Friday, July 1, 2016

Chúng ta không vô can! (TrầnThịLam)

Chúng ta không vô can!
Vậy là sau bao nhiêu ngày chờ đợi, cuối cùng dù đau đớn, ta cũng phải chấp nhận một sự thật là biển đã bị đầu độc.
Chúng ta tạm bằng lòng vì thủ phạm của tội ác đã được gọi tên.
Những người thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý... rồi đây phải trả lời trước công luận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nhưng còn chúng ta, chúng ta có thật sự vô can?
Chúng ta đã thờ ơ với tình hình chính trị xã hội của đất nước khi nghĩ rằng mọi việc đã có Đảng và chính phủ lo.
Chúng ta nghĩ chỉ cần chăm sóc cho cái tổ của mình là đủ, những biến động ngoài cánh cửa không ảnh hưởng đến gia đình mình.
Chúng ta chỉ cần yên ổn.
Chúng ta dửng dưng trao vận mệnh của mình và con cháu mình vào tay của những kẻ tham lam và năng lực quản lý yếu kém.
Chúng ta sợ hãi đủ thứ, sợ một từ nhạy cảm, sợ cả cái bấm like với một bài viết bày tỏ quan điểm trên các trang facebook, sợ một tiếng nói thầm, sợ thể hiện chính kiến.
Chúng ta sống câm lặng như những cái bóng hoặc phù phiếm, sặc sỡ như loài côn trùng.
Chúng ta vô cảm.
Chúng ta hèn nhát.
Cho đến một ngày chúng ta hoảng sợ nhận ra rằng, mâm cơm nhà mình đã thiếu khuyết đi món ăn từ biển, hạt muối ta ăn không biết có an toàn, món rau không thể không chấm nước mắm... mùa hè ta đến biển chỉ để đứng trên bờ ngắm nhìn những con sóng.
Tai hoạ đã gõ cửa nhà tất cả chúng ta, không trừ một ai.
Chúng ta nơm nớp lo sợ cho tương lai.
Chúng ta sống trong môi trường xã hội nhưng quên mất một điều chúng ta được mẹ thiên nhiên bao bọc và nuôi dưỡng.
Khi mẹ thiên nhiên nổi giận thì không có biệt lệ cho bất kì ai.
Sự hèn nhát, sự sợ hãi, sự dửng dửng, vô cảm đã biến chúng ta thành những kẻ đồng loã với cái ác.
Chúng ta đã phản bội thiên nhiên, phản bội quê hương và cái giá chúng ta phải trả là môi trường sống của chính mình bị đầu độc, là sức khoẻ, sinh mạng, sự tồn vong của nòi giống.
Để xảy ra thảm cảnh môi trường như ngày hôm nay, tôi, bạn, tất cả chúng ta đều không vô can.

nguồn:

https://www.facebook.com/an.nhu.775/posts/2060876010805170

Tour guide Trung Quốc: ‘VN vẫn phải triều cống’ Bắc Kinh ( Nguoi-viet.com) / Hướng dẫn viên TQ xuyên tạc lịch sử VN:(Soha)


Posted by adminbasam on 30/06/2016
29-6-2016
Ông Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng. Hình: VNExpress
Ông Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng. Hình: VNExpress
ÐÀ NẴNG (NV) –Nhập cảnh bằng đường du lịch để làm hướng dẫn viên lậu, thế mà những người Trung Quốc này còn xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi thuyết minh với các đoàn du khách đồng hương.
Xác nhận với báo điện tử VNExpress, ngày 28 tháng 6, ông Trần Chí Cường, phó giám đốc Sở Du Lịch Ðà Nẵng, cho biết, sở đã nhận được tài liệu gồm hình ảnh, video về việc nhiều người Trung Quốc làm hướng dẫn viên du lịch lậu tại Việt Nam.
Trong số những tài liệu này, ngoài việc hướng dẫn viên người Trung Quốc xài tiền nhân dân tệ, không dùng tiền Việt Nam khi mua hàng hóa, dẫn khách trên xe hay các điểm du lịch còn có đoạn video ghi cảnh hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Cụ thể, khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng, bán đảo Sơn Trà, ông Xue Chun Zhe, một hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc lậu nói: “14 thế kỷ trước Việt Nam thuộc một bộ phận phía bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam đã độc lập rồi tự thành lập một quốc gia, nhưng nó vẫn là quốc gia phụ thuộc, phải triều cống cho Trung Quốc.”
Chưa hết, nhiều hướng dẫn viên Trung Quốc khi dẫn đoàn qua biển Mỹ Khê cũng ngang nhiên giới thiệu biển Ðà Nẵng là biển của Trung Quốc.
“Hướng dẫn viên Trung Quốc nói với khách của họ rằng, người Việt Nam rất ghét Trung Quốc nên đừng nghe những gì hướng dẫn viên người Việt nói. Nhiều khi có hướng dẫn viên người Việt đi cùng, họ không nói tiếng phổ thông mà nói tiếng địa phương ở Hàng Châu, Thành Ðô, Quảng Ðông, Nam Ninh… nên dù biết tiếng Trung chúng tôi không hiểu họ nói gì,” anh Tuấn, một hướng dẫn viên du lịch cho hay.
Theo các hướng dẫn viên người Việt chuyên hướng dẫn khách Trung Quốc, khoảng 60 người Trung Quốc đang hoạt động du lịch chui ở Ðà Nẵng. Hầu hết công ty lữ hành nhận dẫn đoàn khách Trung Quốc đều do người Việt đứng tên để đảm bảo thủ tục pháp lý, còn điều hành hoạt động đều do người Trung Quốc đứng phía sau.
Ông Huỳnh Ðức Thơ, chủ tịch Ðà Nẵng, thừa nhận, cùng với việc trốn tránh sự kiểm soát, trốn thuế, hiện tượng hoạt động du lịch chui còn gây phản cảm về văn hóa và làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch Ðà Nẵng. (Tr.N)
_____

Hướng dẫn viên TQ xuyên tạc lịch sử VN: “Có lỗi của cơ quan quản lý”

Bảo Phương
29-6-2016
Sở Du lịch Đà Nẵng mới nhận được một số hình ảnh, video… về người Trung Quốc tổ chức hoạt động hướng dẫn du lịch trái phép.
Ngày 28/6, ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng thông tin với báo chí, hiện Sở Du lịch Đà Nẵng đã nhận được một số hình ảnh, video… về người Trung Quốc tổ chức hoạt động hướng dẫn du lịch trái phép, sử dụng đồng nhân dân tệ, không dùng tiền Việt Nam khi mua hàng hóa.
Theo ông Cường, đoạn video mà Sở Du lịch Đà Nẵng vừa nhận được có ghi lại cảnh hướng dẫn viên tên Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam.
H1Theo tài liệu vừa được cung cấp cho Sở Du lịch Đà Nẵng, nhiều hướng dẫn viên Trung Quốc khi dẫn đoàn trên xe khách qua biển Mỹ Khê còn ngang nhiên giới thiệu biển Đà Nẵng là biển của Trung Quốc.
Chưa hết, cũng theo tài liệu vừa được cung cấp cho Sở Du lịch Đà Nẵng, nhiều hướng dẫn viên Trung Quốc khi dẫn đoàn trên xe khách qua biển Mỹ Khê còn ngang nhiên xuyên tạc khi giới thiệu biển Đà Nẵng là biển của Trung Quốc.
Trước đó, tại Nha Trang ngày 24/6, phóng viên Tuổi trẻ đã theo một xe chở du khách Trung Quốc của Công ty F đi tour city (tour đi tham quan, mua sắm trong TP Nha Trang) và ghi nhận sự bức xúc của nhiều người dân với những hướng dẫn viên du lịch “chui” người Trung Quốc.
Theo ý kiến của nhiều người dân ở Nha Trang được phóng viên Tuổi trẻ ghi lại, nhiều người Trung Quốc gần như không am hiểu gì về Nha Trang, về Việt Nam nhưng vẫn làm công việc hướng dẫn, dẫn đến tình trạng thuyết minh sai về địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam…
Trong chuyến xe mà phóng viên Tuổi trẻ mục sở thị, người hướng dẫn là một thanh niên khoảng 30 tuổi, tên Guangxi, đi cùng anh ta là anh Tài, một người Việt làm phiên dịch cho Guangxi. Xe chở 35 khách du lịch Trung Quốc đi mua sắm nệm cao su, ngọc trai, trầm hương, lụa tơ tằm…
Người tài xế trên chuyến xe hôm đó khi trao đổi với phóng viên Tuổi trẻ có thông tin lại rằng, hàng hóa không rõ nguồn gốc được giới thiệu là hàng chất lượng của Việt Nam và bán với giá cao gấp 2, 3 lần.
Còn tại những thắng cảnh du lịch mà khách Trung Quốc thường đến tại Nha Trang như Hòn Chồng, tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn, nhà thờ Núi… thì mỗi xe chở du khách Trung Quốc đến tham quan đều có một hướng dẫn viên Trung Quốc, một số xe có nhân viên người Việt hỗ trợ…
“Có cả lỗi của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch”
Về hiện trạng hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam, ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam thông tin trên báo chí rằng, để xảy ra vấn đề này là bởi các doanh nghiệp Việt Nam đang bị một số doanh nghiệp Trung Quốc chèn ép.
Ông Bình cho rằng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tự thỏa thuận với doanh nghiệp Trung Quốc với lý do là không có tiền.
“Đây là cái tội của doanh nghiệp Việt Nam đã thông đồng với doanh nghiệp Trung Quốc tạo ra sự lũng loạn gần đây tại Đà Nẵng”, ông Bình bức xúc.
Ông Bình chia sẻ thêm rằng, để sự việc này xảy ra là có cả lỗi của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Việt Nam có tới 700 hướng dẫn viên nói tiếng Trung nhưng không được sử dụng.
Trước đó, bàn về thực trạng này cũng từng tồn tại ở Nha Trang, ông Bình cho hay cần phải dứt khoát ngăn chặn những người nước ngoài hành nghề du lịch ở Việt Nam, bởi bên cạnh việc đóng vai là hướng dẫn viên du lịch, họ còn tiến hành nhiều hoạt động kinh tế không lành mạnh và làm ảnh hưởng nhiều hoạt động về an ninh trật tự.
“Vấn đề này phải xử lý nghiêm khắc. Bởi nhiều hướng dẫn viên du lịch nước ngoài không am hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam, đặc biệt có trường hợp còn xuyên tạc cả lịch sử dân tộc. Điều này là rất nguy hiểm”, báo Vietnamnet dẫn lại lo ngại của ông Bình.
Được biết, hiện Sở du lịch Đà Nẵng đang phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, để điều tra làm rõ thông tin trên cũng như việc xuyên tạc lịch sử Việt Nam của một số hướng dẫn viên Trung Quốc.

Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng (RFA)

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-12-20
da-nang-1-305.jpg
Khách sạn Trung Quốc tại bờ biển Đà Nẵng.
RFA

Đà Nẵng là một thành phố mà ông Nguyễn Bá Thanh, cựu chủ tịch Đà Nẵng từng tuyên bố là thành phố không có người ăn xin, không có trộm cắp, không có xì ke ma túy và không có người nghèo… Thế nhưng, không có quan điểm nào đưa ra nhằm khẳng định Đà Nẵng không bị Trung Quốc xâm thực. Chính vì thế, ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc.

Đâu rồi Đà Nẵng xưa?

Đó là chưa muốn nói rằng hai con đường với bãi cát vàng trải dài, rừng dừa xanh miên man theo gió biển đã hoàn toàn không còn mang dáng dấp nguyên sơ của nó bởi mùi hôi thối nồng nặc của cống rãnh cộng với mùi thức ăn Tàu vốn chặt to kho mặn bốc ra từ các nhà hàng Tàu đã khiến cho bất kì người Việt nào đi qua hai con đường này cũng phải bụm mũi và ngỡ ngàng không biết mình đang đi lạc vào khu phố ổ chuột nào đó ở nước Trung Quốc xa xôi.
Một người dân Đà nẵng bức xúc nói: “Chuyện cũ thời xưa, tối tối ra đường, nó đi đầy đường. Tất cả các quán ven ven đều có bảng hiệu Tàu hết rồi mà, thực đơn cũng chữ Tàu hết mà!”
Vào vai những du khách xứ Bắc ghé thăm xứ Quảng, chúng tôi dạo một vòng trên đường Hoàng Sa, con đường mà theo một người dân sống lâu năm ở đây nói rằng ông Nguyễn Bá Thanh thời còn làm chủ tịch thành phố đã dành riêng cho việc tiếp đón và lưu trú của khách cấp nhà nước Trung Quốc nhằm khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có riêng tên đường và có riêng đơn vị hành chính hẳn hoi. Chuyện này hư thực ra sao chưa rõ.
Thế nhưng chưa đầy một năm sau khi ông Nguyễn Bá Thanh rời chức vị chủ tịch thành phố Đà Nẵng để ra Hà Nội nhậm chức Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương thì mọi việc đã hoàn toàn thay đổi, con đường này trở thành biệt khu của người Tàu, mọi hoạt động ở đây đều mang dáng dấp của một thành phố Trung Hoa thu nhỏ.



Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng. RFA PHOTO.
Một người dân khác, tên Oanh, sống ở Đà nẵng lâu năm, chia sẻ với chúng tôi thêm về người Tàu ở thành phố này, bà Oanh cho biết, những năm trước 1980, thành phố Đà Nẵng vốn có rất nhiều người Tàu sống ở đây, họ là hậu duệ của những vị tướng Tàu “phản Thanh phục Minh”, xuôi thuyền sang Thuận Hóa, tức Huế bây giờ để xin triều đình nhà Nguyễn cho họ lưu trú, tránh nạn diệt vong trên quê hương của họ. Sống lâu năm, họ tổ chức thành hội, đoàn, có tổ chức Minh Hương hẳn hoi. Thế nhưng, chiến tranh Việt – Trung năm 1979 đã khiến họ đồng loạt quay về Trung Hoa theo lời hiệu triệu của chính phủ Trung Hoa thời bấy giờ.
Điều này cho thấy người Tàu dù đã sống lâu năm ở đất Việt Nam, họ vẫn tôn thờ Mao Trạch Đông, vẫn đau đáu về cố quốc và chưa bao giờ xem Việt Nam là quê hương, là tổ quốc thứ hai của họ giống như người Việt sang Mỹ lưu vong đã xem đất Mỹ là ân nhân, là quê hương yêu dấu thứ hai của mình. Chính vì thế, khi người Tàu xuất hiện dày đặc ở Đà Nẵng, điều này khiến cư dân Đà Nẵng cảm thấy lo ngại và bất an bởi chính sách bành trướng của họ.

Thả con tép câu con tôm

Một người dân Đà Nẵng khác tên Dũng, chia sẻ với chúng tôi rằng ông thấy người Tàu quá nguy hiểm, họ đã dễ dàng qua mặt nhà cầm quyền cũng như qua mặt nhân dân ở đây. Ông này nói thêm là thực ra, người Tàu trở lại Đà Nẵng không phải mới mẽ gì, họ sang đây đã ngót nghét mười năm trên danh nghĩa đi đầu tư kinh doanh, và hệ quả là những mảnh đất vàng, những điểm trọng yếu dọc bờ biến Đà Nẵng nhanh chóng trở thành khu xây dựng bí mật của họ, có hẳn tên mới China Beach. Không có người Việt Nam nào được đến gần khu vực xây dựng của họ.
Theo ông Dũng phân tích, để có được những diện tích trọng yếu này, chắc chắn họ đã lót tay cho các quan chức không phải ít. Vì nhiều người dân Đà Nẵng mong mỏi được mua ở khu vực này nhưng không bao giờ có đủ cơ hội để mua. Nhưng người Trung Quốc đã khéo bỏ tiền ra để lấy trọn một khu vực đẹp nhất, trọng yếu nhất của Đà Nẵng để biến thành biệt khu của mình.
da-nang-3-250.jpg
Khách sạn thuộc một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam tại Đà Nẵng. RFA PHOTO.
Và việc mua được những diện tích đất vàng ở Đà Nẵng cũng nhanh chóng kéo theo hệ quả là người dân ở khu vực này bị Tàu hóa vì động cơ kiếm tiền, không ít các cô gái ở đây sẵn sàng làm phục vụ ở các bar, nhà hàng của người Tàu vì theo họ, các ông chủ người Tàu trả tiền rất mát tay và xài rất sang. Hơn nữa, nếu không chọn làm việc cho các ông chủ người Tàu vốn sống gần nhà mình, các cô gái này phải đi làm việc trong khu công nghiệp cách nơi họ ở quá xa và đồng lương cũng còm cỏi.
Thuyền, biệt danh là “Thuyền Ba đờ ghe”, từng làm việc lâu năm với người Tàu trên đường Hoàng Sa, cho chúng tôi biết: “Họ qua mình họ ở thì đầu tiên cũng thiện cảm với mình. Nhưng khi mình đã làm việc cho họ rồi thì mình cũng không khác chi người ở cho họ thôi. Cái cách của họ với mình không thiện cảm lắm đâu. Không giống như người mình với người mình, có nghĩa là mình làm lấy lương nhưng người ta quý trọng mình. Còn họ mình làm được thì làm, không làm được thì họ nói khó chịu lắm! Không dễ đâu! Riêng ở Đà Nẵng đây thì nhiều lắm!”
Hiện tại, Thuyền không còn làm việc với người Tàu ở đây nữa, và cô cũng ngậm ngùi nhận ra rằng người chủ Trung Quốc chưa bao giờ đối xử tốt với nhân viên Việt Nam cả, một đồng xu của họ bỏ ra, bao giờ cũng ngầm chứa một phép toán bên trong mà ở đó, nếu là con gái, phải cộng trừ nhân chia cho ra đáp số bằng xác thịt, nhục dục và tiết hạnh. Còn nếu là con trai, cái giá phải trả là những đường dây ma túy, xã hội đen, làm kẻ bưng bô cho ông chủ, phải trả giá bằng sự vong nô tuyệt đối.
Điều này cho thấy các ông chủ Trung Quốc bao giờ cũng biết sử dụng đồng tiền và tùy từng tình huống mà kinh doanh nó, chiêu thức thả con tép để lấy con tôm của họ luôn đắc địa, luôn mang về cho họ phần thắng lợi. Và trên một mảnh đất, một quê hương mà kẻ ăn không hết, người làm không ra, thì những “kẻ ăn không hết” sẽ dễ dàng trở thành những tên Việt gian để đưa kẻ ngoại bang vào làm chủ, còn những “người làm không ra” sẽ rất dễ sa ngã vào những đồng tiền mị dân của kẻ thực dân mới với vỏ bọc nhà đầu tư, ông chủ tốt bụng.
Tạm biệt thành phố Đà Nẵng, chúng tôi ra thẳng sân bay và mua vé quay trở về miền Bắc, một cảm giác buồn xâm chiếm đến nghẹt thở, một nỗi bất an và trĩu nặng khi nghĩ đến chuyện trước đây, Bình Dương, Hà Tĩnh đã dày đặc người Tàu. Không ngờ, chưa bao lâu sau đó, Đà Nẵng cũng dày đặc người Tàu, rồi đây, không biết sẽ đến thành phố nào trở thành phố Tàu trên đất nước Việt Nam nữa đây? Đương nhiên là người Trung Quốc đã có mặt trên khắp ba miền đất nước! Thật là buồn khi mơ hồ nhận ra rằng mình đang lưu vong trên quê cha đất tổ của mình!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
---------

nguồn 

http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/cn-special-zone-in-danang-12202013142619.html



Hố Chôn



8 năm trước, dân Vit thy xut hin nhng h chôn min Trung, vài ba người b đy xung; không hiu h ai đào, đào cho ai. Tnh bơ, đi nhu

5 năm trước, dân Vit thy, h chôn ngày càng nhiu, 50-100 người b đy xung; vn không hiu đào cho ai. Thôi k, đường đi gp ghnh, trăng sao, thiên nhãn diu kỳ còn chưa hiu, làm sao mình hiu. Vô cm, vn c bia hơi.

2 năm trước, chuông báo v tình trng h chôn, người b chôn ngày càng nhiu hơn, ngay ti bin, vn dĩ thuc VN dù cn làm sáng t. Vn không hiu đa nào thuê th đào h, đa nào tiếp tay. Vn chưa thy ti phiên mình. Th ơ, tiếp tc ung bia.

Bây gi, nghe phong phanh chúng nó sp đy anh em bà con xung h, vn chưa hiu chính mình là ch đt nước, và cn lo vic đy đch xung h.

                                                     Hình minh họa