Friday, December 20, 2013

Một mạch Tâm lý-chính trị người Mỹ ( A Psychico-political * diagnosis of the Americans)

Tại sao người Mỹ lại quan tâm đến VN, và muốn làm điều gì đó tại Việt Nam?

Ngoài các lý do về địa lý-chính trị và ảnh hưởng của mình tạivùng Pacific Rim, người Mỹ còn quan tâm tới VN vì mấy lý do sau đây:

1.  Dù gọi đó là thoái lui hay tháo chạy, một số người Mỹ ( cả giới chính trị cũng như thường dân) vẫn mang một mặc cảm đã “thua”  tại VN, nên trong thâm tâm , nếu một ngày nào đó, người Mỹ có thể làm được một điều gì đó “đủ lớn” để xây dựng nên một “cái gì đó” đủ tầm vóc tại VN , để gỡ lại mặc cảm đã thua nói trên, họ sẽ làm. Tâm lý lạc quan— cái gì cũng có thể làm được khi quyết chí — cộng với “khuynh hướng” tranh thắng hay hiếu thắng, nói một cách tương đối, làm người Mỹ  ache ( nhói , buốt, khó chịu) khi phải chịu thua một cái gì đó, nhất là tại một nước nhỏ như VN. Chưa nói tới con số 58 ngàn người lính Mỹ đã hi sinh tại đây.

2.  Vì vậy nếu có một chính phủ dân cử hợp lòng dân, với những nguyên tắc và quy luật điều hành guồng máy nhà nước phù hợp với các tiêu chuẩn phổ thông thường thấy ở các nền dân chủ hiện đại, người Mỹ sẽ dốc tâm giúp đỡ một chính quyền như vậy kiến tạo, xây dựng từ hạ tầng cơ sở cho tới thượng tầng kiến trúc. Hãy đọc lại xem Mỹ đã giúp Nhật sau Thế chiến II như thế nào, khởi đầu từ tướng Douglas MacArthur, và có những người Nhật đã nhớ ơn tướng MacArthur như thế nào. Dốc tâm như vậy là để “quang phục” lại một ý nghĩa vinh quang đã để thất thoát . Phần khác là để, phần nào,  đền bù lại cho nhân dân VN, hoặc ít nhất là nhân dân miền Nam VN— vì sự thoái lui củamình— mà phải chịu ách cai trị tàn bạo, độc đoán của một chủ nghĩa độc tài, toàn trị , đi ngược lại ý nguyện người dân.

Tâm lý người Mỹ  là tâm lý của những người phát sinh từ một quốc gia Âu châu, muốn được tự do sinh sống, tự do hành động, tự do tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình, tự do sùng bái ( the Protestants), tự do tìm một chân trời mới, thoát cảnh ép buộc, cấm đoán, ức chế, uy hiếp của vua Anh George III. Họ yêu quý, yêu chuộng Tự do như thế, nên chỉ có thể “tìm thấy” nó trong một nhà nước Dân chủ, thực sự dân chủ và phóng khoáng. Để ý, sẽ thấy tại sao mỗi tiểu bang đều có những luật lệ riêng, ngoài những luật lệ chung trong Liên bang là thế. Nhiều người Mỹ ngày nay còn than phiền là guồng máy chính quyền hiện đã trở nên quá khổng lồ, và vì thế đã trở nên có quá nhiều quyền lực ( Uncle Sam has become too powerful), vì thế nhiều khi “hãm chế” , ức chế , đè nén , “tước” đi ( một cách hợp pháp— nhưng ức chế vi diệu, vi diệu— vì có quá nhiều cơ phận, quá nhiều nhân viên, “lực lượng” để có thể "kiểm soát" hành vi, đời sống người dân.

3. Vì yêu Tự do, Dân chủ như thế, nên một chính phủ Mỹ vào một giai đoạn nào mà thân thiết với  một quốc gia, trong đó   thể chế của nó  làm những điều đi ngược lại với lòng dân, ý nguyện dân, ngược lại những nguyên tắc căn bản về Tự do, Dân chủ,  Nhân quyền, thì người dân Mỹ sẽ phản đối rất mạnh. Và dĩ nhiên điều này sẽ được phản ảnh qua lá phiếu. Vì vậy, trong trường hợp nhà cầm quyền VN hiện tại mà không có cải thiện Nhân quyền đúng mức, hay rất đúng mức, thì quan hệ, dù trên một số kết ước hay cam kết ( kín và hở, trên giấy tờ hay trên môi miệng) như hai đối tác chi ến lược toàn diện  giữa hai nước,  cũng sẽ chỉ được tạo dựng trên những mảnh băng mỏng dễ vỡ-- trong một đại dương đầy sóng gió.




       Notes


  • Dĩ nhiên là bài toán quan hệ Việt-M ỹ hiện tại còn có con bài Trung quốc với lượng mậu dịch rất lớn.
  • Ở lâu thì bìết đêm dài : Nhà bình luận nào đã ở Mỹ, làm việc , quan sát và tìm hiểu về họ đều , ít nhiều, hiểu rằng nhà cầm quyền VN hiện tại sở dĩ nghi ngại người Mỹ, sợ Diễn biến Hòa bình ( dĩ nhiên, không cần nói tới bọn chỉ muốn duy trì quyền lợi để “đầy túi tham" ), vì thực sự họ chẳng hiểu gì về người Mỷ cả.
  • Psychico-political : I coined this term myself
  • Dĩ nhiên,  mạch nhảy, bắt ở  trên, là một  mạch nhảy trong các mạch nhảy.
  •  Viết xong bài này, tôi chợt nhớ đến một câu chuyện: Cách đây hơn 25 năm, tình cờ tôi có gặp một vị thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Hkỳ ( US Marines) trong một khách sạn. Nói chuyện với nhau một lúc, biết tôi từ VN đến, ông kể là ông đã từng tham gia phục vụ ở VN một thời gian, và ông nói với tôi rằng: “ I am sorry. We made a disservice to your country.” [ Xin lỗi , chúng tôi ( ý nói toàn nước Mỹ, chứ không phải nói về những người lính) đã không hoàn thành tốt công cuộc tại nước bạn]. Trong giọng nói ông có một sự bùi ngùi, hối tiếc.Tôi tin lời nói đó phản ảnh tâm trạng phần đông những người lính Mỹ tham chiến tại đất nước chúng ta trước năm 1975. Trước khi rời khách sạn, tôi có gởi lại một lời nhắn chúc ông bình an và cám ơn tâm tình này của ông đối với quê hương mình.

No comments:

Post a Comment