Thursday, September 20, 2018

Việc Nhân Nghĩa đã được thể hiện xứng đáng


"Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng, mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao? " (Lê Thái tổ)
(Đại Việt sử ký toàn thư)


Một phần vì không muốn gây thêm thù sâu oán nặng, và máu sẽ lại có thể chảy thành sông, nếu giết hết 10 vạn binh nhà Minh, nhưng phần kia rõ là dân Đại Việt đã từng làm một việc theo tinh thần dung thứ trong Đại nghĩa mà Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trãi đề ra, vua Lê Lợi và các quan, binh, tướng thuận theo , sau bao tàn ác, bất nhân, vô đạo, ngay cả trong âm mưu cực kỳ sâu độc là muốn tiêu diệt Văn hóa Đại Việt, như có thể thấy dưới đây :

" Tội ác quân Minh gây ra cho người dân Giao Chỉ
Nói đến đây, phải nhắc lại tội ác mà quân Minh từng gây ra cho người dân Giao Chỉ.
Năm 1407, sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã vơ vét mang về phương bắc 235.900 con voi, ngựa, trâu bò; thóc gạo 1,36 triệu thạch, thuyền bè 8.677 chiếc, cùng hơn 2,5 triệu khí giới. Đó là chưa kể số kim loại quý, cùng các mỏ vàng, bạc, ngọc trai, gỗ quí, lâm sản, hồ tiêu, v.v.
Nhằm thực hiện nền thống trị lâu dài, nhà Minh không ngừng xây thành lũy, cầu cống, đường sá. Hàng chục vạn dân đinh từ 16 đến 60 tuổi phải ra các công trường với chế độ lao dịch cưỡng bức và sinh hoạt rất thiếu thốn. Các công trường khai mỏ và mò ngọc trai cũng nhiều nhân công. Những người thợ phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm đến tính mạng.
Chính sách thuế khóa nhà Minh áp dụng với Giao Chỉ rất nặng nề, trong đó có 2 ngạch chính là thuế ruộng đất và thuế công thương nghiệp. Nhà Minh cử nhiều hoạn quan sang Việt Nam để tiến hành thu thập thuế, cống gửi về kinh đô, đồng thời vơ vét thêm chừng ấy nữa cho riêng mình.
Ngoài ra, quân Minh còn liên tục đàn áp những nghĩa quân kháng Minh với những tội ác như chém giết, cướp bóc, mổ bụng đàn bà có thai, để khủng bố lòng người. Họ cũng không nhân từ với những người nổi dậy. Cuốn sách sử của Trung Quốc là “Minh sử bản mạt kỷ sự” có ghi chép về thời kỳ này rằng quân Minh đã “chôn sống hàng ngàn tù binh rồi chất xác họ thành núi, hoặc rút ruột người treo lên cây, hoặc nấu thịt người để lấy dầu”.
Nguyễn Trãi đã mô tả trong “Bình Ngô đại cáo” như sau:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
Các thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn như Lê Lợi, Nguyễn trãi cùng các tướng sĩ khác đều có thù nhà với quân Minh. Hầu hết người dân Giao Chỉ đều khổ sở dưới sự áp bức của nhà Minh. Ấy vậy mà dân tộc ta lại có thể làm ra một quyết định “đại nghĩa”: tha cho và giúp đỡ toàn bộ đội quân từng gây tội ác thấu trời xanh như vậy trở về nước." (Trần Hưng- TCC10VGM)

Vì sao Nguyễn Trãi, Lê Lợi, tướng binh ta thời đó có thể đồng tình làm được điều nhân nghĩa trên đây ? Xin gợi ra mấy điều, trong quan sát về Văn hóa học lịch sử :

1. Thời đại Lý -Trần kéo dài gần 400 năm (1010-1400) dưới ảnh hưởng đạo Phật { có thể xem như một nền Quân chủ Phật giáo như sử gia quá cố Trần Q Vượng, s/gia Keith Taylor và những người khác nhận định} đã hun đúc cho dân tộc và đất nước ta rõ thành một văn hiến chi bang, một dân tộc-đất nước được thấm nhuần trong Từ Bi Hỉ Xả của nhà Phật, trong Bi Trí được luân quải trong tâm trí thức và quần chúng, Vô Úy được nuôi dưỡng và Khoan dung được thắp sáng. Hoàng Xuân Hãn thì cho đó là thời kỳ thuần từ nhất trong lịch sử. Vì thế cho nên đã xây đắp được cho Đại Việt thành một con rồng mạnh mẽ, tràn đầy năng lực thời đó. Nước hùng, dân thịnh, bờ cõi mở mang v.v. bên cạnh tâm thức trong sáng, hiền thiện của người dân trong cộng đồng quốc gia đã là vốn liếng, đã là của để uẩn vững bền, mạnh mẽ cho dân tộc khi cần có thể chống và diệt, hay dẹp giặc. Quân Minh sang xâm lược nước ta từ 1406, tức chỉ mới 6 năm sau khi vị vua cuối nhà Trần bị mất ngôi, sức mạnh tinh thần và vật chất của Đại Việt còn có thể nói rất sung mãn, nên sau 9 năm gian khổ, có khi phải làm hòa, Đại Việt đã dành được nhiều chiến thắng, phá tan ít nhất 15 vạn quân của Liễu Thăng và Mộc Thạnh, giết hơn 6 vạn, hạ thành Đông Quan ( Thăng Long). Chiến thắng to lớn và rất vinh quang này , phần nào cũng thể hiện tình đoàn kết vua quan, binh tướng tiếp thu lại từ tinh thần đánh giặc của vua quan , binh tướng hai triều đại Lý, Trần với tinh thần Diên Hồng rực thắm, đẹp đẽ của dân quân.

2. Nội lực , Hào khí và Thể hiện :
Như quan sát của tr/gia  F. Nietzsche và một ít tâm lý gia, chỉ có những người có sức mạnh, ý chí lớn mới có thể có khả năng giải phóng, giải trừ những thắt buộc, kìm hãm, trói vây của tâm lý, tâm tư để thực hiện các điều muốn làm mà những người thuộc loại xoàng xoàng, hoặc giá áo túi cơm, hoặc những người mang tâm thức bầy đàn không thể làm được. Dân tộc Việt thời Lý-Trần, sau các chiến thắng vang dội chống Nguyên Mông, và đánh tan những đoàn quân hùng mạnh như bầy hổ báo, trâu rừng, bò mộng, nhiều lúc có thế như chẻ tre tại Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Vân Đồn, Bạch Đằng giang đã làm được điều tương tự như Nietzsche nói.. Cảm nhận và ý thức được khả năng, nội lực của Dân tộc, Tổ quốc ; sự luân lưu của Quật cường cộng với Hào khí ngất trời tiếp nhận từ lịch sử còn rất gần, và cái Nóng hổi của tinh thần Yêu nước , tâm thức cộng đồng người nước Đại Việt thể hiện được chuyện như sau với quân Minh :

Chúng tao vì nghĩ xa , nên tha không đánh nữa và không giết thêm tụi bay để hai nước hòa giải, để con cháu tụi tao thoát họa chiến tranh thôi, chứ cỡ tụi bay qua tới chốn "Nam đế cư này, tiệt nhiên định phận tại thiên thư" rồi, tụi bay muốn chơi cỡ nào, tụi tao chơi tới đó. Bây giờ, nghe theo Quân sư và Minh chủ, tướng lãnh , chỉ huy , nên tụi tao tha cho tụi bay còn mạng trở về, một phần cũng vì tình người, nhân tính, dù tụi bay đã phạm bao điều tai nghiệt, tàn bạo, ngang ngược, gây biết bao tai ương , oan khổ , lầm than cho tụi tao. bởi vì tụi tao thấm nhuần đạo lý, đạo đức của Từ bi , của Hỉ xả của Tổ tiên tụi tao thôi. Tha cho tụi bay làm phúc.
Hơn nữa, điều nói trên cũng phù hợp với tâm lý muốn ngưng chiến tranh của hầu hết các cộng đồng, khối đông (mass psychology) dân tộc nào đã trải qua chiến tranh dai đẳng. Thí dụ như trong cuộc chiến tranh vì Ý thức hệ, vì Tự do , Yên ấm cho miền Namtại VN dài 21 năm. Khi tiếng súng dứt, trong năm đầu "phỏng giái", rất nhiều người dân miền Nam đã tự nhủ : thôi kệ nó, tiếng súng ngưng rồi lính, thanh niên, người dân bớt chết, cũng là hay , cứ để xem bọn thắng cuộc xử sự ra rao cái đã. Chỉ sau 3 năm người ta mới tính chuyện vượt biên hay phục quốc, lật đổ bạo quyền mà thôi. Hoặc thí dụ trong chiến tranh giữa người da trắng và người da đỏ tại Hoa kỳ, hoặc Nội chiến Hoa kỳ, cuộc chiến Quốc-Cộng ở Thái Lan, nội chiến Lebanon v.v.

3. Và thể hiện Nhân tính, lòng Hỉ xả đó trong tâm thức cộng đồng người dân Đại Việt trong chiến thắng quân Minh có thể được minh chứng thế nào ? 
Ngoài minh chứng trong tâm thức cộng đồng bằng ảnh hưởng của nhà Phật về Từ Bi, Hỉ Xả, Sức mạnh tâm linh như đã nói , ta còn có thể nhận thức được qua:

     3a) Ngôn từ trong Bình Ngô Đại Cáo, Quân Trung Từ Mệnh Tập. Những lời lẽ trong đó phản ảnh tấm lòng đầy Nhân nghĩa, thấm nhuần Từ Bi của Quân sư kiệt xuất Ức Trai Nguyễn Trãi. Cụ am hiểu đạo Phật , và thấu lý các tác dụng của Tâm Từ . Như G/sư Lê Mạnh Thát phân tích thì quan niệm Nhân Nghĩa của Cụ Nguyễn Trãi có những chỗ khác với Nho giáo, mà theo Lục Độ Tập Kinh là  “thấy dân kêu ca, gạt lệ xông vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân ra khỏi nạn lầm than”. Và ta có thể kim chứng được trong hầu hết sáng tác của ông trong đó quan điểm phải “an dân”,“trừ bạo cho dân”, làm thành đại nghĩa tức là có được phương sách trừ được hung tàn cho dân, “ lấy chí nhân mà thay cường bạo” nóí lên tâm thức đó trong Lục Độ Tập Kinh

    3b) Và Quân sư Nguyễn Trãi củng đã thuyết phục được chính Minh chủ của minh về “Chí Nhân”, nên Lê Thái tổ đã thốt nên :
     "Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết
       người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng, mà mình
       lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng…”
như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã ghi


Đọc, trầm tư nghĩ suy mới thấy tiền nhân, quân dân nước ta ngày ấy thông suốt, giỏi giang biết bao mà nhân nghĩa , có đâu như bọn cộng sản ngày nay : dơ bẩn, suy nhược, đê hèn, nhục nhã biết bao với quân giặc phương Bắc, giờ đang khống chế VN nhiều mặt, những căn cứ hiểm trở cũng có thể sắp rơi vào tay kẻ thù truyền đời.


Note :
Tương tự như nhận thức của TrQVượng, K. Taylor về nền quân chủ Phật giáo, nhà thơ Trụ Vũ và thầy Thích Mãn Giác đã viết:

Việt Nam và Phật giáo
Phật giáo và Việt Nam
Ngàn năm xương thịt kết liền
Tình sông nghĩa biển
Mối duyên mặn nồng
Cây đa bến cũ
Hình bóng con đò
Thiết tha còn nhớ câu hò
Cây đa bến cũ con đò năm xưa.
Trang sử Việt Namyêu dấu
Thơm ướp hương trầm
Nghe trong tim Lý Lê Trần
Có năm cánh đạo nở bừng nguy nga

(Trụ Vũ)

Nhớ chùa

Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa  

Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng 
Có con đường đỏ chạy lang thang 
Có hàng tre gợi hồn sông núi 
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng

Biết đến bao giờ trở lại quê
Phân vân lòng gởi nhớ nhung về
Tang thương dù có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê

Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ t
ông
Huyền Không ( Thich Mãn Giác)


Chân Huyền 
Giỗ 576 Q/s Ức Trai
-----
REF


Wednesday, September 19, 2018

Ông Tổ Tâm Công ( LHNam)

Tâm Công ( Psywar is just a poor, general translation/description of it in English ) -như cách của Triều liệt đại phu, Hàn lâm thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi làm vào thế kỷ 15-- là phương kế, cách thức chiến tranh tâm lý ở mức tinh tế nhất, khi dùng ngôn từ, lý lẽ, sự thuyết phục , lay tâm con người mà vào thời đó, ở cả Đông phương và Tây phương chưa thấy ai nghĩ ra được như cụ Ức Trai.
Trong thời cận đại từ thế chiến II, có những chuyên gia về PsyOp ( psychological operations),hoặc Hearts and Minds bắt nguồn từ Việt Nam cộng hòa và Hoa kỳ , nghiên cứu và cho thực thi một số điều mang ấn tượng như tâm công, tức là khởi đi những "'chiến dịch' đánh vào suy nghĩ, tâm tình, hay động cơ tâm lý của địch để giành thắng lợi, cũng như giải thích, vận động, "lấy cảm tình" quần chúng.
Kế hoạch viết chữ " Lê Lợi vi quân, Bách tính vi thần" với nước cơm trộn mật cho kiến ăn hiện chữ cũng là một kế sách của Tâm công.

https://en.wikipedia.org/wiki/Hearts_and_Minds_(Vietnam_War)


Saturday, September 15, 2018

Poetically Man Dwells (*)



     On Earth

And Body-Mind houses his Language

While Sky swooshes him up toward expanding Indeterminacy



Crescent moon swings with music

                                   in front of cradle

Crawling, walking steps

Mothers rock-lullaby babies in their laps

A bird quivers on a twig in the stopping rain

The magical rain itself

Leaves falling and

      rustling their bodies against one another

Amber, cerulean skies

Wuthering heights


Smoke from the chimney of a house in the evening

Whistling horn of a departing train

And the cannons that rock the nights

The books, the songs


All that make “ringlings”, soft or loud,

in the eyes , ears , or heart, or mind

shake two ways

             share feelings, sometimes callings

unify man, earth and sky poetically.

Lie down quietly in a field

Follow your breath now and then

and Listen

And I mean, 'Listen' by all means

You may 'hear' : “One in All, and All in One”.



Chân Huyền
Sept. 2018


* From a line of F. Holderlin

Friday, September 14, 2018

Chữ như Đá nền (*) —




một bài thơ của nhà thơ Beat generation Gary Snyder

Trong khi tại quê hương đang xảy ra việc có mấy não bộ khùng điên, quái đản đang định sửa chữ , đổi dạy trẻ thơ cách học tiếng Việt thì tình cờ gặp bài thơ về đá tảng, về nền tảng trong cả hai nghĩa đen và bóng của Gary Snyder , nên dịch ra và chú giải cho mọi người đọc, tham khảo cho thấy một quan niệm về chữ, hay chữ nghĩa nói chung

            Riprap


Lay down these words
Before your mind like rocks.
             placed solid, by hands   
In choice of place, set
Before the body of the mind
             in space and time:
Solidity of bark, leaf, or wall
             riprap of things:
Cobble of milky way,
             straying planets,
These poems, people,
             lost ponies with
Dragging saddles —
             and rocky sure-foot trails.   
The worlds like an endless   
             four-dimensional
Game of Go.
             ants and pebbles
In the thin loam, each rock a word   
             a creek-washed stone
Granite: ingrained
             with torment of fire and weight   
Crystal and sediment linked hot
             all change, in thoughts,   
As well as things.

dịch :

                    Nền Tảng

Ghi khắc nhé
Trong não như đặt đá
                   bằng tay khéo

Chọn chỗ thích hợp, tương ứng cho hồng nhạn bay cao
                                  trời kia rộng mở:
    Kết hợp hòa hài kiên cố vỏ, lá ,
          vách đá vững bền sự sự vật vật :
               sỏi đá từ trời bên suối, bên non,
                     thơ văn kim cổ, con người muôn vẻ ,
      ngựa lạc bên đường, cương đà mất chủ—
                          và đường núi gian nguy.

Thế giới muôn loài
                   như Cờ vây bốn chiều vô tận.

      kiến bé bò quanh, đá cuội trầm lắng

Nơi bùn đất mỏng manh, đá là chữ
             thân đã giũa mài bên nước trong chảy xiết

Hoa cương : căn cốt thiết thạch
              dãi dầu lửa đốt kinh thiên, trọng lượng ép đè

Tinh thể pha lê, trầm tích
              gắn kết biến hóa, đổi thay
                                lý và sự
                      nơi lửa nung khắc nghiệt.        




Notes :

     *  Riprap :

·       Đá để làm nền, thường là cobblestone (đá cuội lớn nhỏ) đã được các giòng sông hay suối làm mòn nhẵn đi, rồi người ta đi lấy về làm nền, trải đường, từ thế kỷ 15 ở Anh quốc, hay xa hơn để lót cách tuyến đường ở La Mã thế kỷ 3. Còn có nghĩa là nền tảng, vừa trong nghĩa đen và nghĩa bóng.
·       Với quan niệm của nhà thơ G. Snyder, chữ và nói chung chữ nghĩa, cũng có sự quan trọng như những viên đá, cục đá lớn nhỏ để lót đường, tạo nền cho việc qua lại; đặc biệt quan trọng cho những lối đi trong rừng núi có những chỗ rất cheo leo, hiểm trở. Gary Snyder rành rọt việc sống với núi rừng từ nhỏ, và có lẽ đã từng thấy những con ngựa “về không”, giây cương đã mất chủ trên đường trở lại trên đường núi gập ghềnh hiểm trở.












Saturday, September 8, 2018

“Công Án” Nhỏ (Xíu) Giúp Giải Việc Tại Sao…


…Cách Dạy Học Sinh Đọc Tiếng Việt của Hồ Ngọc Đại Là Cà Thọt

                                              * *

Để giúp những ai thích viết dài dòng để tìm cách giải thích việc HNĐại tại sao lại đặt nặng vấn đề âm của cách đọc Việt ngữ hơn là thấy chữ , và theo cách lý giải của ông ta là cần phải dạy từ âm trước, không cần thấy chữ ngay lúc ấy, trong khi miệng cứ đọc như anh chàng dạy Vật lý tên Nam giải thích. Sau đây là clues chính ( chìa khóa) để giải “công án” nhỏ xíu này và giải thích tại sao cách dạy của HNĐại như người chỉ đi bằng 1 chân.


1.    Âm thanh và hình ảnh, ký hiệu ( của chữ hay không-phải-chữ) luôn luôn đi đôi phụ sức cho nhau.Thiếu một cái là đi cà thọt.
2.    Âm thanh và ký hiệu của chữ liên tục hoán chuyển, thay đổi vị trí, cách được dùng cho nhau trong vận hành đọc hiểu trong trí não của trẻ em, hay ngay cả người lớn. Vấn đề đặt cái nào trước hay sau, cái nào quan trọng hơn là một “giả đề”, do những bộ não “nghiền” thực phẩm học hỏi chưa được nhuyễn tưởng tượng ra.
3.    Bonus clue : Không chỉ thị giác, thính giác mà nhiều khi cả khứu giác và vị giác cũng tham gia trong việc đọc hiểu chữ, câu. Ví dụ : Hôm nay em được ăn thịt gà. Ngon quá.


Nhận xét và giải thích thêm

a)    Ngày xưa trước 1975 có thể đã trước cả trăm năm ,  tại miền Nam, khi dạy chữ, dạy đọc, hay đánh vần cho chúng tôi thầy cô dạy hình mẫu tự ( tiếng Anh grapheme ( tự dạng chữ như a, b,c, d, k  ), rồi phoneme (âm tố- đơn vị nhỏ nhất trong âm phát ra trong nguyên âm hay phụ âm, ví dụ, p,q, n, m, e, u) , và kế đó là phối hợp với hình vẽ , ví dụ dạy đọc chữ bà thì có hình chữ b,  phối hợp với chữ để dạy phát âm “bà” và thêm hình vẽ bà, hay bóng với hình bong bóng. Cũng vậy với ba, với hình vẽ ba. Hoặc “ư” thí với chữ lư, và hình vẽ cái lư. Như mấy tấm hình ở dưới. Theo tôi đó là cách dạy thật tốt vì vừa vận dụng được khả năng của thị giác ( 2 lần), thính giác. Do đó , nếu đàng sau anh Namtrong video clip có chiếu thêm hình ảnh phụ họa cho ký tự của chữ và hình minh họa nghĩa chữ thì hay biết mấy , và cũng không khác cách chúng tôi được dạy và học cả trăm năm rồi.

b)     Giải thích về đánh vần hay không đánh vần: Với cách dạy và học ở miền Nam trước năm 1975 thì phần đánh vần để dạy các em nhỏ lớp Một như bê a ba, hay ka ê kê, qui u y quy sắc quý , hoặc giọng Nam bờ a ba, nờ a na, mờ a ma , là do cô giáo , hay bố mẹ dạy ; thường không in trong sách. Thật ra thêm cách đánh vần như vậy và viết ra thành chữ như phân tích thì cũng tốt, giúp cách dạy đánh vần rõ ràng hơn nữa, tuy không cần thiết (như có những người nhận định, ví dụ trẻ em Anh Mỹ , Âu châu đâu có đánh vần NHƯ THẾ (để ý chữ như thế). Vì sao ?
Vì trong cách để môi, luỡi, răng âm đã được tạo nên rồi, và kết nối với các âm tiếp. Về vấn đề trẻ con Au Mỹ có đánh vần không thì câu trả lời là không đánh vần rõ ra như trẻ Việt được dạy như bê a ba, nhưng cũng được dạy phát âm ( pronunciation) bằng cách để môi, răng , lưỡi như đã nói— kết hợp với cách dạy ký âm (phiên âm) như thường thấy trong tự điển , từ dễ tới khó, từ lớp Một đến lớp 7 chẳng hạn, ví dụ : in(\ in \) , and (\ and,(ə)n \), boy (\boi\), mom (\mäm\), chair (  \cher \), table ( \ˈtā-bəl \). number (\ ˈnəm-bər \),  teacher  [\ ˈtē-chər \] , monkey [ \ ˈməŋ-kē \], professor [ \ prə-ˈfe-sər \], philanthropist [ \ fə-ˈlan(t)-thrə-pist \], ventriloquist [\ ven-ˈtri-lə-kwist \ để đọc thành tiếng của chữ. Ví dụ cách phát âm chữ “thin” thì lưỡi hơi lè ra để giữa răng và môi, kế đó thì vì đã biết âm chữ “in” là in từ trước nên dấu đi, không phát  th-in-thin như cách trẻ em đọc tiếng Việt. Nhưng đó cũng là cách “đánh vần”, mà dấu đi 1 âm, hay 2 hoặc 1.5 âm.

c)   Một sự thật nữa : Dù không dạy trẻ em đánh vần kiểu rõ ra như kiểu Vn nói trên, thì khi phát âm , ví dụ “ba”, “má”, “em” ‘anh” thì khi môi  răng lưỡi để ỡ vị trí bắt buộc để phát âm mẫu tự đầu thì đã là đánh vần hết 8/10 âm đó trong ‘cường độ âm’, rồi sau đó là kết nối âm tiếp, dù âm tiếp không cần đánh vần tiếp rõ ra như bờ , rồi thành ba , hay e kết nối với m thành e , em , không cần e em mờ m. Sâu xa hơn, âm vang của chữ trong não bộ khi chữ xảy đến trong não thì nó đã hình thành phần nào âm chữ. Nhưng theo tôi, dạy đánh vần rõ ra kiểu bê a ba, hay bờ a ba dạy cho trẻ con có ích lợi không nhỏ , đó là âm kế tiếp được vang lên lần nữa làm tăng thêm việc nhớ chữ cho trẻ em. Ngoài ra nó cũng hợp lý. Như thế , càng ích dụng hơn.

d)    Kinh nghiệm bản thân tôi và bạn bè khi xưa : ngày xưa các thầy cô chúng tôi khi dạy Văn, Sử, Địa— trong hiệu quả tương tợ như việc đánh vần phân tích ra— cũng hay dạy chúng tôi nên đọc lớn ra các bài học. Để chi vậy ? Để một lần nữa nghe thêm âm thanh của bài học và sẽ dễ nhớ hơn. Bây giờ tôi dạy con tôi y như thế, vì quả thật việc đọc lên bài học có làm mình nhớ hơn bài học— như được học thêm lần nữa. Con tôi cũng nhận thấy kinh nghiệm y như vậy. Nhưng điều này hoàn toàn khác với việc nhấn mạnh học âm trước trong kiểu dạy của HNĐại. Xin phân biệt.

Đây là điều cô giáo Anna G. ( M. Ed= Cao học Giáo dục) cho biết vài điều trước tiên cho việc dạy đọc chữ :

1.    Cho chúng tiếp xúc với sách vở in ra
2.    Cầm sách đọc cho chúng nghe chuyện, truyện (ngắn)
3.    Chính yếu : Con trẻ cần biết mặt chữ, mặt mẫu tự, trước khi chúng sẵn sàng để được bảo đọc lên.


Trích :

3. Letter knowledge

Obviously, kids need to know their alphabet before they’re ready to sound out words.
  • They recognize both upper and lower case letters.  Obviously if you teach your child to sound out words with capital letters, he doesn’t need to know the lowercase alphabet. But since most books are written with both upper and lower case letters, it’s helpful if your child can recognize lowercase letters as well.
  • They can name each letter’s sound.

Và đây là cách dạy âm thanh của chữ (ngữ âm = phonics) rất giống cách dạy phát âm, đọc chữ Việt ở miền Nam




Và dưới đây là những phụ tùng, phụ liệu để giải công án nhỏ (xíu) này, Chúng nằm trong các link sau đây :



























Chân Huyền

9/2018