Wednesday, January 29, 2020

Đức Phật thiện xảo phương tiện dạy về Không/Tính Không (bi-lingual)

                                                         * *


Trong Cula-suññatā sutta ( MN 121= Kinh Tiểu Không) , Đức Phật bảo Tôn giả ANan :
Pubbe c'āhaɱ Ānanda,
etarahi ca
suññatā-vihārena bahulaɱ viharāmi.
Cố HT Thích Minh Châu dịch:
“Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.”
Đó là câu dịch rất hay, nhờ chữ “an trú”. Nhưng cần làm rõ nghĩa vấn đề “an trú Không”
Nghĩa đen của câu trên là :
Ông Anan này, từ xưa , rồi nay ta đã sống trong nghĩa Không và thường sống trọn vẹn, đủ đầy với nghĩa Không .
Văn hoa mà vẫn chuẩn xác hơn có thể dịch :
Ông Anan này, từ xưa , rồi nay ta đã an trú trong Tính Không , và thường an trú nơi đó rất nhiều.
Điều cần chỉ ra là Đức Phật đã dùng chữ “Suññatā” (Tính Không= Voidness, Emptiness) để nói về sự an trú trong trong tư tưởng, thể nghiệm Không tính. Ngài đã không dùng chữ Suñña [“Không ( Void), Chân Không ( Vacuum)]. Điều này có nghĩa như thế nào ?
Điều này có nghĩa qua thiền quán , niệm tính và rút tinh yếu về Không, Chân không, Chân Tính của cái Không ( the true essence of the Void) muốn nói đến, Ngài đã sử dụng một phương pháp khác suy niệm, tư duy Tây phương; tuy cũng có những lúc tương tợ [tương tợ chút thôi] như phương pháp rút đặc tính, yếu tính của triết học Tây phương, từ thời Plato. Nói theo cách nói của triết học Tây phương từ Plato là lý niệm hóa , rút thể tính ( extracting essences) của sự , việc hay vật để diễn tả yếu tính, lý tính, hoặc thể tính của chúng. Xa xôi hơn nữa khoảng hơn 1000 năm sau nơi Tây phương thì gọi là khái niệm hóa. Lúc đó vấn đề khái niệm hoá, suy tư trên khái niệm, quanh vận chuyển khái quát hóa sự, vật đã đi quá xa , vì bắt đầu có quá nhiều sự và vật xuất hiện trong văn hóa con ngưòi; và thiền quán bên trời Tây ít có ai biết, nên thể tính, yếu tính sự, vật , nếu kinh nghiệm thực tế không được quán sát biết rõ, hay có khoa học thực nghiệm giảo chứng, sẽ kém thuyết phục. Tây phương dùng quan sát, lập giả thiết, tìm chứng cứ, rồi kết luận. Đó là khuynh hướng tìm đến bản chất, căn cốt của sự vật của những đầu óc minh trí, minh triết nhất , thường thấy trong các nhà tư tưởng có nhiều óc khoa học, ví dụ, Pythagoras, Thales, Archimedes, Democritus, và sau này Galileo, Copernicus. R. Descartes v.v. Còn trong triết học thì là suy niệm, khái niệm hóa sự việc rồi phân tích, suy tư. Tuy khác về phương pháp nhưng sản phẩm thành hình có khi cũng ít nhiều tương tự , qua con đường ngôn ngữ. Do đó, cũng có thể thấy, ngôn ngữ nhiều khi che khuất nhiều thứ và rát dễ gây ngộ nhận, nếu không sử dụng thiện xảo.
Điều thứ nhì muốn làm rõ là điều Đức Phật đã dùng Suññatā ( Tính Không= Voidness) trong kinh Cula-Suññatā sutta, trong Majjhima Nikaya ( Kinh Trung bộ) để giảng dạy tăng chúng về Không và Tính Không. Lập lại, Ngài đã không dùng chữ Suñña ( Không, Chân không) mà dùng chữ Suññatā ( Tính Không). Điều này xác lập rõ ràng, qua thiền quán, niệm tính là Ngài đã cố gắng giảng dạy trong kinh qua các thí dụ để “cái Không” xuất hiện để có thể “giảng”, “nói” như thế nào đó để yếu tính, thể tính của Cái Không hiển lộ. Nói theo kiểu triết học Tây phương Cái Không được tính niệm, lý niệm hóa thành Tính không. Phương tiện của Ngài thiện xảo, như có thể thấy, Không như “không có cái đó”, “cái đó đã được dời đi, biến mất”, cứ như thế mà niệm tưởng, quán sát, từ đó “ngộ” ra bản chất, yếu tính của Không- tức Không Tính (Suññatā)— trong tạng kinh Pali (Nam Phạn) của truyền thống Thượng tọa bộ ( Theravada tradition). Điều này hệ trọng , đứng trên mặt lịch sử và truyền thừa. Tức ta có thể tin rằng Tính Không (Suññatā) rất có thể đã được Đức Phật thuyết pháp, giảng dạy khi ngài còn tại thế; chứ không phải được thành lập sau này từ các đại sư vĩ đại trong Đại thừa ( Mahayana) như Long Thọ, Mã Minh , Vô Trước, Thế Thân v.v. Tuy rằng đóng góp của các đại sư, đại luận sư Đại thừa là rất lớn trong sự khai triển, phát minh rất vi diệu vể Tính Không.
Nếu chúng ta tin kinh điển Pali, xuất hiện từ thế kỷ 1 trước Tây lịch, truyền ghi lại đích xác y như những gì Phật dạy , thì chính Đức Thế tôn Cồ Đàm, chứ không phải các đại sư trong các phái của Thượng tọa bộ hay Đại chúng bộ đã truyền dạy về Tính Không.
Điều thứ ba, nó nói lên tầm quan trọng lớn lao của tư tưởng về Không, Tính Không trong Phật giáo, nên bậc Bạc- già-phạm mới thường xuyên “ở” trong đó, đi đứng nằm ngồi với Nó, và an trú trong đó.
Mấy hàng về ngôn ngữ :
  1. Nguồn gốc : Theo Thượng tọa bộ thì kinh Cula-Suññatā sutta được ghi nhớ , truyền tụng bằng miệng, rồi sau đó được viết xuống vào thế kỷ cuối trước Tây lịch. Tam tạng Pali đuợc bảo tồn, trao truyền và dịch ra các thứ tiếng trên thế giới ngày nay từ tiếng Tích lan. Mién điện, Thái lan, Cam bốt, Việt nam, Nhật , Hán, Anh, Pháp, Đức, Ý v.v. Như đã nói trên, Thượng tọa bộ luôn chủ trương và tin tưởng Tam tạng kinh của họ chính là những gì được ghi lại và xuất phát từ kim khẩu của Đức Phật. Vì vậy: chính Đức Thế tôn Cồ Đàm, chứ không phải các đại sư trong các phái của Thượng tọa bộ hay Đại chúng bộ đã truyền dạy về Tính Không. Chúng ta không có, không còn một bản Sanskrit (Bắc Phạn) về kinh này để đối chiếu. Chỉ có bản Kinh Tiểu Không trong bộ Trung A hàm do ngài Phật-đà Da-Xá, thầy của ngài Cưu Ma La thập, với sự cộng tác của thầy Trúc Phật Niệm, người Cam Túc dịch sang tiếng Hán. Thầy Tuệ Sỹ có một bản dịch trong link bên dưới. Bản dịch ba thầy, trong đó có một người Kế Tân ( Kashmir), một người Việt nam cách nhau khoảng 1600 năm đều hay. Riêng thầy Phật-đà Da-Xá ( tôi đoán là Thầy dịch từ tiếng Sanskrit) với cộng tác của TrPNiệm, dịch rất hay , chứng tỏ tiếng Hán của hai vị rất tuyệt. Thầy dịch như sau cho câu : “Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều” thành
“Ngã tòng quá khứ dĩ lai, thường an trụ ư không quán chi trung”
thì thật là tuyệt, tuy có cắt ngắn đi một chút diễn tả ý “an trú rất nhiều” so với bản Pali. Dĩ nhiên, bản Sanskrit có thể không có đoạn sau xác định vềsự an trú rất nhiều
2. Từ vựng:
a ) Suññatā (Pali) có nguồn gốc từ chữ sunna (adj) , một tĩnh từ, hình dung từ; có nghĩa là rỗng không, trống rỗng ( empty, devoid). Tuy vậy, ở trong một trường hợp hiếm suñña được dùng đến thì có thể được dùng như một danh từ (noun) và mang nghĩa không gian, bầu trời hay khoảng không. Chữ tương đương bên tiếng Sanskrit là Śūnyà ( tự đìển Sanskrit-English của Monier-Williams), nhưng bên Sanskrit nói rõ hơn nhiều , đó là void ( cái rỗng không, trống không; vacuum ( chân không); hay một chỗ (place) không có gì hết.
Như vậy , nếu dùng theo nghĩa của chữ Sanskrit, thì Đức Phật đã có thể dùng chữ Śūnyà thì để chỉ đến một “Cái Không” trong đó không có gì hết, ví như ở trong những bong bong nước, ở trong bình chân không khi đả rút hết không khí ra. Tôi suy luận thì thấy Danh từ, xin nhắc lại “danh từ” Sankrit này có thể đã gợi ý cho Đức Phật để từ đó Ngài rút yếu tính để nói tới thể tính của cái Không là Śūnyatā (Tính Không) như một cách thái diễn dịch trong tư tưởng con người khi cần phải diễn tả, diễn đạt một điều trong căn nguyên vốn thuộc phạm trù trừu tượng. Trong vận dụng tư tưởng này, vào những lúc như thế Ngài với Socrates, Plato, Thales, hay Descartes, Kant, Husserl v.v. , cũng như chúng ta cũng đều trải qua những thể thức tương tự. Nếu chúng ta biết chữ Sankrit xuất hiện sớm hơn chữ Pali nhiều và thường được dùng như một thứ tiếng chuẩn xác, “thiêng liêng” trong văn học, kinh điển Phệ Đà ( the Vedas) và không ít nơi đã dùng chữ Sanskrit, dạng Devaganari để truyền tụng lời Phật dạy, thì khả năng để ý nghĩa chữ Śūnyà, gốc Sanskrit như Không, Chân không ảnh hưởng lên chữ được dùng cao hơn chữ Suñña tiếng Pali về mặt ngữ nghĩa để diễn tả điều muốn nói. Và kinh điển Pali ra đời sau khi Phật Niết bàn khoảng 500 năm.
b) Trở lại với Suññatā tiếng Pali. Suññatā được trừu tượng hóa, khái niệm hóa từ Suñña để chỉ điều trừu tượng về Không, Tính Không để nói lên đặc tính, yếu tính của nó. Và kinh điển Pali đã sử dụng ngôn ngữ theo cách này, vốn cũng là một đặc điểm chung của con người khi khái quát hóa một vấn đề. Nó được ghép chuyển từ một tĩnh từ sang danh từ và mang nghĩa triết học là voidness, emptiness, tức tính không.
3. Ý nghĩa :
a) Như đã nói ở trên, ý nghĩa về Không tính, như thế qua chữ nghĩa , ngữ nghĩa đã được minh định: rằng đó là thể tính rút ra qua ngôn ngữ “trừu tượng” để chỉ tới điều muốn nói là yếu tính “không thực sự có gì hết” ở trong tất cả sự, vật, tất cả đều là giả danh, duyên hợp.
b) Nói một cách chặt chẽ , cố HT Thích Minh Châu dịch chữ Suññatā là “Không” trong kinh Pali là có phần lỏng lẻo. Chuẩn xác hơn phải dịch là Tính Không. Tuy “yếu tính” và hình dạng, sắc chất của các vấn đề có khi cũng mang những điều giống nhau, ví dụ : thể hay tướng có thể là sóng , mà tính thì là nước. Nhưng qua cầu ngôn ngữ phải biện biệt rất kỹ để xem nội dung chúng giống hay khác. Nếu không phân biệt được thực thể các sự , vât và các biểu lộ, diễn đạt chúng qua ngôn ngữ thì có thể ngộ nhận.
----
English:
It is a very well-known fact that Meditative substance/thought in Śūnyatā( Voidness, Emptiness) was developed very thoroughly and profoundly by the Mahayanist exceptionally brilliant monks, such as Aśvaghosha (Mã Minh), Nagarjuna ( Long Thọ), Asaṅga (Vô Trước ), Vasubhandu (Thế Thân) and some others, especially the genius Nagarjuna with 3 of his treatises on the “philosophy/thought” on Voidness or Emptiness, in which the Mūlamadhyamaka kārikā or Fundamental Verses on the Middle Way is the stamp of this genius on Sunyavada.
But in this short article , I will prove that the Meditative substance/thought in Śūnyatā( Voidness, Emptiness) was much likely begun with the Buddha Gotama himself when he was alive.
In the Cula-suññatā sutta ( MN 121= Kinh Tiểu Không) in the Pali Canon , Buddha told Monk Ananda, his favorite monk, cousin and long time asistant :
Pubbe c'āhaɱ Ānanda,
etarahi ca
suññatā-vihārena bahulaɱ viharāmi.
in standard translation :
Formerly I, Ānanda,
as well as now,
have taken abode in Voidness,
thereof, I abide in the fullness
Pay attention to the Pali word “suññatā”. The noun means"Voidness” , or Emptiness. It is an abstract form from the adjective “ suñña”, In most of the cases, suñña, except in some , can be used as a noun to denote the space, the sky, atmosphere, similar to “ákasà”. A brother of this classical Pali language is the Sanskrit, which is the “sacred”language of the sacred Vedas of the Brahmins, and also the language that the Buddhist sutras were often recited, memorized , but not many of written records are extant. The monks in the Theravada tradition ( truyền thống Thượng tọa bộ) believe their Pali canon ( the Pali Tripitaka) recorded truthfully the teachings of Buddha from his own mouth and occasionally some disciples. Therefore, in this case we can trust that this sentence is the one uttered by the Buddha, the Bhagavan himself.
The Sanskrit equivalent for Suñña is “Śūnyà” (ref: Monier-Williams's Sanskrit-English), but the Sanskrit term is much more pronounced in denoting : void , empty space; vacuum; or a place with nothing at all. Thus, if having used in the sense of the Sanskrit word Śūnyà, the Buddha would be able to use the meaning of that word to refer to a Void in which nothing exist, such as that which inside water bubbles, the vacuum in a bottle when all the air has been removed. That is a possibility, because Buddha often taught in Sanskrit, too.
What needs to be pointed out is that the Buddha used the word "Suññatā" (Tính Không = Voidness, Emptiness) to talk about his well-abiding residency in thought, the experience of voidness . He did not use the word Suñña (Void, Vacuum). What does this mean? This means that through meditation, contemplation and extracting of essence to accommodate the sense of the void, and the truth of unsubstantiality (the true essence of the Void), he used a different method of meditation, different in nature to Western philosophical method of inquiry ; although there are similarities [just a bit and sometimes ] with the method of extracting the characteristics and essences of Western philosophy, from the Plato period, to conceptualize.But he arrived at some seemingly similar product—by name, through the way of language. Language, therefore, if not used carefully, rigorously, may deceive,
This clearly established— through meditation, contemplation— that he tried to teach in the sutta through examples so that the essence. , the nature of It is manifested. Speaking in the Western philosophical style, The Void (Cai Không) is conceptualized into emptiness.
The important point is , the term “Suññatā” ( Śūnyatā in Sanskrit) speaks of the great importance of the thought on voidness, emptiness in Buddhism, that’s why Buddha regularly "stayed" in it; walked, stood, lay down, and sat with It, and dwelled peacefully in It.
By the very meaning of the term “Suññatā” in Pali, its connotation and context in the sutta and in comparison with the Sanskrit “Śūnyatā” in the Prajna-paramita system, we can ascertain that the meaning, the essence of voidness had been taught by Buddha before any reciting , or writing session of the assembly of monks. These , then, again can be combined with the meaning, connotation in the Maha-Suññatā Sutta to have an even clearer proof.
Chân Huyền
Jan 28, 2020
---
REF