Wednesday, October 30, 2013

Giỗ cụ Phan Sào Nam


Với tôi, cụ Phan Sào Nam "ngon" hơn cụ Phan Tây Hồ Chu Trinh. Bàn luận về hai cách "cứu nước" , ai "đúng " hơn ai , thì hiện tại, dưới ảnh hưởng của tư tưởng và các trào lưu Dân chủ, nên một số nhà bình luận có phần nghiêng về phía cụ Tây Hồ, nhưng theo tôi thì , với từng giai đoạn của cuộc đấu tranh giành độc lập ngày xưa, tôi thấy suy nghĩ của cụ Sào Nam tích cực hơn, máu nóng cứu nước nồng hơn. Đâu phải cụ Sào Nam không nghe thấy và không biết về các vận động canh tân, khai dân trí, một số khái niệm vè Dân chủ. Bằng chứng là cụ cũng đã có những điểm đồng ý với cụ Chu Trinh khoảng 10 năm sau, sau trao đổi vài lần đầu tiên. Phong cách và đời hoạt động của cụ có thể viết thành một pho tiểu thuyết, tựa như truyện kiếm hiệp của Kim Dung thành 40 cuốn (150 trang ) chẳng hạn. Ts Chương Thâu đã viết biên khảo "Phan Bội Châu toàn tập" 10 quyển , mỗi quyển khoảng gần 200 trang. Hai đoạn tôi nhớ mãi trong cuộc đời vị anh hùng dân tộc rất trí tuệ này là đoạn cụ gặp Tiến sĩ Mai Sơn Nguyễn Thượng Hiền. với bài "Bái Thạch Vi Huynh", và đoạn cụ gặp anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám ( Đề Thám). Đó là nguyên mỏ tài liệu rất phong phú cho trí tưởng các tiểu thuyết gia để vẽ nên những phong cách lớn, những tâm hồn yêu nước thương nòi lớn, phảng phất bóng dáng những anh hùng, hào hiệt, hảo hán-- lớn lên từ đồng ruộng , núi đồi VN, cơm gạo , câu hát, tiếng hò, văn hóa VN -- lao mình vào cuộc chiến đấu hào hùng để giành tự do, độc lập cho đât nước; áo phai sương gió, râu tóc nhuộm phong trần, lao mình tới, sống chết coi như hư không, tâm để Tổ quốc lên đầu, hiến dâng , dâng hiến. Một nén hương lòng nữa kính tưởng niệm cụ hôm nay.

Một trích dẫn trong thư PBC gởi PCT về chuyện Dân chủ:

"Gần đây được tin đại huynh cùng các anh em đồng chí với những nghị luận ý chí mới mẻ, tẩy trừ những não cổ hủ để hấp dẫn tư tưởng mới, làm cho tinh thần tôi vô cùng dũng dược ... Nhưng than ôi! Trình độ nhân dân Việt Nam hiện còn ấu trĩ như răng chưa cứng, chân chưa mạnh, nếu sử dụng thì sao đang nổi. Nhân dân Việt Nam ta so với Tây Âu hãy còn kém họ xa lắm, như người còn đau, đang đâu nổi gánh nặng. Nhân dân ngu muội đói khổ, nay mình đem những lý luận cao siêu mà áp dụng không sao tránh khỏi những việc lảo đảo ngả nghiêng.

Nay đem ra một lý thuyết mà người ta chưa biết đầu đuôi, rõ phía Nam, phía Bắc ... Rồi sẽ vì ý kiến xung đột, hành động mâu thuẫn nhaụ Thù ngoài chưa diệt, nội bộ chống nhaụ Ôi dân chủ, Dân không còn nữa thì chủ vào đâủ Lúc bấy giờ, nếu Đại Huynh có bầu nhiệt huyết cũng không còn chỗ thi thố nữa ...

Vậy tôi đề nghị với Đại Huynh với tình trạng nước ta, hãy chờ ít lâu nữa, Đại Huynh xướng thuyết Dân Chủ thì cử quốc đồng bào nhiệt liệt hưởng ứng, trong đó có tôị"
(Tự Phán)

Con đường tiến tới khai d
ân trí, học tập Dân chủ cũng gập ghềnh và cần nhiều công sức học hỏi, thực hành, nào phải sớm chiều mà thảnh, ngay cả cho bây giờ, nói chi cách đây đã 100 năm. Trong khi đó chẳng lẽ, cứ chịu mãi sự đè đầu, đè cổ, bức bách, bắt bớ,tù đày, giết chóc  v.v. mãi của nước Pháp, chờ những sự cải lương , hợp tác Pháp-Việt đề huề như PCT đề nghị để khai dân trí như Cụ Tây Hồ mong mỏi. Đó là lý do tại sao tiếp theo cụ Sào Nam, Ông Nguyễn Thái Học và các đồng chí trong VN Quốc Dân Đảng vẫn tiếp tục theo con đường giành độc lập bằng cách đánh đổ người Pháp bằng đường lối bạo động.

Cứ lấy môt ví dụ để thấy việc này, đấy là: hiện tôi đang bị môt tên cha căng chú kiết từ một phương trời xa tới ngồi trên đầu cổ. Nhân gia đình tôi thất cơ lỡ vận, tôi bị nó leo lên đầu lên cổ ngồi, thỉnh thoảng cứ nắm tóc, nhéo tai hay vả mặt, lúc quạu hơn nó còn đấm bầm tím mặt mày, rồi còn bắt cày bừa đủ thứ để cung phụng nó, có khi còn bắt tù đày. Vậy thì tôi nên tìm cách hất nó xuống càng sớm càng tốt, hay tôi cứ nên để nó cỡi cổ, đè đầu mình rồi cắm cúi đọc sách gì đó, ví như khai dân trí, để hi vọng tìm cách hất lật nó xuống ? Cần nói rõ hơn, với tình trạng không quen với chuyện đọc sách và những bài học về khai dân trí, Dân chủ chi chi đó quá xa lạ, mới mẻ và khó học, đối với tôi, nhất là để có thể biến được những bài học đó thành những thế võ. Để có thể nuốt trôi những bài học đó có thể phải mất mười hay vài chục năm với tôi, chưa kể việc nó có để yên cho tôi học sách không nữa. Vậy tôi có nên đi học võ Nhật , võ Tây hay võ Ta, học đúc súng, bắn súng để quật ngã nó trước đã , rồi sau đó sẽ học sách khai dân trí sau để mở mang trí não và cùng đồng bào tiến bộ ?

Tâm Nguyên (HM)






----------
Hôm qua là ngày giỗ lần thứ 73 của nhà ái quốc và cách mạng Sào Nam Phan Bội Châu (29/10/1940). Mời các bạn đọc lại hai bài thơ gói  tâm tình của Cụ Phan đối với đất nước:

SỐNG

Sống tủi làm chi đứng chật trời!
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để chúng cười.
Sống tưởng công danh, không tưởng nước,
Sống lo phú quý, chẳng lo đời.
Sống mà như thế, đừng nên sống!
Sống tủi làm chi, đứng chật trời.

CHẾT

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.

SÀO NAM PHAN BỘI CHÂU



----------

Th/khảo



Sunday, October 27, 2013

Tại sao một nhà nước dân chủ-tự do có sức mạnh lớn để chống ngoại xâm khi bị đe dọa ?

Vì đâu một nhà nước dân chủ tự do sẽ phát triển được kinh tế, nâng cao tầm giá trị văn hóa và xã hội, và tạo được sự cường thịnh cho quốc gia? Căn cốt nhất và sau khi rút tỉa kinh nghiệm , người ta nhận ra khi có tự do, có dân chủ thì người dân có thể phát huy hết được khả năng, tinh hoa trong mọi ngành nghề để nâng cao đời sống trong cả ba mặt kinh tế, văn hóa và xã hội. Dân chủ và Tự do như cặp anh em song sinh, hỗ trợ cho nhau. Dân chủ giúp  cho công dân hiểu "ai" chính là nhân tố đóng góp vào sự sinh tồn hay nguy vong của chính xã hội họ làm nên. Dân quyền xác định những quyền hạn của người dân với các quyền làm người căn bản, phổ thông nhất và "tự nhiên" nhất, trong đó quyền được có sở hữu/tư hữu là một quyền cực quan trọng. Dân quyền cũng xác định các quyền tự do cốt yếu nhất, như tự do đi lại, tự do tư tưởng/ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do lập hội, tự do làm việc, kinh doanh, chọn nghề nghiệp v.v.  Bây giờ chỉ nói tới hai thứ tự do quan trọng hàng đầu. Tự do kinh doanh, làm ăn để nuôi bản thân, g/đình, để sung túc, giàu có hơn và góp phần về mặt tài chính, kinh tế , xã hội. Tự do tư tưởng, ngôn luận để phát huy khả năng, tài năng giúp xã hội thăng tiến về các mặt văn hóa, xã hội, cũng như khả năng tự nhìn lại, phê bình chính mình và xã hội khi có những khiếm khuyết, sai lầm.Điều này sẽ đóng góp tích cực về mặt cải tiến và sửa sai, giúp nó điều chỉnh và đi lên . Không bị ai cấm đoán , sách nhiễu, kìm kẹp, không cho làm ăn, hoạt động, phê bình, tranh đấu v.v... vì bất cứ lý do gí, vì bất cứ thứ nhân danh, chủ nghĩa gì. Khả năng, sáng kiến, ví dụ như Bí thư Kim Ngọc của Vĩnh Phúc khi xưa, tính năng động, hiệu quả, tháo vát, cần cù v.v…  được phát huy, được khuyến khích ;không có cảnh cha chung không ai khóc, như các xí nghiệp quốc doanh, lỗ bao nhiêu  tỉ tỉ cũng được, kệ thây nó. Giấy tờ, sổ sách,tổ chức được công khai , minh bạch , nên nạn tham nhũng sẽ giảm bớt rất nhiều.Nói tóm , vắng bóng mọi thứ tệ lậu, ăn cắp, ăn cướp, tham nhũng, hối lộ v.v…như bao năm  nay, và phát huy được nhiều thực hành tốt, đa năng, đa hiệu và tích cực của một nền kinh tế tự do , trong khung của một nhà nước Dân chủ pháp quyền. Và nội lực, sức mạnh của một quốc gia phát sinh từ đó. Và vì  nhà nước dân chủ là một nhà nước do chính dân bầu, lập nên, thể hiện đúng nguyện vọng và ý thức của người dân, nên khi có biến, tự khắc người dân sẽ thấy có trách nhiệm bảo vệ nó, tức là bảo vệ chính “cái mình làm nên”, như một phản xạ tâm lý, từ đó sự liên đới giữa các công dân, một thứ tinh thần của Hội nghị Diên Hồng thời hiện đại sẽ được thành hình mau chóng.

Hãy nhìn bài học của Nam Hàn và sẽ thấy điều này rất rõ ràng.Từ thời T/th Phác Chánh Hy ( Park Chung Hee) (1962)  đến gần cuối thời T/th Chun Doo-hwan (Chung ĐầuHoán) (1987). Trong 25 năm này, nền chính trị của Nam Hàn là độc tài quân phiệt hay tổng thống trị ( nhưng guồng máy an ninh, mật vụ chỉ là đứa trẻ sơ sinh so với anh khổng lồ guồng máy côn an của CSVN bây giờ), và nền kinh tế là k/tế pha giữa quy hoạch trung ương và những phát triển tự do. Tổng sản lượng nội địa trên mỗi đầu người (GDP per capita) của nền kinh tế này trong 25 năm đó, tăng từ USD $104 tới $3445 , tính trung bình tăng trưởng là $133.6 mỗi năm. Từ 1987 , chế độ tại Nam Hàn chuyển sang chính thức là mộtchế độ Dân chủ thực sự với T/thống Lô Thái Ngu ( Roh Tae Woo) do chính dân bầu trong một cuộc đầu phiếu không gian lận. Với chế độ dân chủ hơn, thông thoáng, minh bạch hơn, Nam Hàn nghìễm nhiên trở thành một con rồng kinh tế trong nhữngnăm đầu thế kỷ 21; GDP PC tăng từ $3445 trong năm 1987 đến $22859 trong năm  2012, cũng là  một g/đoạn 25 năm ( số liệu của IMF) , tức là trung bình $765/năm. Như vậy, gia tăng GDP PC của thời kỳ này gấp 5.7 lần thời kỳ trước từ 1962 tới 1987. Càng dân chủ hơn, càng để người dân phát triển , thi thố hết tài năng của họ để làm giàu cho mình, tạo thịnh vượng cho xã hội,  một đất nước càng ngày càng giàu mạnh hơn. Và do đó, khả năng chống ngoại xâm, nếu phải thế, cũng sẽ mạnh hơn rất nhiều.

Theo các nhà quan sát và nghiên cứu quốc tế, gần 10 năm nay Nam Hàn đã cố gắng nhiêu hơn nữa để củng cố ( consolidate) nền Dân chủ của mìnhvới các tiến hành thiết định các định chế rõ ràng, minh bạch, quy củ và hệ thống. 

Gần 40 năm nay (cứ tính từ 1975), Nam Hàn đã tiến bộ rất xa, Tàu khựa bây giờ không dễ gì mà bắt nạt được Nam Hàn, nếu có xảy ra mâu thuẫn giữa hai nước.

Saturday, October 26, 2013

Bà Doãn Quốc Sỹ

Bà Doãn Quốc Sỹ, người vợ hiền tần tảo, nhẫn khổ, chịu đựng của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, và là “Bếp Lửa” tin cậy, thân yêu, trân quý và hết sức đáng kính của Ông và các con. Bà nhủ danh là Hồ Thị Thảo,  con gái nhà thơ tiền chiến Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu. Trân trọng giới thiệu hai bài viết : một của con gái bà, chị Kim Khánh nhân ngày Mother’s Day, và một của nhạc sĩ Phan Ni Tấn về người phụ nữ hiền thục và đáng kính yêu này.

Note: Trong bài của Phan Ni Tấn, ông nhớ lộn họ của nhà thơ Tú Mỡ thành họ Hoàng

                       ***     



Một đời thầm lặng mẹ theo bố.

Kim Khánh 

Tháng 9 năm 1954 mẹ theo bố vào Nam. Trước đó bố hoạt động ngang dọc, sáng ngời lý tưởng, rồi ê chề thất vọng. Quyết định vào Nam là của bố, mẹ chỉ bế hai con và dắt cô em chồng 17 tuổi theo. Trong Nam, bố tưng bừng thi thố tài năng, tay phấn tay bút. Mẹ thầm lặng ở nhà nuôi dạy con và chăm chút em. Dân số con từ hai tăng thành tám. Tám con tám tính, có lúchư lúc ngoan; mẹ theo từng bước, khen chê mắng mỏ. Cô em chồng tốt nghiệp đạihọc, chuẩn bị lên xe hoa, mẹ lo toan chuyện cưới hỏi. Bố vất vả bên ngoài, vềnhà chỉ cần đảo mắt nhìn là thấy mọi sự tươm tất. Ra đường, các con được gọi là “con bố”, em là “em anh”, không ai biết có một nhân vật thầm lặng đã làm nên những con người ấy. 

Vào những năm thăng tiến trong cả hai nghề dạy và viết, bố hay mời khách về nhà đãi đằng. Mẹ tiếp khách lịch thiệp, rồi rút về hậu trường trổ tài nấu nướng. Trước khi ra về các bác bao giờ cũng chào “bà chủ” trong tiếng cười hỉ hả “Cám ơn chị cho một bữa ngon quá.” Thỉnh thoảng có những vị khách nữ, khen thức ănvà khen cả ông chủ. Tôi còn nhớ có người còn nói rất chân tình với mẹ: “Chồng em mà được một phần của anh thì em chết cũng hả.” Hình như mẹ đón nhận lời nói ấy như một sự khen tặng cho chính mình. 

Rồi chính sự miền Nam nóng bỏng; ngòi bút bố cũng nóng theo. Các bạn bố đến chơi chỉ bàn chuyện cộngsản và quốc gia. Mẹ không mấy quan tâm đến “chuyện các ông”, nhưng khi bố đi Mỹdu học, mẹ ở nhà điều hành việc bán sách thật tháo vát. Khoảng hai tuần một lần, mẹ đi xích lô đến trung tâm Saigon, rảomột vòng các tiệm sách để xem họ cần thêm sách nào. Sau đó mẹ cột sách thànhtừng chồng và “đáp” một chuyến xích lô khác để giao sách. Tôi hay mân mê những sợi giây được cột chắc nịch, suýt xoa: “Sao mẹ cột chặt hay thế"” 

Thế rồi chính sự miền Nam đến hồi kết thúc. Con người không chính trị của bố lại một lần nữa ê chề. Ngày công an đến bắt bố đi, mẹ con bàng hoàng nhìn nhau. Các con chưa đứa nào đếntuổi kiếm tiền. Mẹ xưa nay thầm lặng trong vai “nội tướng”, giờ miễn cưỡng ra quân. Tiền dành dụm của gia đình không đáng kể. Có tám miệng để nuôi, có bố nhục nhằn trong lao tù đợi tiếp tế. Mẹ vụng về tìm kế sinh nhai. Thoạt tiên mẹ nấu khoai mì trộn với dừa và vừng, rồi để vào rổ cùng với một ít lá gói. Tôi băn khoăn hỏi: 

- “ Mẹ nghĩ có bán được không"” 

- “Mẹ không biết, cứ mang ra chỗ trường học xem sao.” 

Nhìn dáng mẹ lom khom ôm rổ, đầu đội xụp cái nón lá, tôi thương mẹ khôn tả. Chỉnửa tiếng sau tôi đã thấy mẹ trở về. Rổ khoai mì vẫn còn nguyên, mẹ ngượng ngập giải thích: “Hình như hôm nay lễ gì đó, học trò nghỉ con ạ.” 

Rồi mẹ lại xoay sang nghề bán thuốc lá. Mẹ mua lại của ai đó một thùng đựng thuốc lá để bầy bán. Mẹ nghe ai mách bảo, chọn một địa điểm khá xa nhà rồi lụi hụi dọn hàng vô, dọn hàng ra mỗi ngày. Nghề này kéo dài được vài tháng. Mẹ kể cũng có một số khách quen, nhưng toàn mua thuốc lá lẻ. Hôm nào có khách “xộp” mua nguyên bao thì mẹ về khoe ngay. Cũng may thuốc lá không thiu nên khi “giải nghệ” mẹ chỉ lỗ cái thùng bầy hàng. 

Mẹ rút về “bản dinh” là căn nhà ở cuối hẻm, tiếp tục nhìn quanh, tìm một lốithoát. Hàng xóm chung quanh phần lớn là những người lao động. Họ như những đàn kiến chăm chỉ cần cù, 4 giờ sáng đã lục đục, người chuẩn bị hàng họ ra chợ, kẻkéo xe ba bánh hoặc xích lô ra tìm khách. Suốt mười mấy năm qua họ nhìn gia đình chúng tôi, gia đình “ông giáo”, như từ một thế giới khác, kính trọng nhưngxa cách. Nay “ông giáo” đi tù, “bà giáo” hay xuất hiện ngoài ngõ, có lẽ họ cảmthấy gần gủi hơn. Một hôm, chị bán sương xâm ở đối diện nhà qua hỏi thăm “ông giáo”. Thấy cái máy giặt vẫn còn chạy được, chị trầm trồ: “Giặt máy tiện quá bác há!”, rồi nảy ý “Tụi con ngày nào cũng có cả núi quần áo dơ. Bác bỏ máy giặt dùm, tụi con trả tiền. Bác chịu không"” Lời đề nghị thẳng thừng, không rào đón. Mẹ xăng xái nhận lời. Kể từ đó, mổi tuần khoảng hai lần, mẹ nhận một thau quần áo cáu bẩn, bốc đủ loại mùi khai, tanh, nồng. Mẹ đích thân xả qua một nước, rồi múc nước từ hồ chứa vào máy giặt, bỏ xà bông và bắt đầu cho chạy máy. Cái máy cổ lỗ sĩ, chạy ì ạch nhưng nhờ nó mà mẹ kí cóp được chút tiền chợ. 

Ít lâu sau, cũng chị hàng xóm đó lại sáng thêm một ý nữa: 
- “Con bé nhà con nay biết bò rồi, con không dám thả nữa. Bác nhận không, congửi nó mỗi ngày từ sáng tới chiều. Con trả tiền bác.” 

Thế là sự nghiệp nhà trẻ của mẹ bắt đầu. Mẹ dọn căn gác gỗ cho quang, có chỗ treo võng, có cửa ngăn ở đầu cầu thang. Cả ngày mẹ loay hoay bận bịu pha sữa, đút ăn, lau chùi những bãi nước đái. Được ít lâu, chị bán trái cây ở cuối hẻm chạy qua nhà tôi, nói: 
- “Bác coi thêm con Đào nhà con nha. Con mang cái võng qua mắc cạnh cái võngcủa của con Thủy.” 

Hai võng đong đưa một lúc, cháo sữa đút liền tay hơn, căn gác bừa bộn hơn. Sauđó lại thêm một thằng cu nữa. Mẹ tay năm tay mười, làm việc thoăn thoắt. Cũng công việc quen thuộc ấy, ngày xưa làm cho con, nay làm kế sinh nhai, nuôi đủ tám con với một chồng. Mẹ không còn thầm lặng nữa. Mẹ lớn tiếng điều khiển tám quân sĩ, cần roi có roi, cần lời ngọt có lời ngọt. Riêng chúng tôi vẫn nhớ ơn những người lao động đã giúp chúng tôi sinh sống những ngày khốn khó đó. 

Nhưng sau những giờ ban ngày ồn ào náo động là những đêm tối trầm ngâm lo lắng.Nỗi bận tâm không rời của mẹ là chuyện thăm nuôi bố. Mỗi ngày mẹ nghĩ ra một món, làm dần vào buổi tối, nay muối vừng, mai mắm ruốc, mốt bánh mì khô. Mẹ đểsẵn một giỏ lớn trong góc bếp và chất dần đồ thăm nuôi trong đó. Khi giỏ đầy làngày thăm nuôi sắp tới. Thuở ấy bố bị giam ở núi đồi Pleiku, muốn lên đến đóphải mất hai ngày đường và nhiều giờ chầu chực xe đò. Mỗi lần thăm nuôi, hoặcmẹ, hoặc một đứa con được chỉ định đi. Con trưởng nữ hay được đi nhất vì nó tháo vát và nhanh trí, thằng thứ nam cũng đươc nhiều lần “tín nhiệm”; mẹ nói nó nhỏ tuổi nhưng đạo mạo, đỡ đần mẹ được. Con thằng trưởng nam đúng tuổi đi “bộ đội”, mẹ ra lệnh ở nhà. Có lần mẹ đi về, mặt thất thần. Các con hỏi chuyện thì mẹ chỉ buông hai chữ “biệt giam”. Biệt giam thì bị trừng phạt không được thăm nuôi. Tôi thảng thốt hỏi:

- “Đồ thăm nuôi đâu hết rồi mẹ"”

- “Mẹ phải năn nỉ. Cuối cùng họ hứa chuyển đồ ăn cho bố.”
- “Mẹ nghĩ họ sẽ chuyển không"
- “Họ hẳn sẽ ăn bớt, nhưng nếu mẹ mang về thì phần bố đói còn chắc chắn hơnnữa.” 

Mẹ ngày nào thầm lặng, nay thực tế và quyết đoán như thế. 

Ngày bố được thả đợt 1, nhà trẻ của “bà giáo” vẫn còn hoạt động. Mẹ hướng dẫn bố đu võng khi các bé ngủ. Mẹ cũng dặn bố thường xuyên lau chùi gác và bỏ giặt tã dơ. Bố một mực nghe lời. Tưởng như cờ đã chuyền sang mẹ một cách êm thắm…


Tuy nhiên, mẹ không thể ngăn được bố lân la cầm lại cây bút. Thời gian này là lúc họ hàng ngoài Bắc vào chơi nhiều. Bên ngoại có cậu tôi làm đến chức thứ trưởng; cậu kể rằng lúc còn sống, ông ngoại (một nhà thơ cách mạng) phiền lòng vì sự nghiệp văn chương của thằng con rể. Bên nội có chú tôi - một nhạc sĩ cách mạng- chú biết ngòi bút đang thôi thúc bố và đã từng rít lên giữa hai hàm răng: 

- “Trời ạ! Đã chửi vào mặt người ta, không xin lỗi thì chớ lại cón nhổ thêm một bãi nước bọt! Lần này mà vào tù nữa thì mọt gông.” . 


Mấy mẹ con chết lặng trước viễn tượng “mọt gông”. Bố không màng đến điều này, vẫn miệt mài gõ máy đánh chữ. Đêm khuya thanh vắng tiếng gõ càng vang mồn một. Vài lần mẹ can ngăn, có lần mẹ giận dữ buộc tội:

- “Ông chỉ biết lý tưởng của mình, không biết thương vợ con.” 


Vài tuần sau, chị hàng xóm đối diện nhà chạy sang xì xào với mẹ:

- “Công an đặt người ở bên nhà con đó bác, họ theo dõi bác trai.” 


Mẹ lại thử can thiệp, nhưng đã quá trễ. Bố bị bắt lần thứ hai năm 1984. Lần thứ hai bị bắt, bố bình tĩnh đợi công an lục lọi tung nhà. Trước khi bắt đi, họ chụp hình bố với nhiều tang chứng chung quanh. Trong hình bố ngẩng cao đầu trông rất ngạo nghễ. Nhiều năm sau, bố vẫn còn được nhắc tới với hình ảnh này. Không ai biết đến người đàn bà thầm lặng bị bỏ lại đằng sau. Sau biến cố thứhai này, mẹ phải đối phó thêm với nhiều khó khăn loại khác, điển hình là những giấy gọi gia đình ra dự phiền tòa xử bố. Gọi rồi hoãn, rồi lại gọi lại hoãn. Mỗi lần như vậy cả nhà lại bấn loại tâm trí, lo cho mạng sống của bố. Riêng mẹ thì vừa lo vừa soạn thêm một số thức ăn thăm nuôi. Mẹ thực tế là thế đó.

Sau khi bố bị gọi án 10 năm tù, cuộc sống của mẹ không còn những bất ngờ khủng khiếp, chỉ còn những đen tối và tù túng đều đặn. Tưởng là dễ chịu hơn, nhưng thực ra nó gậm nhấm tâm thức, tích lũy buồn bực chỉ đợi cơ hội bùng nổ. Hết ngày này qua tháng nọ mẹ lầm lũi chuẩn bị đồ thăm nuôi, từng món ăn thức uống, từng vật dụng hằng ngày. Các con lần lượt trưởng thành, đứa nào cũng có bạn bè và những sinh hoạt riêng. 

Chuyện thăm nuôi bố và lòng thương bố quan trọng lắm, những cũng chỉ là một phần trong những cái quan trọng khác trong đời. Chỉ đối với mẹ, những thứ ấy mới là tất cả, độc tôn choán ngập tâm hồn mẹ. Mẹ hẳn có những lúc thấy tức tưởi và cô đơn mà các con nào hay biết. Có vài lần chúng tôi lỡ một lời nói hoặc cử chỉ không vừa ý mẹ, me òa khóc tu tu, lớn tiếng kể  lể, tuôn trào như một giòng lũ không ngăn được. Lúc ấy chúng tôi mới choàng tỉnh. 

Ngày mãn hạn tù về, bố bình an như một thiền sư, để lại sau lưng hết cả những thăng trầm của quá khứ. Rồi bố mẹ sang Mỹ ở Houston sống cùng cậu trưởng nam. Mẹ bận bịu với cháu nội, nhưng không quên nhắc ông nội đi tắm và bao giờ cũng nặn kem đánh răng vào bàn chải cho ông mỗi tối. Thỉnh thoảng giao tiếp với họ hàng và bạn bè, mẹ lại phải đỡ lời cho bố, khi bố cứ mỉm cười mà không nói năng chi. Thư viết về cho con cháu ở VIệt Nam, ai cũng nói mẹ viết hay hơn ông nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Lúc đó chắc mẹ tự nhủ thầm rằng: “bởi vì mẹ là con của ông Tú Mỡ mà!” 

Như thế được mười năm thì mẹ ngã bệnh. Hôm nay, ở giai đoạn cuối của căn bệnh Alzheimer, mẹ nằm bất động một chỗ và không nói được nữa. Nhưng mẹ vẫn đưa mắt nhìn bố mỗi lần bố ra vào trong phòng. Hôm nào bố vắng nhà vài ngày thì mẹ nhìn con trai, mắt dò hỏi lo lắng. Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy  ngày càng tỏa sáng.

Kim Khánh

05/10/2011


--------

Bác Gái, vợ nhà văn yêu nước Doãn Quốc Sỹ


Phan Ni Tấn
Cuối năm 1978 từ trong một trại tù cải tạo trên cao nguyên tôi may mắn vượt ngục về tới Sài Gòn sống đúng nghĩa của một phường trôi sông lạc chợ. Hằng ngày vào những buổi trưa tôi uống nước phông-tên ngoài công viên lấy no và ăn mì quốc doanh vào những buổi chiều tối tại nhà một người bạn để cầm cự qua ngày. Ban đêm tôi đi lang thang ngủ bờ ngủ bụi ở bất cứ chỗ nào tôi cảm thấy an toàn...
http://sangtao.org/2011/09/13/bac-gai-v%E1%BB%A3-nha-van-yeu-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-doan-qu%E1%BB%91c-s%E1%BB%B9

Sunday, October 20, 2013

Tâm Kinh Bát Nhã-- Hán Việt-Việt

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc,thọ , tưởng , hành , thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức.
Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thanh, hương, vị, xúc,  pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô khổ,tập, diệt, đạo.
Vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cốBồ đề tát đóa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết :
Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Dịch Việt :

Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu Trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ  ách.

Nầy Xá Lợi Tử, Sắc chẳng khác gì Không, Không chẳng khác gì Sắc; Sắc chính là Không, Không chính là Sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.

Nầy Xá Lợi Tử, tướng (hay tánh) Không của các pháp  không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt.

Cho nên trong cái không đó,  không có sắc, không có thọ, tưởng, hành. thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.

Không có vô minh, cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.


Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc.

Vì không có sở đắc, khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
Chư Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú không đẳng, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.

Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức phải đọc thần chú:

Gate gate pàragate pàrasamgate bodhi svàhà. 
( Qua, qua, qua bên kia, qua hẳn bên kia; hỡi Giác ngộ, xin đảnh lễ )


(Hiền Minh hiệu đính 1 bản dịch trên Internet)

Ghi chú: 

 1. Chấm câu trong bản tiếng Hán Việt thường không có và không rõ ràng như cú pháp La-tinh hay Anh-Mỹ. Ví dụ, các dịch giả VN hay để câu "dĩ vô sở đắc cố " ngay tiếp theo "vô trí, dìệc vô đắc" và dịch liền theo là:  vì không có sở đắc. Như vậy rất dễ gây hiểu lầm là ý " vô sở đắc" chỉ áp dụng cho câu " vô trí diệc vô đắc". Trong khi đó , thực ra câu "Dĩ vô sở đắc cố", nếu chuyển xuống để đứng trước câu "Bồ đề tát đỏa y BNBLMĐ..." thì tính cách phủ định của cụm từ này sẽ được áp dụng cho tất cả những niệm nào mang tính ngã đã đắc thụ được một cái gì đó, ví dụ: ngã đã đạt được thành tựu con đường đến sự Tận diệt ( Diệt) hay đã đạt được thành tựu con đường thành đạo ( Đạo) , hay đã đạt được Tri kiến Giải thoát (Trí) , hoặc đã đắc Ngộ. 

 2. So sánh với bản Sanskrit và tiếng Anh của một ít dịch giả ta sẽ thấy điều này , chính yếu là từ bản dịch của hai học giả Ed Conze và Harischandra Kaviratna. Họ đều để câu "tasmacSariputra apraptitvad" ( Therefore, O Sariputra, by reason of his non-attainment ) ở đầu câu, trước câu " the bodhisattva, having resorted to prajnaparamita"  để tính phủ định áp dụng cho nhiều trường hợp hơn, như đã nói ở trên.

3. Tuy vậy , bản nguyên tác Sanskrit mà hai học giả trên và một số người khác dựa theo, lại có  thêm một câu " vô vô sở đắc" (na-apraptih. or no non-attainment) sau câu vô sở đắc, làm câu văn thêm lòng thòng và tối nghĩa hơn bản Hán Việt-- chỉ cần nói vô sở đắc là đủ. Có thể các ngài Cưu Ma La Thập và Huyền Trang đã thấy điều này mà gạn đi. khi dịch Prajnaparamita Hridaya Sutra sang tiếng Hán, để ý nghĩa rõ hơn. 

4. Thực ra các đạo sư Ấn độ, trong bản Sanskrit, "thòng" thêm câu "no non-attainment", cũng chỉ là để nói lên tính cách "bất khả đắc" của tất mọi pháp, mọi sự thể, vật thể , tức là : tất cả mọi sự vật đều mang tính Không, chỉ  "vô tự tính", là không có gì thật hết; và giữa chúng chỉ có cái "có vẻ khác nhau " là "cái giả danh", thế thì có nhắc lại thêm "cái vô vô sở đắc" cũng chỉ nhằm nhắc nhở mọi người là : thực ra khi quán chiếu về Tánh Không của vạn pháp thì cái "vô sở đắc"  và "vô vô sở đắc" cũng giống nhau mà thôi, tựa như Sắc cũng chẳng khác (bất dị) Không , và rất thường khi,  chúng chia nhau những đặc tính  như hiển lộ, tạm trụ, di ảnh và biến mất cũng trong những cách thái hết sức giống  nhau trong tâm thức con người.


5. Hán dịch t Phạn ngữ cụm từ "sarva-dharmahsunyata-laksana,  thành "Thị chư pháp Không tướng"  là khá dở, và sai, nếu hiểu theo Tính, Tướng biệt quán. Câu này nghĩa "Tất cả các pháp đều mang đặc tính của Tánh Không ( Sunyata-Voidness). Vì vậy cần phải dịch cho thật đúng là "Thị chư pháp Không Tính...( chữ Không cần nên viết hoa),  vì đây là chỉ thẳng đến cái yếu tính về Chân lý ( the essence of Truth) mà Tâm Kinh muốn nói đến, chứ không phải đến những cái hình tướng bên ngoài. What  being taught here is to aid in lifting the meditation practitioner to the ontological characterization of Truth, which helps pointing the way to true observations on Voidness-- if we need to use Western philosophical terms and contexts to describe this-- not any ontic sense of beings.
Hiền Minh-Chân Huyền

----
REF:


Tâm Kinh Bát Nhã-- Phạn-Anh

        Prajnaparamita Hridaya Sutra 

           in romanized Sanskrit ( The Heart Sutra - translated into English)

                           ***

arya-avalokitesvaro bodhisattvo gambhiram prajnaparamitacaryam caramano
vyavalokayati sma: panca-skandhas tams ca svabhavasunyan pasyati sma

The noble bodhisattva, Avalokitesvara, being engaged in practicing the
deep transcendental wisdom-discipline, looked down from above upon the
five skandhas /(aggregates), and saw that in their /svabhava
/(self-being) they are devoid of substance.

iha sariputra rupam sunyata sunyataiva rupam, rupan na prithak sunyata
sunyataya na prithag rupam, yad rupam sa sunyata ya sunyata tad rupam;
evam eva vedana-samjna-samskara-vijnanam.
 Here, O Sariputra, bodily-form is voidness; verily, voidness is
bodily-form. Apart from bodily-form there is no voidness; so apart from
voidness there is no bodily-form. That which is voidness is bodily-form;
that which is bodily-form is voidness. Likewise (the four aggregates)
feeling, perception, mental imaging, and consciousness (are devoid of
substance).

iha sariputra sarva-dharmah sunyata-laksana, anutpanna aniruddha, amala
avimala, anuna aparipurnah.

tasmac Sariputra sunyatayam na rupam na vedana na samjna na samskarah
na vijnanam. na caksuh-srotra-ghrana-jihva-kaya-manamsi. na
rupa-sabda-gandha-rasa-sprastavya-dharmah. na caksur-dhatur yavan na
manovijnana-dhatuh. na-avidya na-avidya-ksayo yavan na jaramaranam na
jara-marana-ksayo. na duhkha-samudaya-nirodha-marga. na jnanam, na
praptir na-apraptih.


 Here, O Sariputra, all phenomena of existence are characterized by
voidness: neither born nor annihilated, neither blemished nor
immaculate, neither deficient nor overfilled.

Therefore, O Sariputra, in voidness there is no bodily-form, no feeling,
no mental imaging, no consciousness; no eye, ear, nose, tongue, body, or
mind; no sense objects of bodily-form, sound, smell, taste, or touchable
states; no visual element, and so forth, until one comes to no
mind-cognition element. There is no ignorance, nor extinction of
ignorance, until we come to: no aging and death, nor extinction of aging
and death. There is no suffering, no origination, no cessation, no path;
there is no higher knowledge, no attainment (of nirvana), no non-attainment.

tasmac Sariputra apraptitvad bodhisattvasya prajnaparamitam asritya
vibaraty acittavaranah. cittavarana-nastitvad atrasto
viparyasa-ati-kranto nistha-nirvana-praptah.


Therefore, O Sariputra, by reason of his nonattainment (of nirvana), the
bodhisattva, having resorted to prajnaparamita (transcendental
wisdom), dwells serenely with perfect mental freedom. By his
non-possession of mental impediments (the bodhisattva) without fear,
having surpassed all perversions, attains the unattainable (bliss of)
nirvana.


tryadhva-vyavasthitah sarva-buddhah prajnaparamitam asritya-anut-taram
samyaksambodhim abhisambuddhah.


tasmaj jnatavyam: prajnaparamita maha-mantro mahavidya-mantro
'nuttara-mantro samasama-mantrah, sarva-duhkha-prasamanah, satyam
amithyatvat. prajnaparamitayam ukto mantrah. tadyatha:

gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!

(iti prajnaparamita-hridayam sa-maptam)


All Buddhas, self-appointed to appear in the three periods of time
(past, present, and future), having resorted to the incomparable
/prajnaparamita/, have become fully awake to /samyak sambodhi/ (absolute
perfect enlightenment).

Therefore prajnaparamita should be recognized as the great mantra, the
mantra of great wisdom, the most sublime mantra, the incomparable mantra
and the alleviator of all suffering; it is truth by reason of its being
nonfalsehood. This is the mantra proclaimed in prajnaparamita. It is:
Gone, gone, gone beyond, gone altogether beyond (to the other shore)! O
enlightenment! Be it so! Hail!

(This concludes the Prajnaparamita-Hridaya-Sutra)


Translation of Text by Harischandra Kaviratna:
http://www.theosophy-nw.org/theosnw/world/asia/as-heart.htm