**
Hơn 30 năm trước đọc về Duy vật Sử quan của Karl Marx, Biện chứng Hegel, các phần trọng yếu của “Lý thuyết về Giá Trị Thặng Dư”, một ít về A Contribution to the Critique of Political Economy của Marx và một số bình luận, phê bình về Das Kapital, Communism của các nhà nghiên cứu khác— với ý muốn thoạt tiên là “wính lộn” với Marx— dần sau đó, thấy rằng K. Marx suy tư không đủ nghiêm nhặt (rigorousness), nên bỏ “chàng này” sang một bên , để đọc kinh, luận nhà Phật, R. Descartes, Immanuel Kant, Socrates, F. Nietzsche, Wittgenstein, Edmund Husserl, M. Heidegger…
Đầu năm tình cờ mua thử thưởng thức bia mới s/xuất ở Mỹ, Shock top (1) —bia đầu La, một loại bia có logo hình đầu cạo hai bên , giữa tủa gai đinh, giống nón binh lính đế quốc La mã khi xưa— chợt nghĩ đến vấn đề khả năng , niềm tin vào khả năng con người và ảnh hưởng của nó trong kinh tế vi mô (microeconomics) và tới Karl Marx.
Tội nghiệp nhà kinh tế học tiếng tăm của Đức quốc thế kỷ 19 của phe Tả, của ch/ngh csản, vì định kiến, nên 2 ý kiến/quan điểm về kinh tế có lien quan đến động lực kinh tế căn bản kém cỏi. Cộng với vài ba nguyên do/nguyên nhân, yếu tố thúc đẩy, xây dựng một nền kinh tế, tài chính mà ông tăm tối không thấy, hay ‘đui mù’ không ý thức được tác hành của chúng, nên phê phán về Marxism có thể sẽ nặng nề. Vì thế, hậu sinh có thể nhận ra những điều thô lậu, khiên cưỡng, cưỡng từ đoạt lý, và thiếu suy nghĩ, tối tăm tại các phần trong lý thuyết của ông.
Ý kiến 1:
Marx cho rằng thiên đường (utopia) cho con người là xã hội theo ch/ngh C/sản trong đó tài sản được chia đều , san bằng phân chia giai cấp, trong cả hai nghĩa : ai cũng có ‘tài sản’ , lương bổng, tiện nghi bằng nhau, không phân biệt và đẳng cấp trong xã hội. Tuy trong các bản văn viết của K. Marx không nói rõ phân chia tài sản, l/bỗng, tiện nghi như thế nào, nhưng trong “"Critique of the Gotha Program," Part I, Marx viết : “Ở một tầng cao hơn trong x/h c/sản… khi bầu trời chật hẹp của Tư sản cánh hữu được vươt qua hoàn toàn …thì [cổng vào (thiên đường)] sẽ khắc chữ : Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. (2)
Nếu đọc sát nghĩa câu trên của Marx thì quả thật “kinh khủng” cho một x/hội như thế. Cứ thử tưởng tượng một x/h trong đó mấy gã lười biếng chỉ muốn lao động rất ít mà thích nhậu nhẹt, chơi bời tối ngày và vẫn được cung ứng hoàn toàn các nhu cầu; trong khi đó có những người thích làm việc, thích sáng tạo, thích hoạt động vì những nhu cầu hoàn thiện cho chính bản thân và làm từ thiện hay đóng góp công ích vào cho xã hội được thăng tiến, đời sống mình được mang một ý nghĩa nào đó, và chỉ có nhu cầu rất ít, thì thấy rõ là đấy là một cảnh x/hội đáng chán ghét , xấu xí, ngu si và “bất công”, nhất là về mặt ý thức về cái đáng quý cũng như đáng khinh trong x/hội, nếu nói theo Marx, cả hai cũng đều được xem ‘ngang nhau’ về đẳng cấp trong xã hội [equality in social status]. Do vậy, cách nhiều người hiểu về chủ trương, ý hướng của Cộng sản [ngay trong danh từ “Communism” cũng nói lên phần nào ý niệm đó] là một x/hội khi tài sản, vật lực, tiền của, tiện nghi được tập trung vào một nơi , là tài sản chung, và được chia đều cho mọi người, dù nghề nghiệp, công việc trong cộng đồng là bất cứ điều gì từ anh hốt rác, chị nhân công, bà làm vườn, anh tài xế , tới bác sĩ, kỹ sư, luật gia, nhà báo, nhà văn, v.v. Do đó sẽ “không có” phân biệt giai cấp. Chỉ có cách nghĩ quân phân “cộng sản” như vậy mới là cách hiểu “hợp lý” nhất , nếu muốn áp dụng chủ nghĩa của Marx. Nếu thế, hậu quả/hiệu quà của tư tưởng này ít nhất sẽ là :
Nếu là chia đều tài sản, bỗng lôc, tiện nghi ( một phần của commodity), tư hữu bị xoá bỏ, tư lợi bị triệt để phê phán thì ai sẽ cố gắng, ai sẽ đẩy sức mình mạnh nhất, nhanh nhất, hữu hiệu nhất để đạt được thành quả tối ưu ? Xã hội sàn sàn mức “lục lục thường tài’, hiệu quả tàn tàn, chẳng có gì thúc đẩy thăng tiến; mọi người đều như nhau, đều giống một đàn cừu, hay đàn bò khò phân biệt được con nào với con nào. Mây xám hay mây nhàn nhạt màu chì giăng ngang đời sống; đam mê làm việc bị xếp xó, năng lực làm việc ngày càng bị xói mòn, sáng tạo chết rũ, nụ cười hưng phấn khi đạt được thành tích, niềm vui trong lòng khi làm được việc hữu ích, thăng tiến cho mình, cho nhà mình, xã hội dần tắt ngấm, thì xã hội đó khác nào một xã hội những ‘bóng ma’ nhàn nhạt trôi đi trong giòng đời, dưới bầu trời vô hồn. Và đìều này được chứng thực trong khá nhiều x/hội cs từ sau 1924 đến 1989 khi bức tường Bá Linh bị giật sập theo ghi ký của nhiều nhà báo.
Ý kiến 2:
Nếu là “ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” thì như đã nói trên đấy là một xã hội kinh khủng/kinh hoàng. Sáng kiến bị thui chột hết, khả năng sáng tạo tắt ngóm, ý chí, ý hường làm việc dần cũng thoái hóa tột độ, để tất cả dần biến thành những con heo
Bây giờ hãy nhìn qua một chút hoạt động k/tế tại Hoa kỳ, xứ tư bản sẽ giãy chết tự nhiên cũng có , hay chết nhanh hơn dưới tay của proletariat ( tầng lớp vô sản hay công nhân, working class) trong đấu tranh giai cấp và thế kỷ thứ 2000, theo lời phán của các “thánh áo đỏ-óc đỏ” thế kỷ 20— ngoài không gian, nơi ngự trị của hoang tưởng “vĩ đại”
Ở Hoa kỳ, sáng kiến để thành công, thành đạt, thăng tiến, làm giàu v.v. được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong đòi sống cả xã hội, đến kinh tế, tài chánh. Óc sáng tạo được khuyến khích, hỗ trợ nhiều. Nếu bạn có sáng kiến hay có thể ‘kiếm ra tiền’ như Bill Gates, Paul Allen, Jeff Bezos, M. Zuckerberg, Elon Musk (gốc Nam Phi) etc, và tin tưởng nhiều vào sáng kiến, sản phẩm của mình, bạn có thể khởi đầu từ một garage nhỏ với dăm ba ngàn , và tiếp xúc với các hãng xưởng liên quan, với các angel investors ( nhà đầu tư thiên thần ). Họ sẽ xem xét, hỗ trợ ngay nếu có thể nghĩ ra khả năng thành công của sản phẩm. Có một chú bé năm nay độ 19 tuổi đã thành công và đã thành triệu phú chỉ với mấy trăm đô la và sáng kiến in áo thun.
Và hãy thử quan sát xem tại sao k/tế ở Mỹ có thể trở thành nền kinh tế hạng nhất thế giới. Phần nhìều bởi vì các hãng lớn nhỏ đều cố gắng cho ra “new, improved products”, hay “new, improved formula”. Ví dụ : không biết bao nhiêu cải tiến ( cả hay và xoàng) từ kem đánh răng, thuốc gội đầu, soda, bia, tới máy hút bụi, máy rửa chén, máy ảnh, máy quay phim, phần cứng , phần mểm computer, xe hơi, máy bay đủ khắp hết các mặt hàng từ dân dụng tới máy móc, kỹ nghệ nặng, kỹ nghệ q/phòng. Cứ năm ba năm lại có sản phẩm mới được cải tiến hay hoàn thiện. Iphone 1 ra năm 2007, tới 2017 ra tới Iphone X với bao nhiêu chức năng , cải tiến hơn là một thí dụ rõ nhất. Khách hàng từ đó bị/được dụ ‘tiêu tiền” nhưng chất lượng, tiện nghi, thời gian để sử dụng cho các việc phải làm nhiều khi được cắt giảm nhiều, cho thêm th/gian vui chơi, hay giải trí, hoặc làm việc khác. Phâm chất , tiện nghi đời sống tăng gia rõ rệt.
Sáng kiến được tôn trọng; óc sáng tạo được khuyến khích, hỗ trợ làm tăng thêm niềm tin vào tương lai, niềm tin vào khả năng sáng tạo, khà năng tính toán, tổ chức để thành công được guồng máy kinh tế-xã hôi Mỹ vun bồi cho bên cạnh đặc tính “tin tưởng vào khả năng, sáng kiến” sẵn có trong tâm-thân con người trong các cá nhân là điều K. Marx không ‘thăm dò’, ‘để ý’ tới như một động lực làm k/tế quan trọng, đó là điều kém cỏi của Marx. Khi vẽ ra viễn cảnh một thế giới c/sản viễn mơ, hoang tưởng, Marx với 2 ý kiến có lien quan tới chia đều tài sản, sản vật v.v., và “ làm theo năng lực , hưởng theo nhu cầu, Marx đã vô tình đẻ ra một x/hội què quặt sáng tạo, thui chột sáng kiến, làm sao x/hội đó đi lên ? Đó là chưa kể đến óc bùn, tâm đen của những tên đầu xỏ trong chuyên chính vô sản ngu dốt sau này , luôn tìm cách trù dập, ám hại những người có sáng kiến để vinh thăng, làm giàu vì cho đó là sự làm ra tư hữu “thối tha” làm hư hỏng hình ảnh thiên đưởng (mù) c/sản, ví dụ như Kim Ngọc , Bí thư tĩnh ủy tỉnh Vĩnh Phú , có thời bị kiểm điểm (1960s) vì có sáng kiến “khoàn hộ” cho nông dân mà ngày nay bọn c/sản quay ngược lại ca tụng. Hay chuyện vua Lốp Nguyễn Văn Chấn, ví các sáng kiến để thành công , có tài sản, phục vụ đồng bào mà cũng bị tù 30 tháng, tài sản bị trưng thu; khiếu nại mãi, mới được thanh minh, nhưng nhà cửa bị mất gần 4/5; trong khi đó lũ ăn hại công an, quan chức chẳng tài cán gì ngoài thói lưu manh, chỉ dựa vào gia đình, chút thân thế để nắm trong tay đủ thứ phương tiện để ăn cướp đất đai , tài sản, ruộng vườn của những người dân có chút tư hữu, sở hữu vì cong lưng làm việc , cũng như có sáng kiến rổ chức để giàu có lên. Đấy cũng tầng lớp lãnh đạo nhà nước; quản lý của chung ( cộng sản), hay government by the working class mà Marx muốn thấy lên nắm quyền. Tồi bại, ngu dốt và vô luân. Và bây giờ , trong thoái trào của ch/ngh c/san , bọn vô học, giáo điều ngày càng hư hỏng, tội lỗi: chúng hiện đang tham lam nhũng nhiễu vô độ; hành sử như những bạo chúa thời đại mà tính cách bạo tàn, đôc đoán, áp chế như của Mao, Stalin, Polpot, Lý Bằng, Đặng T Bình, và bây giờ TCBình còn tàn bạo , hung ác hơn nhiều chục lần, so với thời quân chủ, phong kiến.
Nhìn trên bình diện triết học, đó là chỗ thiển trí, thô lậu của K. Marx khi không thấy được khả năng tiềm tàng, hoạt tác của cái có thể gọi là “Niềm Tin vào Trí tuệ Sáng tạo, Khả năng” trong con người ( the Belief in the Capability and Creativity in humans) như một động lực kinh tế. He couldn’t fathom this trait, this quality in the corporo-mental complex as a robust dynamics in the making of the economy.
Hai hệ luận liên quan đến v/đề tự tin, tin tưởng vào khả năng, trí sáng tạo của con người (nói chung) và các nhà tư sản (nói riêng) mà Marx không thấy là thứ nhất : vấn đề ganh đua, thi đua (competition) để có sản phẩm tốt nhất, vừa để phục vụ “thượng đế khách hàng”, vừa để làm giàu. Thứ nhì là vấn đề tư hữu, sở hữu (3).
V/đề 1: tôi tin rằng Marx không thấy như một hệ luận đương nhiên khi các hãng xưởng cần phải cạnh tranh, cần phải cải tiến, hoàn thiện phẩm chất hàng hóa, s/phẩm của mình để phục vụ và kiếm tiền từ phía Cầu, phía người tiêu dùng trong thương trường. Marx có đề cập tới v/đề cạnh tranh (competition), nhưng trọng điểm, mục tiêu ông nhắm tới , khác với k/tế gia Adam Smith. Luận cứ của ông sai lạc, tùy tiện và đầy thành kiến. Đặt vào b/cảnh của thương trường, sự liên hệ của “tự tin vào sáng kiến, óc tổ chức , tính toán” để thành công , để thắng lợi , với v/đề “thi đua, cạnh tranh” là một liên hệ rất chặt chẽ, gần như tất yếu. K. Marx không nhìn thấy như vậy, quan điểm của ông được đặt trên một góc độ và lăng kính khác.
Thi đua, ganh đua, cạnh tranh, theo Adam Smith trong “ Tìền Của của Các Quốc Gia” ( The Wealth of Nations) là một trong ít cách đẩy việc tìm cách tiêu xài/chi dụng hiệu quả nhất trong việc thực thi một chương trình, một đồ án kinh tế cho các hẵng xưởng. Chủ nhân các nguồn nguyên liệu, nhân công, máy móc, vốn đầu tư sẽ tiết kiệm ‘đúng cách’ hữu hiệu nhất trong dự án kinh tế, thương mại của mình để từ đó hàng làm ra mang được lợi nhuận nhìều. Đó cũng là yếu tố đưa tới cán cân thăng bằng của Cung và Cầu, và điều này làm vui lòng người bán, đẹp lòng người mua.
K. Marx thì vì định kiến, vì tâm lý muốn “diệt” tư bản/tư sản nên nhìn nó dưới một góc độ, một lăng kính khác, như ông viết : (3)
1) Các ph/tiện, dụng cụ s/xuất dần cũng được học hỏi, tìm kiếm giữa các nhà tư bản và thành các thứ được họ dùng gần như nhau trong mức phổ biến của chúng.
2) Để kiếm lời, sau khi đã phải trả tiền mua thêm dụng cụ mới, kiện toàn tổ chức, phân công; bán với giá có khi rẻ hơn thời trước (để cạnh tranh), chủ hãng xưởng sẽ phải gia tăng s/xuất gấp 10, 20, 100 lần hơn, và có thể phải tìm thị trường 1000 lần lớn hơn
3) Nhưng vì cạnh tranh, tất cả máy móc, ph/tiện s/xuất dù có được cải thiện theo năm tháng, lợi nhuận của giới chủ nhân — vì phải bán hạ giá để cạnh tranh, tiêu diệt nhau— cũng chỉ vừa đủ để tiền bán hàng được trả cho chi tiêu vào việc làm ra hàng {competition seeks to rob capital of the golden fruits of this power by reducing the price of commodities to the cost of production-KM}
4) Vì cạnh tranh, giá thành đồ s/xuất (vì tiền trả nhân công ít hơn, do máy móc giúp lượng s/xuất tăng gia nhiều lần) ngày càng rẻ hơn ( vì chi tiêu làn hàng rẻ đi= cheapening production), lợi nhuận của chủ hãng dần kém đi. Cứ như thế họ sẽ “xiết cổ” nhau, sau khi “bóp họng” nhân công.
5) Nếu thành công hơn , một số rất nhỏ hãng xưởng sẽ thành các tổ hợp vĩ đại , nắm độc quyền s/xuâtcác loại hàng
6) Trong khi đó, công nhân bị bắt làm việc gấp 5,10, 20, vì có máy móc giúp s/xuất nhanh hơn 5,10, 20 lần
Đó là mấy lý do Marx tiên đoán thế giới Tư bản sẽ giãy chết.
Đọc những giòng trên , ta có thể thấy gì và phản bác ra sao ?
a) Các chủ hãng xưởng sao lại có thể ngu tới nỗi cứ s/xuất bừa phứa. vô tội vạ như ‘lý luận’ của Marx , vì lý do nới rộng thị trường, bất kể lỗ lời. Họ mới là những kẻ để ý nhiều nhất đến tưong quan Cung và Cầu. Ví dụ, như khi tôi hỏi chuyện muốn mua một chiếc xe điện Leaf 2018, đại diện hãng Nissan USA, đã xin ngay email để liên lạc ; hoặc khi hãng Tesla muốn s/xuất vừ a đủ Tesla Model 3 ; họ đã điều động bộ phận quảng cáo , tiếp thị nhận đơn đặt hàng, tìm hiểu thị trường rất kỹ, để chỉ s/xuất vừa đủ ,thôi; đâu có thể như Marx nói : sẽ cứ tăng gia s/xuất nhiều lần hơn, như thế mới kiếm thêm được lợi nhuận !! Không hiểu Marx học kinh tế “thị trường” thực tế ở đâu ? Ở Hỏa tinh chăng ?
b) N ếu máy móc, ph/tiện s/xuất dù có được cải thiện theo năm tháng, lợi nhuận của giới chủ— vì phải bán hạ giá để cạnh tranh, tiêu diệt nhau— cũng chỉ vừa đủ để tiền bán hàng được đủ chi trả chi tiêu làm ra hàng, vừa đủ huề vốn , có khi còn lỗ lã ,thì giới chủ hãng xưởng, nhà máy ngu gì mà lao công , khổ trí làm việc, s/xuất hàng hóa, đồ tiêu dùng. s/phẩm mà klhông về, làm gì đó chút đỉnh, và đi câu cá cho khỏe ?
c) Theo Marx, một số cực ít đại công ty, nhờ vốn lớn, thành công trong kinh doanh dần sẽ tập hợp được tài sản khổng lồ, diệt hết các hãng nhỏ và độc quyền kinh tế, tài chánh và sai sử con người. Có hai thực tế từ khoảng 1950 trở đi người ta có thể thấy :
c1) Ở Mỹ và Âu, Á châu có một số ít [Mỹ : 500]đại công
ty như Walmart, Exxon, Microsoft , Berkshire
Hathaway, Volkswagen, Toyota, BP nhưng
cũng có rất nhiều các hãng trung , nhỏ khác từ 1000
nhân viên trở xuống (4). Ở Hoa kỳ có 27.9 triệu hãng
nhỏ ( small businesses); 18,500 hãng có hơn 500 nhân
viên. Operating system cho computer, ban đầu tuởng
Microsoft ăn trùm, độc quyền nhưng sau đó có iOS
của Apple, rồi Android OS, Chrome OS, Linux. Về
computer, có IBM, Apple, HP, Dell, Everex v.v. Các
hãng làm software thì rất nhiều. Không như Marx tiên
đoán thị trường vẫn mở cho những ai có tài, có óc kinh
doanh, óc tổ chức đầy sáng kiến; biết tiên đoán cộng
may mắn ra đúng thời, làm đúng vận
dụng, quảng bá, hợp thị hiếu, cách tiêu tiền của khách
hàng thì sẽ có thị phần , ngày càng mở rộng, để kinh
doanh ngày càng lớn rộng, giàu có lên lớn. Nên nhớ
Jeff Bezos khởi đầu Amazon bằng việc buôn sách mới,
cũ, một ‘lái sách’, bây giờ buôn thêm quần áo, và đủ
các thứ hàng khác, và đang “giết” những nhà ‘độc
quyền’ trước đây như Sears, Macy’s , J C penney, vốn là
những đại đại công ty đã thống lãnh, nắm giữ thị phần
lớn trong nhiều thập kỷ. Amazon, Ebay , những người
trẻ tới sau bây giờ với sáng kiến, khả năng tổ chức,
điều hành, vận dụng đã đang là các nỗi kinh hoàng
trong giấc ngủ của những đại, đại phú thương H/kỳ
lãnh đạo Sears, Macy’s, Kmart, JC Penny v.v. Thị
phần không của riêng ai, và thị trường có rất nhiều
vùng , nhiều khoanh cho những người mang óc kinh
doanh, chút mạo hiểm, óc tổ chức và sáng kiến nhảy
vào thi thố, tranh tài. Và điều này làm lợi cho cả hai
bên cung và cầu. Cánh cửa vào thương trường mở
rộng cho bất cứ ai có sáng kiến hay, tổ chức giỏi để
thi thố , thi đua.
c2) Từ 1890, với Sherman Antitrust Act, quốc hội H/kỳ
đã thông qua đạo luật này, rồi những đ/luật tiếp theo
như Federal Trade Commission Act of 1914, vì đã
tiên đoán trước sự kiện ‘độc quyền’ kiểm soát kinh
tế của các đại đại gia, đại công ty mà ban phát các
luật này để bảo đảm quyền thi đua, cạnh tranh của
mọi hãng cùng theo đuổi một nghiệp vụ hay các
nghiệp vụ có liên quan. Hãng Microsoft đã từng bị
chính chính phủ H/kỳ kiện trong sự tố khỗ của các
hãng Apple, Netscape, Java, Lotus v.v., , với công tố
viên Joel Kline lãnh nhiệm vụ khởi tố chính. Rồi đến
2012 tới phiên Apple Inc bị chính phủ H/kỳ kiện tụng
vì vi phạm antitrust laws ( luật chống độc
quyền và cạnh tranh phi pháp). Như vậy ở H/kỳ và
các q/gia trong Liên Âu đều có các biện pháp để
chống độc quyền, c/tranh phi pháp. Marx đã lo quá
xa và rất sai. Ông chừng như thiếu khả năng nhìn ra
khả năng phòng ngừa, điều hành, sửa sai việc bất
công nơi con người.
Nhìn từ quan điểm xã hội học, tâm lý x ã hội, thì việc thi đua, cạnh tranh trong thương trường, cũng chỉ là cái nối dài của đặc tính muốn ganh đua, thi thố, vì tự tin vào khả năng, trí sáng tạo của mình trong ‘bản chất” con người. Chuyện về g/đình Bill Gates, nơi tinh thần ganh đua, thi đua được kh/khích trong g/đình của Gates , phản ánh một đặc tính trong x/hội H/kỳ, và cũng ở nhiều x/hội khác, thí dụ ở ngay chính đất nước ta, VN. Chẳng phải cụ Ng Công Trứ đã khuyên mình và người :
Đã xông pha bút trận, thì gắng gỏi kiếm cung,
Cho rõ mặt tu mi nam tử.
(Chí Nam Nhi-NCT)
Và trong biết bao g/đình VN, Nhật, Hàn, Tàu , cha mẹ vẫn dạy con phải cố gắng trau dồi, rèn luyện sự học, sự làm cho thật giỏi để tiến thân, để thi đua, thi thố với đời là điều ai cũng có thể thấy.
d) Vấn đề bóc lột nhân công : K. Marx cho rằng : “Tiền cùa tư bản (capital)” [ mua máy móc, dụng cụ]sẽ làm tăng gia sự phân công lao động ( division of labor), trong mục đích làm tăng gia xuất. Khi ấy người công nnhân sản xuất hàng nhanh hơn gấp 5, 10, 20 lần; như thế đồng thời làm cho thi đua giữa công nhân cũng tăng lên từ 5 đến 20 lần. Và công nhân phải vừa bán sức lao động rẻ hơn để cạnh tranh với các công nhân khác, vừa phải làm việc gấp 5, 10 hay 20 lầ n. Nguyên văn bằng Anh ngữ :
“The greater division of labour enables one labourer to accomplish the work of five, 10, or 20 labourers; it therefore increases competition among the labourers fivefold, tenfold, or twentyfold. The labourers compete not only by selling themselves one cheaper than the other, but also by one doing the work of five, 10, or 20; and they are forced to compete in this manner by the division of labour, which is introduced and steadily improved by capital.”
(Effect of Capitalist Competition…and the Working Class) (3)
Thật không thể hiểu nổi Marx đã dùng thứ ‘lý luận’ gì để viết nên những dòng chữ ‘nhảm nhí’, lí luận quàng xiên như trên:
d1) Tại sao máy móc giúp làm nhanh s/xuất lên 5, 10 …lần nhanh hơn, lại làm gia tăng sự cạnh tranh, hay thi đua giữa c/nhân với nhau 5, 10…lần nhiều hơn ? Sai lầm, nhảm nhí hết mức. Chúng ta hãy thử nghĩ đi.
d2) Tại sao công nhân phải bán (sức) mình với giá thấp hơn ? Công việc càng chuyên biệt hóa,có nhiều khâu có thể càng cần chuyên môn cao hơn— chẳng phải ai cũng làm việc vặn đinh ốc như Sạc lô( C. Chaplin) trong phim “ Les Temps Moderne”—
thì hà tất lúc nào c/nhân cũng phải giảm giá công việc mình. Tôi biết có những người thợ tiện biết chạy máy tiện bằng CNC programming, đã được trả lương từ cao cho “khá là cao” trong các thập niên 80s, 90s, và ngay cả đến bây giờ. Hoặc các radiology technicians trong các bệnh viện được trả lương rất hậu hĩnh, electronic technicians, mechanics ( thợ sửa xe hơi) thời 80s, 90s lương cũng rất khá, và thị trường việc làm cho họ, nhất là radiology technician luôn mở rộng. Họ không cần phải tranh giành với nhau, hoặc nếu có, rất không đáng kể. Đó là tính từ thập niên 1970s cho tới gần hết 1990s, khi phần nhiều công việc thuộc khâu s/xuất bi đưa sang Tàu.
Và cũng không ai bị/phải gia tăng sức làm việc gấp 5,10, 20 lần hơn, như Marx nói rất ngu ngốc, hoặc cố tình mập mờ( sorry, Marx). Bằng sức người, cơ bắp mỗi người chúng ta , nếu làm việc lao động bình thường, thì mỗi khi phải làm gấp rưỡi (1.5 ) là chúng ta đã oải, đã mệt nhiều lên rồi. Chẳng ai có sức mà làm hơn gấp , ví dụ 2 lần rưỡi (2.5) nếu sau đó vài ba ngày, một vài tuần mà sẽ không cảm thấy rất nhọc mệt, mồ hôi tuôn, tai ù, mắt hoa, loạn nhịp thở, hồi hộp v.v., và muốn nghỉ việc ngay, Nói chi tới gấp 5,10, 20 lần ! !
Tôi đã từng đi tham quan c/nhân làm việc trong vài assembly line, trong đó vận tốc của conveyor được điều chỉnh vừa phải, phù hợp với sức người, ngay cả phụ nữ cũng làm được, để không gây ra việc mệt nhọc (nhiều). Vì nếu để xảy ra trường hợp công nhân bị mắt hoa, khó thở, hồi hộp và có thể gây tai nạn trong lúc làm việ, thì chủ hãng còn khổ hơn nhiềi vì sẽ phải đối diện với các kiện tụng đòi bồi thường rất lớn.
Chuyện gọi là “bóc lột” công nhân , ở một số hãng như may dệt, giày dép là có, nhưng nếu hãng đó có chủ là người Mỹ, thì chuyện bóc lột sẽ nhẹ nhàng. Còn trong những ngành nghề khác, hiếm khi thấy công nhân complain ( than phiền). Vả lại còn nghiệp đoàn (union), còn Sở lao động ở các tiểu bang bênh vực công nhân, các nhà tải phiệt , chủ hãng xưởng đâu dám lạm dụng. Hãy xem video clip bên dưới sẽ thấy sự “vừa phải” trong tốc độ làm việc của công nhân hãng xe Ford ở Mỹ.
Chuyện bóc lột công nhân như Marx nói , chỉ có trong tưởng tượng kỳ quặc, ảo giả, xa rời thực tế ‘vạn dặm’ của ông mà thôi. Theo biến chuyển thời đại, từ sau khi các chủ nghĩa xã hội ở Âu châu xuất hiện trên lý thuyêt và thực hành, các chính quyền ở Mỹ, Âu châu cũng nhận ra điều cần thiết phải có luật lệ để bảo vệ quyền lợi cho người công nhân và người nghèo nói chung, để tránh bạo động, bạo loạn có thể xảy ra khi khoảng cách giữa giàu và nghèo trở thành quá lớn. Nghiệp đoàn, sở lao động ở H/kỳ, Âu châu và trên thế giới sẽ can thiệp bảo vệ quyền lợi công nhân khi cần thiết. Ngoài ra ở H/kỳ, Âu châu còn có các đạo luật về Cơ hội Bình đẳng về Việc làm (Equal employment opportunity) còn giúp công nhân xa hơn nữa. Vì định kiến và “tâm lý thù ghét tư bản”, nên nhận định của Marx sai lạc và thật sự lố bịch.
Vấn đề 2 :Tư hữu, Sở hữu
Một hệ luận rât gần gũi với đặc tính Tin tưởng vảo Khả năng, Trí sáng tạo của con người là sự tự tin mình có khả năng làm việc, óc tổ chức và khả năng vượt khó để thành công— vì lợi ích (self-interests) cho mình, cho gia đình và góp phần vào sự thăng tiến của xã hội (một cách vô hình trung mà chính cá nhân nhiều khi chỉ mường tượng được đôi chút, bởi lẽ nó lẫn trong một khối lớn con người, khối lớn tương tác, tương hành trong nhiệm vụ và công việc của một nền kinh tế của cộng đồng với nhiều khả năng khác nhau, tổ chức, tính toán, điều hành, phân phối v.v. – thường được gọi là phần nào của Bàn tay Vô hình theo cách nói của Adam Smith). Do muốn vì lợi ích của mình, g/đình mà con người muốn làm việc để có tư hữu và sở hữu. Đó là điều hết sức tự nhiên, nhưng vì ‘méo mó” Marx đã quy cho những người muốn có tư hữu, sở hữu là những kẻ xấu xí , tham lam, chỉ muốn vì mình, không muốn “bỏ chung tài sản vào xã hội để xài chung” !
Cũng nên nhắc tới một quan điểm chung của giới trí thức Anh quốc từ th/kỷ 17 đến đầu th/kỷ 19, nhất là được biểu trưng bởi tư tưởng, luận thuyết của John Locke, Adam Smith, David Hume tới J.S. Mill đều nhiều ít bày tỏ quan niệm Tư hữu là một sự kiện tự nhiên trong đời người để sinh sống, làm việc, gặt hái kết quả cho đến sự kiện đó là điều rất cần thiết đến cần phải duy trì. Chỉ có Marx là phản đối lại.
Nhân đây , cũng nên nêu lên một chút chi tiết về c/đời K. Marx , để chúng ta cùng suy tưởng xem nguyên do nào có thể đã khiến Marx ‘thù ghét/chán ghét’ mà muốn loại trừ, hay tiêu diệt bọn ‘tư bản/tư sản’.
K. Marx sinh năm 1818 ở Trier, Phổ quốc khi xưa, người Đức gốc Do thái, trong một gia đình khá giả. Cha của Karl là Heinrich Marx cũng là một luật sư, và đáng kể là một người có tư tưởng tự do (classical liberal) cấp tiến đ/với người đương thời. Heinrich Marx đã từng dính líu đến một vụ khuấy động đòi chính phủ Vưong quốc Phổ phải cải tổ chính trị và sửa đổi Hiên pháp. Marx là người yêu thương cha mình , nên tư tưởng tự do của ông Heinrich chắc có ảnh hưởng tới Karl. K. Marx học trung học ở trường Trier High school, dưới sự điều hành của ông Hugo Wyttenbach, một người bạn của cha Marx. Hiệu trường Wyttenbach là người yêu thích chủ nghĩa Nhân bản Tự do, người thường làm cho ch/phủ quân chủ Phổ tức giận và thường đến khám xét trường vì cho là Wyttenbach và bạn bè, cộng sự thường có tư tưởng phản loạn.
Năm 1935, 17 tuổi Karl lên học đại học Bonn, sau đó Heinrich muốn Karl phải chuyển sang đại học Berlin, vì sau vài khóa điểm của Karl bắt đầu tuột dốc. Ở đ/học Bonn tư tưởng cấp tiến trong Karl bắt đầu trổ quả, Karl tham gia Poets’ Club (Clb Thi sĩ), một clb của sinh viên cấp tiến về chính trị. Clb này thường được cảnh sát ở đó hỏi thăm. Karl thích học Triết và Văn chương, nhưng Heinrich khuyên học Luật , vì nó thực tế hơn.
Lên đ/học Berlin, Karl bắt đầu biết tới triết và biện chứng pháp của F. Hegel, sau đó vào nhóm những chàng Hegel trẻ ( the Young Hegelians), có khuynh hướng thiên Tả, Mấy chàng này thường quy tụ chung quanh triết gia Duy vật Ludwig Feuerbach, Sau 5 năm học tập tại đ/h Berlin , Karl trình luận án tiến sĩ “Sự Khác Biệt của Hai Trường phái Democritus và Epicurus trong Triết Lý về Tự Nhiên” (The Difference Between Democritean and Epicurean Philosophy of Nature). Trong luận án này, Karl đưa ra lập luận là Thần học phải nhường ngôi cho Triết học vì Triết học minh triết hơn. Có 1 chuyện vui : sau khi tốt nghiệp t/sĩ, Karl và bạn già ban Triết Bruno Bauer du lịch từ Berlin về Bonn vào tháng 7, 1941, giữa đường nhậu say xỉn tùm lum; khi vào nhà thờ thì cười nói ồn ào (vì họ tuyên bố họ Vô thần), lại còn cưỡi lừa phi nước đại náo nhộn trong phố.
Tốt nghiệp xong, Karl tính đi dạy học, nhưng vì liên hệ đến nhóm Young Hegelians, nên không tìm được việc làm, và khởi nghiệp viết báo tại Cologne, Pháp với tờ báo cấp tiến thời đó là Rheinische Zeitung (Tin Rhineland).
Năm 1944, Marx gặp F. Engels, nhà báo, nhà bình luận, người theo ch/ngh xã hội tại quán Café de la Regence, nơi quy tụ các kỳ vương thời đó . Engels , là người vài năm sau này hay giúp đỡ tài chánh cho g/đình Marx, khi Marx chuyển sang London ở khoảng 1950-60, lúc dầu rất nghèo túng. Engels cho Marx đọc quyển The Condìtion of The Working Class in England in 1844 do chính Engels viết và thuyết phục Marx rằng giai cấp công nhân chính là người sẽ đưa cách mạng Vô sản tới thành công. Từ đó Marx và Engels thường xuyên gặp nhau bàn luận chính trị, kinh tế và cộng tác viết báo, và cùng viét chung quyển The Holy Family (Dòng Họ Thánh Thiện) chỉ trích thái độ “duy tâm/tôn giáo” của bạn cũ Bauer và nhóm Young Hegelians.
Năm 1847. Marx , Engels gia nhập The Communist League, Liên Hiệp Người Cộng Sản)— đảng Cộng sản đầu tiên ra đời ở Luân đôn. Marx giữ một vị trí trọng yếu trong việc viết lách , tuyên truyền bên cạnh chủ tịch liên hiệp này Karl Schapper. Mấy tháng sau Marx & Engels cho ra đời Tuyên Ngôn Cộng Sản ( The Communist Manifesto) tháng Hai, 1848
Từ 1848 đến 1957 , Marx và Engels chứng kiến nhiều thất bại và tan vỡ trong trứng nước của một số phong trào công nhân, “cách mạng” công nhân
Khoảng 1951 tới 1957 , Marx thường tới Thư viện của British Museum để đọc các báo cáo kinh tế từ ch/phủ Anh về tình trạng thương mại, công nhân, trào lưu kinh tế và các sách vở chính trị , kinh tế khác. Ông viết Das Kapital ( Tư Bản Luận) trong th/gian 18 năm. Engels thường xuyên phải thúc giục Marx hoàn tất cho sớm.
Năm 1864, Marx thắng thế hơn M. Bakunin và được bầu vào Hội đồng Cố vấn của First International ( Quốc tế Cộng sản đệ nhất)
Qua những ghi chép của các nhà soạn tiểu sử về K. Marx , ta có thể phác họa vài nét chính:
1. Marx là người có cá tính mạnh mẽ
2. Tính tình Marx khá khắt khe, độc đoán, có lúc lộ vẻ hung hăng
3. Marx thích ghi notes; viết lách chậm chạp
4. Văn phong, khẩu khí của Marx ở một số những bài báo nghe ra có tiếng giáo gươm.
Mấy nhận định của tôi vể nguyên do có thể gây ra điều K. Marx “thù ghét”, chán ghét giới tư bản ( capitalists) và tư sản(bourgeoisies)
1. Không phải vì Marx thuộc tầng lớp công nhân nhà nghèo mà Marx ghét nhà giàu; g/đình Marx, nhất là g/đình từ cha Marx là g/đình khá giả, vì thế sự chán ghét không phát xuất từ lý do giai cấp.
2. Cha Marx, Heinrich Marx , người có tư tưởng cấp tiến, muốn chống đối các chính sách mà ông cảm thấy đè nén tinh thần ‘tự do’con người từ phía Vưong quốc Phổ, cũng như muốn có những cải cách từ vương quyền này. Marx chịu ảnh hưởng nhiều từ tinh thần “phản kháng, chống đối” từ cha mình, từ h/trưởng Wyttenbach và các thầy học về ý nghĩa tự do ( vì ông vì ông thương trọng cha, sống gần h/tr Wyttenbach, các thầy thời niên thiếu). Tôi nghĩ a/hưởng của Heinrich Marx với Karl Marx khá lớn, nên tinh thần phản kháng của Karl (rất) mạnh.
3. Marx có cảm tình với giới vô sản/công nhân là cảm tình tự nhiên như mọi người trong chúng ta đều thương người nghèo khổ. Đó không là một tình cảm sâu đậm như tình cảm của những người thường xung phong làm từ thiện xã hội dài lâu. Sự chán ghét, căm phẫn của Marx đối với giới tư bản/tư sản chỉ tăng lên nhiều khi Marx đọc sách về tình trạng, đời sống công nhân qua sách vở và qua tiếp xúc với F. Engels. Từ đó ông muốn diệt tư bản/tư sản. Một lần bị các cơn ngứa hành hạ { Các sử gia xưa cho rằng ông thường bị ngứa quanh người là vì ông có bệnh gan, nhưng bác sĩ da liễu Sam Shuster, năm 2007, cho rằng ông bị chứng Hidradenitis suppurativa, một chứng ghẻ ngứa dài hạn, thường xuyên, di truyền từ genes và có thể chịu thêm ảnh hưởng từ môi trường như hút thuốc, vệ sinh da không sạch, chỗ ở dơ } Marx đã thốt lên : Rồi bọn tư sản chúng mày sẽ phải nhớ đến những con ghẻ này cho đến tận khi xuống mồ. Đìều này bạn đã quá cố của tôi, TrNgAnh, đã kể giai thoại này cho tôi nghe đầu tiên cách đây hơn 34 năm; sau kiểm lại cũng thấy vài bài báo đề cập đến.
4. Tôi cho rằng nguyên nhân chính yếu khiến Marx viết sách, phân tích kinh tế, chính trị để kêu gọi giới công nhân ( mà marx cho là Vô sản) đứng lên , đoàn kết lại, tước lấy phương tiện sản xuất ( seize the means of production), đấu tranh với giới tư sản là vì trong con người Marx có một thúc đẩy, một ý hướng, một tham vọng, cộng với tâm tính thích chuyện phản đối, khởi loạn do ảnh hưởng từ người cha, muốn làm một quân sư-lãnh tụ cho một phong trào ‘cách mạng’ để lật đổ trật tự cũ, lập nên một trật tự mới [cf: The philosophers have only interpreted the world, in various ways. The point, however, is to change it.-KM], với tượng Marx sau này được đúc , được nặn và suy tôn lên thành Giáo chủ ‘vĩ đại” của một ‘tôn giáo’ mới , với lý thuyết mà ông thường kieu hãnh gọi là “scientific socialism”. Kiểu mẫu tâm lý này , đúc kết những suy nghĩ của tôi qua tìm hiểu về cuộc đời Karl Marx. Vì Marx ở trời Tây, đọc không ít về Triết học , nên chắc ông phải biết đến mẫu người philosopher-king ( quân vương-triết gia), một mẫu hình do Plato nghĩ ra [và có thể đại diện]. Đó là điều đáng lạ hay không đáng lạ ? Gần gần đâu đấy, mẫu hình tâm lý của V. Lenin, J. Stalin, Mao, Castro xem chừng cũng có những điều tương tự. Những điều như cảm tình nồng thắm, thương xót lớn lao với giới công nhân, không thấy sách vở nói tới; do vậy, chúng ta có thể suy luận được từ căn cội của tâm thức con người là : đó không phải căn nguyên chính đ/với mẫu tâm thức như của K. Marx.
Đìều đáng khen từ K. Marx là công phu ông bỏ ra đọc, nghiên cứu và viết để bênh vực giới công nhân. Ví dụ : quyển Theories of Surplus Value có những đóng góp cho thời đó về giá trị dư ra, thặng dư. Đìều đáng lên án là ông kêu gọi đấu tranh giai cấp để giai cấp này muốn tiêu diệt gia cấp kia bằng bạo lực hay cái kinh hoàng cách mạng— như một mal nécessaire , cái xấu cần thiết.
Và đã có lần ông vìế về cái ông gọi là ‘các vụ tàn sàt tháng 10, 1848 trong Khởi “loạn” Vienna( the Vienna Uprising) như sau:
“The purposeless massacres perpetrated since the June and October events, the tedious offering of sacrifices since February and March, the very cannibalism of the counterrevolution will convince the nations that there is only one way in which the murderous death agonies of the old society and the bloody birth throes of the new society can be shortened, simplified and concentrated, and that way is revolutionary terror.” (6)
(“The Victory of the Counter-Revolution in Vienna” / Nov. 1848)
dịch:
“…Tính cách ăn thịt người của bọn phản-cách mạng ( trong đế quốc Áo) sẽ thuyết phục các quốc gia rằng chỉ có một con đường đến cách mạng trong đó hận thù do tàn sát từ x/hội cũ và kinh hoàng thảm thương đầy máu trong ngày sinh của x/hội mới có thể được lànm ngắn đi, giản lược hóa và cô kết lại , và đó là chính là sự kinh hoàng của (bạo lực) cách mạng.”
Chút xíu về hai ‘đứa con ăn thịt người” dựa vào sách vở của K. Marx:
Đồ tể Josef Stalin:
Một chuyện nho nhỏ , trong hàng trăm câu chuyện truyền bá vể Stalin,các đồng chí của Stalin và xã hội điều hành bởi giới công nhân/vô sản tôi đã đọc qua.
Trí nhớ tôi cho biết ( và tôi rất tin tôi nhớ rất rõ chuyện này) : đại loại có một đồng chí của Stalin hỏi ông ta rằng: Nếu chúng ta tiến tới một xã hội không có chính phủ/chính quyền ( stateless society) , thì ai sẽ lãnh đạo, quản lý đất nước ?
Stalin trả lời : Đồng chí, sao ông ngớ ngẩn thế! Nếu không phải là đảng
, là giới công nhân chúng ta “cắt cổ” bọn tư bản rồi
nắm quyền và điều hành mọi thứ, thì chúng ta sẽ ra sao ? Hay sẽ bị bọn tư bản bóp họng, đày đọa trở lại.
Trùm khát máu Mao Tr Đông:
Con số mới nhất theo Frank Dikotter, thì trong Bước Nhảy Vọt năm 1958 ( the Great Leap Forward ), Mao đã làm chết ít nhất 45 triệu. Những người dân Tq này đã bị bắt đi làm việc, bị bỏ đói hay đánh đập tới chết. Nhà báo Dikotter tìm vào thư khốTàu tìm tòi nhiều năm ròng đã cho biết như trên. Sau đó, chúng ta được biế t thêm , trong cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’ 1966-1976, Mao đã giết hại thêm gần 8 triệu người.
Notes
1. Shock top : một loại bia mới, là bia nhưng có tẩm thêm hương vị chanh ( lemon), chanh lime , bưởi (grapefruit), cam (red ruby). Hương vị ngon, lạ, hấp dẫn. Bia ở Hoa kỳ , bây giờ, ngoài cách chưng cất , pha chế nhiều loại, ví dụ như bia mang hương vị xá xị của Coney Island như Orange Cream Ale, Hard rootbeer , Ginger ale; mới nhất là loại bia mang hương vị trái cây, thường là trái cây có hương vị của acid citric như cam , chanh
2. "In a higher phase of communist society, after the enslaving subordination of the individual to the division of labor, and therewith also the antithesis between mental and physical labor, has vanished; after labor has become not only a means of life but life's prime want; after the productive forces have also increased with the all-around development of the individual, and all the springs of co-operative wealth flow more abundantly—only then can the narrow horizon of bourgeois right be crossed in its entirety and society inscribe on its banners: From each according to his ability, to each according to his needs!"
--Karl Marx, 1875
"Critique of the Gotha Program," Part I
3. https://www.marxists.org/archive/marx/works/1847/wage-labour/ch09.htm
4. https://www.sba.gov/sites/default/files/FAQ_Sept_2012.pdf
5. https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_v._Microsoft_Corp.
6. https://www.marxists.org/archive/marx/works/1848/11/06.htm
REF
https://www.youtube.com/watch?v=p8PKMC10R3s
https://en.wikipedia.org/wiki/Karl_Marx
https://www.reuters.com/article/us-marx-boils/marxs-erupting-skin-may-have-influenced-writings-idUSL3067539420071030
Tâm Nguyên
Jan. 2018