Wednesday, May 22, 2013

PQĐTĐ


                                                                              “Đố ngư dị tỉnh phồn hoa mộng”

                                                                                        Nguyễn Du





Even though Voidness encompasses everything, Happiness included, but Happiness can surge at a moment to cloud Voidness to kick in a laugh and a happy face 





                                                   Phật Quang Đại Tự Điển

                                           Hòa Thượng Thích Quảng Độ dịch

                                                  Quê Mẹ xut bản 2012











Quỳnh Flaming Gorge

----

Á


Hì hì. Hữu duyên. Giở ngay phần đầu Phật Quang ĐTĐ,  thì gặp chữ Á này. Đúng là nhiều lúc phải “vô ngôn” thôi. Như Ludwig Wittgenstein, analytic philosopher lừng lẫy một thời, người hằng ấp ủ chuyện diễn tả “sự thật” của nhiều vấn đề một cách chính xác nhất, bằng những mệnh đề ngắn gọn nhất , dựa vào  tương quan luận lý của chúng. Thế nhưng,  gặp nhiều v/đề cũng chẳng biết phải giải quyết thế nào trong toan tính của mình, nên ông bảo học trò: những lúc như vậy thì ngừng lại suy luận lạc đường lại, mà hãy yên lặng quan sát và cảm nhận thôi.



Cái này tui nói chứ  không phải Wittgenstein : Cứ khái quát hóa mãi về một v/đề bằng những yếu tính (essence) trong cái vòng lẩn quẩn về Lý niệm như F. Hegel thì sẽ quá sai lầm và bỏ sót rất nhiều thứ có liên hệ. Ví dụ nhé : luận mãi cái đẹp của Thuý Kiều mà chưa bao giờ thực sự thấy bà ấy , thì cuối cùng ngôn ngữ sẽ rơi về đâu ? Bởi thế, nên con người mới đẻ ra cái camera ngày nay. Hoặc ví như, nói ngồi thiền 30 phút xong , thấy , tâm thân yên lắng, khoan khoái an lạc như thế nào;  hoặc ngày hè được đi tắm mát ngọn sông Đào, hay Huntington Beach thì cái mát , cái đã đó, chẳng bao giờ ngôn ngữ diễn tả cho đủ, dù chỉ là phần rất, rất , rất nhỏ. Lúc bấy giờ thì phải mời tời hàng ngàn cái lỗ chân lông nhờ chúng kể cho mình nghe chúng  cảm thấy như thế nào. Ôi, Trái tim, ta đã ở bên em, hơn nửa cuộc đời mà thật sự, ta có hiểu, thực sự hiểu gì về em , nghe em nói, nghe em bơm, nghe em đập, nghe em thổn thức, hát ca, và nghe em lắng mình trong  ba la mật v.v. Xin lỗi, Trái tim, em nhé, sự thật muôn đời ẩn dấu của đời ta :-)



Á

Tiếng dùng trong Thiền lâm

I.      Á. Tiếng dùng đối với kẻ học giả, khi muốn diễn tả điều gì đó mà mình tâm đắc, nhưng dùng hết lời vẫn không diễn tả được, hoặc là (muốn) biểu thị (một) chân lý Phật pháp mà khó có thể dùng ngôn ngữ diễn tả được. Lâm Tế lục khám biện (Đại 47, 504 thượng), nói:“ Sư hỏi Hạnh Sơn: Thế nào là trâu trắng ở chỗ đất trống? Sơn trả lời : Hồng hồng. Sư nói: Á na!”.


II.   Á: Biểu thị tiếng cười, tiếng chim kêu. Còn nói lá á á. Bích Nham lục, tắc 14 (Đại 48, hạ 154) nói: Dưới cây Diêm phù cười ha hả, đêm qua rồng đen bẻ gãy sừng. ( Chẳng ngăn rồng đen bẻ gãy, có ai thấy không? Lại có ai chứng minh không? Á!) "



                                                                              (PQĐTĐ, tr. 96) 




Saturday, May 18, 2013

Bài thơ cho Uyên và Kha


Bài thơ cho Uyên và Kha

                * *

Uyên và Kha
Đứng thẳng
Như những người xưa
     đã đứng thẳng
          
Đối diện với bạo ngược, đớn hèn
                   ngu muội và xảo trá
     không chịu quỳ gối, cúi mình
          trước nhà tù, quản chế
viết lên
       những điều con tim
                     muốn
                         phải viết lên
                         bằng nước mắt,
                              và có khi bằng máu
         khi Tổ quốc đang rất nguy nan
             Tàu khựa Bắc phương
                  đang thòng những sợi xích
                        sang Biền Đông, sang đất nước
                               nhằm xiết cổ dân ta
             mà bọn cầm quyền đốn mạt, hèn nhát
                   mãi nhượng hết điều này sang điều khác.

Đứng thẳng như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Vũ Bình, Đỗ Minh Hạnh,
Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên v.v.
                                             đã đứng thẳng.

Uyên và Kha đã nhìn thẳng
       Ôi, đất nước bốn nghìn năm          
       Ông cha để lại
                giờ héo mòn,
                     suy kiệt
      Đàn bà con gái nhiều khi phải lấy chồng
      Đài loan, Hàn quốc
           chịu bao hành hạ tinh thần, thể xác
                  để lấy tiền
                         nuôi mẹ, nuôi em
      Con nít nhiều đứa chẳng được đến trường,
           bán vé số, lượm bao bì, ăn xin, khuân vác
                      để có được bữa đói, bữa no
           có đứa còn bị bán vào những động ổ
                             nhuốc nhơ, kinh tởm
   khi bọn chức quyền
                ăn cắp, ăn cướp
                tài sản chung đất nước
                    cướp ruộng, cướp đất dân oan
                                 tậu nhà , tậu xe      
        truy hoan, sa đọa bên rượu nồng, gái đẹp,
        con cháu chúng nghênh ngang, hư hỏng
                      với đủ thứ ăn chơi, hành lạc khác.

Uyên và Kha nhìn thẳng vào sự thật đất nước
              cường toan rớt trong lòng
              và nước mắt chảy vào trong

Bão táp Biển Đông
             hú lên từng hồi man rợ
                    trong tiếng gió hú có xen tiếng hú
                                     và mặt mày bọn mắt hí nham hiểm, xào trá

Xác ngư dân oan khuất trôi về bến bờ nào vô định
Những con thuyền và sói biển kiên cường
                          giờ  âu lo, mất hướng 
Hoàng Sa , Trường Sa đang để lại những chiếc khăn tang
                 những giòng nước mắt phẫn nộ
      của dân chài
                 hệt như
                       nước mắt những dân oan mất đất
                            đang lê la
                                 ở Sàigòn, Hà nội,
                                        kêu gào ở An Giang, Văn Giang.
               
Làm sao không nói
Làm sao không viết ???
Dù chỉ mấy hàng ngắn gọn

        Sự thật
            đè trái tim
                 xuống
                      bảo phải lên tiếng
            nếu là trái tim nóng hổi yêu thương,
                                        công bằng, chân thật.

Và Uyên , Kha đã nhìn thẳng
       vào mặt những tên đang kết tội mình hôm nay
       những tên lâu la đẻ trên đất Việt
                        nhưng cam tâm làm đầy tớ
                              cho thái thú Tàu
       dõng dạc, trinh nguyên
       nói lên :
                  “ Tôi là người yêu nước.”
            Giản dị và Chân thành như thế, thưa quý ông

Phiên tòa im lặng như tờ
                     trong một phút
Có gì như sóng Bạch Đằng vỗ gọi
Có gì như những cọc sắt
                 dưới sông
                       vừa nhú trong tim mọi người
Đêm ấy,
      trong chén rượu cuối ngày
             có gì quá đắng trong men,
      trong đáy tim những kẻ đã kết tội Uyên, Kha
            có gì vò xát
                  nơi dấu
                       những gì còn ngay thẳng
                           trong lòng
                                   những kẻ buộc tội.

 
Hai em đứng thẳng và nhìn thẳng

         Lòng chân thật, trinh nguyên
         của tâm tình yêu nước
                Trắng
         như hai tấm áo đang mặc

Không chịu cúi đầu
Nhận chịu mọi hậu quả
Dù khốc liệt
Lòng vui
       vì biêt mình đã làm được việc xứng đáng
            với cái tên con cháu Hai Bà Trưng, Bà Triệu
                    con cháu Nguyễn Trung Trực
    không chịu   
             khuất tất
             trước bạo lực phi nhân, hèn hạ và độc ác
Hai em
     xứng đáng
           làm gương
                cho cả thế hệ thanh niên hôm nay

Chào hai tấm gương dũng cảm, thẳng ngay,
                con yêu dấu của Mẹ Việt Nam
Và sẽ cùng hai em góp sức.

HQ
Little Saigon
Tháng Năm, 2013





Tiếng Nói Uyên , Kha Trước Tòa ( Hoàng Hưng)


TIẾNG NÓI UYÊN, KHA TRƯỚC TÒA, LỜI CẢNH TỈNH CUỐI CÙNG CHO ĐẢNG CSVN



Nhà thơ Hoàng Hưng
Chắc tôi không cần nói nhiều về sự phi pháp, phi nghĩa, phản dân phản nước, và cũng thật ngu xuẩn của những kẻ kết án nặng nề hai em Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên.
Phi pháp phi nghĩa vì không thể hạch tội hai em “chống ĐCS”, đơn giản vì không có tội danh này trong luật của chính nhà nước VN, vì không thể đồng nhất ĐCS với Nhà nước hay Dân tộc.
Phản dân phản nước lại còn ngu xuẩn: vì cáo trạng đã hạch tội Phương Uyên “nói những điều không hay về TQ” tức là công khai thú nhận cái bóng khổng lồ của thiên triều Trung Cộng đã đè bẹp luật pháp VN, công khai thú nhận bản án này là của một lũ bề tôi nhằm chuộc lỗi với thiên tử.
Truyền đơn của Uyên viết bằng máu
Ngu hơn nữa, vì không có sự nhạy bén chính trị để hiểu rằng bản án dành cho Kha, Uyên hôm nay chính là gáo nước lạnh cuối cùng cho tàn lửa hy vọng trong lòng những người VN yêu nước vẫn đang chờ đợi ĐCS có ý thức thực thi một lộ trình dân chủ hợp lý, chính là lời tuyên bố bất khoan dung với thế hệ trẻ của đất nước.
Điều tôi muốn bày tỏ, với tất cả lòng yêu thương cảm kích, với niềm hứng khởi và lòng tin vững chắc: phiên toà xử Kha, Uyên là một dấu mốc lịch sử trên con đường đấu tranh dân chủ của VN.Lần đầu tiên, những người rất trẻ, một nữ sinh tuổi 21, một thanh niên lao động tuổi 25, thể hiện ý thức chính trị rõ ràng, nhận thức sắc bén, lòng tin vững vàng trong hành động của mình. Những kẻ toan tính hạ thấp, bôi bẩn việc làm yêu nước của Phương Uyên bằng cách gán cho cô động cơ muốn có cái máy ảnh và vài đồng tiền còm… đã thất bại thảm hại. Kể cả một số vị có lòng muốn giảm án cho cô với lý do cô nhẹ dạ, bồng bột, chắc hôm nay thấy chính mình mới bồng bột vì đã đánh giá thấp thế hệ con em. 
Lần đầu tiên, những lời “nhận tội, xin khoan hồng” quen thuộc đưọc ngụy tạo nhờ thủ đoạn khủng bố cộng với lừa phỉnh đã bị hai người rất trẻ lật ngược trước pháp đình bằng lời khẳng định đanh thép “tôi không có tội”, hay “chỉ có một tội là yêu nước”.
Theo nhiều lời tường thuật đáng tin, phát biểu trước toà của Đinh Nguyên Kha thể hiện nhận thức rất chuẩn về luật pháp, hơn nữa, về một vấn đề chính trị căn bản đang nóng hổi trên diễn đàn lề phải cũng như lề trái xung quanh việc sửa đổi Hiến pháp – tính chính danh của ĐCS, quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Nhân dân, Dân tộc: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội". Lần đầu tiên, chân lý này được dõng dạc tuyên bố công khai từ miệng một người trẻ không vướng ân oán gì với ĐCS, trong khi không ít vị lão thành còn có gì đó lấn cấn.
Nguyễn Phương Uyên thì khẳng khái: “Ông Hồ Chí Minh nói: Một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước”. Trong câu nói của Uyên, có một chi tiết tưởng nhỏ mà không nhỏ: Lần đầu tiên, tôi nghe một nữ sinh thể hiện ý thức công dân trưởng thành khi gọi nhà lãnh đạo là “ông Hồ Chí Minh” như thông lệ quốc tế văn minh chứ không phải “Bác Hồ” theo lối “gia đình chủ nghĩa” quen thuộc kiểu làng xã, tuy cô vẫn thể hiện sự tôn trọng đúng mức.
Chính nhận thức chính trị vững vàng và sâu sắc đã tạo nên phong thái đàng hoàng, đĩnh đạc, hiên ngang, gương mặt sáng bừng của Kha, Uyên trước một “bày viết thuê và lũ giết thuê” (mượn chữ của Tố Hữu nói về Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường).
Không thể không nhớ đến câu nói của Lý Tự Trọng trước toà án thực dân Pháp: “Tôi chưa đủ tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”. Không thể không nhớ đến nụ cười Võ Thị Thắng trước toà án Sài Gòn.
Chỉ với hai câu nói trước toà, Kha và Uyên đã đi vào lịch sử.

Nếu nhà cầm quyền đã lúng túng và lo sợ vì một tiếng bom Đoàn Văn Vươn, một hành động “tự phát” chỉ vì “con giun xéo lắm cũng quằn”, thì tiếng nói ôn hoà dõng dạc của hai người gái, trai rất trẻ Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên chính là lời cảnh cáo cuối cùng cho chế độ độc tài toàn trị. Bởi vì nói theo chữ của các nhà Marxist, tiếng nói ấy đánh dấu bước chuyển từ “đấu tranh tự phát” sang “tự giác” của những người dân bình thường không cần phải là “nhân sĩ, trí thức” hay “nhà dân chủ” gì hết! Và nội dung đấu tranh đã thể hiện nhận thức chính trị rất sáng rõ, rất rành mạch: Độc lập Dân tộc (cụ thể là chống “Tàu khựa” như chữ của Phương Uyên) từ nay không còn thể gắn với CNXH, tức là với ĐCS (như Đảng vẫn ra sức nhồi sọ), mà ngược lại, phải gắn với nền Dân chủ không có sự toàn trị của ĐCS.
Có chăng điều gì phải trao đổi với hai em, thì chỉ là một đề xuất về phương pháp đấu tranh: Truyền đơn của Kha, Uyên chưa vạch ra được con đường “diễn biến hoà bình” mà nhiều nguời yêu nước, trong đó có bản thân người viết bài này, hy vọng. Nhưng nếu ĐCS vẫn quyết tâm chỉ một con đường cố sống cố chết đàn áp mọi tiếng nói bất đồng, vẫn không chịu hoặc không còn khả năng đoàn kết toàn dân chống ngoại xâm, thì điều gì tất yếu sẽ xảy ra, chắc không cần phải đoán.
Nguồn : buudoan.com

Press Release of The U.S. Embassy in Hanoi


Embassy Statement on Dinh Nguyen Kha and Nguyen Phuong Uyen


May 17, 2013

We are concerned by a Vietnamese court’s sentencing of Dinh Nguyen Kha to eight years in prison and Nguyen Phuong Uyen to six years in prison on subversion charges.

These convictions are part of a disturbing trend of Vietnamese authorities using charges under national security laws to imprison government critics for 
peacefully expressing their political views.

These actions are inconsistent with the right to freedom of expression and, thus, Vietnam’s obligations under the International Covenant on Civil and Political Rights and commitments reflected in the Universal Declaration of Human Rights.

We call on the government to release prisoners of conscience and allow all Vietnamese to peacefully express their political views. 



---

Note:

Đây là câu mà Mỹ và các quôc gia chuộng Dân chủ khác khắp nơi trên thế giới sẽ dùng nó để lên án và buộc tội ch/quyền VN trên các diễn đàn q/tế và khi VN  manh  nha kiếm chiếc ghế vào Hội đồng Nhân quyền LHQ sắp tới. 

"These actions are inconsistent with the right to freedom of expression and, thus, Vietnam’s obligations under the International Covenant on Civil and Political Rights and commitments reflected in the Universal Declaration of Human Rights." 

Dịch: 

"Những hành động này đi ngược lại với quyền tự do Ngôn luận và, như thế,  ( đi ngược lại) với những gì VN đă ký kết trong Thoả Ước Quốc Tế về các quyền Dân sự và Chính trị, cũng như những cam kết được ghi nhận trong Tuyên Ngôn  Nhân Quyền Thế Giới."

QH

Chúng Tôi Yêu Nước


Như thế, chúng tôi không có tội. Bởi lẽ, nếu quý ông kết tội người dân một nước yêu quê hương xứ sở của họ , thì các ông đã kết tội hầu như toàn thể loài người trên mặt đất. Các ông là ai ? Là người, hay lang sói ??? Và đảng các ông là gì ? Có phải đang là một tập đoàn thống trị dơ bẩn, hèn nhát, ngu muội, tàn ác nhất... trong thời hiện tại của lịch sử dân tộc này không ???

HM 

---



Nguyễn Phương Uyên: "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm".

Đinh Nguyên Kha: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội".

Tuesday, May 14, 2013

Bài ba về Tự Do, Dân chủ


Bài 3 (Post lại)

Tự do và Tư Hữu— Vài khởi điểm


Hãy bắt đầu bằng quán sát khởi đầu của sự hình thành ý niệm về tư hữu trong tri thức các em bé, từ lúc còn nằm trong nôi khi mới mấy tháng tuổi, đến lúc khoảng 7, 8 tuổi. Những quán sát này có khi có chỗ tương đồng với quán sát hiện tượng luận ( phenomenological approach) do E. Husserl chủ xướng.

Từ thuở còn nằm nôi với những con thú nhồi bông nhỏ, vầng nguyệt nhỏ, hay hộp nhạc ( music box) treo trước mặt , trên vòng cung gắn với thành nôi, ta có thể quán sát đươc những hiện tượng sau :

a)    Bé mỉm cười khi nghe đuợc những âm thanh ưa thích từ hộp nhạc
b)    Bé đưa tay với thú nhồi bông hay vầng nguyệt nhỏ
c)    Bé cố gắng nhiều lần, trong nhiều ngày để với tới, mong nắm đươc đồ chơi
d)    Bé tức mình, khóc vì không với được
e)    Có lúc trông mặt bé buồn xo, tiu nghỉu vì mãi không với được (vì đồ chơi còn cách tay với 30-50cm ).

Từ lúc này cho tới khi các bé 1, 2 tuổi, kinh nghiệm về việc nhận đdược đồ chơi, hay món này, thức khác của các bé trải qua những nhận thức như

f)     Bàn tay người lớn đưa ra đẩy quà, đồ chơi vào lòng bé.
g)    Ánh mắt, nụ cười, lời nói khuyến khích  nhận từ người lớn

Đến lúc các bé 3, 4  tuổi, rồi 7, 8 tuổi , khi đã trải qua nhiều kinh nghiêm tương tự, cũng như khi “hư”, bị lấy mất đồ chơi đi, các bé còn nhận thêm được các tín hiệu, những truyền đạt ( message), chỉ dạy như : con búp bê này, cái áo này, cái máy bay này, quyển sách này, rồi thì sau đó đến cái Honda (thật) này, cái nhà này ngày sau sẽ là “của con”, và những trường hợp các bé bị phạt  hay lấy mất đồ chơi v.v.

Từ ngày 120 ( khoảng 4 tháng tuổi) cho đến ngày 3000 ( hơn 8 tuổi) , các bé chắc chắn đã trải qua hàng ngàn, chục ngàn lần có sự xúc tiếp để hình thành một ý niệm về “sở hữu” và tư hữu. Cứ thử quan sát , suy nghĩ về sự liên tục của sự hình thành ý niệm về sở hữu/tư hữu này, ta có thể thấy những điều như sau :

   a1) Liên quan tới a : Thế giới chung quanh có những điều làm mình vui, thích
   b1) L/q      tới       b: Bé muốn “có được” những thứ đó    
   c1) L/q                 c: Bé cố gắng để đạt được những thứ đó
   d1) L/q                 d : Không đạt được những thứ mình ưa thích bé tức hay giận lắm
   e1) L/q                 e: Nếu mãi không có đươc , bé sẽ buồn lắm
   f1) L/q                 f: Quyền bé đươc nhận quà, sở hữu đồ chơi
   g1) L/q                g) Xác định của người lớn ( tức một “authority” ) về quyền đươc nhận sở hữu này.

Từ b1 tới e1, ta thấy gì ? Phải chăng là quyền ước mơ có được, quyền cố gắng để mưu cầu có được. Nếu các quyền này bị từ chối, hay khả năng đạt tới những sở hữu bị tước đoạt , hạn chế, hoặc cấm đoán thì con người sẽ rất buồn khổ, tức giận; và nếu xã hội mãi cấm đoán, hạn chế, hat tước đoạt quyền sở hữu, hay khái quát hóa rộng hơn là quyền “mưu cầu hạnh phúc” , con người sẽ buồn và khổ lắm.

Cứ thế, từ những ngày còn nằm nôi, cho đến 7, 8 tuổi, những kinh nghiệm trực tiếp cho thấy quyền sở hữu/tư hữu đã gắn bó với con người , ngay từ lúc còn nằm nôi. Không những thế, quyền sở hữu/tư hữu này còn được “nhà cầm quyền” (authority) chính thức khuyến khích và xác nhận. Và đời sống thực tế/thực tiễn đã “đóng mộc” xác định đây là một trong những điều cực thiết thân, cực gần gũi với hữu thể tâm linh/tâm lý con người
( human psychical-psychological entity) . Sự gắn bó và cực kỳ mật thiết của nó với đời sống, với ký ức và quan niệm con người, mặc nhiên xác định nó như một quyền căn bản và thiết yếu nhất của con người, cũng như quyền tự do đi lại, tự do kết bạn, lập hội, tự do tư tưởng. Tóm lại quyền có tư hữu và quyền tự do mưu cầu để có tư hữu là hai thứ có liên hệ mật thiết với nhau, và là một thứ “bất khả phân ly” với con người. Bất cứ cắt đứt, bắt đoạn tuyệt, hay gây phân ly với ý thức tự động về sở hữu tính sẽ gây khổ đau biết chừng nào cho con người.

Chúng ta nghĩ gì về niềm đau của bà Hà thị Nhung, Đoàn Văn Vươn và người dân An Giang, Văn Giang v.v… ?

Tâm Nguyên 
12/27/2012

Bài hai về Tự Do, Dân chủ


Bài 2:


Dịch, bình chú và khai triển “ Sự Lập Thành Tự Do” ( The Constitution of Liberty) của Friedrich Hayek


Mấy phần quan trọng từ trang 11 tới trang 17 



Ý nghĩa Tự do (căn bản mà quan trọng) Hayek muốn nói tới:

Là cái “Tự do” thiết yếu của một con người, không bị ai sai sử, ép buộc, cưỡng bách làm điều gì hết. Loại tự do này, nếu nói cụ thể, không có liên quan trực tiếp gì đến những điều cụ thể một con nguời có thể được chọn lựa, chọn làm trong một thời điểm nào đó (p.12)


Dịch:


Vấn đề đăt ra ở đây là: Không phải việc có bao nhiêu đường cho một người chọn lựa để hành động, tuy điều này cũng rất quan trọng; mà là  anh ta được tự do đến đâu, được hành xử theo chính suy tư, tính toán của mình như thế nào  để có thể hành động thích hợp để đạt được mục đích. Một người có tự do hay không không tùy thuộc vào hang loạt những chọn lựa mà anh ta có thể chọn làm (vì những lựa chọn này có thể đã được sắp xếp, phân bố từ một ngưòi khác), mà tự do là bởi vì anh ta có thể tự sắp xếp, trù liệu công việc của mình mà không có ai ảnh hưởng hay chi phối gì đến việc anh làm. Tự do, như thế, giả thiết trước rằng một người nào đó đã có một không gian tự do nào đó được đảm bảo mà không ai có quyền can thiệp vào.


Tức là, theo F. Hayek, con người thiết yếu là phải được tự do sinh sống, hành hoạt, ứng xử v.v...với những quyền tự do căn bản phải được mọi thể chế tôn trọng (nếu một chế độ muốn xây dựng được một xã hội tiến bộ và hạnh phúc) , và không bị nhà nước áp đặt, cấm đoán, sai sử những điều gì đi ngược lại những quyền tự do căn bản và thiết yếu như trên. Có như vậy, người dân mới có thể phát huy và đóng góp được lợi ích cho cả nột cộng đồng (ng/dịch b ình chú) 


Dịch


Chúng ta sẽ bàn thêm cho sáng tỏ hơn ý niệm tự do này khi bàn đến ý niệm “ép buộc/cưỡng bách” (coercion) ở phần sau. (p.13). Chúng ta sẽ bàn một cách có hệ thống, sau khi đã vạch ra tại sao cái tự do này quan trọng đến thế. Nhưng trước hết chúng ta sẽ cố gắng biện biệt bằng cách so sánh nó với những ý niệm về tự do khác mà chữ “Tự do” đã được bổ sung thêm.


Ý nghĩa “tự do” đầu tiên mà ta biện biệt cùng là cái thường được gọi là tự do chính trị. Đây là cái thường thấy khi có sự tham dự của chúng ta vào guồng máy chính quyền, trong thủ tục lập pháp, trong việc điều hành công việc hành pháp.  Đây là sự ứng dụng khái niệm của chúng ta (khi khối đông cùng nhau thực thi cái) gọi là tự do của tập thể. Nhưng một dân tộc/khối người tự do ( free people) trong nghĩa này không nhất thiết phải là một khối người hay dân tộc gồm những người có tự do( free men), hoặc , tuy cùng là thành viên của  một cộng đồng có tự do chính trị, nhưng có người ví lý do này hay khác chưa có đủ hay có quyền bị giới hạn. Ví dụ, không ai có thể chối cãi là những thường trú nhân ở Hoa kỳ ( chưa có đầy đủ các thứ quyền như một công dân) hay những người vị thành niên  vẫn có đầy đủ hoàn toàn những tự do cá nhân, trong khi họ chưa có quyền  bỏ phiếu bầu cử (p.14)




Tuy khái niệm về tự do của quốc gia có những phần tuơng tự như tự do cá nhân , chúng không giống nhau hoàn toàn. Và việc tranh đấu để có cái tự do trên không kèm theo việc có cái tự do duới. Đôi khi người ta lại thích bị cai trị bởi kẻ độc tài cùng nòi giống với mình hơn là hưởng ứng những chính sách tự do phóng khoáng hợn của những kẻ cai trị khác chủng tộc. Và cũng có khi cuộc đấu tranh cho tự do/độc lập quốc gia lại đưa tới những hạn chế về tự do cá nhân của những nhóm thiểu số. Tuy hai thứ tự do này có những cảm nhận và tình cảm gần giống nhau, nhưng chúng ta vẫn cần ghi dấu để biện biệt cho thật tỏ tường (p.15)



Hayek gióng trống kêu gọi để ý và phân biệt để đừng lẫn lộn hai ý nghĩa về tự do sau đây, vì lầm lẫn như vậy rất nguy hiểm. Đó là lầm lẫn tự do cá nhân ( như đã đề cập tới ban đầu) [trong tr. 12]  với “khả năng” muốn gì được nấy, như trong ý tưởng: vì “làm chủ tập thể đầy quyền lực, con người sẽ có rất nhiều khả năng để có thể tự do thực hiện rất nhiều việc.  Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội và cộng sản đã cố dùng nhiều “ảo thuật” để huyễn hoặc kẻ nhẹ dạ, hay dùng vô số các ngụy biện để đánh lộn xòng giữa hai khái niệm nói trên, hoặc tạo nên “các ảo tưởng chữ “Tự do” có thể sản sinh,  tác giả đã kêu gọi “tỉnh thức” để thấy rõ những cơ nguy và âm mưu của phe theo chủ nghĩa Cộng sản hay Xã hôi , tuyên truyền cho một xã hội trong đó con người ta được tự do “gần như vô hạn”, để rồi các quyền tự do quý trọng nhất của mỗi con người sẽ bị các thứ nhân danh “quyền lực” tập thể bóp nghẹt chết hết. (ng/d bình chú)

Ông viết, “Bằng vào sự tác hợp, giúp đỡ (do gây ngộ nhận, lầm lẫn) của thứ lừa phĩnh này mà giờ đây ý niệm “làm chủ tập thể” (collective power over circumstances ) đã thay thế ý niệm tự do và trong các nhà nước toàn trị, tự do con người đã bị “bóp chết” nhân danh chính tự do.” (p. 16).


Hayek đồng thời cũng lưu ý mọi người chớ để lầm lẫn gây nên do  tính cách thay đổi, biến chuyển ý nghĩa của chữ Tự do trong nhiều trường hợp. Trên phương diện “định nghĩa rộng”, hay quảng diễn chữ tự do có nhiều khi được định nghĩa như “quyền năng”, ví dụ như John Dewey khi tuyên bố “ tự do là quyền năng, thứ quyền năng có hiệu lực để làm các việc cụ thể, nhất định” và “đòi hỏi tự do là đòi hỏi quyền lực”. Ý nghĩa tự do như thế đã được quảng diễn, chuyển tải như một thứ quyền lực (được đòi phải có), kết quả là đã gây ra nhiều lầm lẫn, ngộ nhận đáng tiếc. (p. 17)


Sự lầm lẫn này, chẳng chóng thì chầy, sẽ dẫn đến sự liên kết ý nghĩa giữa tự do và có tài sản (wealth), tức là sự đánh đồng để đưa tới ý niệm : có tài sản tức là có tự do; và như thế sẽ trở thành một khí cụ lợi hại để lôi kéo hậu thuẫn, để dẫn đến đòi hỏi về sự phân chia lại tài sản. Hayek đưa ra một thí dụ để chỉ ra sự khác biệt rõ ràng của tự do và “có tài sản” như sau : một kẻ hầu trong cung của một hoàng tử có thể được sống trong sung suớng, tiện nghi, nhưng nếu xét đến mặt tự do, thì chưa chắc đã được như một người nông dân hay nghệ sĩ nghèo nàn được sống và hành xử theo ý nguyện của mình.( b/chú)



* Vài hàng về Friedrich Hayek:

Friedrich Hayek (1899 –1992) người gốc Áo, sau đổi sang quốc tịch Anh. Ông vốn là một nhà kinh tế và triết gia chính trị quan trọng của hậu bán thế kỳ 20, được giải Nobel Kinh tế năm 1974. Cùng với Raymond Aron của Pháp, cả hai được coi là hai cột trụ tư tưởng lớn, cứng mạnh, trí tuệ, kiên quyết “bảo vệ” cho một chế độ tự do, tư hữu (ông  có khuynh hướng liberalism = tự do-phóng nhậm /bình đẳng/công bằng, càng ít sự can thiệp hay chế tài từ nhà nước càng tốt), chống lại phe theo Xã hội và Cộng sản chủ nghĩa ( ví dụ hai triết gia  Jean Paul Sartre & Trần Đức Thảo trong hàng trăm người khác). Hayek chủ trương cái thiết yếu nhất của con người là Tự do cá nhân [đối mặt với nhà nước], không bị ai sai sử, ép buộc, cưỡng bách làm điều gì hết, để có thể tự sắp xếp, trù liệu công việc của mình mà không có ai ảnh hưởng hay chi phối gì đến việc anh làm. Có như vậy, người dân mới có thể phát huy và đóng góp được lợi ích cho một cộng đồng. Một chế độ, một xã hội lành mạnh trong đó con người có thể sống chung hòa thuận phải đảm bảo được nhựng quyền tự do căn bản và thiết yếu nhất, tương tự như những gì được ghi trong Tuyên Ngôn Quốc Té Nhăn Quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948. Dịch chuyển sang bình diện chính trị, kinh tế và xã hội, như thế tất nhiên tư tưởng Hayek sẽ chống lại tất cả mọi khuynh hướng toàn trị, độc tài của một nhà nước theo kiểu Cộng sản của Marx và Lenin, hay các chế độ độc tài kiểu Fascist. Ảnh hưởng của ông lớn  trong khối Tự do  2 thập niên từ 1960-1980, và ông từng được cựu thủ tướng Anh quốc là bà Margaret Thatcher ca ngợi công trình tư tuởng của mình.


Tâm Nguyên 
March 2013


Bài một về Tự Do, Dân chủ


Mấy tuần qua, có những tiếng nói, nguyện vọng của một số người ( tuy còn ít nhưng  “muốn nói/ muốn lên tiếng vì quyền lợi chung của toàn thể xã hội ” ) muốn bày tỏ Ý thức và Nguyện vọng của mình về vấn đề Tự do, Dân chủ, nên chủ trang post lên đây ba bài bàn về Tự do để góp ý. Và thực ra chuyện Tự do này rất đáng học hỏi, nghĩ suy từ kinh nghiệm của thế giới, để tìm ra bài học cho VN , cho những quyền lợi căn bản mà thiết yếu mà người dân VN đã bị tước đoạt từ hơn ba thập niên.


 Bình an, Tự do, Dân chủ

"...

Khi đọc Kinh Bình An chúng ta thấy những lời cầu nguyện cho chính mình có khả năng đem tình yêu thương vào nơi oán thù, đối đãi với nhau với tấm lòng khoan dung, tha thứ. Khoan dung, tha thứ là cách biểu lộ tình yêu thương cụ thể, có cách nào khác tốt hơn không?

Đối với mỗi cá nhân, tập được đức khoan dung là điều khó. Nếu chúng ta có tôn giáo, tin tưởng ở một con đường cứu rỗi, chúng ta có thể nhìn ngẫm tấm gương của Chúa Giêsu, của Phật hay các vì thánh nhân khác, để tập sống đức khoan dung của các ngài, tập cho đến nhập tâm. Lúc đó chính lòng mình cũng bình an.

Nhưng vượt trên các cá nhân, cả tập thể, một gia đình, một nước, một xã hội, thì phải làm gì để thể hiện đức khoan dung?

Chắc có nhiều cách lắm. Loài người đã thử nghiệm nhiều phương pháp sống với nhau sao cho an lành. Có lúc phương pháp này đem lại kết quả tốt một thời gian, rồi lại sinh ra các biến chứng tai hại, phải tìm ra phương pháp khác. Cho đến thế kỷ 18, và kéo dài cho tới bây giờ, một cách sống chung mang lại nhiều kết quả tốt là chế độ dân chủ tự do. 
Có nhiều thứ đáng nói về đặc tính của một chế độ dân chủ tự do, nhân ngày Giáng Sinh hãy nêu lên một đặc điểm, là trong một xã hội dân chủ tự do người ta có thể sống khoan dung với nhau. Dù mỗi cá nhân chưa tu tập đủ để sống khoan dung trong chính đời sống hàng ngày của mình; nhưng các định chế tự do dân chủ bảo đảm đức khoan dung được thể hiện trong pháp luật.

Chế độ dân chủ tự do đặt trên giả thiết rằng loài người rất phức tạp, mỗi người một ý, một sở thích, và quyền lợi thế nào cũng có lúc xung khắc. Không những thế, ngay cả khi mọi người đều đồng ý với nhau về các giá trị chung, như công bằng, bác ái, tự do, trật tự, hòa hợp, vân vân, thì ngay trong hệ thống giá trị đó, cũng có nhiều xung khắc, có lúc xã hội cũng phải lựa chọn giá trị này mà hy sinh giá trị khác. Khi nào thì chúng ta thấy tự do là điều tối quan trọng? Khi nào thì chúng ta phải hy sinh bớt tự do để sống hòa hợp và trật tự hơn? Khi nào thì việc thực hiện công bằng sẽ làm chúng ta thui chột tấm lòng bác ái? Biết bao nhiêu thứ giá trị chung của nhân loại tự chúng cũng xung đột; loài người phải chọn liều lượng gia giảm cho thích hợp với từng xã hội, từng thời điểm, từng nền văn hóa khác nhau.

Muốn sống được với nhau an lành thì loài người phải đặt ra một số quy tắc cho việc lựa chọn chung. Trong lịch sử đã có những vị minh quân đóng vai quyết định cho tất cả thần dân, nhiều người đã tạo được các triều đại bình an, thịnh vượng. Nhưng sau khi họ chết đi rồi, không có gì bảo đảm là con cháu họ sẽ tiếp tục những triều đại vàng son khác. Ông Nguyễn Hiến Lê trong cuốn Sử Trung Quốc đã nhận xét rằng trong các triều đại ở Trung Hoa có quá nhiều vị hoàng đế tàn bạo hay bất lực, nếu so sánh thì thấy thời Đế quốc La Mã có nhiều hoàng đế anh minh kế tiếp nhau nhiều hơn. Tại sao? Vì các hoàng đế Trung Hoa theo chế độ cha truyền con nối. Trong khi đó một thời đế quốc La Mã các vị hoàng đế phải được nguyên lão nghị viện bầu cử. người Trung Hoa nếu may mắn thì “gặp được” ông vua con tốt như ông vua bố; mà hiện tượng này có xác suất rất thấp. Nói theo sử gia Will Durant thì người dân phải chịu một canh bạc của di truyền học. Người La Mã chia quyền chọn hoàng đế cho nhiều người cùng quyết định. Họ không phải những người hoàn toàn, nhưng có nhiều người tham dự thì cũng tăng xác suất cho việc họ chọn được một minh quân! Đến khi người La Mã cũng chơi trò cha truyền con nối ở ngôi hoàng đế thì dân chúng lại phải gánh chịu trò đỏ đen của số mệnh!

Cho đến nay chế độ dân chủ tự do có những quy tắc tương đối hữu hiệu nhất để người dân một nước cùng với nhau lựa chọn kẻ cầm quyền. Nhờ thế tạo được bình an cho xã hội dễ hơn. Chế độ dân chủ đã định chế hóa đức khoan dung cho mọi người, nhờ thế mà tấm lòng khoan dung của mỗi người cũng dễ nẩy nở hơn. Chúng ta đã sống qua thế kỷ 20 với những người mơ mộng tính đem lại hạnh phúc cho muôn dân bằng cách bắt người ta xếp hàng vào trại cải tạo! Chính những người lãnh tụ đó, như Stalin, Mao Trạch Đông, như Pol Pot, trong lòng họ không bình an. Ví thử họ biết đem yêu thương vào nơi oán thù, biết khoan dung, tha thứ, thì người dân chắc may mắn được nhờ.

..."

"Hy Vọng Bình An"- Ngô Nhân Dụng. Người Việt, Dec. 25, 2012

Và "bàn thêm" về Ý nghĩa Tự do của người viết này :

10. Tự do còn có nghĩa tự do quyết định, chọn lựa đời sống mình muốn sống, tuy rằng đời sống như thế, theo một nghĩa tôn giáo hay đạo đức , có thể thấp kém hơn những tiêu chuẩn thượng thừa của tôn giáo , ví dụ những đại hạnh nhà Phật. ( về Từ Bi, ( Tha Thứ/ Xả Bỏ ) ). Nói rõ hơn về ví dụ này: Giả sử, có những việc ( mà kết quả có thể ảnh huởng như thế nào đó đến môt cômg đồng lớn hơn, ví dụ, trong môt quận, một tỉnh, hay môt nước) những phuơng pháp hành sử từ bi của nhà Phật đối với nhiều vấn đề, đới với nhiều tội trạng, hình phạt, nếu quá từ bi thì có thể gây loạn, hay rối loạn, mất an ninh, vì vậy vẫn phải có những biện pháp sử dụng hình phạt mà không thể tha thứ tất cả mọi tội, mọt mức độ phạt được ). Trên mức độ cá nhân với cá nhân , điều ( tha thứ “tât cả” ) này có thể thực hiện đươc, nhưng cũng tùy lúc, tùy nhân duyên , trường hợp, hoàn cảnh. 

11. Tự do, như thế, còn có nghĩa là mình đeo vận mệnh của mình trên đôi vai và đôi chân của mình bước đi trong đời, can đảm chọn lựa, can đảm gánh chịu phận số, đối diện với số mệnh, khi có sai lầm, trong mọi ý nghĩa— từ xã hội, kinh tế, luân lý và triết học 

12. Bắt đầu từ khi nào chúng ta bắt đầu cảm thấy cần có tự do để làm một số điều, không bị ràng buộc, o ép, áp đặt từ các nguồn? Đầu tiên là “ ràng buộc, câu thúc, cấm đoán từ cha mẹ, chú bác ( dù có lý hay ta cảm thấy vô lý trong 1 số truờng hợp), kế đó là trường ốc, tôn giáo, rồi thì chính quyền, đảng chính trị, hội đoàn. Khi ta đã độc lập, tự kiếm việc đươc để sinh sống……Lần đầu tiên này ta cảm thấy thật tự do, độc lập vì muốn làm gì thì làm, muốn mua gì thì mua, muốn đi đâu thì đi v.v… không sợ cha mẹ la rầy, mắng mỏ, kiểm soát gắt gao nữa. Lần đầu tiên ấy ta cũng cảm thấy thật thoải mái, sung sướng vì được toại nguyện, muốn hành xử thế nào cũng ít bị kềm chế hơn ( khi không có mặt cha mẹ) , không bị cha mẹ câu thúc , o ép nữa. Khi trưởng thành biết suy nghĩ và độc lập tư tưởng ta thật sự cảm nhận và hiểu được sự quan trọng và cần thiết của tự do để phát huy và thăng hoa cho đời sống mình và chịu trách nhiệm trong chính ý thức tự do này.

13. Ngay khi sinh ra rồi lớn lên , được nuôi dạy, bảo bọc, che chở v.v… ta đã cảm thấy và ý thức được tự nhiên (ít nhiều) ta đang chịu ơn cha mẹ, chú bác, cô dì, thầy cô như thế nào đó, và có một bổn phận phải làm sao cho cha mẹ, thầy cô vui lòng, đẹp ý. Ðó là ý thức trách nhiệm ban đầu (ít nhiều cũng đã được gia đình, nhà trường dạy dỗ, uốn nắn, khuyên bảo thế nào đó rồi). Chính ý thức về bổn phận/trách nhiệm này dẫn đến việc ta sẽ tự giới hạn những sự việc có thể gây phiền não, buồn rầu cho cha mẹ , thầy cô. Ðó chính là ý thức giới hạn của những điều muốn làm , thích làm. Và đồng thời làm sáng tỏ việc nên và không nên làm. Ðiều này soi tỏ ý thức về tự do khó có thể tách rời với ý thức về trách nhiệm. Nếu nhìn ở góc độ “cho và được” ta cũng thấy ngay sự hữu lý của nó. Ví dụ vì yêu một người nào đó ta muốn lấy ( vì nghĩ rằng lấy được sẽ sung sướng và hạnh phúc), nhưng vì một lý do nào đó gia đình hoăc không chap nhận hoăc thấy khó khăn, sẽ gây đau khổ cho ta, hoặc không hợp mà khuyên hay buộc ta đổi ý, mà ta vì không muốn cha mẹ buồn rầu, khổ sở, nên đã chiều lòng cha mẹ. Ý thức về trách nhiệm như thế đã “tước đi” hay giới hạn tự do của ta rồi. Nếu nhìn từ góc độ “cho/được” thì tuy phải hi sinh vì không được tự do làm theo ý nguyện , nhưng đổi lại ta có thể đã làm cho cha mẹ được an tâm, vui long, không buồn khổ, phiền não. 

14. Ta hiện hữu trên thế giới, ngoại trừ những trường hợp quá đặc biệt của hiện hữu đơn độc, là hiện hữu với gia đình, xã hội và thế giới, với tha nhân, con người chung quanh. Trong chính xúc tiếp và giao tiếp với con người , xã hội, mặc nhiên ta đã cảm nhận được những quy luật xã hội ta phải tuân theo, trước tiên hết là cho sinh tồn của chúng ta, nếu không chúng ta sẽ bị đào thải hay thậm chí “tiêu diệt” hoăc phải lên rừng ở. Chính hiện hữu như thế cũng đã cho chúng ta hiểu ta phải hành xử thế nào để có thể sinh tồn, cảm thấy an ổn , thoải mái … cho đời sống chúng ta. Ví dụ thì hằng hà sa số

15. Điều muốn ghi nhận ở đây là : Từ khi mới sinh ra cho đến lúc khoảng 10 tuổi, tri thức tự nhiên của vận hành não bộ ( bình thường)— tức là sự tiếp thu, cảm nhận, so sánh, suy nghĩ, phán đoán của tuổi thơ cũng đã sớm hình thành ý niệm tự do và những giới hạn của nó – từ ý thức về bổn phận, trách nhiệm , cũng như từ những quy luật bất thành văn trong xã hội để một cá nhân có thể sinh tồn và phát triển. Chưa cần phải sử dụng tới những học hỏi từ trường ốc sách vở ở những bậc cao hơn. Sự song hành, tương tác, cũng như kiềm chế lẫn nhau của cà hai ý niệm đã xuất hiện khá sớm, chưa cần tới một giáo dục về công dân, chính trị cao hơn hoặc những trải nghiệm trong một thực tế xã hội và trong một chế độ chính trị nào lúc trưởng thành hơn.

Và sự liên hệ đến "Dân chủ" :

Như Ngô Nhân Dụng viết bên trên : "Chế độ dân chủ tự do đặt trên giả thiết rằng loài người rất phức tạp, mỗi người một ý, một sở thích, và quyền lợi thế nào cũng có lúc xung khắc. Không những thế, ngay cả khi mọi người đều đồng ý với nhau về các giá trị chung, như công bằng, bác ái, tự do, trật tự, hòa hợp, vân vân, thì ngay trong hệ thống giá trị đó, cũng có nhiều xung khắc, có lúc xã hội cũng phải lựa chọn giá trị này mà hy sinh giá trị khác. Khi nào thì chúng ta thấy tự do là điều tối quan trọng? Khi nào thì chúng ta phải hy sinh bớt tự do để sống hòa hợp và trật tự hơn?.."

Đây là khởi đầu cho những suy tư về "Dân chủ đa nguyên" ( Democratic Pluralism) . Con người— trong một cộng đồng hiện tại— đến với nhau từ nhiều nguồn gốc với nhiều tập quán, tin tưởng khác nhau. Họ khác nhau nhiều thứ: từ nguồn gốc văn hóa , tín ngưỡng , kinh tế ( chỉ kể 3 cái đặc trưnng và dễ thấy nhất). Vì vậy, để tương đối bảo đảm sự hòa thuận trong phân chia quyền lực, cũng như phúc lợi của các nhóm người , cách tốt nhất là phải tôn trọng "cách chơi/ quy luật chơi" này, và tạo điều kiện để các nhóm người/ đoàn thể/ sắc tộc để có những tiếng nói đại diện san sẻ quyền lực, quyền lợi để sống chung hòa bình. Từ chỗ có thể sống chung hòa bình , các giá trị xã hội và nhân văn khác mới có cơ hội tốn tại và phát huy. Mà những điều này những tư tưởng gia, nhà lãnh đạo Hy-Lạp cũng đã nghĩ tới trước đây 2500 năm rồi.


Hiền Minh

Kỳ cục cho một số “cái đầu" thế kỷ 21 ghê ha :-)