Wednesday, December 31, 2014

Amazing


The SR-71 Blackbird
Cựu Đại tá Rich Graham, phi công, h/l viên SR-71 kể chuyện :
Máy bay thám thính ( reconnaissance/spy aircraft) Chim Đen Blackbird SR-71 này được chế tạo bởi Lockheed và sử dụng từ 1964-98, để thay thế mấy chiếc U2 chậm hơn, và một chiếc U2 do Gary Powers lái , bị hỏa tiễn S75 Dvina của Nga bắn hạ. Hkỳ có tất cả 32 chiếc, 12 chiếc bị hư hỏng, còn 20. Trong đời h/động của chúng, không chiéc nào bị “chạm vào lông”
Chiếc Blackbird SR-71 có những đặc điểm:
1. Bay cao hơn tất cả những máy bay khác cỡ 75,000-85000 ft (~ 23km)
2. Bay nhanh hơn tất cả (2200 mph) các fighter plane hay các phi đạn hỏa tiễn , nên dù phía địch có phóng đầu đạn hỏa tiễn có ra đa (radar-guided missiles) hay chiến đấu cơ lên thì cũng chỉ “ngửi khói”
3. Hình thể, và chất sơn đặc biệt, có thể làm tránh radar phát hiện
4.Bay bằng một hỗn hợp xăng riêng JP-7, chế đặc biệt cho SR-71. Xăng này, lửa từ cuống thuốc lá, từ diêm quăng vô bị dập tắt
5. Phải xài bugi (spark plug) đ/biệt, vì JP-7 sẽ làm các bugi thường chết ngộp. Các kỹ sư lại phải chế ra Triethylborane – TEB để khởi động cơ cho máy nổ . Chất này chỉ cần phun vào không khí sẽ nổ bùng
6. SR-71 vì cần điều chỉnh nhiệt độ, có khả năng làm rỉ nhiên liệu cố ý dưới thân.
7. Một lần, một phi công khác bay xong công tác, trên đường hạ cánh vào hangar thì có bão ở Okinawa. Lần đó đ/t Graham và các bạn đứng chờ tại hangar để cần thì giúp. Nhiên liệu rỉ ra chạm nước mưa trở nên cực trơn trượt, thế là mọi người phải quăng đá tảng vào bánh xe SR-71 mong cho nó ngừng, ông Graham và nhiều người phải nhảy lên, nắm giữ tất cả các chỗ để hãm và làm nó ngừng lại 
8. Khi bay các chuyến bay cỡ 1977 trở đi, các phi công này còn không được nói chuyện qua radio ( radio silent) sợ phía Sô-viết nghe được. Đây là lệnh , và các phi công phải tuân lệnh. Chỉ được truyền tin/thông tin khi có emergency, hay rất cần thiết phải liên lạc để hoàn thành được nhiệm vụ.
9. Tội nghiệp, giàu như Mỹ, mà có những lúc phải cắt giảm tiền. Như trong thời 70’s thì có 3 tankers để tiếp nhiên liệu JP-7, thời 80’s cắt xuống 2, cỡ cuối 90’s chỉ còn 1 tanker “đổ xăng”

Ps : Mấy chú khựa nghe nhá : chúng tôi còn 20 chiếc đang hoạt động đấy.

REF :

(wonderful video)


Saturday, December 27, 2014

Đối Cực, Phản diện, Thuộc tính & Kurt Godel


Một bản chất của tư tưởng, thế giới lý niệm là : luôn có đối cực, phản diện, sự phân hai. Trong các chừng mực khác nhau, có những khi điều này có thể quan sát thấy ngay cả trong đời sống (ch/trị, x/hội, k/tế ) (*)


Từ những điều thô sơ trong Hà Đồ, Lạc Thư, Kinh Dịch, Âm Dương gia : Thái Cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái tới Nhất Âm , nhất Dương chi vị Đạo, cho đến quan niệm về Âm, Dương trong Vật lý về Đìện, action/reaction forces. Thêm vào đó là các cặp dipole trong Đìện và Từ, electron-positron, electron spin, cho tới matter & anti-matter như quarks-antiquarks, leptons-antileptons v.v.

Từ quan điểm của Heraclites vs Euripides, Newton, xuống Einstein vs Bohr, ba nhà Toán học như Diophantus ( HLạp) sang Brahmagupta (Ấn), Al–Khwarizmi (Iraq xưa) qua Biện chứng pháp (Dialectics) của HLạp cổ , Hegel, Marx, qua tới Kurt Godel, qua debates of opposing views của mọi người các thời đại.

Mặt khác, Phản diện nói tới những thuộc tính không nằm trong danh sách các đặc tính của một chủ thể đang được tìm kiếm, xác định. Nó trả lời "không phải thế" đối với danh sách ấy, nhưng không nhất thiết phải mang những đặc tính ngược lại, mà chỉ là KHÁC.

Tại sao vậy ? Một câu hỏi cực hay. In a much-reduced analysis: How can a synthetic judgement be traced back to experience and confirmed its origin and essence ?


Notes :

1. Đằng sau 2 theorems về Incompleteness của K.Godel có mang một cái nhìn về phản diện/ mâu thuẫn, như chính các nhà Toán học, thường “chuyện” với nhau : ông là kẻ phá hoại những lâu đài mộng mơ Toán học mang tính nền tảng/căn để (foundational), kẻ 'đối nghịch' của David Hilbert, một ‘đại sư ' về Toán khác ( ref: Hilbert space). Kiểu "Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng" (TQChí), khi Hilbert đi tìm cách hệ thống hóa các định đề để thành lập nền tảng cho Toán học. Và chứng minh trong Incompleteness Theorems của Godel là chứng minh tối thượng thừa. Một óc thông tuệ có thể suy tư tới bối cảnh đằng sau các tính toán là các lý niệm về những cái mâu thuẫn.

2. (*) Đừng lầm giòng chữ đó có liên quan gì tới quan niệm thô sơ của Karl Marx về mâu thuẫn xã hội và giai cấp. What I am looking for is a fundamental theory capable of explaining: why the nature of Thought will gradually end up such as any system of thought, even scientific laws consist the pair very, very frequently.


3. Thí nghiệm cho thấy positron có thể tìm được trong beta plus decay, trong cosmic rays. Tuy nhiên, có thể kết luận gì ở đây: Thiên nhiên tự nó sản sinh positron như thế ? Hay chính những đ/kiện thí nghiệm, các công thức, các cách tính toán, định tính tạo nên sự có mặt của positron như thế trong não bộ con người như thế ? Hoặc electron hay quarks như thế ? Nhớ gì về thí nghiệm định bản chất ánh sáng trong Cơ học Lượng tử ?

CH



                                                 Kurt Godel


                                                                     David Hilbert


                                          Bohr & Einstein

Friday, December 26, 2014

Buồn Tàn Thu-- Văn Cao-Thái Thanh

Tuyệt vời. 
Bao lần phải dùng chữ này khi nghe bà hát các ca khúc ?
Dịu dàng, cổ điển Văn Cao & Cao vút, thanh thoát, theo không khí mở ra những khoảng lồng lộng Thái Thanh

"Ai lướt đi ngoài sương gió..."

Khi âm thanh đầu tiên từ lồng ngực đó được thoát bay, vút lên, người ta đã có thể nhận biết đó là âm vực của một loài chim rất quý từ đỉnh cao bay qua , cất tiếng thánh thót, bổng trầm gởi đời, gởi gió, gởi mây, núi đồi, lòng người và cõi nhân gian hệ lụy một băng tâm, một phiến hồn nghe như tiếng ngọc trong chạm vào đũa diệu một miền thượng uyển.
Cụ Nguyễn Du có giọng hát , và tiếng đàn Nguyễn của cô Cầm thành Thăng Long xưa; chúng tôi có Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, tuy không đàn nhưng hát. Những bài hát đi vào lòng người, ngân nga tâm sự, rung láy lay động, chia sẻ buồn vui, thăng trầm bên bể dâu, phế hưng lịch sử. Xin cảm ơn bà, Văn Cao 

Nhạc Phầm Buồn Tàn Thu (băng akai) Tác giả Văn Cao Trình bày Thái Thanh nguyenlongdesign st Gửi những ai yêu tiếng hát Thái Thanh để "vĩnh biệt linh hồn" ngư...
YOUTUBE.COM

Note: Hôm nay mới nghe tin bà bị bệnh Già Lẫn ( Alzheimer's Disease) rồi. Thương quá.

Hiện Tại Miên Viễn

 Chúng ta luôn luôn sống trong Hiện Tại, dù chúng ta có biết hay không. Và ngay cả cái gọi là hiện tại cũng “nằm trong” Tánh Không. Đấy chính là điều Tuyệt Diệu tột cùng, mở cửa cho sự cỡi thả vô biên, bay tuyệt tăm, phi tích kỳ bí, ẩn mật vào một cõi bao la không tuổi không tên, vào Chân Không tuyệt đối. Điều này có thể làm nhiều người sợ hãi. Nhưng khi thật sự hiểu ra vê Ngã, về Không thì tuyệt nhiên chẳng thấy sợ hãi gì cả, mà chỉ là niềm hỉ lạc, an nhiên tự tại mênh mông. Đó cũng là điều Cơ Cấu Thân-Tâm nói với chúng ta , nhưng tuyệt đại đa số chúng ta không thấy điều đó. Cái gọi là sống trong/với quá khứ, hoặc sai lầm hơn là sống ở tương lai là điều hoàn toàn sai lầm từ căn bản. Và không bao giờ có thể được. Sai lầm, méo mó, lệch lạc, mất phương hướng ngay từ đầu. Chỉ khi nào ta thấy được ánh sáng ló hiện từ những nhân tố kết hợp nên cái gọi là Ta, hay những giây phút Ta, những mảnh li ti về Ta, sát-na Ta trong quán tưởng liên tục, kiên trì về Ngã Sắc, Ngã Thân, Ngã Tâm, Ngã Niệm trong ngay giây phút này, ta mới có thể dần tiến chỗ thâm nhập vào cái gọi là “Thực tại về Ta”, như điều khởi đầu trong Tâm Kinh Bát Nhã dạy: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa, thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”.

Đó chính là Quán Tự Tại, Quán Tự Tại, Quán Tự Tại thâm mật.

Khi hành thiền, quán tưởng Thân-Tâm trong từng sát na, giây phút, kiên trì theo năm tháng sẽ cảm nhận được “Thực tại về Ta” như thế nào, Thực Tại “ là gì”, Chân Như “ là gì”

P.s. Quá khứ thì biệt mù, tương lai thì không thể biết. Khi nói một người sống với hoài niệm trong quá khứ, hay với những dự phóng tương lai, điều này không có nghĩa là người ấy có thể ‘thực sự’ sống với quá khứ hay tương lai sẽ đến có chút gì, phần nào giống như dự tưởng, mơ ước. Mọi người, ai quan tâm, suy tư, quán tưởng cho thật sâu xa nhé.

Nam mô BSTCMâuNi Phật
Nam mô Long Thọ Bồ Tát
Nam mô thập phương thường trụ tam bảo

Tâm Nguyên (CH)

Tuesday, December 23, 2014

The Philosophy of Voidness

Nếu cơ duyên tốt đẹp hơn thì sách dịch sang Anh ngữ của tác phẩm như ngọc quý này có thể đã ra đời. Đây là mấy trang đầu. Nhưng cũng là một kỷ niệm.

Tâm Nguyên (CH)


----


                Tuệ Sỹ

                      Triết học về Tánh Không

                                   (Sùnyavàda)

 
Mục lục
·        Tánh Không luận là gì?
·        Chương I: Danh và Sự
·        Chương II: Vấn đề luận chứng và phủ định đối với tiền đề Không của Trung quán
·        Chương III: Tánh Không và tri lượng
·        Chương IV: Tánh Không và dịch hóa pháp
·        Chương tổng quát: Tiểu sử về tánh Không luận

Tánh Không luận là gì?

I.

Wenn am Sommertag der Falter sich auf die Blume niederlässt und, die Flügel geschlossen, mit ihr Wiesenwind schwing… (Martin Heidegger, Aus der Erfahrung des Denkens)

Có thể vay mượn những lời như vậy để khởi đầu cho sự chờ đợi tiếng vọng đáp ứng của những gì đó đang ẩn mình trong bóng tối. Những lời được vay mượn ấy không nhất thiết phải là đồng thanh với những cái sắp đáp ứng. Sự tựu thành của những cái đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếng động náo nhiệt. Đây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướm mùa hè đã chịu khép lại đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở của cỏ nội. Chờ đợi, kiên trì và dừng lại trong sự bế tắc của một thời chỉ có ánh sáng vĩnh cửu của mặt trời. Kiên trì và dừng lại để chờ đợi trong sự bế tăc là liều lĩnh ký thác mình cho một cuộc chơi ngoạn mục của thiên diễn, là liều lĩnh đứng lại giữa dòng thác đổ của vạn hữu. Đó là một thái độ bướng bỉnh, không chịu tiến từng bước vững chắc như những đợt nhảy của con chim hồng: Nhảy bên bờ nước, nhảy đến tảng đá, nhảy trên đất cạn, nhảy lên cành cây, nhảy lên gò cao và cuối cùng bay trong thương khung để lông cánh làm đẹp cho bầu trời [1] . Chờ đợi trong sự bế tắc là những bước thụt lùi của con chim hồng, từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn. [2] Từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn để chập chững như cưu mang một cái gì đó có vẻ ngược ngạo; đó là sự tiến tới bằng những bước thụt lùi, bởi vì thuận theo sự bế tắc. [3]

Mượn một kinh nghiệm tư tưởng để nói về một kinh nghiệm tư tưởng, đó là một sự vay mượn nghịch lý ngang ngược: vay mượn đã là một điều bất khả. Bất khả cho nên bế tắc. Bế tắc cho nên không thể tìm thấy một lối trung chinh để vào tư tưởng. [4]

Như thế là đã khởi đầu bằng một sự bất chính. Đằng sau sự bất chính này không có che dấu một ẩn nghĩa nào hết để biện minh cho nó. Nhưng, Tánh không luận là gì? "Khi con bướm mùa hè dừng lại trên đóa hoa, khép lại đôi cánh, và đong đưa theo cơn gió của cỏ nội hoa ngàn..."


II.

Im Denken wird jeglich Ding einsam und langsam. (M. Heidegger)

Từ khi Nàgàrjuna (Long Thọ) xuất hiện ở miền Nam Ấn Độ, đến nay 18 thế kỷ đã qua, và suốt một vòng cung ba phần tư của toàn bộ Á Châu, Tánh không luận (Sunyavada) đã trở thành một thứ khí giới vô cùng sắc bén được trang bị cho một nền triết lý chuyên môn phá hoại. Với những kẻ chống đối nó, phá hoại là phá hoại. Nhưng những kẻ tán thưởng nó thì nói phá hoại tức là thiết lập. Với cả hai, phá hoại là điều đáng sợ và nên tránh. Chính thực, Nàgàrjuna đã cố ý binh vực cho một chân lý nào bằng khí giới Tánh Không luận? Người ta đã từng nghĩ, chính Tánh Không (Sunya) [
bản thuvienhoasen & Talawas  lại sai tại đây:  Sunyata, chứ không phải Sunya] là chân lý đó. Bởi vì, người ta có thể tìm thấy, với bằng chứng vô cùng xác thực của văn nghĩa, rằng chính Nàgàrjuna đã coi phương tiện và cứu cánh là một. Nói cách khác, chính chân lý của Tánh Không tự bảo vệ lấy nó, tự binh vực cho chính nó, không (phải)  một cái gì khác. Và như vậy, với những học giả hiện đại chuyên môn về Tánh Không luận với những đại biểu có thẩm quyền như T.R.V.Murti, Ed. Conze, J. May, và có thể kể thêm những vị ở ngoài lãnh vực chuyên môn này nhưng được coi như là có thẩm quyền như Stcherbatsky, J. Takakusu, vân vân, đều đồng thanh công nhận Tánh Không luận là biện chứng pháp (dialectique). Những người đi sau bám chặt vào danh từ này – Biện chứng pháp – để hiểu Tánh Không luận, đó quả là một sự đồng thanh tương ứng. Như vậy là "Nghìn tâm gởi bóng tùng quân [5] , tuyết sương che chở cho thân cát đằng".

Ed. Conse nói đến sự táo bạo của những hiền triết Đông phương là tư tưởng bằng mâu thuẫn. Bởi vì, chính luận mâu thuẫn cho phép người ta nói: phương tiện là cứu cánh, cứu cánh là phương tiện. Phá hủy trong phương tiện, nhưng lại là thiết lập trong cứu cánh. Phá hủy và thiết lập lại là một. Như thế, hình như mâu thuẫn đối chọi với đồng nhất. Đây là lý lẽ mà người ta hay dựa vào đó để phân biệt tính cách dị biệt của tư tưởng Đông phương. Người ta thường lý luận theo một tiêu thức điển hình nhất như sau: với Tây phương = ce qui est est, ce qui n’est pas (của Parménide), đó là tư tưởng trên nguyên tắc mâu thuẫn. Bởi vì, nguyên tắc mâu thuẫn như thế là dung nạp tất cả mọi tương phản, tất cả mọi cái không phải là nó, cho nên người ta nghĩ nếu công nhận rằng Đông phương luôn luôn tư tưởng trên nguyên tắc này thì tư tưởng Đông phương lúc nào cũng có thể dung nạp được tư tưởng Tây phương với tất cả những dị biệt của chính nó. Và ngược lại, vì nguyên tắc đồng nhất không dung nạp những tương phản. Nguyên tắc đồng nhất đưa đến chỗ đòi hỏi sự nghiêm xác của khái niệm. Merleau Ponty nói: "Có cái gì đó không thể thay thế trong tư tưởng Tây phương: (…), sự nghiêm xác của khái niệm…." [6] .

Hình như chúng ta vừa đưa ra một tràng, ngắn, những lý luận có vẻ rất là mạch lạc. Nếu nói cho chí lý, thì kiểu lý luận này là điều tối kỵ của các nhà Tánh Không luận, kể từ Aryadeva, xuống Buddhapalila, qua Bhavaviveka, cho đến Candrakirti (những truyền nhân của Nàgàrjuna). Nhưng nói vậy cũng không được. Vì đó cũng chỉ là một cách nói áp dụng luật mâu thuẫn một cách mạch lạc. Như vậy, chính mâu thuẫn đã phối trí thành một trật tự mạch lạc để cho mâu thuẫn là mâu thuẫn. Tức là, mâu thuẫn chỉ được thừa nhận như là mâu thuẫn thực sự khi người ta có thể tìm được mạch lạc của nó trong một trật tự nào đó. Bởi vì, nếu không có sự mạch lạc giữa những mâu thuẫn và không mâu thuẫn, làm thế nào là nhận biết đó là mâu thuẫn?

Vậy thì Tánh Không luận là gì? "

Trong tư tưởng, mọi sự trở thành cô liêu và lững thững".


III.

Những vay mượn đã không thể tránh và những thành kiến nặng như chì cũng chưa thể từ bỏ được. "Những con cá lớn trong hồ nước nhỏ này, tất cả chúng đều bị bao phủ trong tấm lưới nhỏ này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ nơi đây" [7]Người học về Tánh Không cũng như kẻ học bắt rắn bằng hai bàn tay không.

Nàgàrjuna là ai?

Những thiên tài lớn đều xuất hiện trong cơn thịnh nộ. Héraclite trong bình minh của Hy Lạp với cơn thịnh nộ như những ngọn lửa tàn bạo; ông đã muốn tống cổ Homère ra khỏi những cuộc chơi chung bởi vì lời cầu nguyện của Homère muốn cho mối bất hòa giữa các thần linh và loài người hãy chấm dứt. Zarathoustra xuống núi, cùng với sự xuất hiện của Siêu nhân, sau khi đã nổi cơn thịnh nộ với mặt trời. Những con sâu con ngủ suốt cả một mùa đông để chờ đợi những tiếng sấm đầu tiên của tiết kinh trập tháng Hai. Nhưng, "Một khi sinh ra, họ muốn sống để rồi chịu đựng sự chết, hay để rồi đi tìm sự yên nghỉ. Và họ để lại những con cháu cùng chia xẻ số phận như vậy" (Héraclite). Những con sâu con chỉ trở mình trong giấc ngủ triền miên, còn phải đợi bao giờ cỏ cây nứt vỏ sau tiếng sầm của tiết kinh trập rồi mới trỗi dậy "giải chi thời đại hỉ tai!" (quẻ Lôi Thủy Giải, Kinh Dịch).

Nàgàrjuna xuất hiện như một con voi dữ trong truyền thống Phật học và tư tưởng triết học Ấn Độ. Đương thời, đối với các nhà hiền triết Ấn Độ, Nàgàrjuna được xếp vào hàng những tư tưởng gia Phật học lỗi lạc bậc nhất. Nhưng ngay trong hàng ngũ này, Nàgàrjuna lại được kính trọng như một tên phá hoại đáng sợ. Người sợ đầu tiên có lẽ chính cao đệ của ông là Aryadeva. Ngay trong tên gọi đã có sự trái ngược. Cái tên Nàgàrjuna ám chỉ cho một thứ rắn dữ. Bởi vì Naga có nghĩa là rắn dữ. Nhưng Aryadeva lại hàm ý là một thiên thần thánh thiện. Hai thầy trò này, một con khủng long và một vị thiên thần, phải chăng là hai nếp gấp của tư tưởng: huyền chi hựu huyền? Nhiều huyền thoại đã được dựng lên chứng tỏ rằng đã có nhiều phép lạ hiện ra để hạ bớt thái độ ngông cuồng của Nàgàrjuna, khi ông quyết định bỏ cả núi cao, cả rừng rậm và cả đất liền để xuống biển cư ngụ cùng loài rắn dữ. Như vậy người ta mới có đủ lý do để xác nhận rằng ông quả là một tư tưởng gia Phật học chính thống – bởi vì chính thống cũng hàm ý là ngoan ngoãn, khi ông chịu theo khuyến cáo của vua rắn mà trả lại đất liền. Ông quả thực là một tư tưởng gia Phật học chính thống, mặc dù lồi xử sự của ông đôi khi có vẻ ngược ngạo. [8]

Từ lúc Nàgàrjuna trở lại đất liền, nhiều vấn đề trong truyền thống Phật học và nền minh triết Ấn Độ được đặt lại: Tánh Không Luận là gì?

Dường như có một sự lửng lơ và bất khả nào đó; lửng lơ như chính đời sống và bất khả như chính tư tưởng. Nàgàrjuna từ sương mù của bình minh và nắng quái xuất hiện rồi biến mất trong sương mù của bình minh và nắng quái.

Yathà màya tathà svapno gandharva-nagaram yathà/
Tathospàda tathà sthànam tathà bhanga udàhritah

Như quáng nắng, như giấc mộng, như thành phố giữa sa mạc: tất cả sự kiện khởi, tồn tục và biến mất đều như vậy. [9]


IV.

Trong Đại tạng kinh Trung Hoa, được ấn hành dưới sự điều khiển của J. Takakusu, một học giả Phật học người Nhật, có một tác phẩm mang tựa đề là "Lão Tử hóa Hồ kinh", được xếp vào loại những tác phẩm ở bên ngoài Phật học (Ngoại giáo bộ) [10] . Tác phẩm đứt đoạn này nói Lão Tử cưỡi trâu bỏ xứ Trung Hoa đi về phía Tây bắc và giáo hóa cho những giống dân man di ở phương này. Môn đệ lớn nhất của ông là Thích Ca.
Đó là một sự lửng lơ của huyền sử và cũng là một điều bất khả của tư tưởng. Nhưng, mười thế kỷ sau, một người vì kính trọng Nagārjuna mà phải từ bỏ quê hương của mình để sang cư ngụ và chết ở Trung hoa. (bản của thuvienhoasen.org và  Talawas.org thiếu đoạn này)
Đó là Kumarajiva. Cái tên này lại ám chỉ cho sự trường thọ của trẻ thơ. [11] Có lẽ Nàgàrjuna hóa thân làm Lão Tử tại đất tàu để nói cho một phân nửa Á Châu nghe lại cái diệu chỉ "huyền chi hựu huyền" trong câu hỏi "Tánh Không luận là gì?".
Và như thế, trước câu hỏi:"Tánh Không luận là gì?" Những vay mượn đã không dễ gì tránh khỏi và những thành kiến nặng như chì cũng chưa dễ gì từ bỏ được.

"Cũng ví như một người đánh cá lớn trong hồ nước nhỏ này với một tấm lưới sít sao. Người ấy nghĩ: Những con cá lớn trong hồ nước nhỏ này, tất cả chúng đều bị hạn cuộc bao phủ trong tấm lưới này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ nơi đây".

Đó là những lời kết luận của kinh Brahamajàlasutta. Và kinh chấm dứt như thế này:

Imasmim ca pana veyyàkaranasim ( TVHSen & Talawas sai tại đây)  bhannamane sahasì loka-dhàtu akampitthàti. (Trong khi kinh này được truyền thuyết, một ngàn thế giới đều rung động).

(31.1.1970)


---------



                                   TUỆ SỸ

                    PHILOSOPHY OF VOIDNESS

                            SÙNYAVÀDA

                                     *
                                   * *


Translation and interpretation by Tâm Nguyên (CH)


Contents:

·       Prologue:What is Tánh Không Luận  (1) (Philosophy ofVoidness) ?
·       ChapterI: Names and Things and Thingness
·       ChapterII: The problem of proof and negation with the Premise on the Void of Trung Quán(2) ( Madhyamika)
·       ChapterIII : Voidness ( Tánh Không ) (3)  and The Knowing Mind
  • Chapter IV: Voidness and Metamorphosing (4)
  • Chapter V: A short guide to the history of the Thought on “Voidness” (5).      



                                         Prologue


What is Tánh Không Luận (Philosophy of Voidness) (*1)   ?

I.

                     Wennam Sommertag der Falter sich auf die Blume niederlässt und,
                            die Flügel geschlossen, mit ihr Wiesenwind schwingt…

                            (Martin Heidegger, Aus der Erfahrung desDenkens) 


    These words may be borrowed to provoke— waiting for — a response from what still hides in the dark. The borrowed words need not strike in the same chords with the coming responding. The forming of the response will not appear among noise. That is the response of a torrent, when the summer butterfly has stopped its wings to listen in quiet to the breath of the grass.Waiting — with great patience, holding off all actions in an era where there is only the ever-present light of the sun. Holding actions in great patience to wait in impasse, is to swing on a perilous game to grant oneself willingly to  the great play of eternal occurrence, is to withstand amid stream in the roaring outpouring of all beings. That is a bold attitude, unlike the gradual flights of a wild goose: flight by the shore,flight onto the boulder, to the plateau, to the tree, to the summit and finally to the cloud’s height to offer beauty to the sky. (1)  Waiting in impasse is the back steps of the goose from the tree back to the plateau. (2) From the tree falling back to the plateau to totter—this seems to bear in it something very odd; that is to forward by the back steps, to fittingly respond to the impasse.

  To borrow a thought  experience to speak about another thought experience is an inappropriate, unreasonable borrow: borrowing, itself,  is an impossible null act; because it is a null act it leads to an impasse. Impasse does not pave way to a proper lead to thinking.(4)

  To begin as such is to improperly position oneself on the road. Any defense for this improperness? None. But what is the Philosophy on Voidness?  “ When the summer butterfly stops on the flower, closes its wings,and swings with the wind passing through the meadow…”


II. 

                                        Im Denken wird jeglich Ding einsam und langsam.
                                                                (M. Heidegger)

  From the day Nàgàrjuna (Long Thọ) appeared in South India, eighteen centuries have passed, and from then the Philosophy of Voidness (Sùnyavàda)  have passed through 3 quarters of Asia as an extremely sharp “weapon” (to cut through the hardest crystals of “ false”thoughts, thinking). To many it has been viewed as a “destructive” philosophy.To the opponents, “destroy” is “destroy”; to who can appreciate it, destruction implies construction. To both, destruction is something that should be avoided.Truthfully, which truth did Nagarjuna want to defend by his Sunyavada?Commentators have thought that Sùnyatà (Tánh Không, Voidness) is that truth.Because they could, with much assuring evidence of contextual meaning, find that Nagarjuna himself had treated both the means and the end as the same. In other words, the truth of Sunyata guards itself, defends itself, not any other things. And so, for present-day scholars on this philosophy, such as T.R.V.Murti, Edward Conze, J. May, and others who are outside this field, but command certain authority such as Stcherbatsky, J. Takakusu etc., this Philosophy of Voidness shows itself as a dialectic. Later commentators adhered to this understanding-naming as dialectic strongly. That is quite a convergence.

   Edward Conze mentioned a boldness in the way of thinking on contradiction of the sages of the East. Discourses on the opposites ( in certain sense) permit saying :means is end, and vice versa. Destroying in the means, but constructing in the end; they are like two sides of the same coin. As such, we might be able to say the law of contradiction has an adverse effect on the law of identity. This is how Western people view the difference in Eastern thoughts. The usual pattern employed is that which belongs to Parmenides: “ce qui est est, ce qui n’est pas n’est pas”. That is thinking on contradictory ways, in contradiction principle.This principle may permit many opposites to stand in the same boat, contributing to the same effect.*  Therefore, if people think the East usually think in this principle, then Eastern thoughts can always include ( and “ normalize”) * Western thoughts with all its differences. On the contrary the principle of identity does not allow contraries. The principle of identity requires the rigor of concepts as Merleau Ponti said, “There is something irreplaceable in Western thoughts: (…), the rigor of concept…” (6)

  It seems we have just come up with a short series of reasons which relate rather orderly. Strictly speaking, this way of trying to establish certain logical/rational ground is something extremely distasteful and misleading to many Sunyavada thinkers from Aryadeva to Buddhapalila, down to Bhavaviveka, then Candrakirti ( the lineage torch-bearers through generations of Nagarjuna). But to say so is also misleading, because that is also simply applying the principle of contradiction mechanically, since application as suchis only to let oneself slip into the trap of establishing a “false” chain of logical steps to “magically-logically” turn contradiction into contradiction. That is to state that contradiction can only be recognized/confirmed as contradiction in certain convincing or logical order. This happens, consequentially, due to the fact that if there is no order, how could one recognize two contradictories to each other?

  On such grounding, what is, then, the Philosophy of Voidness ? “In thoughts, everything becomes solitary and andante.”

  
III.

  The borrowing is unavoidable and the prejudice can be heavy as lead and hard to drop. “The big fish in this small lake: all of them are bounded by this net. Even if they can jump high up, they are still bounded by this net.” (7)The Sunyata learners are like the snake-charming learners—  with two empty hands.

  Who is Nàgàrjuna?

   Many great geniuses of the past have come with great anger. Heraclitus, in the dawn of Greek civilization, appeared with the intense burning flame. He wanted Homer ousted from the common “game” (of the great minds) because Homer had wished for the end of the fights between the gods and men. Zarathustra descended from the mountain, together with the birth of the Superman, after having grown weary with the sun (, his own solitude and overflowing wisdom * ).  The insects sleep all winterto wait for the first thunders of tiết kinh trập (惊 蛰)  of February. But, “When they are born,they wish to live and to meet with their dooms – or rather to rest – and they leave children behind them to meet with their dooms in turn” (Heraclitus). Thelittle insects only turn themselves in the long, long sleep and only awake,after having to wait for the barks to break open, after the first thunderstrikes of tiết kinh trập. “ Happily, it is the time of resolution.” ( The Deliverance hexagram of I-Ching, the Book of Change).

   Nagarjuna came to the scene likea powerful-dominating elephant in Buddhist learning tradition and Indian philosophy. During his time he was respected by other Indian sages as one of the few greatest Buddhist  thinkers. But, right among his own Buddhist peer thinkers, he was respected as an awesome destroying effect. And the first one who knew of this was his own disciple, Aryadeva. Even their own names speak of opposites. While Nagarjuna implies a fierce snake, because Naga means snake/cobra, Aryadeva means a divine angel. These two teacher and student: a dinosaur and an angel, don’t they represent the two-foldedness of thoughts: “Huyền chi hựu huyền ” [ “ (being, non-being) mysterious and even more mysterious” -Tao Te Ching, Lao Tzu].* Many myths were constructed to show there had been many miracles appearing to taper his proud attitude, when Nagarjuna decided to leave the lofty mountain, impenetrable jungle and peaceful land to come to live with the ferocious snakes at the bottom of the ocean. As such, past generations have built enough ground to be able to affirm he had been a true Buddhist thinker— since being a true Buddhist thinker implies a sense of compliance [ he later complied with the legacy left by the Buddha to the king of the nagas (mythologically, serpent-beings)]* to return to earth. He is truly a Buddhist thinker despite the fact he sometimes might have acted very differently.

   From the day Nagarjuna returned to earth, many issues in Buddhist learning tradition and Indian philosophy had been re-established: what is the Philosophy of Voidness?

   It appears there is certain unspeakable dangling and impossibility; dangling as life and impossible as thoughts. Nagarjuna, from the fog of dawn and in all-bright sunlight approaching sunset, appeared. Then disappeared, in the fog of dawn and inall-bright sunlight approaching sunset

                                Yathà màya tathà svapno gandharva-nagaram yathà/ 
                                Tathospàda tathà sthànam tathà bhanga udàhritah

  Like a mirage, like a dream, like a city in the desert: everything appear, stay awhile, then disappear as such. (9)

IV.

   In Chinese Buddhist Canon (大藏經 ),  published under the direction of Japanese Buddhist scholar  J. Takakusu, there is a book named “LaoTzu- turned-Indian “bible” ”, a work classified as not belonging to Buddhist texts. According to this incontinuous work, Lao Tzu left China on an ox to the Northwest to teach the “man di” (uncivilized people) there, and his first student was Sakyamuni. That is a dangle of unsupported folklore-history, and also an impossibility for thoughts. But ten centuries later, a legendary figure, who,out of respect for Nagarjuna, had to leave his homeland to put his feet on and die in China.That is Kumarajiva. This name also denotes a longevity for children. (10). Maybe Nagarjuna had reincarnated as LaoTzu in China, to teach the“logos” to this half of Asia, to listen again to the αληθεια (alḗtheia)  of the lesson of “huyền chi hựu huyền”, in the question “What is the Philosophy of Voidness?”.


   And so,(again), the borrowing is unavoidable and the prejudice can be heavy as lead and hard to drop— when our hearts and minds face the question, “What is the Philosophy of Voidness?”.


“As a fisherman catches big fish in this small lake with a fishnet dense with tiny holes, he thinks: the big fish in this small lake: all of them are bounded by this net. Even if they can jump high up, they are still bounded by this net.”

   Those are the concluding words of the Brahamajàlasutta. And it ends like this:

   Imasmim ca pana veyyàkaranasmim bhannamanesahasì loka-dhàtu akampitthàti.
              (While this sutra was spoken, one thousand worlds were shaken.)

Sept. 2004



   * denotes translator’s notes and/or, occasionally, interpretations. When moreexplanation is needed, a number will follow the asterisk.