điệp" và các lực lượng tình báo của Thái Lan và Hoa Kỳ cũng bị cho là đã hợp tác chặt chẽ vào "âm mưu phá hoại".
Tết 1983, lực lượng an ninh cộng sản đã bắt được Hồ Tấn Khoa, Võ Văn Nhơn, Nguyễn Ngọc Hòa thuộc tổ chức "Hòa Giải Quốc Tế" gần với Cao Đài giáo. Những người bị bắt bị nghi là thông đồng với các ông Túy Hạnh để "cướp chính quyền" ở một số tỉnh miền tây. Con trai ông Khoa là Hồ Thái Bạch sau đó thay thế cha trong chức vụ đồng chủ tịch.
Công tố viên cộng sản cho biết có 10 toán gián điệp đã được tung vào trong nước tính từ đầu năm 1981 đến tháng 9 năm 1984. Toán thứ nhất về bằng đường bộ từ tỉnh Trat ở Thái Lan qua Cam Bốt, khi đến Châu Đốc thì bị bắt. Toán này có nhiệm vụ liên lạc với lực lượng của Hòa Hảo để chiếm đóng vùng Bảy Núi. Toán thứ 10 về bằng đường biển hồi đầu tháng 9/84 gồm 21 người trong đó có Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá. Toán này bị bắt ngay khi mới đổ bộ vào bờ biển. Tổng cộng, có tất cả 119 người đã bị bắt giam hoặc giết chết
* Thiếu Tá Công An Nguyễn TẤn Dũng Là Người Chỉ Huy Vây BẮt Vụ Án Này . Sau Đó Được Phong Làm Đại Tá Công An , Hiện Nay là Thủ Tướng Của Bạo Quyền Cộng Sản Việt Nam .
Ông Lê Quốc Túy đáng lẽ cũng đi cùng toán thứ 10 nhưng vì phải vào nhà thương ở Pháp để mổ gấp nên đã thoát nạn. Ngày 27 tháng 12, 1984, ông tổ chức họp báo tại Paris với tư cách là ủy viên đối ngoại của Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Theo nguyệt san Nhân Bản số tháng 1/01/85 phát hành tại Paris, ông Túy xác nhận một số chiến sĩ của Mặt Trận đã bị bắt từ 1980. Một trận đánh lớn đã xảy ra tại Hà Tiên gây thiệt hại cho khoảng 120 cán binh Việt cộng.
Không ai giúp Mặt Trận cho đến nay, việc Việt cộng cho rằng có Trung Hoa, Thái Lan hay Hoa Kỳ giúp là để phỉ báng cuộc cách mạng. Súng đạn do chính cán bộ cộng sản cung cấp hoặc bán lại. Trong số 21 người bị xử có 2 cựu cán bộ cộng sản.
Mặt Trận không có căn cứ ở ngoại quốc, hoạt động ở Nam và Trung phần và tổ chức đối kháng tiêu cực, không tổ chức đánh lớn. Điểm duy nhất đúng trong bản Cáo trạng của cộng sản là Mặt Trận dự định tổ chức một vụ lớn và mạnh trong năm 1985. Vũ khí dùng để bảo vệ dân chúng, chất nổ nhằm tổ chức phá hoại tại Sài gòn.
Ngay từ phiên xử đầu tiên, nhà cầm quyền cộng sản đã cho thấy các bản án đã được sắp xếp sẵn. Sự hiện diện của các luật sư quốc doanh bên cạnh các bị cáo chỉ là một sắc thái cố hữu của các phiên tòa trong các chế độ cộng sản trên khắp thế giới. Làm sao có thể tin tưởng các luật sư do chế độ chỉ định khi ngay từ đầu những người này đã chấp nhận lời cáo buộc các thân chủ của họ "phản bội lại tổ quốc", "chống phá cách mạng" và cuộc biện hộ của họ chỉ xoay quanh việc xin nhà nước khoan hồng !
Trong các phiên xử, mỗi lần một bị cáo có toan tính đi ra ngoài những lời tự thú đã
bị áp đặt trước là lập tức bị đàn áp . Ông Huỳnh Vĩnh Sanh vừa hô :
_ " Việt Nam Cộng Hoà Muôn Năm "
liền bị một cán bộ cộng sản đưa tay bịt miệng, một cán bộ khác chạy tới còng tay lại ! Ông Hồ Thái Bạch bị công an dùng dùi cui đánh đập vì ông lên tiếng phản đối các bản án của tòa án cộng sản.
Sau 4 ngày diễn ra vụ án bịp bợm, các bản án đã được tuyên đọc trong suốt 2 giờ đồng hồ :
Tử hình : Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch.
Chung thân : Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Hườn, Hoàng Đình Mỹ.
Từ 8 đến 20 năm tù : số 13 kháng chiến quân còn lại.
Ghi chú : các hình trong trang này được lấy từ bán nguyệt san Hoa Thịnh Đốn Việt Báo số 1 đến 15 tháng 1 năm 1985.
Danh sách 21 kháng chiến quân bị nạn :
1 - Mai Văn Hạnh
2 - Trần Văn Bá
3 - Lê Quốc Quân
4 - Huỳnh Vĩnh Sanh
5 - Hồ Thái Bạch
6 - Trần Nguyên Hùng
7 - Tô Văn Hườn
8 - Hoàng Đình Mỹ
9 - Thạch Sanh
10 - Nguyễn Văn Trạch
11 - Nguyễn Bình
12 - Nguyễn Văn Hậu
13 - Nhan Văn Lộc
14 - Lý Vinh
15 - Trần Ngọc Ẩn
16 - Cai Văn Hùng
17 - Đặng Bá Lộc
18 - Thái Văn Dư
19 - Trần Văn Phương
20 - Nguyễn Phi Long
21 - Nguyễn Văn Cầm
Anh Hùng Kháng Chiến Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch :
Cả ba đều là thành viên của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.
- Trần Văn Bá sinh năm 1945 là cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Ðã tham gia MTTNCLLYNGPVN của kỹ sư Lê Quốc Túy vào những ngày đầu mới thành lập. Tháng 10/80 giữ chức Thiếu úy và thăng Thiếu Tá tháng 5/84 phụ trách an ninh nội vụ chỉ huy trưởng xâm nhập VN và chỉ huy trưởng mật cứ huấn luyện Tự Thắng. Anh Bá bị bắt tháng 9/1984.
- Lê Quốc Quân sinh năm 1941 là cựu sĩ quan QLVNCH. Chiến hữu Quân đã quy tụ một số cựu quân nhân trốn cải tạo và một số được thả về thành lập tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Các Lực Lượng yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Ðã hai lần rời Sài Gòn gặp C/h Hạnh và ông Túy tại trấn Hồ Phòng Minh Hải vào tháng 3/82 và tháng 6/82 để bàn thảo kế hoạch hoạt động. Chương trình hành động gồm :
1/ Lập các tổ cảm tử nhỏ, phân tán ở các đô thị, trang bị gọn, cùng các tổ chức trong lực lượng mới tuyển mộ để phá hoại, ám sát, rải truyền đơn, kách động quần chúng...
2/ Dự kiến đẩy mạnh hoạt động vũ trang ở các vùng rừng núi và nông thôn với sự lôi kéo dân chúng cướp chánh quyền từng khu vực, tiến tới lật đổ chế độ trên toàn VN.
- Hồ Thái Bạch bí danh Anh Cả sinh năm 1926 tại Long An trú quán Tây Ninh, được thay cụ thân sinh là Bảo Ðạo Cao Ðài Hồ Tấn Khoa, giữ chức Ðồng Chủ Tịch đặc trách Cao Ðài quốc nội. Bị bắt tháng 9/84 trên đường đi gặp C/h Mai văn Hạnh từ nước ngoài về.
8 giờ sáng ngày thứ ba 8/1/1985 VC đã đem ba c/h Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch ra pháp trường xữ bắn. Ba c/h không chịu bịt mắt và đã hô lớn trước khi chết
_ " ĐẢ ĐẢO CỘNG SẢN ! VIỆT NAM MUÔN NĂM "
Riêng c/h Mai văn Hạnh nhờ sự can thiệp tích cực của chánh phủ Pháp nên được VC trả tự do và trục xuất sang Pháp.
" Kháng Chiến Thành Bại Thiên Hạ Luận
  Chí Lớn Lòng Son Đáng Anh Hùng "

----

Bài viết của Võ Văn Thiệu trên Vietbao.com 

http://vietbao.com/D_1-2_2-67_4-217998_15-2/


Võ Văn Thiệu: Nhớ Về Các Kỷ Niệm Với Anh Trần Văn Bá Nhân Ngày Giỗ 8 Tháng 1
(01/08/2014) (Xem: 1535)
Tác giả : Võ Văn Thiệu
Võ Văn Thiệu
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những sinh viên Quốc Gia du học tại Ý Đại Lợi đã thành lập một Liên Hội Sinh Viên Quốc Gia toàn nước Ý mà thành phần chủ chốt là Hội Sinh Viên Yêu Nước tại Milan trong đó tôi là một thành viên tích cực. Bởi vì hiểu rõ chủ nghĩa Cộng Sản (CS) từ lúc ở trong nước, sau khi đến du học tại Ý tôi vẫn không bao giờ lung lay với lý tưởng quốc gia và do đó tôi luôn chống lại các tuyên truyền của CS, kể cả CS Ý, một lực lượng rất hùng hậu của Tây Âu lúc bấy giờ. Tất cả các sinh viên VN du học tại các nước Tây Âu hầu hết đều xuất thân từ Miền Nam, hay đúng ra là do chính phủ VNCH cho đi. Thế mà có nhiều anh “ăn cơm quốc gia thờ ma CS”, một hiện tượng vẫn còn thấy vào lúc nầy trong cộng đồng người Việt. Các cô cậu nầy không hiểu CS là gì, nhất là CSVN. Lớn lên rồi đi học, đa số tại các thành thị miền Nam, họ chưa bao giờ thấy CS hành xử và tráo trở với dân lành Việt Nam đến thế nào. Một lý do khác nữa là giáo dục của gia đình cũng ảnh hưởng đến tư tưởng và thế đứng chính trị cho bản thân mình. Nếu cứ tiếp tục dạy dổ con em chúng ta lo học cho giỏi, kiếm bằng cao chức trọng, làm nhiều tiền, mà quên đi đức dục, ý thức phục vụ tha nhân, cộng đồng và ý thức chính trị của người Việt quốc gia yêu nước, thì không sớm thì muộn các cô cậu sẽ bị lung lay, ru ngủ, và ảnh hưởng bởi tuyên truyền của CS. Có nhiều anh được đi học bổng với tư cách là quốc gia nghĩa tử – nghĩa là cha hay mẹ bị CS sát hại, mà sau nầy chạy theo hoạt động cho tòa đại sứ của CS. Các anh nầy khi bị chúng tôi chỉ trích thì lại quay ra chửi lại cha mẹ mình, cho là cha mẹ tôi theo Mỹ Ngụy thì chết là phải rồi! Nông cạn đến thế thì hết chổ nói.

Trở lại kỷ niệm của Hội Sinh Viên VN Yêu Nước tại Milan vào những năm sau 75. Khi chúng tôi thành lập Hội SVVN và có kèm theo hai chữ Yêu Nước thì bên phía sinh viên thân Cộng nhảy hoảng lên vì hai chữ yêu nước lâu nay do họ “độc quyền” xử dụng. Lúc đó hội gì có chữ yêu nước là thân cộng, hay ngầm ý là của CS. Chúng tôi muốn chứng tỏ là lúc nầy thì chúng tôi mới là sinh viên yêu nước, các anh chỉ là tay sai của tòa đại sứ, một lối nói mà người sinh viên CS ưa dùng để chụp mũ nhóm sinh viên quốc gia chúng tôi. Họ làm tay sai cho CS mà họ nghĩ là họ yêu nước rồi đi ngược lại chụp mũ mình!

Hội SVVN Yêu Nước tại Milan, cũng như các Hội SV Quốc Gia khác trên toàn nước Ý tập hợp lại và thành lập Liên Hội Sinh Viên QG tại Ý. Ngoài các hoạt động tạo đoàn kết cho khối sinh viên QG, vận động dư luận Ý cho một VN tự do, nhân bản và nhất là đi khắp nước Ý, nơi nào có thể được để giải thích cho dân Ý hiểu rõ tình cảnh mới của VN, chúng tôi còn tổ chức các buổi văn nghệ “đấu tranh” nhân dịp Xuân về cho dân chúng Ý xem.

Chúng tôi đã tham gia các đại hội sinh viên QG tại Âu Châu, một lần tổ chức thành công là ở Stuttgard, Tây Đức năm 1977, nếu tôi nhớ không lầm vì nay đã qua 37 năm. Năm đó anh em đến từ Ý của chúng tôi có gặp mặt anh Trần Văn Bá, anh đang hướng dẫn phái đoàn của Tổng Hội SVVN của Paris qua dự.

Sau những giờ nghỉ ngơi và tiếp xúc với anh, anh ?đã khuyến khích chúng tôi đứng ra tổ chức đại hội sinh viên Việt Nam tại Âu Châu năm 1978. Phái đoàn chúng tôi đồng ý trên nguyên tắc và hứa sẽ về trình bày lại cho anh em tại Ý để quyết định.

Trong những giờ rảnh rỗi không bận họp, chúng tôi có dịp tâm sự và trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến thời cuộc với Anh. Anh Trần Văn Bá chinh phục cảm tình của chúng tôi ngay từ buổi ban đầu. Anh có tinh thần quốc gia vững vàng và là một người rất giản dị, ăn nói rất đứng đắn và những gì Anh nói ra là những nhận xét rất sắc bén và đáng để cho đám đàn em chúng tôi phải lắng nghe và học hỏi. Tư cách lãnh đạo của Anh thì không có gì chê trách. Tôi biết trước lúc khi gặp Anh, Anh là con của Cố Dân Biểu Trần Văn Văn, một lãnh tụ chính trị đáng kính của VNCH bị CS sát hại.

Tôi có hỏi Anh học hỏi ở đâu mà biết nhiều về chính trị và kinh nghiệm như thế. Anh Bá cười cười nói hồi nhỏ “moi” ở trong nhà hay rót nước cho Ông Già mời khách rồi ngồi nghe các ổng bàn chuyện chính trị rồi “thấm” vào luôn. Sự thật là như vậy. Anh đã học được những gì quý báu từ cha mẹ - đó là sự giáo dục của một gia đình có tinh thần cách mạng, hy sinh cho đại cuộc, hơn là lấy vinh thân phì gia làm mục đính chính cho con cái của mình.

Tất cả chúng tôi, những sinh viên Quốc Gia lúc đó ở Âu Châu có Anh Bá như có một người “cha” che chở, chỉ dẫn cho trong việc tranh đấu cho một Việt Nam tự do, nhân bản, và dân chủ sau ngày 30 tháng 4. Những gì Anh làm cho Tổng Hội SVVN tại Paris sau ngày 30 tháng 4 chúng tôi đều theo dõi và cảm phục tấm lòng của Anh cho đại cuộc.

Anh Bá đã nhận được sự kính mến của tất cả những sinh viên trong các Đại Hội ở Âu Châu. Khi chúng tôi tổ chức Đại Hội Sinh Viên Âu Châu tại Milan, Italy vào tháng Bảy, 1978, Anh đã đích thân hướng dẫn phái đoàn của Tổng Hội Paris qua tham dự. Anh khuyến khích, chỉ dẫn, tác động tinh thần và luôn luôn vui vẻ trong công việc chung. Mỗi khi bàn thảo một vấn đề gì, Anh lắng nghe và cho ý kiến một cách thành thật, và sau đó là ủng hộ hết mình những gì đa số anh em khác đã đồng lòng biểu quyết. Một tinh thần đoàn kết, xây dựng lo cho đại cuộc mà chúng ta thấy thiếu vắng trong hàng ngũ các các người hoạt động chính trị ngày nay. Tôi không nhớ Anh có hút thuốc hay không, nhưng chắc chắn là Anh không nhậu nhẹt nói tầm phào, vô bổ.

Trong dịp đại hội nầy ở Milan, ngoài phái đoàn của Tổng Hội Sinh Viên tại Paris còn có các đại diện của SVVN quốc gia đến từ Pháp (THSVVN Paris, Lyon, Grenoble), Đan Mạch, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ.

Trong số các sinh viên đến từ Vương Quốc Bỉ, chúng tôi còn nhớ có Anh Lê Hữu Đào của Liège. Trong một dịp được phỏng vấn bởi đài Đài Á Châu Tự Do (RFA- Radio Free Asia) trước đây anh Lê Hữu Đào tâm sự rằng Anh Trần Văn Bá đã biết chắc một điều là muốn Việt Nam vương lên thì giải thể chế độ CS ở Việt Nam là con đường duy nhất. Thời buổi đó Anh Bá đã có nhận xét đúng đắn và điều nầy vẫn còn có gía trị cho đến ngày hôm nay, gần 40 năm sau khi CS thống trị toàn đất nước. Ngày nào còn chế độ CS ngày ấy dân tộc ta còn lầm than, đất nước còn lạc hậu không tiến xa được. CSVN đã tàn phá biết bao nhiêu giá trị cao quí của con người Việt Nam đã có từ ngàn năm trước khi họ đem chủ nghĩa CS áp đặt lên dân Việt.Họ đã làm lụn bại, phá sản tinh túy của cả một thế hệ con dân Việt mà rồi đây con cháu chúng ta sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức để xây dựng trở lại.

Cũng trong một bài phỏng vấn trên của đài RFA, chị Vũ Thụy, một người đã từng hoạt động với Anh Bá nhiều năm ở Paris, đã nói “ Đối với tôi thì Anh Bá là hình ảnh cụ thể nhất của một nhà cách mạng, nhà ái quốc, dám hy sinh cho lý tưởng...”. Chị còn tâm sự mổi lần chị tổ chức gì mà có lấn cấn, chị nghĩ đến Anh thì mọi việc dường như 99% đều được suông sẻ. Tôi tin điều nầy có thể linh nghiệm được vì biết rằng anh Bá là một nhà yêu nước thật sự, Anh đã về bên kia thế giới hợp quần với tất cả các nhà cách mạng chân chính Việt Nam để phù trợ và đùm bọc cho con cháu nước nhà.

Anh Trần Văn Bá mất đi ngày 8 tháng 1 năm 1985 thọ 40 tuổi. Tin Anh bị CS hành quyết làm cho chúng tôi những người quen biết Anh sững sờ và thương tiếc, dù biết rằng Anh chấp nhận hy sinh cho một nước Việt Nam tự do không CS.

Những nhà cách mạng, anh hùng dân tộc không phải dễ tìm ra. Anh là một trong những vị gần với thế hệ chúng ta, nhất là tuổi trẻ trong giới sinh viên hoc sinh mà anh Trần Văn Bá là một lãnh tụ kính yêu. Biết rằng không thể nào làm việc to lớn như Anh được, nhưng chúng tôi, những người đồng chí hướng với Anh, thầm nghĩ và tự hứa với lòng mình là phải sống sao cho ra con người VN Quốc Gia, giáo dục con cái để cho chúng thành NHÂN, và làm hết khả năng trong hoàn cảnh của mình để không thẹn với ông bà tổ tiên của dòng giống dân Việt.

Võ Văn Thiệu



Photo: VỤ ÁN XÉT XỬ KINH KHA - TRẦN VĂN BÁ :    Ông Huỳnh Vĩnh Sanh vừa hô "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm" liền bị một cán bộ cộng sản đưa tay bịt miệng     Ngày 08-01-1985, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch bị chế độ cộng sản VN hành quyết. Tên tuổi cả ba vị được ghi vào sử xanh của nước Việt hào hùng. Trần Văn Bá trở thành ngọn đuốc soi sáng con đường tranh đấu cho Tự Do của các thế hệ thanh niên Việt đi sau !     Ngày 14 tháng 12 năm 1984, "Tòa Án Nhân Dân Tối Cao" của chế độ cộng sản tại Việt Nam đã đem ra xử 21 người thuộc Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Những người này đã bị bắt trong nhiều đợt từ 1981 đến 1984.     Phiên tòa diễn ra ở công trường Lam Sơn tai nhà hát lớn của thành phố Sàigòn và được phóng thanh ra ngoài đường cho một công chúng đông đảo tụ tập lại theo dõi. Các hình ảnh của phiên xử được báo chí ngoại quốc phát ra làm chấn động dư luận thế  giới và gây bàng hoàng trong các cộng đồng người Việt tại hải ngoại.      Sau vài ngày xử ngắn ngủi, từ 14 đến 18 tháng 12, với các luật sư do chính nhà cầm quyền chỉ định, tòa án cộng sản đã tuyên án tử hình 5 người mà chúng nghĩ là chủ chốt      1. Mai Văn Hạnh      2. Trần Văn Bá      3. Lê Quốc Quân      4. Huỳnh Vĩnh Sanh      5. Hồ Thái Bạch     Tráng sĩ Kinh Kha Trần Văn Bá sinh ngày 14-05-1945 tại Sa Đéc, thân phụ là dân biểu VNCH Chống Cộng Quyết Liệt Trần Văn Vân (bị VC ám sát chết). Anh là chủ tịch tổng hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris 1972-1973.      Ông Hồ Thái Bạch bị công an dùng dùi cui đánh đập vì ông lên tiếng phản đối các bản án của tòa án cộng sản.      Trong những ngày sau đó, tại khắp nơi trên thế giới, các cộng đồng người Việt cũng như chính giới ngoại quốc đã không ngừng đẩy mạnh những nỗ lực để yêu cầu nhà cầm quyền xét lại vụ xử và hủy bỏ các bản án tử hình.       Tại Paris, môi trường hoạt động tiên khởi của Trần Văn Bá, những cuộc biểu tình phản kháng Hà Nội và vận động cho các kháng chiến quân đã liên tục diễn ra trước sứ quán cộng sản cũng như tại nhiều điểm trong thành phố. Các báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình đưa ra nhiều bài bình luận chê bai chế độ cộng sản Việt Nam, chính giới Pháp và ở nhiều nước Âu Châu đã gởi điện văn can thiệp cho những người bị nạn.     Ngày 3 tháng 1 năm 1985, niềm hy vọng của thế giới tự do được khởi sắc phần nào khi Hà Nội quyết định cải biến các bản án tử hình của hai ông Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh thành án chung thân.     Thực ra cái được gọi là sự "khoan hồng" này chỉ nhằm mục đích làm giảm bớt áp lực của quốc tế để nhà cầm quyền tiếp tục dự án dã man đã sắp đặt sẵn.    *  Diễn tiến vụ án :     Ngày 14 tháng 12 năm 1984, 21 kháng chiến quân thuộc " Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam " đã bị "Tòa Án Nhân Dân Tối Cao" của chế độ cộng sản Hà Nội đem ra xử.     Phiên tòa xảy ra tại Nhà Hát lớn Sàigòn tức tòa nhà Hạ Viện cũ của thời Việt Nam Cộng Hòa, một phần của cơ sở còn được biến thành khu vực triển lãm các "chiến lợi phẩm" tịch thu được từ các kháng chiến quân. Nhà cầm quyền còn cho phóng thanh diễn tiến vụ án tại công trường Lam Sơn và hàng ngàn người đã chen chúc nhau ngồi theo dõi.    Trong bản Cáo trạng đọc trước toà, công tố viên Trần Tế cho biết ngay từ đầu tháng 1/81, cơ quan an ninh cộng sản đã phát hiện một "tổ chức gián điệp" xâm nhập vào Việt Nam.    Theo bản buộc tội, ông Lê Quốc Túy là chủ tịch của tổ chức, ông Mai Văn Hạnh là chủ tịch quốc ngoại, các ông Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Tấn Khoa làm đồng chủ tịch quốc nội. Ông Trần Văn Bá được cử là tham mưu và ông Lê Quốc Quân phụ trách lực lượng vũ trang trong nước.       Mặt khác, Trung Quốc thì bị tố là đã tài trợ mạnh mẽ các hoạt động của "tổ chức gián điệp" và các lực lượng tình báo của Thái Lan và Hoa Kỳ cũng bị cho là đã hợp tác chặt chẽ vào "âm mưu phá hoại".        Tết 1983, lực lượng an ninh cộng sản đã bắt được Hồ Tấn Khoa, Võ Văn Nhơn, Nguyễn Ngọc Hòa thuộc tổ chức "Hòa Giải Quốc Tế" gần với Cao Đài giáo. Những người bị bắt bị nghi là thông đồng với các ông Túy Hạnh để "cướp chính quyền" ở một số tỉnh miền tây. Con trai ông Khoa là Hồ Thái Bạch sau đó thay thế cha trong chức vụ đồng chủ tịch.      Công tố viên cộng sản cho biết có 10 toán gián điệp đã được tung vào trong nước tính từ đầu năm 1981 đến tháng 9 năm 1984. Toán thứ nhất về bằng đường bộ từ tỉnh Trat ở Thái Lan qua Cam Bốt, khi đến Châu Đốc thì bị bắt. Toán này có nhiệm vụ liên lạc với lực lượng của Hòa Hảo để chiếm đóng vùng Bảy Núi. Toán thứ 10 về bằng đường biển hồi đầu tháng 9/84 gồm 21 người trong đó có Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá. Toán này bị bắt ngay khi mới đổ bộ vào bờ biển. Tổng cộng, có tất cả 119 người đã bị bắt giam hoặc giết chết    * Thiếu Tá Công An Nguyễn TẤn Dũng Là Người Chỉ Huy Vây BẮt Vụ Án Này . Sau Đó Được Phong Làm Đại Tá Công An , Hiện Nay là Thủ Tướng Của Bạo Quyền Cộng Sản Việt Nam .   Ông Lê Quốc Túy đáng lẽ cũng đi cùng toán thứ 10 nhưng vì phải vào nhà thương ở Pháp để mổ gấp nên đã thoát nạn. Ngày 27 tháng 12, 1984, ông tổ chức họp báo tại Paris với tư cách là ủy viên đối ngoại của Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Theo nguyệt san Nhân Bản số tháng 1/01/85 phát hành tại Paris, ông Túy xác nhận một số chiến sĩ của Mặt Trận đã bị bắt từ 1980. Một trận đánh lớn đã xảy ra tại Hà Tiên gây thiệt hại cho khoảng 120 cán binh Việt cộng.     Không ai giúp Mặt Trận cho đến nay, việc Việt cộng cho rằng có Trung Hoa, Thái Lan hay Hoa Kỳ giúp là để phỉ báng cuộc cách mạng. Súng đạn do chính cán bộ cộng sản cung cấp hoặc bán lại. Trong số 21 người bị xử có 2 cựu cán bộ cộng sản.       Mặt Trận không có căn cứ ở ngoại quốc, hoạt động ở Nam và Trung phần và tổ chức đối kháng tiêu cực, không tổ chức đánh lớn. Điểm duy nhất đúng trong bản Cáo trạng của cộng sản là Mặt Trận dự định tổ chức một vụ lớn và mạnh trong năm 1985. Vũ khí dùng để bảo vệ dân chúng, chất nổ nhằm tổ chức phá hoại tại Sài gòn.       Ngay từ phiên xử đầu tiên, nhà cầm quyền cộng sản đã cho thấy các bản án đã được sắp xếp sẵn. Sự hiện diện của các luật sư quốc doanh bên cạnh các bị cáo chỉ là một sắc thái cố hữu của các phiên tòa trong các chế độ cộng sản trên khắp thế giới. Làm sao có thể tin tưởng các luật sư do chế độ chỉ định khi ngay từ đầu những người này đã chấp nhận lời cáo buộc các thân chủ của họ "phản bội lại tổ quốc", "chống phá cách mạng" và cuộc biện hộ của họ chỉ xoay quanh việc xin nhà nước khoan hồng !     Trong các phiên xử, mỗi lần một bị cáo có toan tính đi ra ngoài những lời tự thú đã  bị áp đặt trước là lập tức bị đàn áp . Ông Huỳnh Vĩnh Sanh vừa hô :    _ " Việt Nam Cộng Hoà Muôn Năm "     liền bị một cán bộ cộng sản đưa tay bịt miệng, một cán bộ khác chạy tới còng tay lại ! Ông Hồ Thái Bạch bị công an dùng dùi cui đánh đập vì ông lên tiếng phản đối các bản án của tòa án cộng sản.     Sau 4 ngày diễn ra vụ án bịp bợm, các bản án đã được tuyên đọc trong suốt 2 giờ đồng hồ :     Tử hình : Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch.     Chung thân : Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Hườn, Hoàng Đình Mỹ.     Từ 8 đến 20 năm tù : số 13 kháng chiến quân còn lại.      Ghi chú : các hình trong trang này được lấy từ bán nguyệt san Hoa Thịnh Đốn Việt Báo số 1 đến 15 tháng 1 năm 1985.     Danh sách 21 kháng chiến quân bị nạn :     1 - Mai Văn Hạnh     2 - Trần Văn Bá    3 - Lê Quốc Quân     4 - Huỳnh Vĩnh Sanh     5 - Hồ Thái Bạch    6 - Trần Nguyên Hùng    7 - Tô Văn Hườn     8 - Hoàng Đình Mỹ      9 - Thạch Sanh     10 - Nguyễn Văn Trạch     11 - Nguyễn Bình     12 - Nguyễn Văn Hậu     13 - Nhan Văn Lộc     14 - Lý Vinh     15 - Trần Ngọc Ẩn     16 - Cai Văn Hùng     17 - Đặng Bá Lộc     18 - Thái Văn Dư     19 - Trần Văn Phương     20 - Nguyễn Phi Long     21 - Nguyễn Văn Cầm      Anh Hùng Kháng Chiến Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch :     Cả ba đều là thành viên của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.     - Trần Văn Bá sinh năm 1945 là cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Ðã tham gia MTTNCLLYNGPVN của kỹ sư Lê Quốc Túy vào những ngày đầu mới thành lập. Tháng 10/80 giữ chức Thiếu úy và thăng Thiếu Tá tháng 5/84 phụ trách an ninh nội vụ chỉ huy trưởng xâm nhập VN và chỉ huy trưởng mật cứ huấn luyện Tự Thắng. Anh Bá bị bắt tháng 9/1984.     - Lê Quốc Quân sinh năm 1941 là cựu sĩ quan QLVNCH. Chiến hữu Quân đã quy tụ một số cựu quân nhân trốn cải tạo và một số được thả về thành lập tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Các Lực Lượng yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Ðã hai lần rời Sài Gòn gặp C/h Hạnh và ông Túy tại trấn Hồ Phòng Minh Hải vào tháng 3/82 và tháng 6/82 để bàn thảo kế hoạch hoạt động. Chương trình hành động gồm :     1/ Lập các tổ cảm tử nhỏ, phân tán ở các đô thị, trang bị gọn, cùng các tổ chức trong lực lượng mới tuyển mộ để phá hoại, ám sát, rải truyền đơn, kách động quần chúng...     2/ Dự kiến đẩy mạnh hoạt động vũ trang ở các vùng rừng núi và nông thôn với sự lôi kéo dân chúng cướp chánh quyền từng khu vực, tiến tới lật đổ chế độ trên toàn VN.      - Hồ Thái Bạch bí danh Anh Cả sinh năm 1926 tại Long An trú quán Tây Ninh, được thay cụ thân sinh là Bảo Ðạo Cao Ðài Hồ Tấn Khoa, giữ chức Ðồng Chủ Tịch đặc trách Cao Ðài quốc nội. Bị bắt tháng 9/84 trên đường đi gặp C/h Mai văn Hạnh từ nước ngoài về.     8 giờ sáng ngày thứ ba 8/1/1985 VC đã đem ba c/h Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch ra pháp trường xữ bắn. Ba c/h không chịu bịt mắt và đã hô lớn trước khi chết    _ " ĐẢ ĐẢO CỘNG SẢN ! VIỆT NAM MUÔN NĂM "     Riêng c/h Mai văn Hạnh nhờ sự can thiệp tích cực của chánh phủ Pháp nên được VC trả tự do và trục xuất sang Pháp.                      " Kháng Chiến Thành Bại Thiên Hạ Luận                          Chí Lớn Lòng Son Đáng Anh Hùng "