Monday, December 30, 2013

Cuối năm ghi sổ--một chút


Tại sao chúng ta rơi vào tình trạng nguy nan, suy kiệt thảm thương như ngày nay ?

Tôi nghĩ hoài để tìm hiểu tại sao đồng bào chúng ta đã 38 năm nay ở miền Nam, sau 30 tháng Tư , 1975 và 59 năm sau 20/7/1954 ở miền Bắc, mà vẫn phải cam chịu cái phận oan nghiệt của con sâu cái kiến, rên xiết đớn đau, oằn oại hai thế hệ rồi dưới cái chủ nghĩa kinh tởm đó. Và chợt nhận ra vài sự thực buồn đau vô hạn, đó là sở dĩ nó còn sống lâu như vậy là vì : vừa cố ý , vừa vô tình , vừa bị bịp bợm, vừa tự ý nghe theo (vì nhiều ng/nhân), vừa buông xuôi, và cả “bằng lòng” với nó v.v. , đại bộ phận dân tộc từ trí thức tới phó thuờng dân, đã giúp, đã giữ cho chế độ không bị sụp đổ. Nếu không chắc nó đã bị quật ngã từ lâu rồi, Nhưng nay với tình trạng oan khuất về đất đai ngày càng bi thảm thì chính nông dân rồi cũng sẽ "trắng mắt" ra, hi vọng sẽ có thay đổi như thế nào đó.  Các nguyên do chủ yếu g/thích cho sự  tình này tôi tìm thấy :  khi cha, chú họ theo"cụ Hồ " "mần kách mệnh", tin tưởng  tổ sư xài bạc giả này như một “cha già dân tộc", vào cái đầu chỉ khoán trắng tư duy vào cho Marx, Lenin, hoặc có khi, Mao ( G/D this;  how can people  be that stup..? Sorry, but I can not keep myself from feeling this way), thì con cháu vì tình cảm, vì liên hệ, vì kém suy nghĩ độc lập và đồng thời cũng vì địa vị , và quyền lợi v.v., rất rất nhiều đám gọi là trí thức, nửa- trí thức và nhiều kẻ khác trong mọi thành phần, cũng yên lặng hậu thuẫn hay "ngậm miệng" [ngậm miệng ăn tiền ( lại nhớ Ng Huy Thiệp và thành ngữ xưa) ] cho bọn côn quang cầm quyền hiện tại vùng vẫy đủ trò. Còn cái đám có chút phản biện hay ph/biện cầm chừng cũng chả làm đươc cái trò gì hơn , nếu không thực sự xuống đường với nhiệt tâm và lòng thành cùng dân oan, các người đấu tranh thực sự. Tệ hơn nữa, còn có cái bọn mà  nh/văn Dương Thu Hương goi là đám trí thức với "trái tim chó", thường xuyên sủa theo mệnh lệnh của cấp trên, mỗi khi có sự cố gì

Nhìều người cho rằng một trong những yếu tố ( contributing factor) dẫn tới kết quả chúng ta vẫn chưa thực hiện được một bước nào quan trọng trên con đường tiến đến Tự do, Dân chủ là Dân trí chúng ta thấp. Thật ra, yếu tố này chỉ có ảnh hưởng (rất) nhỏ, trong việc này. Chứng minh điều này cũng dễ  thôi. Người đọc thử  nghĩ xem nhé . Và trong tiến trình xây dựng một nhà nước dân chủ ,vìệc học hỏi và các bước tiến về một nền Dân chủ sâu sắc và khoáng đạt hơn là một tấm bàn đồ có nhiều chỉ dẫn và nghiên cứu kế tục nhau cần suy nghĩ học tập, và phải biết lúc nào mình đang tiến tới đâu, chứ không chỉ mơ hồ viện ra một cái rất chung chung gọi là Dân trí , mà không biết mình đang ở giai đoạn nào trên đường di và những mục tiêu hoặc những bước sắp đến là những bước nào. Đặt quá nặng giá trị lên yếu tố trí thức hay dân trí trong trường hợpnày là lầm lẫn giữa tác dụng hay giá trị của tác nhân ở những trường hợp, giai đoạn cá biệt. Không cần có trí tuệ của HSĩPhu, PhanĐDiệu, hay sự hiểu biết sâu sắc của HoàngMChính, NgThanhGiang , NguyễnKGiang, không cần có tri thức của những kẻ có bằng tiến sĩ, thạc sĩ. Những đầu óc tương tự trong  các ngành sẽ  đ ược dùng đểvạch ra những hướng đi, phương sách, hay trù liệu những chiến lược , kế hoạch cho con đường, thể chế Dân chủ xây những bước vững chắc , trong phầnchuyên môn của họ về kinh tế. chính trị, xã hội hay g/dục. Những ai chỉ có họchết cấp 2 hay cấp 3 bậc trung học  thôi mà chịu tìm hiểu, học hỏi hay đọc sách cũng đều có thể hiểu đại cương về những sai lầm, yếu kém, suy đồi, tuột dốc , suy kiệt của đất nước ở rất nhiều mặt. Bằng chứng đây, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha , họ còn rất trẻ và mới vừa xong trung học hay bắt đầu đại học. Thậm chí, các em tiểu học cũng hiểu về những khổ đau , gian truân, khốn khó bằng những quan sát tự nhiên và hoàn cảnh gia đình , để hiểu chế độ phi nhân và ngu đần, tàn bạo này đã mang lại cho g/đình, bản thân, người chung quanh và xã hội chúng đang sống những tệ hại, tệ lậu, kém hèn, nhũng nhiễu, dơ bẩn thế nào và muốn dẹp bỏ nó, nếu có thể. Nói tóm, đặt quá nặng tác dụng /giá trị lên yếu tố dân trí để tạo thành cơn bão , tạo thành những sức mạnh quyết định, những “cú đấm thép” để chuyển hóa, thay đổi xã hội,  để xây dựng một thể chế Dân chủ , là một điều sai lầm không nhỏ, và tạo nên một ỳ tính, hay nọa tính làm giảm nhiều sức bật của đấu tranh. Tác nhân chính, như đã nói trước đây, và bây giờ là Tâm nguyện, Ý chí, Ước vọng để được sống làm người Tự do ( Freeman, Homo Liberum ) với Nhân quyền, Phẩm giá làm người của nó, và những hiểu biết cốt lõi là mình, người công dân đã bị từ chối, tước đoạt các quyền làm Người, các Tự do thiết thân và căn cốt nhất. Và cần đứng lên đòi lại.

Trở lại với vấn đề tại sao chúng ta, đất nước chúng ta lại rơi vào tình trạng nguy nan, kiệt quệ và khốn đốn như hôm nay.

Lập lại một chút: Đất nước ở vào tình trạng như bây gìờ là bởi vì gần 40 năm qua, một bô phận lớn của d/tôc— ít nhất là ở miền Bắc (đây không hề có chuyện ph/biêt Bắc Nam, chỉ hoàn toàn là quan sát khách quan, vì chính người viết những dòng này rất ghét sự phân biêt như thế ), vì nhiều nguyên do, đã vô tình hay cố ý để cho tình trạng đất nước xảy ra như thế , tức là không thực sự có nỗ lực, quyết tâm gì để thay đổi nó, nhất là bộ phận trí thức ít nhiều có liên hệ với đảng CS cách này hay cách khác. Ví dụ : Tại sao ông LHiếu Đằng cách đây hợn 20 năm không hành sử được như tướng Trần Độ, Ts NgThanh Giang. Hoặc  tr/hợp  Phạm Chí Dũng , bây giờ cỡ 45 tuổi , thì cáchđây 15 năm, Dũng, có thể không có kiến thức rộng  hơn như bây giờ, nhưng chắc chắn với tuổi 30 và khả năng tiếp thu cao, đã có thể đã có nhận thức rất rõ là xã hội n ày có những tật bệnh rất hiểm nghèo, và nhân dân quanh mình đã phải khổ sở, lầm than, bị đầy ải, đàn áp, đè nén, hành hạ, nhũng nhiễu v.v… thế nào chứ . Làm sao không ?? Thế thì tại sao đến bây giờ anh mới xin ra khỏi đảng ?  Cứ quan sát thật kỹ một chuyện này đã : sẽ thấy cách bọn c/quyền đối phó với biểu tình chống Tàu khựa mấy lần vào năm 2012, thì biết. Ở Hanội, dễ thở và ít bị kềm kẹp hơn Saigon hay trong Nam rất nhiều. Nhưng tình hình bây giờ thì cũng đã có khác ( với mắm tôm chuẩn bị ráo riết cho cả hai miền). Giá như cách đây 25 năm,  tức gần 14 năm sau ngày miền Bắc cưỡng chiếm đươc miền Nam , tức khoảng vào lúc những bài viết của Hà Sĩ Phu ra đời, đủ để “trí thức” suy nghĩ, suy ngẫm, soi lòng cho thật kỹ, thật tinh tường để thấyra,  tỉnh thức, phản biện, phản đối,  phản kháng lại các sự suy kiệt , suy đồi của đất nươc thì đã đỡ nhiều lắm. Giá như lúc đó có nhiều người—  không cần phải có những tâm hồn và óc nhậnxét, phán đoán như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ông Hoàng Minh Chính trước đó khálâu— hay sau là Lưu Quang Vũ, Dương Thu Hương, Trần Độ, Trần Xuân Bách, NguyễnKiến Giang . Rồi giá sau đó có thêm nhiều hơn những Nguyễn Thanh Giang, Phan Đình Diệu, Bùi Minh Quốc v.v. (đây chỉ kể những người ở miền Bắc hay có ít nhiều liên hệ với CSVN, không kể những trí thức trong Nam như ĐLHThượng Thích Quảng Độ, Bs Nguyễn Đan Quế, hay Gs Đoàn Viết Hoạt v.v.., và một số khác), ví dụ, khởi đi từ vài ngàn người ( trong đó chỉ cần khoảng 50 cái đầu thực sự có trí tuệ ở các ngành; quan trọng là có những nhà hoạt động, tổ chức giỏi, thấu hiểu cương lĩnh, lập trường, đường lối cũng như nội dung căn cốt của cách mạng ). Nếu đã có vài ngàn người  thực sự có ý thức công dân đối với Tổ quốc cao, hiểu rõ phần nào ý nghĩa triệt để của Dân chủ, Tự do; hiểu rõ hoàn cảnh đang suy thoái rất lớn của đất nườc,và thực sự dám đấu tranh như trên, để xây dựng một diễn đàn như Civic Forum của Tiệp khắc, hay những phong trào tại Ba Lan, Đông Đức, Hung gia Lợi v.v…những năm 1988-1990 để thổi dậy phong trào Dân chủ, đòi quyền làm người, các Nhân quyền, quyền Tự do căn bản thì tình thế đã thay đổi nhiều.


HM

Cuối năm 2013

Friday, December 20, 2013

Một mạch Tâm lý-chính trị người Mỹ ( A Psychico-political * diagnosis of the Americans)

Tại sao người Mỹ lại quan tâm đến VN, và muốn làm điều gì đó tại Việt Nam?

Ngoài các lý do về địa lý-chính trị và ảnh hưởng của mình tạivùng Pacific Rim, người Mỹ còn quan tâm tới VN vì mấy lý do sau đây:

1.  Dù gọi đó là thoái lui hay tháo chạy, một số người Mỹ ( cả giới chính trị cũng như thường dân) vẫn mang một mặc cảm đã “thua”  tại VN, nên trong thâm tâm , nếu một ngày nào đó, người Mỹ có thể làm được một điều gì đó “đủ lớn” để xây dựng nên một “cái gì đó” đủ tầm vóc tại VN , để gỡ lại mặc cảm đã thua nói trên, họ sẽ làm. Tâm lý lạc quan— cái gì cũng có thể làm được khi quyết chí — cộng với “khuynh hướng” tranh thắng hay hiếu thắng, nói một cách tương đối, làm người Mỹ  ache ( nhói , buốt, khó chịu) khi phải chịu thua một cái gì đó, nhất là tại một nước nhỏ như VN. Chưa nói tới con số 58 ngàn người lính Mỹ đã hi sinh tại đây.

2.  Vì vậy nếu có một chính phủ dân cử hợp lòng dân, với những nguyên tắc và quy luật điều hành guồng máy nhà nước phù hợp với các tiêu chuẩn phổ thông thường thấy ở các nền dân chủ hiện đại, người Mỹ sẽ dốc tâm giúp đỡ một chính quyền như vậy kiến tạo, xây dựng từ hạ tầng cơ sở cho tới thượng tầng kiến trúc. Hãy đọc lại xem Mỹ đã giúp Nhật sau Thế chiến II như thế nào, khởi đầu từ tướng Douglas MacArthur, và có những người Nhật đã nhớ ơn tướng MacArthur như thế nào. Dốc tâm như vậy là để “quang phục” lại một ý nghĩa vinh quang đã để thất thoát . Phần khác là để, phần nào,  đền bù lại cho nhân dân VN, hoặc ít nhất là nhân dân miền Nam VN— vì sự thoái lui củamình— mà phải chịu ách cai trị tàn bạo, độc đoán của một chủ nghĩa độc tài, toàn trị , đi ngược lại ý nguyện người dân.

Tâm lý người Mỹ  là tâm lý của những người phát sinh từ một quốc gia Âu châu, muốn được tự do sinh sống, tự do hành động, tự do tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình, tự do sùng bái ( the Protestants), tự do tìm một chân trời mới, thoát cảnh ép buộc, cấm đoán, ức chế, uy hiếp của vua Anh George III. Họ yêu quý, yêu chuộng Tự do như thế, nên chỉ có thể “tìm thấy” nó trong một nhà nước Dân chủ, thực sự dân chủ và phóng khoáng. Để ý, sẽ thấy tại sao mỗi tiểu bang đều có những luật lệ riêng, ngoài những luật lệ chung trong Liên bang là thế. Nhiều người Mỹ ngày nay còn than phiền là guồng máy chính quyền hiện đã trở nên quá khổng lồ, và vì thế đã trở nên có quá nhiều quyền lực ( Uncle Sam has become too powerful), vì thế nhiều khi “hãm chế” , ức chế , đè nén , “tước” đi ( một cách hợp pháp— nhưng ức chế vi diệu, vi diệu— vì có quá nhiều cơ phận, quá nhiều nhân viên, “lực lượng” để có thể "kiểm soát" hành vi, đời sống người dân.

3. Vì yêu Tự do, Dân chủ như thế, nên một chính phủ Mỹ vào một giai đoạn nào mà thân thiết với  một quốc gia, trong đó   thể chế của nó  làm những điều đi ngược lại với lòng dân, ý nguyện dân, ngược lại những nguyên tắc căn bản về Tự do, Dân chủ,  Nhân quyền, thì người dân Mỹ sẽ phản đối rất mạnh. Và dĩ nhiên điều này sẽ được phản ảnh qua lá phiếu. Vì vậy, trong trường hợp nhà cầm quyền VN hiện tại mà không có cải thiện Nhân quyền đúng mức, hay rất đúng mức, thì quan hệ, dù trên một số kết ước hay cam kết ( kín và hở, trên giấy tờ hay trên môi miệng) như hai đối tác chi ến lược toàn diện  giữa hai nước,  cũng sẽ chỉ được tạo dựng trên những mảnh băng mỏng dễ vỡ-- trong một đại dương đầy sóng gió.




       Notes


  • Dĩ nhiên là bài toán quan hệ Việt-M ỹ hiện tại còn có con bài Trung quốc với lượng mậu dịch rất lớn.
  • Ở lâu thì bìết đêm dài : Nhà bình luận nào đã ở Mỹ, làm việc , quan sát và tìm hiểu về họ đều , ít nhiều, hiểu rằng nhà cầm quyền VN hiện tại sở dĩ nghi ngại người Mỹ, sợ Diễn biến Hòa bình ( dĩ nhiên, không cần nói tới bọn chỉ muốn duy trì quyền lợi để “đầy túi tham" ), vì thực sự họ chẳng hiểu gì về người Mỷ cả.
  • Psychico-political : I coined this term myself
  • Dĩ nhiên,  mạch nhảy, bắt ở  trên, là một  mạch nhảy trong các mạch nhảy.
  •  Viết xong bài này, tôi chợt nhớ đến một câu chuyện: Cách đây hơn 25 năm, tình cờ tôi có gặp một vị thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Hkỳ ( US Marines) trong một khách sạn. Nói chuyện với nhau một lúc, biết tôi từ VN đến, ông kể là ông đã từng tham gia phục vụ ở VN một thời gian, và ông nói với tôi rằng: “ I am sorry. We made a disservice to your country.” [ Xin lỗi , chúng tôi ( ý nói toàn nước Mỹ, chứ không phải nói về những người lính) đã không hoàn thành tốt công cuộc tại nước bạn]. Trong giọng nói ông có một sự bùi ngùi, hối tiếc.Tôi tin lời nói đó phản ảnh tâm trạng phần đông những người lính Mỹ tham chiến tại đất nước chúng ta trước năm 1975. Trước khi rời khách sạn, tôi có gởi lại một lời nhắn chúc ông bình an và cám ơn tâm tình này của ông đối với quê hương mình.

Thursday, December 5, 2013

Về Võ Nguyên Giáp-- Chân Huyền

Từ khi ông ta chết, tôi từ chối viết, bình luận về cái ông đại tướng VN trong trận Điện Biên Phủ này, kẻ đã thốt lên “Không, không  hề hối tiếc gì cả” (Non, non pas de tout),  vì ông ta đã là một trong nhóm nhân sự chính gây ra cái chết của 3 tới 4 triệu sinh mạng Việt trong những cuộc chiến, vừa lính, vừa dân. Hôm nay, thấy bài này, có luận sự đáng đọc, nên chỉ post lại thôi,  một bài viết và nhận định của tác giả Lê Dủ Chân.

CH

                                                                     -----------

Bản Sắc Anh Hùng
Lê Dủ Chân (danlambao)

" Xưa nay ít ai dám đặt một anh hùng lên bàn cân để cân đo đong đếm, để so kè đúng sai bởi vì khi lịch sử của một dân tộc đã xác nhận một anh hùng thì đương nhiên không thể nào sai trật. Tuy nhiên ở nước ta kể từ khi có đảng cộng sản cầm quyền đến nay, với chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bước ra khỏi ngỏ đã gặp anh hùng, là giai đoạn mà lịch sử bị sửa sai, chân lý bị đảo ngược, xã hội bị bịt mắt, nhà cầm quyền nói một đường làm một nẻo thì vấn đề tái định vị một anh hùng tưởng cũng là đều nên làm trong thời buổi nhiễu nhương, đêm giữa ban ngày này.

Trong cuộc chiến tranh chống Pháp giành độc lập dân tộc và cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc có hai vị tướng được người đời tôn vinh là anh hùng đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp (QĐNDVN) - anh hùng Điện Biên Phủ và Chuẩn tướng Lê Văn Hưng (QĐVNCH) - anh hùng An Lộc."
...





Nhận xét: 

"...ngược lại với Chuẩn tướng Lê Văn Hưng có thể không phải là một anh hùng, nhưng thân thế và sự nghiệp của ông ta chứa đầy ắp bản sắc của một anh hùng." ( LDC) )

Tôi không đồng ý với phần  này của câu trên : "ngược lại,  Chuẩn tướng Lê Văn Hưng có thể không phải là một anh hùng"  (CH sửa lại câu văn một chút cho rõ nghĩa).  Tướng Lê Văn Hưng đích thực là một anh hùng, theo định nghĩa “anh hùng” là người có tài năng, công trạng xuất sắc, vượt trội, hàng đầu của một công cuộc gì [anh , từ nguyên nghĩa tiếng Hán -Việt là đứng đầu loài hoa, hùng là đứng đầu loài gấu].  Quy mô của trận An Lộc, tuy có nhỏ hơn trận ĐBP một chút , nhưng quân số tham đự hai bên công và thủ ở trận An Lộc thì quân Bắc Việt đông gần gấp 3 lính VNCH , khi tổng hợp cac tài liệu. Số lần tấn công của quân đội CS vào các cứ điểm và địa điểm giao tranh gần gấp đôi chiến dịch ĐBP, số ngày quân đội VNCH chịu đựng tấn công, cũng như phản công là 66 ngày, chín ngày dài hơn trận ĐBP.Chiến công phòng thủ, sống chết để giữ vững, An Lộc của cố Thiếu tướng Hưng và các chiến hữu đồng đội đáng gọi là kỳ công, và rất hiển hách, hùng đởm. Có thể tiếng tăm của Tướng Hưng không vang dội như tướng Giáp vì một số lý do, nhưng tài chỉ huy, khí phách của Tướng Hưng cũng như hi sinh, đảm lược của Ông và các chiến binh đồng đội thì xứng đáng gọi là công trạng của những anh hùng, và không thể không khâm phục.

Chân Huyền