Tuesday, January 29, 2019

Tại sao Vũ Hoàng Chương bị bắt (PNK)

Thứ tư, 15 Tháng 7 2015 18:05Written by  

Chúng ta, những người dân Sài gòn sau tháng 4 -1975, ai cũng đã từng nghe: "Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do", để nói về hai con đường bị Công Lý và Tự Do bị đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Đồng Khởi.  Nhưng ít người biết tác giả 2 câu này chính là nhà thơ Vũ Hoàng Chương. (HL)
   
TẠI SAO VŨ HOÀNG CHƯƠNG BỊ BẮT VÀO TÙ KHÁM LỚN?
  
Phạm-công Bạch, CVA 57
Đã là cựu học sinh Chu-văn-An, ai không biết thi sĩ Vũ-hoàng-Chương là một vị giáo-sư Việt Văn rất đáng mến. Quả thật vậy, trong cuộc đời thi sĩ, Ông đã từng xuất bản cả chục tập thơ và kịch thơ , cũng như trong nghề dạy học, ai đã từng là học trò Ông  thảy đều thương kính, coi Ông như một vị giáo sư có đầy đủ tác phong về đạo đức và sư phạm. Hơn thế nữa, hãy xem nhà văn Song-Thao (cũng là một cựu học sinh Chu-văn-An) mô tả Ông trong tập truyện “Chốn cũ” vừa xuất bản:
   “Thầy đi quanh lớp bằng những bước chân nhẹ nhàng, đầu nghểnh cao, mắt xa vắng, giảng bài bằng cái giọng nhừa nhựa thanh thanh. Có những lúc mắt thầy như nhắm hẳn lại, đầu lắc lắc từng chặp. Những lúc đó thầy như thoát hồn bay về một trời thơ nào đó. Thầy say thơ. Thầy ngâm thơ như một người đồng thiếp. Như không còn thầy. Như không có trò. Như không phải là một lớp học. Chỉ có một cõi thơ lồng lộng bát ngát. Chúng tôi cũng thấm thơ. Vô cùng nồng nàn là những dòng thơ đất Việt. Chỉ có tiếng chuông báo hết giờ học mới có thể kéo thầy trò ra khỏi cơn mê văn chương…”
Làm thơ đã hay, dạy học thì say mê như thế, Vũ-hoàng-Chương không hề làm chính trị. Hồi toàn quốc kháng chiến  năm 1946, Ông cũng chỉ  tản cư khỏi thành phố một thời gian rồi  lại hồi cư, chứ không ra bưng. Từ năm 1954 khi di cư vào Saigon, Ông cũng không tham gia một đảng phái nào. Thế nhưng cuộc đổi đời ” tháng tư đen” đã đưa Ông vào tù  và chỉ được tha về khi kiệt lực gần chết. Chúng ta thử tìm hiểu nguyên do nào đã đưa Ông vào vòng lao lý gần một năm trời. Với thân hình gầy còm và “ả phù dung” dằn vặt làm sao Ông sống nổi. Kể ra cũng có nhiều lý do xa gần.
 Bài thơ hoạt cảnh Tết Con Rồng.
 Miền nam ViệtNam bị mất về tay cộng sản tháng tư năm 75 thuộc năm Mão. Cuộc đổi đời đã gây ra nhiều cảnh éo le cả về hoàn cảnh xã hội lẫn nhân tình thế thái. Vũ-hoàng-Chương bị kẹt lại và Ông đã mắt thấy tai nghe và ngay cả chính Ông cũng là nạn nhân của sự thế . Cuối năm bước sang năm Thìn là tết con rồng, Ông đã làm một bài thơ tức cảnh như sau:
    
Vịnh tranh gà lợn
Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành,
Gà lợn om sòm rối bức tranh.
Rằng vách có tai, thơ có hoạ
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh.
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành.
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.
Đây đích thực là hoạt cảnh của miền Nam sau mấy tháng về tay chủ mới: Chính quyền tiếp thu vào tay cộng sản chưa hoàn toàn kiểm soát được xã hội vốn vẫn thoải mái trong nếp sống từ bao năm qua. Dân chúng vẫn hoài nghi cách mạng cho nên tình thế chưa thấy gì làm sáng sủa. Mặt khác đa số người thuộc chế độ cũ  không tin miền Nam có thể dễ dàng rơi vào tay cộng sản như vậy nên thầm kín trong lòng vẫn ước mong lật ngược thế cờ khỏi cảnh tối tăm hiện tại.
Với bối cảnh xã hội như vậy, kẻ hồ hởi, người âm thầm cho nên nẩy sinh ra lắm vẻ, biết ai là ai bây giờ. Bức tranh xã hội thật là rắm rối. Cộng sản đi đến đâu thì mạng lưới công an rình rập nhòm ngó tới đó. Kẻ thân trong nhà cũng còn nghe lén để báo cáo lập công thì còn biết tin ai bây giờ. Cho nên nhìn bề ngoài đố biết lòng dạ ai thế nào.
Ngay như chính tác giả cũng đã là nạn nhân của lòng người đổi trắng thay đen. Số là Vũ-hoàng-Chương và gia đình đã từ lâu vẫn ở nhờ trên căn gác nhỏ trong biệt thự của bà Mộng-Tuyết (phu-nhân thi sĩ Đông-Hồ), Ông đã từng đặt tên đây là “gác mây” để Ông bạn với “ nàng thơ” và “nàng tiên nâu”. Thế nhưng từ khi có cán bộ từ ngoài bắc vào, Bà Mộng-Tuyết thì hồ hởi tiếp đón, còn Vũ-hoàng-Chương thì lặng lờ như không Cho nên Bà muốn đỡ phiền lụy sau này đã ngỏ ý muốn Ông dời nhà đi ở chỗ khác. Chính vì vậy mà thi sĩ họ Vũ đã phải dời sang Khánh hội ở nhờ nhà em vợ là thi sĩ Đinh-Hùng. Ôi tình nghiã bao năm như vậy mà chỉ vì một chút “quáng” đã làm cho huynh đệ ly tan ! Riêng đối với Ông, con người còn tình người, chân thật và chất phác thì vẫn “một tấc thành” không a dua xu nịnh với ai.
Bây giờ xuân và tết đến, thôi hãy quên hết moi sự mà nghe khúc tân thanh của năm con rồng. Theo tôi, ý giả của câu cuối bài thơ này là như vậy; nhưng nghĩ kỹ hơn,nếu chúng ta ở Saigon trong thời điểm đó thì “khúc tân thanh” ở đây chính là những loa tuyên truyền ra rả sáng chiều mà cộng sản đặt ở khắp phường phố. Cũng có thể nghĩ xa hơn, khúc tân thanh chỉ là sự rút gọn của “khúc Đoạn trường tân thanh” mà từ nay còn phải ngâm mãi. Với một bài thơ xuân như thế được phổ biến ra ngoài, thi sĩ Vũ-hoàng-Chương tránh sao khỏi bị bắt vì tội phản động. Nhưng chưa hẳn như vậy. 
Món  quà chiêu dụ bất  thành .
Hãy trở lại vài chục năm về trước, chúng ta được biết thi sĩ Vũ sinh năm 1916. Hai chục năm sau vào thời điểm thi sĩ trưởng thành thì phong trào thi ca lãng mạn nở rộ do ảnh hưởng của văn chương Pháp. Cùng thời với Vũ-hoàng-Chương còn có rất nhiều văn nhân thi sĩ khác cùng nổi tiếng trên văn thi đàn, trong đó có Huy-Cận (tên thật là Cù-huy-Cận) sinh năm 1919. Huy-Cận cũng là một nhà thơ nổi tiếng, điển hình là bài “Ngậm ngùi” đã được phổ nhạc mà chúng ta thường nghe. Huy-Cận kém Vũ-hoàng-Chương ba tuổi và xuất bản tập thơ đầu “Lửa Thiêng” sau khi Vũ-hoàng-Chương đã có thi tập “Thơ say” và “Mây” đang sắp phát hành. Vì thế Huy-Cận coi thisĩ Vũ như anh.
Hai người cũng chơi với nhau khá thân. Một hôm Huy-Cận bất ngờ gặp Vũ-hoàng-Chương và  rủ Ông đi ăn phở. Vì mới ra tập thơ đầu lại cũng có ý thân mật so sánh nên Huy-Cận nửa đùa nửa thật vỗ vai Vũ-hoàng-Chương nói rằng:
“Đã lâu lại gặp ‘chàng Say’
‘Lửa Thiêng’ xin đốt chờ ‘Mây’ xuống trần
 Vũ-hoàng-Chương cũng hơi khựng một chút, nhưng vui vẻ đáp ngay:
‘ Mây’ kia chẳng chịu xuống  trần
Lửa ơi  theo khói lên gần với  ‘Mây’.
Hai người đối đáp với nhau như thế, vừa có ý kiêu ngạo, vừa có ý thân thiện, thật xứng đôi. Rồi thời gian trôi qua, năm 1946 Huy-Cận ra bưng theo kháng chiến dùng thi tài của mình để phục vụ bác và đảng, được sủng ái nên đã có thời leo lên đến chức Thứ trưởng bộ Văn hóa. Vũ-hoàng-Chương thì chạy tản cư, cũng có làm một số bài thơ ái quốc, nhưng sau đó hồi cư về lại Hanoi rồi di cư vào Saigon theo hiệp định Genève năm 1954, vẫn tiếp tục nghiệp thơ và sinh sống bằng nghề dạy học.
Vật đổi sao dời, năm 1975 miền nam bị bỏ rơi và cộng sản thắng đại cái “đại thắng muà xuân”.Và hai thi nhân lại có dịp gặp nhau trong hoàn cảnh éo le quốc cộng. Huy-Cận được cử vào Saigon cùng với một phái đoàn với mục đích thăm dò và chiêu dụ các văn nghệ sĩ miền Nam.
Dĩ nhiên người mà Huy-Cận muốn gặp đầu tiên là Vũ-hoàng-Chương cũng vì tình bạn cũ và cũng nghĩ rằng nếu chiêu dụ được Vũ theo cách mạng thì mình lập được công lớn. Vì vậy Huy-Cận đã sửa soạn cuộc thăm viếng rất trọng thể. Lễ vật đến thăm Vũ-hoàng-Chương gồm một chai rượu quí, một lọ đầy thuốc phiện và cũng không quên mang theo một bức hình Hồ chí Minh. Rượu và thuốc thì để biếu bạn, còn bức hình thì Huy-Cận ước mong sẽ được Vũ-hoàng-Chương đề tặng cho mấy vần ca ngợi để có bằng chứng báo cáo lấy công đầu.
Cuộc gặp gỡ diễn ra tốt đẹp sau bao năm xa cách. Vũ-hoàng-Chương đón Huy-Cận như một bạn cố tri nồng nàn vui vẻ. Sau khi Huy-Cận ngỏ ý muốn Vũ đề thơ thì Ông trầm mặc không nói gì. Huy-Cận khi ra về có hẹn ba ngày sau sẽ cho người đến xin lại bức hình, Vũ-hoàng-Chương cũng chỉ ậm ừ tiễn bạn.
Đúng ba ngày sau khi nhân viên của Huy-Cận tới thì thấy trên bàn vẫn còn y nguyên hai món lễ vật và bức hình, Vũ-hoàng-Chương không hề đụng tới mặc dù rượu với thuốc phiện đối với Ông là rất quí hiếm. Còn bức hình thì vẫn chỉ là bức hình như khi đem tới,không một nét chữ đề. Được báo cáo lại, dĩ nhiên là Huy-Cận tím mặt. Nhưng Ông biết tính họ Vũ là ngưòi không dễ lung lạc nên cũng đành thôi.
Vũ-hoàng-Chương, ông qủa là một người có khí phách. Ông có một cơ hội an thân nhưng Ông đã không làm, chỉ vì tấm lòng Ông “một tấc thành” nên Ông phải giữ tiết tháo không a dua theo thời cuộc. Thế là lại có thêm một cái ‘họa’. Nhưng như thế vẫn chưa hết.
Chê thơ Tố-Hữu và dạy cộng sản cách làm thơ.
Theo một bài đăng  trên “net”  của tác giả Sông-Lô  viết về Vũ-hoàng-Chương nhận xét thơ Tố-Hữu,  được biết phái đoàn từ bắc vô nam cùng với Huy-Cận như đã nói ở đoạn trên còn có nhiều nhân vật sáng giá khác như Tố-Hữu,  Hoài-Thanh, Xuân-Diệu, Vũ-đình-Liên…. Phái đoàn được ký giả nằm vùng Thanh-Nghị tiếp đón và tổ chức một đêm”họp mặt văn nghệ” với các nhân vật gạo cội miền Nam để cùng đánh giá văn hoá hai miền ngõ hầu thống nhất tư tưởng về một mối. Buổi họp này Vũ-hoàng-Chương đã được mời và có tham dự. Đề tài được đưa ra là mấy câu thơ của Tố-Hữu đã làm để khóc Stalin khi ông trùm đỏ Nga-sô  này chết vào năm 1953. Hai câu thơ đã gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cùng đầy đủ tiếng khen chê đối với  tên trùm văn nghệ cộng sản này là câu:
“Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười “
Thanh-Nghị với tư cách nằm vùng theo cộng sản từ lâu, coi như đại diện miền nam, dĩ nhiên ca ngợi thơ Tố-Hữu hết mình. Rồi lần lượt đến Xuân-Diệu, Huy-Cận, Vũ-đình-Liên từ ngoài bắc vào lên diễn đàn thì khỏi nói. Cũng cần có một tiếng nói miền nam cho xôm tụ, cho nên Hoài-Thanh khẩn khoản mời Vũ-hoàng-Chương lên phát biểu với dụng ý là họ Vũ, một thi bá đương thời, nhưng vốn người trầm mặc hiền hoà chắc cũng chỉ vuốt theo mà không nói điều gì nghịch ý. Xin trích nguyên văn sau đây một đoạn của Sông-Lô:
“Ai đã biết Vũ-hoàng-Chương ắt phải biết cái đanh thép bên trong tấm thân nhỏ bé ọp ẹp của ông. Đôi ba lần tạ từ không được, đành nhảy vào ưỡn ngực “ hò kéo pháo”, nhưng trước khi vào cuộc họ Vũ đã yêu cầu cử tọa thông cảm nếu có chỗ nào thất thố vì ông sợ rằng những gì ông muốn trình bày sẽ làm tổn thương cái  ‘sáng giá’  của đêm họp  ‘văn nghệ đặc biệt’ này, bởi vì ‘tất tần tật’ đã thẩm định rồi.”
Sau đây là lời của Vũ-hoàng-Chương;
“Thi nhân từ cảm xúc mỗi lúc tác động vào tâm cảnh của mình, để hồn trí phản ứng theo thất tình con người mà vận dụng thi tứ phổ diễn nên lời một tình tự nào đó, rồi đãi lọc thành thơ. Sự vận dụng càng xuất thần, việc phổ diễn càng khẩu chiếm, thơ càng có giá trị cao.
Cảm xúc trước cái chết của một thần tượng được ‘đóng khung’ tự bao giờ trong tâm cảnh mình, Tố-Hữu đã xuất thần vận dụng nỗi u hoài, phổ diễn nên những lời thơ thật khẩu chiếm, rồi dùng những từ thật tầm thường, ít thi tính, đãi lọc nỗi u hoài của mình thành một tiếng nấc rất tự nhiên, đạt đến một mức độ điêu luyện cao. Lời thẩm định của Thanh-Nghị thật xác đáng,tôi chịu. Nhưng thơ không phải chỉ có thế.Xuất thần khẩu chiếm thuộc phạm vi kỹ thuật, dù đã có thi hứng phần nào, và nếu chỉ có thế thì thơ chỉ có khéo mà thôi, chưa gọi là đạt; tức chưa phải là hay. Thơ hay cần phải khéo như thế vừa phải đạt thật sự. Thi hứng nằm trong sự thực của tình tự phổ diễn nên lời. Tình tự mà không thực, lời thơ thành gượng ép. Vấn đề của thơ,nói cho đến nơi, là ở đây, có nghiã là thơ phải thực.
 Tố-Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việtnam, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ Việtnam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca; nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việtnam có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không?
Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài ‘Đời đời nhớ Ông’ Tố-Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin “
Chắc chắn là không có một bà mẹ Việtnam nào, kể cả Bà Tố-Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành. Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau ta đang mổ xẻ.   Một tình tự không chân thực, dù đươc luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp,thơ hay,  mà chỉ là thơ khéo làm; đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó. Tố-Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việtnam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm“.
Vẫn theo lời kể của Sông-Lô thì  lời thẩm định này đã gây sôi nổi trong đám thính giả có mặt hôm đó. Muốn phản bác luận điệu của Vũ-hoàng-Chương, có người đã yêu cầu Ông nói về thơ để hòng bắt bẻ này nọ, nhưng Ông vẫn ôn tồn phát biểu:
“Thơ vốn là mộng, là tưởng tượng, là tách rời thực tế, nhưng mộng trên những tình tự thực. Không chấp nhận loại thơ tình tự hoang. Có khoa học giả tưởng, không có thơ giả tưởng. Nói thơ là nói đến thế giới huyễn tưởng, huyễn tưởng trên sự thực để thăng hoa sự thực, chứ không bất chấp, không chối bỏ sự thực. Nhà thơ không được láo; nhà thơ phải thực nhưng thoát sáo sự thực thành mộng để đưa hồn tính người yêu thơ vươn lên sự thực muôn đời đạt đến chân lý cuộc sống. Thiên chức thi ca là ở chỗ đấy.
“Tôi xin nhắc ; sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca; vì có sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời, sự thực bao quát không gian,thời gian, chân lý cuộc sống.”
Sau đêm hôm ấy, hình như có một buổi họp khẩn cấp của các “nhân vật then chốt” cộng sản, và  Vũ-hoàng-Chương đã bị bắt. Như vậy cái tội phản động của thi sĩ họ Vũ không phải là một mà có đến ba : bắt đầu từ bài thơ thời sự , kế đến không nể nang tình bạn và sau cùng là đã dạy khôn cho kẻ đang thắng thế. Theo Sông-Lô thì Vũ-hoàng-Chương không phải là người dại, cũng không phải người can đảm mà Ông chính là người của tự do không phải quị lụy trước bất cứ một áp lực nào.
Niềm hãnh diện cuối đời : Thủ-tướng bưng bô.
Vũ-hoàng-Chương bị bắt vào khám Chí hòa, giam chung cùng một số nhà trí thức khác. Với thân hình gầy yếu sẵn có, phải ăn cơm tù đạm bạc lại thêm thiếu thuốc phiện thì làm sao mà Ông chịu nổi. Có thể nói bao nhiêu ngày trong tù, Ông đau yếu cả bấy nhiêu ngày. Sức lực Ông kiệt quệ dần dần, đã có lúc phải nằm liệt giường. Chính quyền “giải phóng” biết Ông không còn sống nổi bao lâu, nên sau thời gian giam giữ đã quyết định thả Ông về để tránh tiếng Ông bị bức tử trong tù. Về nhà gặp lại vợ con, dĩ nhiên là Ông mừng rỡ, nhưng trong đáy lòng hình như Ông có điều gì thỏa mãn vì tuy nằm bẹp trên giường Ông không có vẻ sầu héo bi lụy của một người gần đất xa trời. Một hôm Ông thố lộ là ở trong tù Ông có phần thích thú vì đã được Thủ-tướng bưng bô vệ sinh cho mình. Mãi sau người nhà Ông mới biết bị giam chung cùng với Ông là Bác sĩ Phan-huy-Quát. Bác sĩ Quát đã có thời làm Thủ-tướng chính phủ dân sự do Cụ Phan-khắc-Sửu là Quốc trưởng. Vì mến thương Vũ-hoàng-Chương và vì lương tâm của người y sĩ, trong thời gian bị giam chung, Bác sĩ Quát đã tận tình chăm sóc cho nhà thi sĩ bất hạnh đau yếu, và không ngần ngại giúp đỡ cả việc vệ sinh hàng ngày. Đó là niềm vui cuối cùng của thi sĩ họ Vũ trước khi Ông lìa đời ngày 6 tháng 9 năm 1976.
Phạm-công Bạch, CVA 57

Sunday, January 27, 2019

Chùm thơ ngắn cũ


1.  

         Không thấy



Ở Hà Nội

Không thấy

Nắng

Không thấy

Mây

Không thấy

Tánh Linh


Chỉ thấy lăng Hồ chí Minh

U ám, h ôn m ê, kệch cỡm


Ở Hà Nội

Không thấy

Thăng Long




2.


    Hồ Hoàn Kiếm


Ở hồ Hoàn Kiếm
Không thấy sóng
Sức nước sông Hồng    cạn kiệt


Chỉ thấy rễ cây    buồn bã
Nằm úp mặt
Nghe nước tù hãm
Vật vờ
Trôi quanh


Chiều khô hạn chịu đựng khốn kiếp

Quang gánh
Ðổi trên vai xương xẩu
Xóa mờ hết thảy


Sao đất cứ mãi ngủ
Nức nở
Chờ 

6/2002


3.

Ở công viên


      Lý Thái tổ

          Đứng

               Mắt buồn vời vợi

HMC





Tuesday, January 22, 2019

Remark on Buddha of Hermann Hesse, poet, novelist & essayist , Nobel Lit. prize 1946

                                                          * *

"As soon as we cease to regard Buddha’s teachings simply intellectually and acquiesce with a certain sympathy in the age-old Eastern concept of unity, if we allow Buddha to speak to us as vision, as image, as the awakened one, the perfect one, we find him, almost independently of the philosophic content and dogmatic kernel of his teachings, a great prototype of mankind. Whoever attentively reads a small number of the countless speeches of Buddha is soon aware of harmony in them, a quietude of soul, a smiling transcendence, a totally unshakeable firmness, but also invariable kindness, endless patience. As ways and means to the attainment of this holy quietude of soul, the speeches are full of advice, precepts, hints. The intellectual content of Buddha’s teaching is only half his work, the other half is his life, his life as lived, as labour accomplished and action carried out. A training, a spiritual self training of the highest order was accomplished and is taught here, a training about which unthinking people who talk about “quietism” and “Hindu dreaminess” and the like in connection with Buddha have no conception; they deny him the cardinal Western virtue of activity. Instead Buddha accomplished a training for himself and his pupils, exercised a discipline, set up a goal, and produced results before which even the genuine heroes of European action can only feel awe." (Hermann Hesse)

Dịch

Khi chúng ta không còn coi giáo lý của Đức Phật chỉ đơn giản là ý chỉ từ cái thông sáng kiến thức  và chấp nhận một sự cảm thông với quan niệm lâu đời của phương Đông về sự hợp nhất, nếu chúng ta lắng nghe lời Đức Phật như lời giảng vê một khung trời Giác ngộ giải thoát, như một hình tượng ( giải thoát) , một Bậc Giác ngộ, một Chân Nhân tuyệt hảo tuyệt với, chúng ta sẽ nhận ra được ở đấy một nguyên mẫu lớn lao của loài người— gần như độc lập với cả nội dung triết lý và những tín lý trọng tâm được giảng giải.
Những ai  từng có cơ hội đọc chăm chú một số trong biết bao lời giảng dạy của Đức Phật đều có thể cảm nhận được sự hài hòa trong những ngôn từ ấy; một tâm hồn tĩnh lặng, một thăng hoa với nụ cười khả ái, một vững chãi an nhiên kỳ tuyệt, nhưng cùng với một tấm lòng Từ bi bất thối, và kiên nhẫn vô bờ. 

Như những cách thức và phương tiện để đạt được sự tĩnh lặng linh thiêng này, 
các bài giảng đầy lời khuyên, giới luật, gợi ý. Nội dung trí tuệ của Phật dạy
 chỉ là một nửa công việc của Ngài, nửa còn lại là chính đời sống của Thế tôn,
 mt đời sống đã được hiện thực, thành toàn, tuệ nghiệp đưa người đến 
Giác ngộ,Giải thoát đã được hoàn thành viên mãn. Một quá trinh tu luyện, đào
tạo, một tu hành Tâm-Thân toàn hảo nhất [ Hesse: một đào luyện Tinh thần
 ở mức toàn hảo nhất] đã được hoàn thành và được mang ra giáo hóa ở đây,
 một đường lối tu luyện [Hesse: một đào tạo]  những ai không suy nghĩ 
thường lầm điều Phật dạy với những thứ gọi là “các lối trầm tư, tĩnh lự “,
 các khoa "mộng tưởng suy tư siêu hình ” của người Ấn. Thật ra họ chẳng hiểu
 gì hết. Họ phủ nhận hoạt động của Ngài, một đức tính Âu châu tôn vinh. 
Nhưng thực ra, Đức Phật đã hoàn thành một sự tu luyện cho bản thân, cho học
trò mình, th hiện một kỷ luật  { tức giới luật}, thiết lập mục tiêu và tạo ra kết 
quả mà ngay cả những anh hùng (văn hóa) Âu châu cũng phải ngưỡng mộ.

 ----
 
 Note on Hesse’s remark :

Remember : This is a remark by Hesse, a Western learner about  Buddha. Buddha, in Asia, and not necessarily for his followers only, has an aura brighter, more magnificent, splendidly illuminating than “God” himself— “whoever” He is.
About the “dogmatic kernel of his teachings” as Hessebelieved :
If Hermann Hesse thought that Buddha’s teachings have some dogmatic forms of belief, then the only thing that may be termed as a dogma, i.e. an established opinion , or a firmly-held belief, is Buddha himself emphasized that the lives of sentient beings (not only humans) contain facets of sufferings, or dukkha in Pali [duḥkha = Sanskrit]. And “Dukkha” can carry these meanings or connotations : suffering, discontent, displeasure, dissatisfaction,  unhappiness, resentment,  frustration, exasperation , hollowness, emptiness, change, impermanence.
How many times can a number of these things can happen to one’s life ? Answer that, then you can see whether Buddha’s emphasis on it is too much, or not. The lucky ones in life may have experienced some of these in some “mild”, sufferable states in short different periods in their lives, what about the unlucky ones on this earth from kids from abusive families, the dirt poor, the hungry, to thieves due to hunger, prostitutes,  the abandoned, the children of the dust (trẻ bụi đời) etc., whose fates of doom can linger on for years and years.
And in other realms, for example : ox, cow pig, chicken etc. going to slaughter house; fish, shrimp, squirt,  lobster, crab, when becoming mature and on the way to boiling water, or frying pan. Or their unborn babies— also on the way to be harmed, or killed, one way , or another.
I can never forget these two cases of heart-breaking happenings:

1) A quail with leg cut , tossing around along a curb side with its tiny body. The heart-breaking scene chilled my spine with grief and compassion. It was probably cat-handled moments before and got its legs ruined. How life can be in a such ruinous state , such devastating circumstance brought tears in my heart.
2) The frightened, doomed-fate bearing eyes of a wolf –dog of some sort in a far-away village caught by Chinese catchers. The eyes  shocked me deeply, deeply. He/she seems to understand or sense a tragic moment is near, and the sad, sad suffering-bearing eyes said it all.
And if you were in a war where deaths of young men rise to the millions, what would you think about the word ‘samsàra’ (impermanence, change of fate), when the next week , or next month, you can see yourself go ?

-----

REF


Thursday, January 17, 2019

Henry Miller and American Taste

Approaching end of Lunar year, older Viets are used to relate past events                                                                           
                                               

                                                                  * *


When I was around 25-28 I read Henry Miller’s writings with fascination.

What a grand author— crazy, rebellious and extravaganza-induced, too.

He’s like a rumbling thunder cascading onto the artistic “world”, the values, the beliefs, the tastes of the American soil and its cultural traces— high and low with hammer strikes.

I like his “natural” craziness a lot. I mean, a lot. Somehow in his craziness and out-of-proportion hollering and critique I saw some brightness, grandeur-like authorship and the attractiveness of an aura.

He was the pre-pre-hippie originator of words and anti-establishment sentiment, especially Protestant idea of cleanliness,  order. [ He was much on the other side, revolting, opposing Protestant sexual propriety and behavior]

I was delighted. Yes, there must be someone, a couple of writers or thinkers, or whatever, who are “big” enough to shadow a part of Manhattan skyscrapers, to shove in, to fight, to criticize, or “adjust” American complacency, self-centeredness and consumerism.

I usually like cultural critic who is rational enough, and does it in a tasteful, not dry way And in some ways Miller’s criticism may register some blaring, hard-to-hear, but reasonable notes. But the artistic freedom in him , frequently morphs into a wild beast, too sybaritic, or hedonistic for me.


And I was misguided about 15% ( 😃 ) by his opinion on American foods in those early years in the U.S.. In my perceiving, he equated it with hot dog, hamburger, and fries.

He "assassinated" American taste in foods in a pretty damaging way. He could have been a French agent (who embraced Walt Whitman)  in this  :-)  . While praising French cuisine, he gave detrimental blow to American foods. I think, his rather obsessive view against American lifestyle, or cultural gaucheness distorted this view on taste

A quarter of a century later, when I gradually paid a little attention to the food taste issue and tasted more American foods, I found there are good, excellent tasting American dishes— not too many, but enough to “satisfy” me.

1.   First of all, American meatloaf. I first had it when I was with my sponsor in 1975. The tender loaf combining ground beef, bread crumb, crackers, garlic, onion, black pepper, tomato sauce , Worcester sauce and ketchup was rich in texture, very delicious. Boston Market restaurants have similar taste.

2.   American GI ration C hot dog in Vietnam, belonged to the first-rank wiener. I had it during the 70's, and still remember the taste. Hebrew National Beef Franks has similar taste.

3.   Roast Beef : With wine, beer, rosemary, thyme and other ingredients added, it’s one of American best

4.   Top sirloin and rib-eyed steak, filet mignon etc. steaks : They’re pretty “universal” for Americas and Europe, but Black Angus, Hitching Post II, Arroyo Chop House, Craftsteak ( Las Vegas) to name a few, make excellent steaks to fit American taste

5.   Roast Pork, or slow simmered roast pork. Excellent American taste with a variety of ingredients with apple (or not), rosemary, thyme, sage, black pepper , beer (or not), tiny potatoes, carrots, pork. From the East to West coast, in the hands of the American mothers, aunts, cooks, in home-made or restaurant cuisine this dish has savored the taste to a super grade.

6.   Baby rib racks : tender, juicy with 3, 4 flavors of marinade of your choice

7.   Peanuts: For a brand name, like Planters , its peanuts can hardly find an equal standing in grade all over the world, I believe

8.   Or Almond Roca, chocolate covered butter-crunch toffee from Washington: Nobody can beat that. Its crispy, brittle, fresh, easy-to- crumble-in-mouth quality excels way beyond. One bite; you’re in heaven :-)

9.   Wisconsin Summer sausage : Expertly prepared and cured. My daughters love it :-)

10.   Corned beef : With simple cooking procedure, this dish provides a simple , but tasty beef stock, and beef.

11. Popeyes & KFC : Their crispy, tender, juicy chickens are hard to find contender

12.     Hershey, M&M, Riesen, Nestle chocolates : I prefer Hershey, M&M chocolates more than Godiva’s

Those twelve are the ones I like best, not to mention a very popular, regular, cheap, fast food item, French fries. Of course, there some more. At McDonald’s or In-N-Out Burger any time, one can taste this hot, crispy, pleasing cheap item for a fast lunch , or little dinner with a double cheese burger, and a Coke.

Sorry, Henry, I always felt you overdid it, and can not agree with you on American foods. :-)

P.S: 

1. I have just tried my hand on a slow simmered roast pork, with rosemary, sage, black pepper, tiny potatoes and carrots, with 1.5 lbs of shoulder cushion boneless pork today for the first time to surprise my kids. It turned out very tasty. :-)

CH
1/2019




Thursday, January 10, 2019

Vị Tổng Tham Mưu trưởng quân đội kỳ lạ



                                                         * *

Năm 20 tuổi đọc vể đại tướng Cao Văn Viên, tôi thấy ông là vị TThM trưởng có vẻ khùng khùng và tự nghĩ không hiểu có gì masse điện trong não bộ của ông không, khi từ 1970, ông ứng xử như một ông đại tướng “ù lì”, có như ba phải trong nhiều hành xử : Ông muốn từ chức nhiều lần, nhưng không được; Hội đồng tướng lãnh sau khi đảo chính ông Diệm, giam ông một ngày thỉ thả ông ra ( trong vận động và gõ cửa nhiều chỗ do phu nhân ông đích thân kêu gọi cho chồng). Sau đó ông Thiệu cũng không chịu ký lệnh giải chức cho tướng Viên, cứ để nhùng nhằng cho đến gần cuối vào 30 tháng Tư 1975, và ông T/thống một tuần TrVăn Hương ký giải nhiệm. Trong thời gian từ 1970, tin tức và báo chí cho biết tướng Viên gần như không ra ngoài trận địa chi hết và chỉ làm việc trong bàn giấy ở bộ Tổng Tham mưu. (*) Và ông còn ghi danh học để lấy bằng Cử nhân Văn khoa (**) , tập thiền sao đó; gần như ông làm việc , đưa ý kiến điều hành, tồ chức, thực hiện trong các kế hoạch , chiến lược đối phó với Việt cộng với ông Thiệu và các tướng khác chỉ là làm cho có lệ. Một TThM trưởng như thế, từ khi ông Thiệu lên làm tổng thống năm 1967 có vẻ như là một TThM trưởng có phần thiếu trách nhiêm.

Nhưng gần đây khi đọc them về ‘The Final Collapse” của ông và các tài liệu khác , thí dụ , phỏng vấn của ông Lâm Lễ Trinh, bài viết của nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, quyển truyện "The Lotus and The Storm" của nhà văn-luật sư Lan Caon, con gái ông, v.v., tôi thấy một “con người”, một “vị Tướng” khác trong CVViên.

1.   Đó là con người chung thủy và cẩn trọng
2.   Thái độ có vẻ ù lì, ba phải của ông được kết nên từ chuyện vì ông không tham gia đảo chính lật ông Diệm, vì ông là người chung thủy, nên các tướng trong Cách mạng lật đổ ông Diệm bắt giam ông một ngày; có người lại tính “thanh toán ông” . Do vậy, ông trở nên chán ngán cho thế thái nhân tình. Sự đổ vỡ trong lòng vì tình chiến hữu , hoặc “huynh đệ chi binh” đã làm ông chán nản. Nhất là với một người trọng chân tình, sự chân thành, thẳng thắn như ông. Nhưng vì là người suy nghĩ chin chắn, chân thành nên sau này khi tướng Ng Cao Kỳ tính rủ ông làm đảo chánh lật ông Thiệu , ông vẫn nhất quyết không đồng ý với Kỳ, dù ông có như thân với tướng Kỳ lúc bấy giờ hơn.
3.   Thái độ chin chắn, cẩn trọng được thấy rõ khi ông không về phe Kỳ để lật đổ Thiệu, vì nếu muốn như thế, trong cương vị cựu Tư lệnh Nhảy Dù, uy tín và địa vị TThM trưởng của ông cũng có thể làm Thiệu gặp rất nhiều khó khăn. Suy nghĩ chin chắn cẫn trọng này có thể được thấy trong tuyên bố của ông :
a)   Tôi không làm chính trị
b)   Lật đổ quốc trường hay T/thống một quốc gia là một đại sự. Không thể suy nghĩ hời hợt. Nhất là khi đang phải đối phó với Cộng quân luơn luôn tìm cách chiếm miền Nam.

Và đó đây ta có thể thấy:

   Tuy có những bất đồng với T/thống Thiệu, vì ông Thiệu thu tóm hêt quyền lực quân đội vào tay mình, chỉ cho bộ Tổng Tham mưu ngồi chơi xơi nước; ông vẫn rất bình tĩnh, chẳng lấy gì làm phiền bực nhiều, và vẫn thực thi nhiệm vụ đúng với cương vị mình một cách lặng lẽ; vẫn nghĩ đến những kế hoạch để bàn định với ông Thiệu , hay các tướng tham mưu, hay tư lệnh quân đoàn về các chiến lược công hay thủ cho miền Nam. Dẫn chứng: theo lời đ/tá Vũ Vă Lộc( nhà văn Giao Chỉ): Ông đã tính toán và lập kế hoạch đưa quân về phòng thủ xây dựng vùng III và IV từ năm 1974, để tránh tình trạng ph ísức trải mỏng khắp 4 vùng, mà sau này ông Thiệu , sau thất thủ BMThuột cũng làm như thế.

4.   Tuy có vẻ hờ hững bên ngoài, nhưng Đại tướng CVViên vẫn
     làm việc hằng ngày; vẫn cố gắng tìm học về Yoga và thực
     tập để gắng trị chứng đau xương , đau khớp rất khổ sở mà
     không nói với ai, cắn răng làm vì nghĩ : mìmh đã từng là Tư
     lệnh Nhảy dù; bây giờ là TThM trưởng mà tác phong, nhân
     dáng lụi xụi, ốm đau, uể oải , thì còn ra “thể thống” gì , vì
     vậy phải cắn răng chịu đau luyện tập. Đìèu này chứng tõ tinh
     thần trách nhiệm cao của ông.

5.   Tinh thần trách nhiệm nàu cũng được minh chứng bằng dẫn
     chứng sau đây : Ông đã từng có kế hoạch , để tiến công ra
     Bắc, giải phóng miền Bắc. Nhưng dĩ nhiên chính quyền dấm
    dớ , bất quyết , bồ câu vớ vẩn của L. Johnson, rồi cà R. Nixon,
    và q/hôiMỹ đã không dám thực hiện, vì đủ các thứ lý do. Điều
    này cũng được tướng tá duới quyền ông ghi nhận,.

6.   Trầm tĩnh, gan dạ.  Trong vụ đảo chính T/thống NĐDiệm ngày 11-1-1963, tướng Viên  , vì chung thủy và tình nghĩa , đã không tham gia với phía tướng tá làm đảo chánh. Ông bị một trung úy tùy viên của tướng Big Minh chỉa súng carbine vào lưng hỏi có theo HĐQNCách Mạng không, ông đã rất bình tĩnh trả lời : tinh thần của quân nhân thuộc binh chủng nhẩy dù không trả lời trước áp lực”. Điều đó cho thấy sự trầm tĩnh, gan dạ của tướng Viên. Sự trầm tĩnh, gan dạ, uy phong của  ông còn được thấy trong vài đoạn trích sau từ ông  Đặng Kim Thu, sĩ quan ty viên của tướng Viên trước đây :

       Tiếp theo, Đại Tướng Viên bảo Trung Tá Nguyễn Hữu Bầu, Chánh Văn Phòng, gọi phủ Tổng Thống. Đầu dây bên kia là một trung tá. Tôi chỉ nghe Đại Tướng nói:
-”Trung Tá cố gắng phòng thủ dinh cho chặt chẽ. Tôi sẽ gửi lực lượng tới giải toả ngay. Tổng Thống ở Mỹ Tho cũng sắp về tới.”
Thiếu Tướng Khang điều động ngay một đơn vị TQLC tới giải toả áp lực của địch, hiện đang chiếm một cao ốc bên hông phải dinh Độc Lập, ngay góc đường Nguyễn Du và Thủ Khoa Huân, có thể bắn thẳng vào dinh Độc Lập.
Tướng Viên và Tướng Khang đã ăn ngủ ngay trong Bộ TTM suốt thời gian dầu sôi lửa bỏng. Ban ngày, ông đi thị sát các mặt trận chung quanh Saigon, Chợ Lớn. Ban đêm, ông về giải quyết các công điện, công văn có tính cách khẩn tới khuya.

Một hôm, Đại Tướng Viên, cùng Đại tá Trần Văn Hai, Chỉ Huy Trưởng BĐQ, tới mặt trận ở hãng ruợu Bình Tây, do TĐ41 BĐQ đang đánh nhau với VC. Khi đứng ngay chỗ Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn, hai ông đã bị một loạt AK bắn. Loạt đạn này đã gây tử thương cho 1 binh sĩ và gây thương tích cho 3 quân nhân khác. Thấy vậy, tôi đã đem theo áo giáp cho Đại Tướng.
Hôm sau, Đại Tướng Viên cùng Đại Tá Hai thị sát một TĐ BĐQ đang đánh nhau với VC tại mũi tàu Phú Lâm. Khi đứng ngay Ban Chỉ Huy TĐ, tôi đã đưa cho ông áo giáp. Ông đã gạt ngang và nói với tôi:
– “Chú nhìn xung quanh đây xem có ai mặc áo giáp đâu. Chú đưa tôi mặc coi sao được.”


7. Trung thực. Đ/t Viên trung thực với đời, với mình. Ông nghĩ sao thì làm vậy theo lương tâm chức nghiệp, tình cảm với anh em trong quân đội và đạo đức con người. Trong vụ phân chia vai vê T/th, Phó T/th giữa tướng Thiệu và Kỳ , ông cố giải quyết công bằng và phân minh, dù ông có đôi phần ‘gần gũi” với ông Kỳ hơn, nhưng vẫn giúp giải quyết tranh chấp môt cách công bằng , phân minh. Sau 1970, khi ông Thiệu tóm hết quyền hành, ngay cả quyền lực trong quân đội, Ông Viên cảm thấy muốn về hưu ngay. (****). Con người không hay ít ham danh vọng, quyền bính { như ta có thể nhận xét qua tiểu sử của ông trong suốt 30, 40 năm trong quân đội, và đặc tính về con người triết nhân, chịu ảnh hưởng , nhất là quan niệm về Sắc-Không nhà Phật, nhất là nơi hai mặt đối nhau, nhưng cùng hiện diện trong nhiều hiện tuợng { mà theo sự đọc của tôi thì  ý nghĩa và vai trò ‘quan trọng’ của hai chữ Sắc-Không là rất nổi bật trong tâm thức người Việt khi tìm hiểu và hành tập đạo Phật} , vào lúc ở tuổi “tri thiên mệnh” đó cộng với ý thức lui về, như Thánh Gióng, các trí thức lớn, ví dụ nhà văn hóa Nguyễn Trãi, như Nguyễn Công Trứ [ “ Lúc bấy giờ ta mới đi tìm ông Hoàng thạch”] , hay Cao BáQuát [ “Mảnh hình hài khôn có có không/Lọ là thiên tứ vạn chung], thì cái chức Tổng Tham mưu trưởng chỉ còn là hữu danh vô thực ,  nó có đáng gì trong tâm thức của ông, nhất là trong cái chính trường cũng đầy “gió tanh”, nếu không muốn nói là “mưa máu “đó vào thời buổi binh biến, thay đổi, chỉnh lý rất thường ấy. Cái trung thực ở đây , nơi ý nghĩa trung thực với đời, với mình có ý nghĩa :

a)   Nếu chuyện binh bị, quân sự của q/gia cần đến sực đóng  góp của tôi, trong chức vụ TTHMTr thì tôi phải có đầy đủ quyền hành để tổ chức , điều động, xử lý công việc. Đó là chuyện chính danh và “phải lý” của việc điều động, xử lý công việc. Nếu không, cũng không ai có thể điều khiển, thực hiện công việc cho hữu hiệu được. Cũng chímh tướng Viên nói với ông LLễ Trinh: Nếu tôi nhận công việc và chức vụ với tư cách ột tướng lãnh, một sĩ quan cao cấp, thì tôi phải làm việc đàng hoàng, không thể làm việc kiểu " không được thì liệng đó, bỏ mà đi", và danh phải chánh ngôn phải thuận.
b)   Ông Thiệu (và các ông nào khác) muốn tôi góp công sức làm việc : sáng tạo, vẽ nên, hoạch định, trù liệu , tìm phương thức để thực hiện các kế sách mà không giao quyền cho tôi hành động thì quá vô lý, nhảm nhí. Như thế tức là các ông không tin tôi { Thiệu vốn rất đa nghi}. Bó tay hành động của tôi, thì con nít ngu nó cũng thấy không thể làm được gì , huống hồ gì người lớn, hay một tướng soái. (****)
c)   Nếu không như vậy ( tức tước quyền chỉ huy hay ảnh hưởng với quân đoàn, quân khu, tướng tá, binh sĩ) thì ông/các ông để tôi lui về, nghỉ hưu đi , chứ giữ tôi làm gì. Nếu ở lại , trên danh nghĩa thì là có chức tước, mà thực tế binh quyền không có gì, ông nắm hết, thì hoá ra tôi ngu quá hay sao, dù sự ngu này chỉ nhắm để giải thích về cái hữu hiệu của việc thi hành chức năng, không nói tới một tham vọng gì khác { chú thích : nhiều tướng tá thời đó đều nghĩ là Đ/t CCVViên không có tham vọng chính trị}
d)   Nếu như vậy , tức ông nghi tôi có thể có tham vọng , hay một lúc nào đó “làm phản" như thế nào đó , thì hãy tức thời giải nhiệm tôi thì là đúng lý nhất. Đã không tin nhau, làm sao có thể hợp tác được, nhất là khi phải chiến đấu với bọn gian ác, quỷ quyệt khôn lường cs.
e)   Do đó, nếu từ 1970, Đ/t Viên có vẻ làm việc ít hay uể oải cũng là hết sức hợp lý thôi. Và với tình trạng như thế , trong tâm lý , ông tướng nào có thể chịu được. Ở đây ta có thể thấy sự “gian” ngoan/khôn lỏi của ông T/thống, khi cứ như giữ tướng Viên lại một kiểu “phòng hờ” khi cần, và không chịu ký cho tướng Viên từ chức. Suy từ đó ta có thể thấy được ít nhất sự ‘hiền lành’ của Đ/t Viên, và có thể tấm lòng của ông đ/với công cuộc bảo vệ Tự do cho miền Nam thời ấy.

8. Thành tín với các tướng Tôn Thất Đính, Trần Văn Đôn, Ng V Thiệu, Trần Thiện Khiêm và anh em quân đội. Như đã nói trên, ông cố gắng giữ tình đoàn kết giữa các tướng tá và binh sĩ trong tình huynh đệ chi binh, và rất chán chuyện tranh danh, đoạt lợi của những người khác. Phải chăng con người triết nhân trong ông, ảnh hưởng của đạo Phật đã hỗ trợ nhiều trong cách hành sử, đối nhân xử thế của ông. Riêng đ/với ông Thiệu, sau ba lần tướng Kỳ muốn đảo chánh T/th Thiệu , ông đã không vì “tình riêng” mà giúp ông Kỳ, ta có thể k/luận tướng Viên là người luơng thiện và có cái Tâm rất tốt lành.(****)

9. Ngoài ra,  theo tường thuật và lời kể  của một số người, ta còn có thể thấy đặc tính Khiêm nhường của Đ/t CVViên. Ta có thể luận rằng vì cảm thấy phần nào  xấu hổ vì chuyện thua và để mất miền Nam của mọi người chúng ta, ông nhận định mình , dù sao cũng là Nguyên soái của Quân lực VNCH, nên chắc cũng đã góp một phần nào vào chuyện thua ấy, nên ông nói thẳng ông có bị đau lòng , cắn rứt trong chuyện thua cuộc và nhận một phần trách nhiệm , dù ông hiểu quá rõ nguyên nhân chính của việc mất miền Nam là do Đồng minh bôị ước và tháo chạy. Sau 30 tháng 4 , trong xót xa mất nước, thất bại , ông chỉ soạn lại, theo lời yêu cầu của Hoa kỳ để góp vào tài liệu quân sử, ông viết The Final Collapse (1983)( Những Ngàuy Cuối của VNCH) và không để lại bất cứ hồi ký, kể chuyện gì khác, ngoại trừ vài ba trả lời phỏng vấn với vài người rất thân yêu cầu ông kể lại chút ít những gì ông biết trong chiến tranh VN. Ông tuyệt nhiên không muốn cải chính gì về chuyện bại trận của miền Nam, cũng như tuyệt nhiên không  đổ lỗi cho bất cứ ai. Ông cũng  rất ít giao tiếp với với tướng tá hay, các cấp bậc dưới, ngoài những người không thể tránh, hay thật cần thiết để trả lời mấy câu hỏi về chiến tranh VN một cách khách quan. Đau lòng và khiêm nhường. Đ/t Viên đã yêu cầu đừng phủ quốc kỳ lên quan tài ông, khi ông giã từ cõi trần (*****)


10. Can trường : Xin để chính đồng đội và các tướng tá biết, quen ông nhận định thêm như trong video về Tang lễ của ông.

Để kết luận, nơi Đ/t Cao Văn Viên, nếu tìm hiểu kỹ , ta có thể thấy đó là người có nhân cách đáng quý trọng, trung thực và thành tín. Nơi ông, ta có thể thấy một phần bóng dáng một Hiền nhân quân tử , nói theo kiểu nhà Nho. Thấp thoáng bên trong con người võ tướng , ta thấy một văn quan, theo cách nhìn thời quân chủ xa xưa.  


TN
Jan 2019


Notes:


*** “Lúc đó trung uý Trương ( hay Trần) Tự Lập sĩ quan tùy viên của trung tướng Minh lăm le khẩu súng carbine chiã vào lưng tôi như sẵn sàng bắn tôi. anh ta hỏi tôi “ Đại tá có theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không?” Tôi đáp”tinh thần của quân nhân thuộc binh chủng nhẩy dù không trả lời trước áp lực” thiếu tướng Đính thấy vậy bảo tên trung úy Lập đừng hỗn với cấp trên, rồi tướng Đính dẫn tôi về lại phòng sô 1 đóng cửa lại.”

**** Ông Viên cũng không thích dấy binh tạo phản. Trong tất cả các lần binh biến của các Tướng Lâm Văn Phát, Dương Văn Đức, Phạm Ngọc Thảo, ông Viên đều không dính dáng.
Khi bà Viên mất, ông sống một mình trong chung cư dành cho người già ở 4435 N. Pershing Dr., Arlington, Virginia. Trong một lần người viết sang thăm, ông nói:
-”Ông Kỳ nhiều lần thuyết phục tôi đảo chánh ông Thiệu.”

Lần đầu tiên vào sáng mùng 2 Tết, ngày đầu tiên của biến cố Mậu Thân 1968, Tướng Viên và Tướng Khang đang lo điều binh đối phó với VC trong TTM thì Tướng Kỳ thình lình tới đề nghị hai ông truất phế TT Thiệu lần đầu tiên, với lý do ông Thiệu nhẹ lo việc nước, nặng tình nhà, lo về quê vợ ăn Tết, bỏ bê đất nước đảo điên. Ông Kỳ cho biết ông ta đã viết lời hiệu triệu và nhật lệnh đã có sẵn trong túi. Nếu hai ông đồng ý, ông sẽ lên đài phát thanh tuyên bố truất phế TT Thiệu. (Lúc này, ông Thiệu còn đang ở Mỷ Tho.) Ông Kỳ cũng cho biết Tướng Loan đã đồng ý.
Đại Tướng Viện đã trả lời:
– “Tình hình như thế này, lo chống đỡ giặc ngoài muốn hụt hơi. Anh còn muốn gây thù bên trong nữa. Vậy anh giao đất nước này cho VC luôn đi!”
Tướng Khang cũng nói:
– “Anh có điên không? Lúc nào cũng muốn mình phải là số 1 mới chiụ. Đừng có hành động mù quáng.”
Đúng không hơn 5 phút, Tướng Kỳ tiu nghỉu đi ra.

Lần thứ hai, khi TT Thiệu không cho ông Kỳ quyền đề cử thủ tướng như lời cam kết trước đó. Ông Kỳ nói với ông Viên rằng ông Thiệu đã bội ước:
– “Đại Tướng phải làm sao đem lại sự công bằng chứ. Chính Đại Tướng chủ tọa buổi họp và đã chứng kiến ông Thiệu ký tờ cam kết đó mà. Đại Tướng phải tính sao chứ. Đâu thể để ông Thiệu nuốt lời hưá như vậy được.”
Ông Viên hiểu ông Kỳ muốn nói gì nên trả lời:
– “Bây giờ tôi không còn nhiều quyền như thời Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Hội Đồng Tướng Lãnh cũng đã giải tán vì không hợp hiến. Ông Thiệu bây giờ là Tổng Tư Lệnh tối cao. Tất cả tướng lãnh, kể cả tôi đều vào hàng, sau lưng Tổng Tư Lệnh. Tôi chẳng làm gì khác được.”
Lần cuối cùng vào đầu tháng 4-1975. Sau khi QĐ II thất bại trong vụ triệt thoái khỏi cao nguyên và Tướng Phú vào nằm ở bệnh viện Cộng Hoà, ông Kỳ đến gặp ông Viên, thúc dục (nguyên văn):
– “Anh và tôi (ông Kỳ) phải lật “thằng Thiệu”.
Ông Viên đã trả lời:
– “Ngày trước anh còn cầm cờ trong tay, khi anh phất có nhiều người theo. Bây giờ anh không có cờ, anh phất bằng tay không. Liệu có ai theo anh? Anh làm gì thì làm, tôi không tham gia.” (ĐKThu)

+++

“Tướng Viên trả lời:
– Năm 1970, ông Thiệu ban hành một sắc lệnh thay đổi cơ cấu quân sự, tương quan giữa Bộ TTM với Quân Đoàn và Quân Khu. Với sắc lệnh mới, chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân vốn có một số quyền hành với Quân Đoàn, nay được đổi thành Tham Mưu Trưởng Bộ TTM và không có quyền hành với Quân Đoàn.” (ĐKThu)


***** – “Dù sao thì tôi cũng là một trong những người chiụ trách nhiệm để mất nước.Vì thế, khi tôi chết, xin đừng phủ cờ. Tôi thấy không xứng đáng được phủ trên quan tài của tôi lá cờ biểu tượng của hồn thiêng đất nước VNCH. Tôi không phải chết cho Tổ Quốc.
– Tôi cũng có phần trách nhiệm đã để cho một quân đội, hùng mạnh nhứt Đông Nam Á, phải tan hàng một cách tức tưởi, dù tôi không phải Tổng Tư Lệnh Quân Đội. Vì vậy, tôi không xứng đáng được an táng theo nghi thức quân cách của QLVNCH dành cho các tướng lãnh.
– Cám ơn chú Lý Thanh Tâm đã giúp đỡ tôi trong lúc ốm đau, già yếu. Khi hữu sự, tôi muốn chú chỉ báo cho con gái tôi, rồi thiêu xác tôi ngay. Khi chú đã đem tro cốt của tôi rải ra ngoài biển xong thì mới báo cho mọi người.

****** Hai điều nên đọc kỹ lại để hiểu:

a)  Nhiều người trong đó có tôi, trước đây , đã nghĩ là tướng Viên làm một việc rất “vô lý” , kỳ cục, “khùng khùng” là lấy courses để học và hoàn tất văn bằng Cử nhân Văn chương của đại học Văn khoa Saigon, trong khi làm ThMTr. Nhưng thật ra đó là vì không biết ông hoàn tất văn bằng này năm 1964, trong khi đó ông chỉ nhậm chức TTHMTr QLVNCH tháng 10 năm 1965.
b)  Đ/t CVViên chỉ có vẻ “thụ động, hơi ù lì” từ 1970 , sau khi ông Thiệu dành hết binh quyền về cho mình qua một sắc lệnh cải tổ. Cũng chính vì thấy thái độ của Thiệu như thế , và khả năng, việc điều hành có lien quan đến “dụng binh” bị tước hết nên ông Viên thấy mình vô dụng , do đó đã xin từ chức nhiều lần. Ai trong trường hợp ông cũng phải thấy chán nản thôin— ở cả hai mặt nghề nghiệp/tác năng và tâm lý, như có bàn qua bên trên.

*******Thêm một chút về sự trầm tĩnh, cũng như sự khách quan của
          Đ/t Viên : Trong sách The Final Collapse , tướng Viên rất trầm
          tĩnh chép lại và nhận định các nguyên nhân đưa đến sự thất
bại của Mỹ và VNCH một cách khách quan theo ông thấy. Nhưng ông cũng thẳng thắn phê bình sự bội ước/phản bội của đồng minh Mỹ.


Để kết luận, nơi Đ/t Cao Văn Viên, nếu tìm hiểu kỹ , ta có thể thấy đó là người có nhân cách đáng quý trọng, trung thực và thành tín. Nơi ông ta có thể thấy một phần bóng dáng một Hiền nhân quân tử ,  nói theo kiểu nhà Nho. Thấp thoáng bên trong con người Võ tướng , ta thấy một Văn quan, theo cách nhìn thời quân chủ xa xưa.  


TN
Jan 2019


----

REF










https://www.youtube.com/watch?v=iSJUH8WY104&t=160s

https://www.youtube.com/watch?v=jrUtrm_Cg14

https://www.youtube.com/watch?v=fR1vHqQmdXs&t=146s

https://www.voatiengviet.com/a/a-19-2008-01-23-voa9-81714312/514522.html