Tuesday, December 25, 2018

Nam thanh nữ tú yêu nước



                                                        * * *


Chút góc nhìn

Trước khi Internet xuất hiện và trước đây khoảng hơn 10 năm, nếu muốn có những tấm hình mới như dưới đây để có thể nhìn thấy rõ ràng, và ngắm nhìn diện mạo, thấy rõ “chân dung” của những người con của Mẹ Việt Nam đầy nhiệt huyết và lòng yêu thương Tổ quốc, đồng bào, có thể chúng ta đã phải vào các thư khố lớn của nước Pháp lục tìm thì mới có thể kiếm được. Ngày nay với Internet, chúng ta có thể mục kích rõ ràng chân diện mạo của họ để có thể thấy ra một cách nhìn khác, mới hơn và có thể nói ‘chân xác’ hơn.

Với 3 tấm hình cũ trước đây vào cỡ 60-70 tuổi ( ba hình trước) của Ông Nguyễn Thái Học,  Cô Giang, Ông Phó Đức Chính, ta dễ nghĩ đây là những thanh niên, thanh nữ thuộc thành phần trung-tiểu nông trí thức, ít nhiều mang tính cách, phong thái của người nơi ruộng đồng, của miền quê— không mang vẻ trí thức thị thành- với ít nhiều vẻ “tiên tiến”; tiên tiến , ở đây, mang nghĩa ‘có những tiến bộ trong nhận thức, đi cùng thời thế, mà ở hàng đầu' [ít ra trong khung cảnh xã hội và ‘văn hóa’ VN thời ấy]. Nhưng bây giờ với những tấm hình mới được đưa ra, chúng ta có thể có một góc nhìn khác hơn cách đây 60, 70 năm. Qua bốn bức hình của Ông NTHọc, Ông PĐChính, Cô NTGiang, Ông Đặng Trần Nghiệp ta có thể thấy phong cách, vẻ đẹp và nhận thức trong ít phát biểu của họ, cũng như đọc từ mục đích, tôn chỉ của VNQDĐ.

Ba thí dụ để thấy ‘sự tiên tiến’ của Ông Học, cô Bắc, Ông Ngô Hải Hoàng

Khi bị bắt và đem ra tòa HĐ Đề hình xét xử, ba vị nói với tòa :


“ Khi bắt đầu việc biện hộ, anh Học đứng lên, đòi nhận hết trách nhiệm, và toan phân trần về các lý do chính trị của việc khởi nghĩa. Nhưng tên chủ tịch ngăn lại. Anh cười nhạt:
          Nếu vậy thì cái Tòa án này là chỗ đem cường quyền mà đè nén công lý! Đã thế, ta cố nói làm chi nữa! Không để cho ta cãi được! Nhưng ta cũng không ưng cho trạng sư nào cãi hộ ta đâu!

Lúc hỏi chị Bắc, chị chỉ thét:
– Chúng mày về nước Pháp mà kéo đổ tượng Gian-đạc (Jeanne d’Arc) đi thôi!…

...


Tên Chánh Hội Đồng hỏi (NHảiHoàng)
– Sao anh lại đánh Yên Báy ?
Anh đáp:
– Không phải tôi đánh mà là Trung Ương Đảng bộ hạ lệnh tôi đánh. Các ông còn lạ gì kỷ luật Đảng tôi, không phục tòng mệnh lệnh, Đảng xử tử! Đánh với các ông thua ra nữa, cũng đến xử tử là cùng!
Hỏi: Anh thật là người vô ơn! Ông quan ba Dua-đanh là quan thầy tử tế với anh, vậy mà đêm ấy, anh bắn chết ông ta trước nhất.
Anh đáp: Ông Dua-đanh tử tế với tôi thật, nhưng đó là tình riêng. Còn tôi giết ông ta là bổn phận đối với Đảng, với Nước. Người Việt Namchúng tôi, thì bao giờ cũng đặt nghĩa công lên trên tình riêng.
Hỏi: Anh thật là hạng người tàn ác. Một mình anh đêm ấy đã giết chết sáu người Tây.
Anh đáp: Tôi làm gì giết được nhiều như thế! Anh em tôi giết nữa chứ! Thế nhưng cả Đảng chúng tôi, chỉ là một người, anh em tôi giết cũng chính là tôi giết. Tôi sẵn lòng chịu hoàn toàn trách nhiệm!… (hết trích)
(Nguyễn Thái Học -Nhượng Tống )

Qua những dòng trên , ta thấy NTHọc thì hiểu về tinh thần  pháp luật ( essential ‘spirit’ of the laws), cô Bắc rõ về lịch sử nước Pháp sao đó, và ‘lý luận’ phân minh , rạch ròi của NHHoàng.

Vì thế, ta có thể nói họ là những thanh niên nam nữ tiên tiến, trung-tiểu nông trí thức có nhận thức đáng kể cho lứa tuổi từ 22 đến 28 thời đó.


Hơn nữa, tôn chỉ, kế sách thực hiện để xây dựng một nhà nước cộng hòa, theo chế độ tự do dân chủ , mưu cầu hạnh phúc cho người dân , tuy dựa theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên, nhưng mặt khác cũng phản ảnh cái thuận lý , hợp tình (*) của lòng người Việt thời đó, trong hoàn cảnh bị trị cũng như nước Tàu những tháng năm đó. Chúng ta thử nghĩ xem, sự thuận lý, hợp tình đó , ngày nay, khi các quốc gia cũng đang mỏi mệt với khuynh hướng toàn cầu hóa, đang dần co cụm, cô kết lại để chú tâm vào cái gọi là “my country first” thì chủ nghĩa quốc gia, tinh thần dựa vào dân làm gốc, lấy quốc dân làm trọng của các thanh niên nam nữ hào hùng , tuấn kiệt , đầy máu nồng cho giang sơn ngày ấy vẫn là những chỉ nam, những lý tưởng [nếu không tiến tới quá khích] vẫn mang những giá trị phổ quát.


VNQDĐ xứng đáng được gọi là kết tinh của tinh thần cách mạng quốc gia, dân tộc Việt nam đẹp đẽ, đáng tôn vinh được tạo dựng nên bởi đa số những người trẻ với lòng yêu nước nồng cháy, trái tim cao thượng và  ý thức xã hội thuận tình, hợp lý, thời 1927-1945. Cũng chính vì vậy từ VNQDĐ, sau này, đã nảy sinh ra những hệ phái mang tư tưởng lấy Quốc dân làm trọng, vì Quốc dân, vì Tự do, Hạnh phúc của người dân để dấn thân làm cách mạng.


Note :
* Cái thuận lý, hợp tình này, nếu khai triển , phân tích qua quan niệm triết học/triết lý có thể kéo dài hàng trăm trang, nếu chỉ cần đặt quan sát trên ba phạm trù thường thấy là trí tuệ, đạo đức và tình cảm. Nó sinh sản, tài bồi, luân chuyển, chuyển đổi, tái tạo, tiến hóa trong tâm thân con người trước câu hỏi, vấn đề tương quan giữa con người và nơi mình sinh ra , lớn lên, trưỏng thành cùng những gắn bó với cái gọi là “quê hương-đất nước”. Tính cách phổ quát của nó trong tâm tình của mỗi người dân đ/với mỗi đất nước gần giống nhau, vì thề mới có cái gọi là ‘chủ nghĩa quốc gia’. Lý tính của nó có thể nhận ra từ tính cách sâu đậm, thường hằng và tự nhiên [ “tự nhiên” , như một trong những đặc tính thường được quán nhận trong tâm-thân con người như điều thường xuyên xảy ra, và mang nhiều yếu tố phổ quát trong con người nói chung. Đó là 1 đặc tính nằm trong quan niệm triết học, hay chủ nghĩa Naturalism, cho rằng có những điều xảy ra thường hằng trong Tự nhiên hay các vật thể, chủ thể quán sát mang những đặc tính phổ quát, thường thấy, thường hằng và có thể quan sát chân xác bằng các ngành khoa học ]

12/25/2018

---


REF



http://vietquoc.org/category/lich-su-vnqdd/



Theo tác giả Hoàng Cơ Thụy trong “ Việt sử khảo luận”, xb năm 2002,  thì VNQDĐ muốn :


"Làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc lập Cộng hòa. Đồng thời giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trong công cuộc tranh đấu giành độc lập của họ, đặc biệt là các nước lân cận: Ai Lao, Cao Miên. "




Trong 3 tấm hình cũ cỡ 70 năm hoặc hơn , ta thấy đảng trưởng NTHọc xem uy nghi, đẹp, nhưng là ảnh vẽ ; hình cô Giang thì có vẻ "chân quê" (theo cách nói của Nguyễn Bính), hình PĐChính thì mờ nhạt khiến khó 'nhận xét'.
Bốn ảnh dưới đây của NTHọc, PĐChính, Đặng Trân Nghiệp ( khg phải Đoàn Trần Nghiệp như sách ông Hoàng Văn Đào sửa lại cho đúng)
cho thấy các diện mục , phong thái khác hẳn : trẻ trung, 'tân tiến', 'đô thị hóa'







        Cô/Bà Giang trong hình này không những đẹp, buồn, mà còn có vẻ hồn hậu, tuy rất quyết đoán

Tuesday, December 11, 2018

Tứ bề trắc thân đối trắc

Bài bày tỏ quan điểm này của 44 cựu Tns Hoa k ỳ cần được đọc kỹ, suy ngẫm nhiều lần đằng sau những hàng chữ.
Nó phản ảnh lòng yêu nước và sự sáng suốt của người Mỹ. Khi v/đề đảng tranh, cục bộ có những nguy cơ phân hóa trầm trọng thì có nhiều người Mỹ biết bỏ qua tranh chấp đảng phái để trực diện các v/đề quan trọng trong tranh chấp quốc tề, giữa cuồng lưu lịch sử. Họ đặt quyền lợi dân tộc Mỹ trên hết; không vì đảng phái mà quên vận nước. Nối tiếp sự sáng suốt của dòng Ăng lô-Sắc xông ( Anglo-Saxon) [ Mặt trời chưa bao giờ lặn trên Đế địa Bri-tông thế kỷ 19-20] tại lục địa mới, họ trụ lại , nghĩ suy để đối phó hữu hiệu với sự cấp thiết của thời thế, thời đại. Không như tại nước Việt yêu dấu, bọn cầm quyền thổ phỉ, cường bạo hiện tại , chỉ đặt quyền lợi một đảng toàn trị tha hóa, phi nhân lên trên hết; phá rừng, bán biển, tàn phá môi sinh, hút máu mủ dân để làm giàu, và bất kể tồn vong của đất nước.
---
There is something Americans should feel glad and vindicated because these senior senators and others with similar view can see through at this moment. After three decades of persuasive engagement with the rising dragon in Asia with more failure than success, an awareness is build, a realization is produced to change course of action. On the other shore the white bear manages to get back its strength to enter the jungle and finds preys, challenging the Eagle.
It’s rather late, but still manageable.
--------
Dịch vài ba đoạn quan trọng :
It is a time, like other critical junctures in our history, when our nation must engage at every level with strategic precision and the hand of both the president and the Senate.
We are at an inflection point in which the foundational principles of our democracy and our national security interests are at stake, and the rule of law and the ability of our institutions to function freely and independently must be upheld.
During our service in the Senate, at times we were allies and at other times opponents, but never enemies. We all took an oath swearing allegiance to the Constitution. Whatever united or divided us, we did not veer from our unwavering and shared commitment to placing our country, democracy and national interest above all else.
At other critical moments in our history, when constitutional crises have threatened our foundations, it has been the Senate that has stood in defense of our democracy. Today is once again such a time.
Regardless of party affiliation, ideological leanings or geography, as former members of this great body, we urge current and future senators to be steadfast and zealous guardians of our democracy by ensuring that partisanship or self-interest not replace national interest.
Đây là quãng thời gian, giống như các thời điểm quan trọng khác trong lịch sử của chúng ta, khi quốc gia của chúng ta phải đối mặt ở mọi lớp lang bằng độ chính xác chiến lược và huy động (khéo léo) sự lèo lái của tổng thống và thượng viện
Chúng ta đang ở một điểm uốn trong đó các nguyên tắc nền tảng của nền dân chủ và lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta đang bị đe dọa; sự tuân thủ luật pháp và khả năng điều hành tự do và độc lập của các cơ chế của chúng ta cần được củng cố thật chắc.
Trong thời gian phục vụ tại Thượng viện, đôi khi chúng tôi là đồng minh và đôi khi là đối thủ, nhưng không bao giờ là kẻ thù. Tất cả chúng tôi đã tuyên thệ trung thành với Hiến pháp. Bất kể là hòa hợp hay chia cách (trong cách thẩm định , g/quyết v/ đề) , chúng tôi đã cùng nhau không đi lệch với cam kết không thể lay chuyển và cùng chia sẻ là : đặt đất nước, dân chủ và lợi ích quốc gia lên trên tất cả.
Vào những thời điểm quan trọng khác trong lịch sử của chúng ta, khi các cuộc khủng hoảng hiến pháp đe dọa đến nền tảng của chúng ta, Thượng viện đã đứng ra bảo vệ nền dân chủ của chúng ta. Hôm nay, Thượng viện lại phải đối mặt với tình trạng như thế.
Bất kể các vị thuộc đảng phái nào, nghiêng về ý thức hệ hay địa lý nào , với tư cách là thành viên cũ của cơ quan đáng tôn vinh này, chúng tôi kêu gọi các thượng nghị sĩ hiện tại và tương lai hãy là những người kiên định, nồng nhiệt trong việc bảo vệ nền dân chủ của chúng ta bằng cách đảm bảo rằng tinh thần đảng phái hay lợi ích cá nhân không thay thế lợi ích quốc gia.

TN
---
REF
https://www.washingtonpost.com/opinions/we-are-former-senators-the-senate-has-long-stood-in-defense-of-democracy--and-must-again/2018/12/10/3adfbdea-fca1-11e8-ad40-cdfd0e0dd65a_story.html?utm_term=.cb3d800e30b8

Monday, December 10, 2018

Youtube vĩ đại và thanh niên VN nên học (LHNam-TN)


Tại sao tôi nói Youtube vĩ đại ?

1. Tất cả những gì Youtube cung ứng cho người dùng đều miễn phí
2. Rất nhiều những điều có ích lợi từ nữ công gia chánh, chỉ dẩn sửa xe cho tới hướng dẫn học tập, làm bài vở
cho mọi người được cả triệu người đóng góp, giúp ích cho triệu triệu người trong việc sửa chữa, tân trang,
sử dụng các loại máy móc từ camera, computer, các sản phẩm điện tử , đồ gia dụng ( house appliances) ,
sửa nhà , làm mái , làm trần, lót gạch cho tới dạy cách nấu ăn, thưởng thức rượu v.v.
3. Người trên thế giới đã tiết kiệm được hàng tỉ đô la khi sử dụng youtube để tự mình sửa chữa, tân trang, điều chỉnh, xây dựng các thứ
4. Youtube còn trả tiền cho những ai có video clips được nhiều view hay like, ví dụ : 1000 views được trả trung bình $3 USD
5. Không chỉ giúp sữa chữa máy móc đồ dùng, còn nhiều clips ngắn gọn nhưng hữu ích về lịch sừ, âm nhạc, văn nghệ, các shows có khi rất hay


Mới đây, compter Inspiron 3847 của tôi dở chứng không chịu vào Windows 10 với lỗi từ logfile : SrtTrail.txt
như có thể là chính yếu, và không thể start Windows. Điều đưa tới error này là vỉ tôi muốn restore to an earlier point. Sau đó là bị như thế. Có thể vì bị virus vào boot sector , hay đâu đó, hoặc cả chục lý do khác. Tôi lên youtube tìm cách chữa, ngay cả vào trouble shoot, advanced options và thử chữa từ command prompt with DOS, ví dụ chkdsk, bootrec fixmbr, hoặc rename security, system files v.v., nhưng đều thất bại. May là tôi có bạn là kỹ sư phần mềm (software engineer). Tôi nói với hắn : mày chỉ tao làm sao cứu để tao chỉ cần lấy hình ảnh đã chụp và lưu trong comp 3 năm rưỡi nay, và documents files; sau đó vất comp đi cũng không tiếc. Hắn nói : Ok , để tao suy nghĩ một chút.


Vài tiếng sau T. gọi lại và nói thử tìm cách thử ổ cứng (hard drive) ở 1 máy khác. Hắn chỉ tôi cách gắn dây , sau khi
đã lấy hard drive ra, và quả nhiên , tôi đã truy hồi và lấy lại được toàn bộ hình ảnh và documents. Sau đó, tôi muốn
tìm hiểu thêm cách chữa một ít bệnh khác như với motherboard, CPU và sau 2 ngày tôi khá yên tâm với việc từ nay
sẽ sửa chữa computer của mình ra sao khi nó bị hư sao đó. Trước đó , tôi ít khi để tâm để tìm hiểu việc thay thế, thêm phụ tùng, hay sữa chữa các bệnh nhè nhẹ của comp như thế nào. Tôi cho đó là việc của các technician sữa chữa; tôi chỉ cần chi tiền nhờ họ, và không muốn thắc mắc, vì tôi không muốn mất thì giờ vào những chuyện “có phần dễ dàng đó”. Trước đây, tôi đã chỉ biết mở comp ra , gắn thêm hard drive cho thêm sức chứa ( storage), hay
gắn thêm RAM. Vài bữa nay, tôi đem 3 máy cũ ra vật và sửa, học thêm 1 ít điều và cứu sống lại một Optiplex 12 tuổi
khi khám phá ra problems của nó là với mother board & power supply, cũng như kh/phá ra Windows XP là một program
rất tốt mười mấy năm xưa.


Đìều đáng nói về Youtube là hơn 25 năm trước, nhiều người đã bỏ ra vài ba tháng học để có thể có được khả năng “sửa”
computer xoàng xoàng như tôi bây giờ. Qua sách vở và lý thuyết, nhiều người rất bỡ ngỡ và “sợ” không dám đụng tới việc sửa chữa chúng. Bây giờ nhờ youtube và nhiều ‘cố vấn gia’, ‘giúp ích gia’ với video clips rõ rang nên chuyện sửa comp trở thành dễ dàng hơn rất , rất nhiều lần. Vì những lý do như trên nên tôi mới nói :
Youtube Vĩ đại.

Do đó, tôi khuyên thanh niên VN nên học tiếng Anh cho khá , để có thể vào Youtube để có thể tự học hỏi, trau giồi nhiều
kỹ năng, cách sữa chữa máy móc, vật dụng để trang bị cho mình một khả năng có thể tự cứu chữa trong nhiều tr/hợp để tiết kiệm tiền bạc và thì giờ, cũng như có kiến thức về nhiều thứ khác.











Thursday, November 22, 2018

Turkeys on Thanksgiving


Damnit,
The sky is falling again
When that cold breeze returns
What did we do in this horrifying earth
            that makes massacres fall on us this time every year ?
        Nada


Johnny, run; Mary, Sally run.


Monday, November 19, 2018

WHAT MEDITATION ISN'T ( Ven. H. Gunaratana)


    Lo que no es la meditación

La meditación es una palabra. Has escuchado esta palabra antes, o nunca habrías recogido este libro. El proceso de pensamiento opera por asociación, y todo tipo de ideas están asociadas con la palabra ' meditación '. Algunos de ellos son probablemente precisos y otros son bazofias (tonterías). Algunos de ellos pertenecen más apropiadamente a otros sistemas de meditación y no tienen nada que ver con la práctica Vipassana. ….

No te vamos a enseñarte a contemplar tu ombligo o a cantar sílabas secretas. No estás conquistando demonios ni aprovechando energías invisibles. No hay cinturones de colores dados para su rendimiento y usted no tiene que afeitarse la cabeza o usar un turbante. Ni siquiera tienes que regalar todas tus pertenencias y mudarte a un monasterio.


Hay muchos, muchos libros sobre el tema de la meditación. La mayoría de ellos están escritos desde el punto de vista que se encuentra directamente dentro de una tradición religiosa o filosófica particular, y muchos de los autores no se han molestado en señalar esto. Hacen declaraciones acerca de la meditación que suenan como leyes generales, pero en realidad son procedimientos altamente específicos exclusivos para ese sistema particular de práctica. El resultado es algo confuso...


El concepto erróneo #1

La meditación es sólo una técnica de relajación

Un objeto imaginario del miedo ( el error) aquí es la palabra ' Just '. La relajación es un componente clave de la meditación, pero la meditación Vipassana apunta a un objetivo mucho elevado. Sin embargo, la afirmación es esencialmente cierta para muchos otros sistemas de meditación. Todos los procedimientos de meditación recalcan la concentración de la mente, trayendo la mente a descansar sobre un artículo o una área del pensamiento. Hágalo fuertemente y suficientemente a fondo, y usted alcanza una relajación profunda y gozosa que se llame Jhana.

Es un estado de tal tranquilidad suprema que equivale a éxtasis. Es una forma de placer que se encuentra por encima y más allá de todo lo que se puede experimentar en el estado normal de la consciencia. La mayoría de los sistemas se detiene aquí. Ese es el objetivo, y cuando lo logres, simplemente repites la experiencia por el resto de tu vida. No es así con la meditación Vipassana. Vipassana busca otro objetivo: la conciencia (awareness). La concentración y la relajación se consideran concomitantes necesarios para la sensibilización. Son precursores requeridos, herramientas útiles y subproductos benéficos. Pero no son la meta. El objetivo es la Perspicacia [Insight] (*). La meditación Vipassana es una práctica religiosa profunda dirigida a nada menos que la purificación y transformación de su vida cotidiana. Trataremos más a fondo con las diferencias entre la concentración y la perspicacia en el capítulo 14.

El concepto erróneo #2

Meditación significa entrar en trance

Aquí, otra vez, la declaración se podía aplicar exactamente a ciertos sistemas de la meditación, pero no a Vipassana. La meditación Vipassana ( Insight meditation) no es una forma de hipnosis. No estás tratando de desmayar tu mente para quedar inconsciente. No estás tratando de convertirte en una verdura sin emociones. En todo caso, lo contrario es cierto. Volverás más y más en sintonía con tus propios cambios emocionales. Aprenderás a conocerte con una claridad y precisión cada vez mayor. En el aprendizaje de esta técnica, algunos Estados ocurren que pueden aparecer trance-como al observador. Pero son realmente todo lo contrario. En trance hipnótico, el sujeto es susceptible al control por otro partido, mientras que en la concentración profunda el meditador permanece mucho bajo su propio control. La similitud es superficial, y en cualquier caso la ocurrencia de estos fenómenos no es el punto de Vipassana. Como hemos dicho, la profunda concentración de Jhana es una herramienta o escalón en la ruta de la conciencia aumentada. Vipassana por definición es el cultivo de la atención plena ( mindfulness) o la conciencia (awareness).
Si encuentras que te estás volviendo inconsciente en la meditación, entonces no estás meditando, de acuerdo con la definición de la palabra usada en el sistema Vipassana. Es así de simple.


El concepto erróneo #3
La meditación es una práctica misteriosa que no se puede entender

Aquí de nuevo, esto es casi cierto, pero no del todo. La meditación se ocupa de los niveles de consciencia que yacen más profundos que el pensamiento simbólico. Por lo tanto, algunos de los datos sobre la meditación no encajan en palabras. Eso no significa, sin embargo, que no se puede entender. Hay maneras más profundas de entender las cosas que las palabras. Usted entiende cómo caminar. Probablemente no puedas describir el orden exacto en el que tus fibras nerviosas y tus músculos se contraigan durante ese proceso. Pero puedes hacerlo. La meditación necesita ser entendida de la misma manera, haciéndola. No es algo que se pueda aprender en términos abstractos. Debe ser experimentado. La meditación no es una fórmula sin mente que da resultados automáticos y predecibles.

El concepto erróneo #4

El propósito de la meditación es convertirse en un Superman psíquico

No, el propósito de la meditación es desarrollar conciencia (awareness). Aprender a leer mentes no es el punto. La levitación no es el objetivo. El objetivo es la liberación. Hay un vínculo entre los fenómenos psíquicos y la meditación, pero la relación es algo compleja. Durante las primeras etapas de la carrera del meditador, tales fenómenos pueden o no surgir. Algunas personas pueden experimentar algún entendimiento intuitivo o memorias de vidas pasadas; otros no. En cualquier caso, éstos no se consideran como capacidades psíquicas bien-desarrolladas y confiables. Tampoco se les debe dar una importancia excesiva. Estos fenómenos son, de hecho, peligrosos para los nuevos meditadores, ya que son demasiado seductores. Pueden ser una trampa del ego que puede engañarle derecho de la pista. Su mejor Consejo es no poner ningún énfasis en estos fenómenos. Si suben, está bien. Si no lo hacen, también está bien. Es improbable que lo hagan…

El concepto erróneo #5
La meditación es peligrosa y una persona prudente debe evitarlo

Todo es peligroso. Caminar al otro lado de la calle y puede ser golpeado por un autobús. Toma una ducha y te puedes romper el cuello. Meditar y probablemente dragar varias cosas repugnantes de su pasado. El material suprimido que ha sido enterrado allí durante bastante tiempo puede ser aterrador. También es muy rentable. Ninguna actividad es totalmente sin riesgo, pero eso no significa que debamos envolvernos en algún capullo protector. Eso no es vivir. Eso es muerte prematura. La forma de lidiar con el peligro es saber aproximadamente cuánto hay, dónde es probable que se encuentre y cómo lidiar con él cuando surja. Ese es el propósito de este manual. Vipassana es el desarrollo de la conciencia. Que en sí mismo no es peligroso, pero justo lo contrario. El aumento de la conciencia es la salvaguardia contra el peligro. Bien hecho, la meditación es un proceso muy suave y gradual. Tómalo despacio y fácil, y el desarrollo de tu práctica ocurrirá muy naturalmente.

---

   * Added note for explanation:

Profound insight, the insight which can elucidate, illuminate your consciousness to understand much deeper how things are inter-connected, how they are formed and disformed, how they vanish at one time and could come back (in another form) later, years later; how the voidness in them can be seen and recognized etc.


----

Una perspicacia/penetración profunda, la perspicacia/penetración que puede dilucidar, iluminar su conciencia para entender mucho más profundo cómo las cosas están interconectadas, cómo se forman y se diforman, cómo se desvanecen en un momento y podría volver (en otra forma) más tarde, años más tarde; cómo el la vacuidad en ellos se puede ver y reconocer, etc.


Source :

Meditation is a word. You have heard this word before, or you would never have picked up this book. The thinking process operates by association, and all sorts of ideas are associated with the word 'meditation'. Some of them are probably accurate and others are hogwash. Some of them pertain more properly to other systems of meditation and have nothing to do with Vipassana practice. Before we proceed, it behooves us to blast some of the residue out of our own neuronal circuits so that new information can pass unimpeded. Let us start with some of the most obvious stuff.
We are not going to teach you to contemplate your navel or to chant secret syllables. You are not conquering demons or harnessing invisible energies. There are no colored belts given for your performance and you don't have to shave your head or wear a turban. You don't even have to give away all your belongings and move to a monastery. In fact, unless your life is immoral and chaotic, you can probably get started right away and make some sort of progress. Sounds fairly encouraging, wouldn't you say?
There are many, many books on the subject of meditation. Most of them are written from the point of view which lies squarely within one particular religious or philosophical tradition, and many of the authors have not bothered to point this out. They make statements about meditation which sound like general laws, but are actually highly specific procedures exclusive to that particular system of practice. The result is something of a muddle. Worse yet is the panoply of complex theories and interpretations available, all of them at odds with one another. The result is a real mess and an enormous jumble of conflicting opinions accompanied by a mass of extraneous data. This book is specific. We are dealing exclusively with the Vipassana system of meditation. We are going to teach you to watch the functioning of your own mind in a calm and detached manner so you can gain insight into your own behavior. The goal is awareness, an awareness so intense, concentrated and finely tuned that you will be able to pierce the inner workings of reality itself.
There are a number of common misconceptions about meditation. We see them crop up again and again from new students, the same questions over and over. It is best to deal with these things at once, because they are the sort of preconceptions which can block your progress right from the outset. We are going to take these misconceptions one at a time and explode them.


Misconception #1
Meditation is just a relaxation technique

The bugaboo here is the word 'just'. Relaxation is a key component of meditation, but Vipassana-style meditation aims at a much loftier goal. Nevertheless, the statement is essentially true for many other systems of meditation. All meditation procedures stress concentration of the mind, bringing the mind to rest on one item or one area of thought. Do it strongly and thoroughly enough, and you achieve a deep and blissful relaxation which is called Jhana. It is a state of such supreme tranquility that it amounts to rapture. It is a form of pleasure which lies above and beyond anything that can be experienced in the normal state of consciousness. Most systems stop right there. That is the goal, and when you attain that, you simply repeat the experience for the rest of your life. Not so with Vipassana meditation. Vipassana seeks another goal--awareness. Concentration and relaxation are considered necessary concomitants to awareness. They are required precursors, handy tools, and beneficial byproducts. But they are not the goal. The goal is insight. Vipassana meditation is a profound religious practice aimed at nothing less that the purification and transformation of your everyday life. We will deal more thoroughly with the differences between concentration and insight in Chapter 14.


Misconception #2
Meditation means going into a trance

Here again the statement could be applied accurately to certain systems of meditation, but not to Vipassana. Insight meditation is not a form of hypnosis. You are not trying to black out your mind so as to become unconscious. You are not trying to turn yourself into an emotionless vegetable. If anything, the reverse is true. You will become more and more attuned to your own emotional changes. You will learn to know yourself with ever- greater clarity and precision. In learning this technique, certain states do occur which may appear trance-like to the observer. But they are really quite the opposite. In hypnotic trance, the subject is susceptible to control by another party, whereas in deep concentration the meditator remains very much under his own control. The similarity is superficial, and in any case the occurrence of these phenomena is not the point of Vipassana. As we have said, the deep concentration of Jhana is a tool or stepping stone on the route of heightened awareness. Vipassana by definition is the cultivation of mindfulness or awareness. If you find that you are becoming unconscious in meditation, then you aren't meditating, according to the definition of the word as used in the Vipassana system. It is that simple.

Misconception #3
Meditation is a mysterious practice which cannot be understood

Here again, this is almost true, but not quite. Meditation deals with levels of consciousness which lie deeper than symbolic thought. Therefore, some of the data about meditation just won't fit into words. That does not mean, however, that it cannot be understood. There are deeper ways to understand things than words. You understand how to walk. You probably can't describe the exact order in which your nerve fibers and your muscles contract during that process. But you can do it. Meditation needs to be understood that same way, by doing it. It is not something that you can learn in abstract terms. It is to be experienced. Meditation is not some mindless formula which gives automatic and predictable results. You can never really predict exactly what will come up in any particular session. It is an investigation and experiment and an adventure every time. In fact, this is so true that when you do reach a feeling of predictability and sameness in your practice, you use that as an indicator. It means that you have gotten off the track somewhere and you are headed for stagnation. Learning to look at each second as if it were the first and only second in the universe is most essential in Vipassana meditation.

Misconception #4
The purpose of meditation is to become a psychic superman

No, the purpose of meditation is to develop awareness. Learning to read minds is not the point. Levitation is not the goal. The goal is liberation. There is a link between psychic phenomena and meditation, but the relationship is somewhat complex. During early stages of the meditator's career, such phenomena may or may not arise. Some people may experience some intuitive understanding or memories from past lives; others do not. In any case, these are not regarded as well-developed and reliable psychic abilities. Nor should they be given undue importance. Such phenomena are in fact fairly dangerous to new meditators in that they are too seductive. They can be an ego trap which can lure you right off the track. Your best advice is not to place any emphasis on these phenomena. If they come up, that's fine. If they don't, that's fine, too. It's unlikely that they will. There is a point in the meditator's career where he may practice special exercises to develop psychic powers. But this occurs way down the line. After he has gained a very deep stage of Jhana, the meditator will be far enough advanced to work with such powers without the danger of their running out of control or taking over his life. He will then develop them strictly for the purpose of service to others. This state of affairs only occurs after decades of practice. Don't worry about it. Just concentrate on developing more and more awareness. If voices and visions pop up, just notice them and let them go. Don't get involved.

Misconception #5
Meditation is dangerous and a prudent person should avoid it

Everything is dangerous. Walk across the street and you may get hit by a bus. Take a shower and you could break your neck. Meditate and you will probably dredge up various nasty-matters from your past. The suppressed material that has been buried there for quite some time can be scary. It is also highly profitable. No activity is entirely without risk, but that does not mean that we should wrap ourselves in some protective cocoon. That is not living. That is premature death. The way to deal with danger is to know approximately how much of it there is, where it is likely to be found and how to deal with it when it arises. That is the purpose of this manual. Vipassana is development of awareness. That in itself is not dangerous, but just the opposite. Increased awareness is the safeguard against danger. Properly done, meditation is a very gentle and gradual process. Take it slow and easy, and development of your practice will occur very naturally. Nothing should be forced. Later, when you are under the close scrutiny and protective wisdom of a competent teacher, you can accelerate your rate of growth by taking a period of intensive meditation. In the beginning, though, easy does it. Work gently and everything will be fine.


----



Sunday, October 21, 2018

Vô Thường Cực



Nhiều khi
Cũng như Cái Không
Dù chưa hẳn
Những người lính nhập trận
Trẻ lắm

Ngày mai
Viết tên anh
                             Ở đâu ?

Con đường đất đỏ
Bụi rậm bìa rừng
Bỗng dưng
                      Thân thiết vô cùng.

10/2018

Saturday, October 20, 2018

Dr. Vũ Đức Giang, a S. Vietnam’s Marine doctor



                                                              And the Good die young...

   For young Viets and Vietnamese Americans

Dr. Vu Duc Giang, 7th Battalion of old South Vietnam Marine Corps, was known as a handsome doctor, dabbed with an artistic outlook, but very serious and strict in his work.  He also carried out his responsibility as a military physician with utmost care. At the end of March 1975, when Central Vietnam collapsed militarily and administratively, soldiers and civilians fled south to Saigon and the vicinity, Dr. Giang stayed. The very young Lieutenant-doctor , approximately 26 years old, did not want to leave his buddies in arms alone. Even when a corporal, knowing how dangerous it had been with canons, artilleries pouring down fires continuously,  asked him to leave, and help elsewhere in the retreating roads, he declined. He had to stay with his comrades and subordinates. He told himself without a flinch : he was a doctor, a warrior, and a soldier of the S. Vietnam Marines. I believe, beyond his sense of Honor, and Duties, his Love for his brothers-in-arms surpassed everything else to dedicate his Life and service to other soldiers.
He then took roll of the nurses and who wanted to stay with the group and come back to fight to stop the advancing communist troops, and give medical service to his brothers-in-arms. That’s what happened on 3/26/1975 at Thuan An seaport. Dr. Vũ Đức  Giang and some other nurses and soldiers lifted the wounded to safety on a retreating ship to the South, and went back to his post to fight and cure.
He then later on was captured by Vietcong at the end of the war in April

Giang was imprisoned at Ai Tu-Quang Tri Prison from 4/1975.  According to the memoirs "Mourning a  Friend" by Dr. Hoàng Thế Định , a fellow inmate with Giang: in prison Giang still stood very tall as a physician of the Marines. Giang never  bowed down to Northern troops. He had to do very hard work in the concentration camp, while other S. Vietnam soldier-physician/nurse friends were allowed to work in camp’s hospital facility.

In the spring of 1977, most of Giang's  colleagues were on the list to return home; Giang was never on the list. An officer of S. Vietnam Armed Forces, a descendant of Vietnam’s heroes in time of danger, a man with shining honor and his non-compliant spirit such as Vũ Đức Giang would never surrender himself to the evil force. He took his life at year end of the lunar year of 1977.

Not leaving the wounded soldiers and his brothers-in-arms to escape from the desperate situation when other commanders retreated, that’s Dr. Vu Duc Giang. Killing himself to preserve his honor under the brutal hands of the Northern concentration camp’s guards, Giang had proved he was the type of Spirit of Utmost Sacrifice and Heroism for our history to shine, for young Vietnamese to ponder upon.

A soldier-doctor friend of Dr. Giang wondered : How many men in world history has done like Giang in rather similar cases ?


Blessed his soul and thank you so so much, Dr. Vũ Đức Giang.  We will never forget you.


--------



Source: Dr. Phạm Vũ Bằng and Viet Bao


CÂU CHUYỆN VỀ HAI BÁC SĨ QUÂN Y TQLC TỰ ĐI TÌM CÁI CHẾT:

1 - Bác Sĩ Vũ Đức Giang, TĐ 7 TQLC

Một buổi trưa ngày 16/ 3/1975, nắng vàng rực rỡ, tôi lái xe từ Mỹ Thủy nơi có Bộ Chỉ Huy LĐ 258 TQLC đến Phong Điền nơi BCH TĐ 7 đóng để tìm “bạn vàng” BS Nguyễn Quang Khoa rủ đi uống rượu. Đến nơi thì mới biết BS Khoa đã được thuyên chuyển về LĐ 147 TQLC, người thay thế anh là BS Giang mới ra trường và làm Y Sĩ Trưởng TĐ 7 được hơn 1 tuần. BS Giang người tầm thước, nước da trắng với cặp kính cận thư sinh, tóc bồng bềnh trông rất nghệ sĩ. Gặp tôi Giang ngạc nhiên nhìn thẳng vào mắt tôi hỏi:

- Anh Bằng, tôi thấy danh sách anh về Bệnh Viện Dã Chiến Sư Đoàn, sao bây giờ anh còn ở đây?

Tôi cười:

- Sắp đánh lớn rồi, về SĐ làm” thợ vịn” cho các quan lớn Quân Y chán chết, tôi xin tình nguyện về LĐ để giúp anh em được nhiều hơn, vậy mà TĐT và ĐĐT Quân Y vẫn không vui, giờ thì làm “phó thường dân” tại ĐĐ Quân Y LĐ 258 gần đây.

Giang trầm ngâm một lúc rồi nhìn tôi:

- Anh làm vậy cũng đúng, chưa bao giờ quân đội cần BS như lúc này.

Câu trả lời của ông niên đệ này làm tôi chới với, tôi đang chờ đợi từ ông vài lời khuyên nhủ thường tình về BV để xin 2 chữ “bình an” thì lại được ông “giáo lý” một câu thật chí tình chí lý làm tôi tôi nể phục, bắt tay Giang tôi nói:

- Thôi mình vào trong nói chuyện.

Đến căn lều cứu thương, tôi thấy bên ngoài có những hố phòng thủ vững chắc, bước vào trong mấy anh quân y tá ban chỉ huy với quân phục chỉnh tề đứng ngiêm chào kính, trên bàn thuốc men, dụng cụ cấp cứu bầy biện ngăn nắp và có hệ thống, góc phòng có 1 giá súng với 5,6 khẩu M16 lớp thép sáng bóng dưới một lớp dầu mỏng, mấy cái balo, mũ sắt đặt thứ tự. Nhìn mọi thứ đâu ra đó tôi thầm nghĩ “một cấp chỉ huy tư cách không có thuộc cấp tồi”. Nơi Giang ngủ có một cái bàn nhỏ và vài cái ghế đóng bằng gỗ thùng đạn pháo binh, trên bàn có mấy cuốn sách y khoa và vài tập nhạc, góc phòng là 1 chiếc guitar bên cạnh một băng ca mở rộng làm chỗ ngủ. Nhìn cái băng ca rồi nhìn cặp mắt thâm quầng của Giang tôi buột miệng:

- Giang có ngủ được không?

- Không anh, cả tuần rồi, ban ngày thì vậy đến đêm gió núi thổi lạnh đến xương, tôi đang định ra Huế mua cái túi ngủ.

Tôi vội can:

- Đừng, nằm trong túi ngủ nếu đêm giặc tấn công thì không nhẩy xuống hố kịp, ban đêm gió núi thổi luồn qua vải bố băng ca nên lạnh, Giang sai đệ tử kiếm mấy tấm bìa carton trải trên mặt bố thì sẽ bớt lạnh.

Giang cám ơn tôi rồi sai đệ tử pha trà đãi nhưng tôi từ chối và rủ anh ra Phá Tam Giang uống café. Thấy anh có vẻ thích nhưng ngần ngại vì đi xa tiểu đoàn lỡ có việc gì thì về không kịp, tôi trấn an và cho biết trên xe có máy PRC 25, mình sẽ lên Ban 3 tiểu đoàn cho họ biết tần số, có gì họ sẽ gọi.Tôi lái xe, Giang ngồi cạnh phóng thẳng ra Phá Tam Giang tìm được một quán café sạch sẽ bên bờ phá. Để anh tài xế ngôi lại xe ôm máy PRC 25 và súng M16 canh chừng, chúng tôi vào quán, cô chủ quán mặc 1 chiếc áo dài cũ đơn sơ nhưng không dấu được vẻ đẹp thanh tú, kiều diễm của một kiều nữ Bích La Thôn lễ phép mời chúng tôi ngồi bên một cái bàn cũ kỹ rồi bằng một giọng Quảng Trị cô nhỏ nhẹ hỏi:

- Dạ, hai en uổng nược chi?

Giang rất thích thú nhìn và thưởng thức một nền văn hóa khác hẳn với văn hóa Saigon, anh mơ màng bên khói café ngắm nhìn cảnh thanh bình tĩnh lặng của trời mây sóng nước. Trên mặt phá vài chiếc ghe và gọ chậm chạp qua lại văng vẳng đâu đó vài câu hò não ruột của mấy o vùng sông Hương núi Ngự. Tôi nhờ cô chủ quán mang mấy chai bia cùng đồ nhắm cho anh tài xế rồi ngồi cạnh Giang tâm tình. Tôi được biết Giang đã có vị hôn thê, 2 người sẽ làm lễ cưới năm tới, và kỳ này khóa của anh có 5 BS về TQLC. Nghe anh kể lúc lễ mãn khóa quả cầu trên đỉnh cột cờ tại Vũ Đình Trường tự dưng bị gẫy làm tôi lo sợ nghĩ đến binh thư Tàu: “lúc ra quân mà cờ bị gẫy là điềm gở”. Không nói ra nhưng trong lòng tôi thật là bi phẫn vì trận chiến quyết liệt giữa ta và giặc sẽ xẩy ra bất cứ lúc nào mà tại sao mấy anh lớn trong Quân Y TQLC lại đẩy mấy ông niên đệ này ra tiểu đoàn ngay thay vì để họ có chút thời gian học hỏi kinh nghiệm chiến trường tại Lữ Đoàn hay Sư Đoàn?

Giang là người có máu nghệ sĩ, anh rất thích âm nhạc thơ phú. Anh vui vẻ rút trong túi tờ giấy chép một bài ca dao xứ Huế, khoe rằng tối qua đi ăn với mấy anh sĩ quan TĐ 7 TQLC có người đọc cho anh bài ca dao này, anh thấy hay và lạ nhưng có mấy chỗ không hiểu nên muốn hỏi tôi:

Đường lên xứ Huế quanh quanh.
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Thương em anh cũng muốn vô.
Sợ Truông Nhà Hồ sợ Phá Tam Giang.
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn.
Truông Nhà Hồ nội tán phá tan.
Đường vô muôn dặm quan san.
Anh vô anh được bình an em mừng.

Tôi biết những điều Giang thắc mắc nên giải thích bài ca dao này có lẽ có từ thời Chúa Nguyễn Phúc Chu đầu thế kỷ 18 để ca tụng quan nội tán Nguyễn Khoa Đăng có công dẹp giặc tại Truông Nhà Hồ và trị thủy tại Phá Tam Giang. Người Trung gọi khu rừng rậm hoang vắng là truông, ngày xưa Truông Nhà Hồ ở cạnh làng Hồ Xá ranh giới hai tỉnh Quảng Bình- Quảng Trị giặc cướp rất nhiều, quan nội tán đã dùng mưu dẹp chúng. Còn Phá Tam Giang lúc trước sâu và sóng gió rất nhiêu, quan nội tán phá đá ngầm và mở cửa sông cho nên phá mới hiền hòa như ngày nay. Giải thích xong tôi cười và đùa: đọc bài ca dao này tôi thấy một điều, 2 câu cuối nói lên sự chung thủy, thương và lo lắng cho chồng của các o xứ Huế, còn mấy đấng mày râu xứ này thì cũng hơi bạc tình vì đã yêu nhau thì sợ gì đám giặc cỏ Truông Nhà Hồ và sóng gió Phá Tam Giang. Đám con trai Saigon tụi mình thì khác xa vì “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua…Yêu nhau chẳng ngại đường xa, đá vằng cũng quyết, phong ba cũng liều…”

Chúng tôi nói về đủ mọi thứ chuyện, từ văn chương, âm nhạc đến thời sự, tôi nhận thấy Giang là một con người tư cách,ngay thẳng, nghệ sĩ nhưng cứng rắn, cương trực…

Chẳng mấy chốc mặt trời đã ngả hướng Tây, ráng chiều đổ xuống phản chiếu mây nước Phá Tam Giang thành mầu đỏ rực rỡ. Giang chăm chú ngây dại nhìn mây nước chuyển mầu, nét mặt sững sờ bật nói:

Sao lại đỏ như máu thế này?

Tôi giải thích: Có gì đâu, ánh hoàng hôn màu đỏ phản chiếu trên mây nước, ngày nào cũng như vậy.

Con người là một linh vật, phải chăng linh tính của Giang đã báo trước cho anh biết điều chẳng lành sẽ xẩy đến với anh tại đây 10 ngày sau đó?

Tôi đưa Giang về TĐ lúc trời tối, bịn rịn chia tay, tặng anh tấm bản đồ Huế- Đà Nẵng và một cái địa bàn sau khi đã chỉ cặn kẽ cách sử dụng. Hai thứ này từng là “bửu bối mưu sinh thoát hiểm” của tôi, và cũng không ngờ đây là lần đầu mà lại là lần cuối tôi gặp anh, những mảnh đời trong thời chiến chẳng khác gì “kiếp bèo dạt hoa trôi” hợp tan vô định!

Ngày 18/3/1975 LĐ 258 TQLC, có tôi là Y Sĩ ĐĐQY LĐ 258, di chuyển về đèo Phước Tượng với nhiệm vụ bảo vệ QL I Huế- Đà Nẵng để LĐ 147, SĐ I BB, và các đơn vị khác thuộc Lực Lượng Tiền Phương QĐ I tại Huế- Thừa Thiên rút về Đà Nẵng theo QLI.

Bộ Chỉ Huy LĐ 258 và TĐ 1 TQLC đóng tại Bắc Sông Truồi, TĐ 8 TQLC đóng tại Phú Lộc, Sư Đoàn 325 CSBV điên cuồng tung các trung đoàn đánh phá để cố cắt đứt QL I nhưng chúng đều bị chúng tôi đánh tan “ôm đầu máu” chạy trốn vào núi Trường Sơn.

Ngày 25/3/1975 là ngày các lực lượng Tiền Phương QĐ I rút bỏ Huế về Đà Nẵng. Muốn cho chắc ăn, ngoài lực lượng sẵn có là LĐ 258, Tướng Bùi Thế Lân đã ra lệnh thọc ĐĐ 2 TĐ 8 của Thiếu Úy Trần Như Hùng tiến tới thôn Trung Kiên, chân núi Vĩnh Phong phía Đông QL I và cánh B TĐ 16 TQLC xuống Phú Lộc chế ngự phía Tây QL I để chờ đón đạo quân Tiền Phương rút về Đà Nẵng trên QLI…

Trong lúc BCH TĐ 8 và cánh B TĐ 16 đang đóng tại Phú Lộc và sáng ngày 25/3/1975 tôi và LĐ 258 được lệnh rút về Đà Nẵng, cây Cầu Sông Truồi đã bị Công Binh QĐI phá hủy trong đêm gây trở ngại không ít cho việc tản thương, tôi lội qua Sông Truồi nước trong veo, đi qua Phú Lộc, chúng tôi không thấy một tên VC nào, vậy mà không hiểu lấy tin ở đâu(?) và của ai (?) mà các vị tướng chỉ huy QĐI lại nghĩ là Phú Lộc đã rơi vào tay giặc. Ngày 25/3/1975 các ông ra lệnh cho LĐ 258 rút lui về Đà Nẵng, còn LĐ 147 TQLC và các đơn vị khác thuộc lực lượng Tiền Phương QĐI phải rút bằng Hải Quân tại Thuận An phía Đông Phá Tam Giang. Thế là thảm kịch đã xẩy ra, xác quân ta nằm đầy bãi Thuận An, rất nhiều TQLC không chấp nhận bị VC bắt đã dùng lựu đạn tự sát tập thể, máu quân ta nhuộm đỏ sóng Thuận An, gần như toàn bộ lực lượng Tiền Phương QĐI bị tan rã.

Theo hồi ký của những sĩ quan TQLC sống sót từ “Pháp Trường Cát Thuận An” thì LĐ 147 TQLC được lệnh bỏ khí giới nặng, lương thực, mỗi TQLC 1 M16 và 1 băng đạn hỏa tốc rút về Thuận An. Ngày 25/3/1975, khi đến Thuận An tàu Hải Quân thì có ngoài khơi nhưng không vào đón, Tướng TL Tiền Phương đã bỏ về Đà Nẵng (!) và Tướng TL QĐI thì “im lặng vô tuyến”. Họ là 2 người duy nhất tại QĐI có thẩm quyền điều động Không Hải Lục Quân của QĐI để cứu LĐ 147 nhưng họ đã không làm gì, cho nên thảm kịch xẩy ra…

Theo các nhân chứng còn sống sót từ cái “Pháp Trường Cát Thuận An” như BS Rậu, BS Khoa, và các sĩ quan TQLC khác thì sáng ngày 25/3/1975 các TQLC của LĐ 147 xếp hàng ngay ngắn trên bãi biển Thuận An chờ tàu vào đón. Ngoài khơi có 1 Hạm Đội Hải Quân, nhưng không chiếc tàu nào vào. Chờ đến chiều thì quân truy kích CSBV đuổi kịp, chúng chiếm các đồi cát cao chung quanh và dùng đủ loại súng lớn, nhỏ tác xạ vào TQLC đang phơi mình trên bãi cát trống trải. Quân ta hết nước, hết đạn nên bị thất thế đành nằm trên cát chờ chết…

Sáng ngày 26/3/1975 có một chiếc LCU duy nhất vào đón được BCH LĐ 147 gồm LĐT Đại Tá Nguyễn Thế Lương, LĐP Trung Tá Nguyễn Đăng Tống và thương binh. Theo các Quân Y tá LĐ 147 cho biết thì Bác Sĩ Vũ Đức Giang và vài quân y tá TĐ 7 khiêng thương binh lên tàu sau đó anh điểm danh y tá TĐ 7 rồi tất cả cùng trở xuống để tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu.

Khi tôi thay BS Rậu làm Đại Đội Trưởng Quân Y LĐ 147 thì một hôm Hạ Sĩ Nhất Quân Y Nguyễn Văn Được-người sống sót từ “Pháp Trường Cát Thuận An”- hỏi tôi:

- Ông thầy có biết BS Vũ Đức Giang TĐ 7 không?

- Biết. Mà có chuyện gì?

- Ổng ngon quá! Ngày 26/3/1975 ổng và mấy đệ tử khiêng thương binh lên tàu. Xong việc ổng điểm danh từng y tá TĐ 7 một rồi tất cả xuống tàu lên bờ về lại TĐ. Em giữ ổng lại nói “BS trở lại thì 100/100 là chết” nhưng ổng trừng mắt la em “chú mày đừng xúi bậy, TĐ đang chiến đấu sẽ có thêm thương bình, anh bỏ đi sao đành”. Xong rồi ổng xuống tàu đi dưới làn mưa đạn thượng liên của VC, em nhìn mà thấy ớn. Em nói thiệt tình đó ông thầy.

- Thì tao có nói mày không thiệt tình hồi nào đâu! Có điều chú mày bậy thật, Bác Sĩ TQLC không bao giờ đào ngũ trước hàng quân!

Về số phận của BS Giang, hãy đọc hồi ký của MX Cao Xuan Huy trong Tháng Ba Gẫy Súng:

“Rạng sáng ngày 27/3/1975 tôi còn gặp cả một thằng bạn cũ cùng học với nhau hết bậc trung học ở trường Nguyễn Trãi, Vũ Đức Giang, khi chúng tôi đang bị trói chung bằng một sợi dây điện dài. Tôi ngạc nhiên kêu lên.

- “Giang, mày làm gì mà cũng bị bắt ở đây?”

- “Ơ Huy, cả chục năm mới gặp lại mày.”

- “Tao hỏi mày làm cái giống gì mà cũng bị bắt ở đây?”

- “Tao Thủy Quân Lục Chiến.”

- “Mẹ kiếp, cậu đếch tin, mày mà cũng dám giết người à? Mà sao ở Thủy Quân Lục Chiến tao không gặp mày?”

- “Tao mới ra trường về Thủy Quân Lục Chiến khoảng nửa tháng nay.”

- “Mày bác sĩ à?”

- “Ừ, tao về Tiểu Đoàn 7.”

- “Tội nghiệp thằng bé, mày sợ đời không có gió sương à?”

- “Gió sương gì? Cởi trần ngồi suốt đêm ngoài trời thế này mày bảo không bị gió sương à?”

Trời sáng rõ, mấy tên Việt Cộng gác chúng tôi cầm súng đi qua đi lại trước cổng.”

Giang bị tù tại trại tù Ái Tử-Quảng Trị. Theo hồi ký “Khóc Bạn” của BS Hoàng Thế Định, một người bạn đồng tù với Giang thì trong tù anh vẫn hiên ngang giữ tư cách của một Bác Sĩ Quân Y TQLC sa cơ, không cúi đầu luồn cúi quân thù nên anh bị chúng đầy ải bắt đi lao động khổ sai trong khi các đồng nghiệp của anh được làm trong bệnh xá trại tù. Mùa xuân năm 1977, đa số đồng ngiệp đã có danh sách được thả ngoại trừ Giang. Một kẻ sĩ có tư cách như BS Vũ Đức Giang khi sa cơ bị quân thù làm nhục thì chỉ lấy cái chết để rửa, đêm 30 tết năm 1977 noi gương các anh hùng tiền nhân, Giang đã mượn một liều thuốc độc mạnh tuẫn tiết…

Không bỏ thương binh và đồng đội để tìm đường thoát thân trong hoàn cảnh tuyệt vọng mà cấp chỉ huy Lữ Đoàn và Quân Đoàn đã bỏ đi; tự vẫn để bảo tồn danh dự. Đó là Bác Sĩ Vũ Đức Giang. Trong quân sử thế giới đã có bao nhiêu người làm được như vậy?