Bệnh Parkinson và Dụng cụ Kích họat Sâu não bộ ( Deep Brain Stimulator)
**
Các cụ Việt nam và người dưới 60 tuổi bị Parkinson’s Disease chú ý :
Bệnh thì nó không từ ai. Dĩ nhiên: Sinh , lão, bệnh tử mà.
Tôi đã từng thấy một giáo sư bác sĩ chân đứng không được vững lắm, tay rung giật nhẹ [ khi ấy Parkinson’s disease trong ông còn nhẹ] khi trao bằng tốt nghiệp cho các b/sĩ mới ra truờng, rồi biết các cụ bệnh nhân VN bị bệnh Parkinson cũng thế. Bệnh này gây rung giật ( tremors), thường là các chi bộ trên ( upper extremities), thân thể không giữ vững được lắm ( postural instability), bắp thịt các vùng thân thể trở nên cứng, yếu đi làm cho đi lại khó khăn , gây đau nhức, làm cho các cử động chậm lại và mất thì gian, cũng như ảnh hưởng đến việc cười , nói, nháy mắt, đá lông nheo v.v. :-)
Chữa trị bệnh Parkinson ( Parkinson’s disease ) đã được nghiên cứu để chữa trị khoảng 100 năm nay. Nhiều thập kỷ các loại thuốc uống để làm tăng lượng dopamine [ chất dẫn điện cho tế bào thần kinh ( neurons)— b/nhân bệnh Parkinson có những tế bào thần kinh hư hoại; đấy là những tế bào s/xuất chất dopamine]. Khi dopamine được tăng, các tế bào điều khìển cử động thân thể hoạt động bình thường hơn. Ngoài ra còn các loại thuốc anti-acetylcholine để làm giảm s/xuất acetylcholine, một chất dẫn điện cho tế bào th/kinh khác làm tăng kích hóạt động tứ chi. Lượng ‘lý tưởng’ cho hoạt động của thân thể là cần có một cân bằng (balance) giữa dopamine và acetylcholine. Nhưng việc điều chỉnh lượng acetylcholine thường là việc phụ.
Khi bệnh nhân Parkinson’s disease đã bị bệnh hơn 4 năm và các loại thuốc uống đã b/đầu kém hiệu quả, các bác sĩ có thể đề nghị làm giải phẫu như video clip dưới đây cho thấy , để đặt Dụng cụ Kích họat Sâu não bộ ( Deep Brain Stimulator =DBS)
Nguyên tắc ứng dụng việc truyền điện vào các vùng sâu trong não bộ để kích hoạt các vùng đã hư hoại, có biến chứng, khởi đi từ các nhà thần kinh học Âu châu, như José Delgado, Carl W. Sem-Jacobsen, Natalia Bekthereva thực hiện sơ khởi, đặc biệt là tại phòng mạch của b/sĩ Pháp có gốc Algeria Alim Benabid vào năm 1987. Theo t/thuật của b/sĩ Benabid, việc sử dụng DBS thành một trị liệu ( therapy) mang lại các kết quả khả quan, rất đáng chú ý.
Từ đó đến nay hơn 30 năm, các bác sĩ và các hãng s/xuật dụng cụ y khoa tiếp tục nghiên cứu, và năm 1997 dụng cụ Kích hoạt sâu não bộ (DBS) được hãng Medtronic cho ra đời đầu tiên và được FDA chấp thuận, để giúp cho các bệnh nhân Parkinson đi đứng thăng bằng hơn, hết rung giật, cử động dễ dàng hơn v.v. Theo quan sát các bác sĩ và các nhà ngh/cứu thì DBS phóng tín hiệu điện ra ( truyền điện) làm kích hoạt các luồng điện của các tế bào thần kinh. Cách gọi là kích hoạt này là sự ảnh hưởng lên các ‘luồng điện’ não để nó trở thành hữu hiệu, thành khả dụng và như thế tức ngăn tác động bất bình thường của chúng khi các neurons s/xuất dopamine bị chết đi, hư hoại. Ấy là cách chữa triệu chứng, rất hiệu nghiệm như có thể thấy trong video, nhưng không phải là chữa dứt gốc bệnh Parkinson ( not a cure) . và bệnh vẫn còn, vẫn cần phải uống thuốc, dù ít đi. Nhưng cái tuyệt vời của chữa trị bằng DBS là nó khiến con người chấm dứt khổ sở ngay tức thì hết sức hiệu nghiệm vì nó :
1. Giúp việc rung giật hai tay ngưng lập tức
2. Giúp toàn thân giữ lại thăng bằng, đỡ nhiều cho việc đi đứng
3. Giúp việc đi đứng đễ dàng hơn, khỏi bị té ngã nữa
4. Giúp bắp thịt relaxed ( mềm dịu lại), đỡ đau nhức
5. Giúp các hoạt động chân tay dễ dàng , nhanh chóng hơn
6. Giúp việc viết chữ tốt hơn rất nhiều
Ngoài ra còn vài lợi ích khác nữa . Cũng có những risk factors (vài ba điều hơi nguy khốn có thể xảy ra khi mổ xẻ để đặt DBS vào não như làm chảy máu nảo, gây nhiễm trùng, hoặc stroke nhẹ),cũng như vài tác dụng phụ khác sau khi mổ xong như nhiễm trùng quanh dụng cụ, nhức đầu, đôi khi có thể bị động kinh, Chuyện các bác sĩ hay quan ngại là việc xuất huyết não [hemorrhage (hematoma)] , nhưng xác xuất rất thấp từ .6% (anh hưởng lâu= chronic deficit), và 3.3% (ảnh hưởng mau= ngay sau khi mổ).
Một bác hai lúa , nếu được chẩn đoán cho làm giải phẫu để đặt DBS có thể thốt lên:
* Tía ơi , ngừi ta thọt điện dzô óc con.
* Ghê quá, mồ cha mấy thằng tư bản, giỏi chi, giỏi vậy, làm tao sợ !
Thủ thuật như sau:
a) Bằng kỹ thuật của máy MRI , người ta chụp hình sọ và nảo bộ của bệnh nhân để thấy rõ vị trí của cầu nhạt bên trong ( globus pallidus interna), hay đồi thị bên dưới (subthalamus ). Đây là hai vị trí có ảnh hưởng nhiều đến việc gây ra bệnh Parkinson
b) B/sì g/phẫu cắt/khoan hai lỗ ở xương sọ bệnh nhân
c) Họ đút 2 cực điện ( 2 miếng dẫn điện âm dương =electric plates, or leads) vào hai bên phần cầu nhạt bên trong hay đồi thị dưới)
d) B/sĩ, y tá , kỹ thuật viên nối dây điện ( extension wires) từ leads tới stimulator, ‘máy” kích hoạt. Trước đó máy này đã được installed , gắn vào dưới da , gần ngực
e) Sau khi giải phẫu đặt nhửng thứ trên vào cơ thể bạn, khoảng 2 tuần, b/sĩ hay chuyên viên sẽ program , đìều chỉnh settings của stimulator qua wireless để nó hoạt động thích hợp với cơ thể bạn.
f) Bạn sẽ được cho một dụng cụ cầm tay để điều khiển việc bật máy lên , hay tắt đi khi cần.
Kết quả giúp ích người bị bệnh Parkinson vui sống, bớt buồn rầu, trầm cảm (depression) như thế nào vì có thể đi đứng lại khá vững, hết rung giât, “đá lông nheo” được, và viết chữ lại được đẹp thì video cho thấy.
Để ý trong clip thứ 1, người kiến trúc sư Scott là bệnh nhân mới khởi sự bị a/huởng của bệnh Parkinson, nhưng chúng ta vẫn có thể thấy , trước khi được g/phẫu gắn DBS vào December, anh ngồi nói mà vai thường bị động, tức thân có phần lắc. Sau khi anh được gắn DBS và nó h/động khả quan , ta thấy anh ngồi nói vững vàng, không bị lay động nữa. Và Scott đã giảm lượng thuốc uống từ 20 viên xuống 2 viên. Còn trong clip 1, kết quả thế nào khi ông Frizell bật controller lên, hay tắt đi,mọi người cũng đều thấy hoạt động hết sức hiệu quả, thần kỳ của DBS.
* Note : Có một điều rất đáng chú ý là các bác sĩ và các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ thấu đáo là tại sao DBS lại có thể “regulate”[ đìều phối điện/sóng điện/nhịp xoay (oscillation frequencies] của beta wave và các waves khác. Nhưng may mắn thay , Stimulator khi được điều chỉnh ở mức 100Hz hay hơn chút thì hoạt đông rất tốt cho nhiều bệnh nhân. Chưa b/s hay nhà ngh/cứu nào giải thích rõ được nguyên do tại sao stimulator lại có thể hoạt động tốt. It is not fully understood yet. Làm nhớ có lần thiên tài A. Einstein nói: Thành công có những khi là May mắn đi vào con đường đúng.
Vì thế, các cụ VN— nếu không bị ảnh hường đến khả năng hiểu biết ( cognitive function), dưới 75 tuổi, và trị liệu bằng thuốc không còn công hiệu mấy, hoặc những ai dưới 60 tuổi khỏe mạnh, và được bác sĩ đề nghị làn DBS, sau khi đã thử nghiệm nhiều thứ— nếu bị bệnh Parkinson hành hạ, và có điều kiện [ giải phẫu này khá là đắt ($30000 tới 50000, nhưng thường thì insurance sẽ trả] đừng sợ hãi chuyện mổ xẻ như quan niệm người Việt thường sợ hãi khi nghe đến chuyện mổ xẻ, nhất là giải phẫu ở não. Kết quả cho thấy hiệu quả của DBS so với trị liệu bằng thuốc hiệu quả hơn nhiều ở nhiều mặt, và thường kéo dài được khoảng 10 năm để khỏi bị hành hạ rung giật, té ngã, đi đứng, làm việc khó khăn, thân hình thường lắc lư không vững, đem lại bao lo buồn, khổ sở. Đừng vì lo sợ rủi ro trong việc mổ xẻ mà từ chối phương pháp trị liệu rất thần kỳ này. Có những điều trong cuộc sống ta phải cần biết chấp nhận rủi ro.
Thật đáng tiếc, nếu vì thiếu hiểu biết và lo sợ vu vơ, mà không biết “hưởng” thành tựu khoa học tuy đơn sơ nhưng rất kỳ diệu này . Không dám g/phẫu, không dám đặt DBS và chịu rung giật, mất thăng bằng, đau nhức, bấn loạn, buồn lo thì thật là một điều hết sức kỳ quặc. Như ông Ian Frizell ( 55 tuổi) nói ông rất cám ơn b/sĩ Adam đã đề nghị ông đặt DBS, sau khi đã suy nghĩ nhiều về các phương diện và xin tiến hành đặt DBS vào não bộ, và chấp nhận rủi ro (ít ỏi) nào xảy đến. Vì ông không muốn cả quãng đới còn lại phải sống trong buồn bực, khổ sở, rung giật, đau nhức v.v.
Ta nên biết chỉ khoảng 10% bệnh nhân bị bệnh Parkinson hơn 5 năm mới, cộng với các điều kiện như mô tả sơ lược bên trên như không bị dementia , không dễ bị depression, đường đời trước mặt còn t/đối dài, khả năng bị complication thấp,v.v., được đề nghị chữa trị bằng phương pháp rất hữu hiệu này. Còn 90% còn lại, như đã nói trên, b/sĩ chỉ đề nghị tiếp tục uống thuốc mà thôi
LHN
---
REF
No comments:
Post a Comment