Saturday, May 27, 2017

Lỗi từ phương trượng u hàn niêm hoa (LHNam)

The error-mistake is from the abbot,

          originating the Flower-Smile seal  (*)

                              in cool-dark-oblique way



* Seal of transmitting Awakening-Grasping (Satori) between Sakyamuni Buddha and Mahakasyapa






Sunday, May 14, 2017

Mother's Day ( from Yesteryear )


Now
I have only
         the incense
                 to
                talk
             to you
through
           immeasurable

The sutra’s voice,
       dangling,
       expands,
   reverberates

Oh, Dear Mother
Many times
   words
         can not
                say much.



5/2016



Wednesday, May 10, 2017

Đại học chi đạo

                         *

Tình cờ ngủ dậy, thấy mình tự nhiên lẩm bẩm “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện” , rồi vô Internet đọc lại sách Đại học, đọc lại nhanh Luận ngữ, thì thấy cái học của cụ Khổng Khâu, nước Lỗ (*) dạy 2500 năm trước quả là một nền “triết học” có mục đích để dạy học trò trở thành một người, một “kẻ sĩ” có thể giúp phục vụ một chế độ chính trị (tốt); một chính khách, một quan văn, hay nếu xuất sắc, một ruờng cột cho một nhà nước. Đó là nển học thuật để dạy trở thành một ông quan, một nhà hành chánh tốt ( a good administrative official,  magistrate, or mandarin).

Và câu hay nhất trong Đại học chính là câu đầu tiên :

                 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。
    Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện.

nghĩa :

Cái học lớn là cái học làm sáng tỏ cái đức sáng trong ta, tại mến thương người dân, và đạt đến điều chí thiện.

Nhiều Nho gia xưa, và còn sót lại ở thế kỷ 19 ở Việt nam, hay Trung quốc thường nói ngắn gọn đó là cái học : xuất xử, hay tiến vi quan, đạt vi sư, hoặc để phục vụ một hệ thống chính trị, gói ghém trong thứ tự Tu thân , Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ, cũng là ghi nhận chuẩn xác. Triết học của cụ Khổng có mục đích rất khác Triết học Hi-La. Triết học phát xuất từ Hi lạp phương có mục đích đi tìm cái minh triết, thông sáng trong vấn đề nghiên cứu của mình [to find the (philo)sophy= wisdom in terms of knowledge] , hay trong các vấn đề đời sống [( life’s wisdom). Thoạt tiên, trong tiếng Hi lạp , từ philosophia (φιλοσοφία), nghĩa là Lòng yêu Thông thái) ] **

Nhìn kỹ hơn chút , ta thấy những bài học Phu tử dạy có những thứ mang tính giáo điều, và nhiều khi vắn tắt quá. Nếu không đọc thêm Luận ngữ hay Trung Dung có khi không thể hiểu rõ hay hiểu kỹ. Trong khi đó, tính chất “cùng kỳ lý” và tường tận ở triết học Tây phương đòi hỏi người ta phải tra vấn tường tận hơn nhiều. Nhưng dù sao cụ Khổng cũng đã nêu lên việc phải học hỏi cặn kẽ , kỹ lưỡng qua ý “ cách vật trí tri.”

Để lấy một thí dụ về cách dạy quá ngắn gọn, hãy xem  khi ngài dạy muốn có “Thành ý” thì phải cách vật trí tri. Nhưng tại sao cách vật trí tri lại có thể dẫn tới Thành ý thì không thấy cụ đào sâu giảng, mà ta chỉ có thể ức đoán, ví dụ như dưới đây, như chất liệu để giúp hình thành cây cầu bắc từ cách vật trí tri sanh thành ý  :

a)    Nhờ vào đào sâu việc tìm hiểu một sự việc tôi dần nhận ra, thấy ra các sự thật, lý lẽ hợp lý của một vấn đề
b)   Nhờ những lý lẽ, sự thật này tôi mới có thể xác định, xác quyết bằng lòng chân thật Ý tôi muốn “hành sử” như thế nào đối với sự việc ( theo một chiều hướng tốt) ***
c)    Và như vậy tôi mới có thể “Chính kỳ tâm”, tức sửa, đổi tâm cho ngay thẳng, đúng đắn và phù hợp với một thành ý như thế nào đấy.

                   欲誠其意者,先致其知,致知在格物。
            Dục thành kì ý giả, tiên trí kì tri, trí tri tại cách vật.

Bài này chỉ bàn luận đến phần chính yếu trong triết học, hay học thuật của Khổng tử là nhằm dạy học trò, kẻ sĩ thi hành trách vụ điều hành, quản trị đất nước cho tốt đẹp, như chính ông đã vạch ra và Tăng tử chú giải thêm trong Tam cương của sách Đại học là : Minh minh đức, Tân dân [ Làm cho dân đổi mới (cho hay, tốt hơn). Đìều này Tăng tử chú giải thêm] , và Chỉ ư chí thiện. Về các giá trị đạo đức, luân lý khác trong Khổng học, ta có thể bàn ở chỗ khác.

Notes:

* Cần nhớ đó là nước Lỗ vào 2500 năm trước, không phải nước Tàu bây giờ. Từ uyên nguyên, Khổng giáo là của nước Lỗ, các hoàng đế tàu sau này khi thâu tóm quyền lực, gom thâu đất đai, chỉ sử dụng Nho giáo một phần để củng cố quyền lực, mang lại sự "chính danh" cho triều đại mình; phần khác vẫn sử dụng nhiều biện pháp của phe Pháp gia. Do đó, nếu người Trung hoa vài ba trăm năm, một ngàn năm trước, hay thời cận đại nói Nho giáo là của Tàu là không chính danh, chỉ là vơ nhầm vào, nhận làm của mình, như đường lưỡi bò trên biển ngày nay. Đó cũng tương tự như sau này 50-70 năm nữa , khi người Hán đã "thanh toán" xong quốc gia Tây tạng, họ bảo "Phật giáo Tây tạng " là một phần hay cũng là Phật giáo Trung hoa thì đó cũng là việc tiếm danh thôi.

** Philosophy ( Greek φιλοσοφία = philosophia, literally "love of wisdom") is the (rigorous) attempt to enquire into the fundamental problems and meanings of Life and related matters, which include Existence, Knowledge, Values, Reason etc.

*** Thành kỳ ý , trong quan điểm của cụ Khổng , mang rất rõ ý niệm sự chân thật , chân thành của lòng trong ý hướng tiến đến hành động tốt

**** Minh đức : Cụ Khổng không định nghĩa “minh đức” là gì , chỉ trong đoạn văn kế cụ nói qua về “sự liên hệ”, việc “phát triển nó” ra nơi thiên hạ ( Cồ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kì quốc). Sau đó là phần chú giải của thầy Tăng tử, nhưng vẫn rất mù mờ. Cụ Phan Sào Nam giải thích rõ ràng hơn nhiều trong Khổng Học Đăng. Minh đức theo cách giảng của cụ Phan là : Cái đức sáng của người được trời phú cho theo cái Sáng của Trời ( thiên chi minh mệnh). Đìều này cũng giống như đạo Thiên chúa thường nói : Thượng đế tạo ra con người theo hình ảnh của Ngài. { cf : Sáng thế ký (Genesis) 1:27}. Theo quan điểm của Nho giáo, thì minh đức chính là cái sáng rỡ của Đức trong tâm, là cái Thiện, tốt lành của Tâm thức.


----

REF



http://www.cohanvan.com/nho-dhao/Tu-thu/dhai-hoc/tan-dan

https://downloadsach.com/triet-hoc/khong-hoc-dang.html