Sunday, February 24, 2013

Bất Khuất

Câu chuyện về cố Trung Úy- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trụ đã đọc được cách đây 30 năm, nay mới tìm lại được


Nụ Cười Người Tử Tội 
(Trung uy Nguyen Ngoc Tru - Giang vien truong VBQG Dalat)

Nguyễn Thiếu Nhẫn

Đó là một buổi chiều ảm đạm vào khoảng tháng 06/1977 ở trại giam Suối Máu thuộc thành phố Biên Hoà. Vậy mà đã mười năm.
Mười năm xuôi ngược bên trời ...
Xót thân tơ liễu, xót đời bể dâu.
Mười năm hoa lá ưu sầu
Vàng tan, ngọc nát nhìn nhau ngậm ngùi
Mười năm vật đổi, sao dời
Em sầu thiếu phụ ngậm ngùi lòng ta.
Mười năm cánh vạc bay qua
Mười năm biết mấy xót xa đoạn trường
Mười năm lệ xối xả tuôn
Có bao thiếu phụ thành hòn vọng phu ?
Mười năm một mảnh trăng lu
Trăng soi đâu tỏ nỗi sầu nhân gian.
Mười năm mắt lệ ngỡ ngàng
Lòng đâu muốn khóc lệ tràn quanh mi.
Mười năm ai hát biệt ly
Để cho núi cắt, biển chia lối về.

Tôi biết dù 10 năm hay nhiều hơn nữa, tôi cũng chẳng bao giờ quên được nụ cười của Nguyễn Ngọc Trụ - người tù dũng cảm ngay trong ngục tù cộng sản đã nói lên những sự thực và mỉm cười bước vào cõi hư vô.

Vào khoảng tuần lễ cuối tháng 03/1977, Trung đoàn 775 tổ chức đợt học tập chính trị cho toàn thể trại viên Suối Máu. Giảng viên là tên Trung tá Chính uỷ với khuôn mặt xương xương, cặp mắt láo liên, đôi môi xám xịt che kín hàm răng ám khói thuốc lào. Năm ngày đầu tuần với những lên lớp, xuống lớp, thảo luận, thu hoạch làm cho những tù binh mệt mỏi, đầu óc trống rỗng. Những luận điệu một chiều cũ rích : « Ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Lao động là vinh quang. Bàn tay ta làm nên tất cả. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm » lúc bổng, lúc trầm mà chính người nói cũng không hiểu mình định nói cái gì. Nhưng mà có cần gì, bởi lẽ tên Trung tá Chính uỷ cũng chỉ là một con ốc trong cái guồng máy Cộng sản sắt máu.
Ngày cuối tuần là ngày giải đáp thắc mắc về bài học vùng kinh tế mới.

Dưới cái nóng hầm hập phả ra từ mái tôn, các tù binh mệt mỏi ngồi im như những pho tượng, mặc tình tên chính uỷ múa may hò hét, khoa tay khoa chân. Với điệu bộ lấc cấc, gương mặt đầy vẻ tự mãn, tên chính uỷ nhìn xuống đám đông qua chiếc kính đeo trễ gọng trên sóng mũi, rồi cất giọng the thé :
- Thế này nhé : Trong thời gian gần 20 tháng qua các anh đã được Đảng và Nhà nước khoan hồng tạo điều kiện cho các anh học tập, lao động cải tạo, các anh cũng đã được gia đình thăm viếng, mỗi ngày các anh được xem « ti-di », sách báo. Nói tóm lại các anh đã được tiếp xúc và đã biết được phần nào về Chủ nghĩa Xã hội tốt đẹp. Là nguỵ quân, các anh đã lớn lên và sống trong chế độ Tư bản xấu xa thối nát của miền Nam. Nay qua các bài học, các anh đã được sáng mắt, sáng lòng. Nếu anh nào còn có điều gì thắc mắc nêu lên tôi sẽ giải đáp.

Toàn thể hội trường im phăng phắc. Tên chính uỷ thụp xuống chiếc bục. Mọi người nghe rõ tiếng sòng sọc của chiếc nõ cầy. Khói thuốc bay lên mù mịt. Tên chính uỷ đứng lên cho lệnh giải lao. Một sợi khói thuốc lào còn sót bay qua kẽ răng lúc y nói.

Qua giờ thứ hai, khi lớp học tập hợp xong, bỗng từ phía cuối hội trường có tiếng xầm xì. Tên chính uỷ đứng trên bục giảng, gương mặt rạng rỡ như cô gái giang hồ đêm khuya ế khách bỗng chợp được một khách làng chơi say rượu thèm tình, y ngúc ngúc cái đầu với vẻ tự đắc :
- Anh nào có gì thắc mắc thì cứ tự do phát biểu. Thế mới dân chủ bàn bạc. Tôi cho phép các anh nêu thắc mắc về mọi vấn đề ngoài bài học.

Y đưa tay chỉ thẳng vào một người tù đang đưa tay che mũi :
- Anh gì đấy, có gì thắc mắc cứ đưa thẳng tay lên xin phát biểu, có gì mà phải rụt rè thế. Nào, thắc mắc gì thì cho biết ?

Người tù vừa được nói tới lúng túng đứng dậy, gương mặt anh ta nhăn nhó rất là khó coi :
- Thưa cán bộ tôi không có gì thắc mắc. Nhưng ...

Tên chính uỷ khuyến khích :
- Cứ mạnh dạn phát biểu, chả ai bắt tội anh đâu.

Người tù đưa tay gãi gãi đầu, khịt khịt mũi, nói :
- Thưa cán bộ thiệt tình là tôi không có điều gì thắc mắc. Nhưng tôi có điều muốn trình bày nếu cán bộ cho phép.

Tên chính uỷ cười hể hả :
- Cứ nói đi, có gì mà phải phép tắc.

Người tù lại gãi gãi đầu :
- Thưa cán bộ, tôi nghĩ là cán bộ hiểu lầm tôi đưa tay xin phát biểu ý kiến. Sự thực là tôi đưa tay che mũi vì không biết có anh nào chột bụng hay sao đã đánh rắm thối quá, chịu không nổi.

Cả hội trường cười một cái rần. Tên chính uỷ tẽn tò nhưng y cũng không nín được cười. Y lầm bầm : « Thật chẳng ra làm sao cả ». Đợi hội trường yên lặng, anh ta lại hát bài hát cũ :
- Thế nào ? các anh chẳng có gì thắc mắc cả sao ? Sĩ quan cả, có ăn học cả, chắc chắn các anh phải biết phân biệt tốt xấu giữa hai chế độ. Đảng ta là đảng chủ trương dân chủ bàn bạc. Các anh cứ nêu những ý kiến, thắc mắc. Giải đáp được tôi sẽ giải đáp. Không giải đáp được tôi sẽ trình lên trên. Cần thiết tôi sẽ gặp đồng chí Lê Duẫn xin ý kiến để giải đáp cho các anh. Với danh dự của một người cộng sản, tôi xin hứa sẽ không có sự trù ếm, trả thù.

Mặc y lải nhải, cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính uỷ vừa định ngồi thụp xuống bục gỗ kéo điếu thuốc lào, bỗng từ cuối hội trường một người đứng dậy và một giọng nói cất lên :
- Tôi xin có ý kiến.

Mọi người đều quay lại nhìn người vừa lên tiếng. Tên chính uỷ thở phào như người vừa trút xong gánh nặng :
- Thế chứ. Thế nào, mời anh lên đây phát biểu.

Người tù chậm rải tiến lên bục hội trường với vẻ mặt tự tin. Anh ta nhìn tên chính uỷ, nhìn khắp hội trường, rồi quay sang nhìn tên chính uỷ :
- Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Ngọc Trụ, Tiến sĩ Công Pháp Quốc Tế, cấp bậc : Trung Uý, chức vụ : giảng viên trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, một vợ, hai con, thân sinh tôi là một Trung Tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà hiện đang bị tù cải tạo tại miền Bắc.

Anh ta ngừng nói. Cả hội trường im phăng phắc. Tên chính uỷ nhìn anh ta gật gù :
- Anh có ý kiến gì cứ nêu lên. Với danh dự của một người cộng sản tôi xin hứa là sẽ không bắt tội anh đâu, dù là tôi không trả lời được những ý kiến, thắc mắc của anh.

Nói xong, y quay về đám đông :
- Thế mới dân chủ chứ, phải không nào ?

Cả hội trường vẫn im phăng phắc trong cái im lặng đầy bất trắc.

Nguyễn Ngọc Trụ hắng giọng, lên tiếng. Giọng nói của anh rõ ràng, mạch lạc :

- Như cán bộ đã trình bày, cá nhân tôi đã sống và lớn lên trong sự cưu mang của chế độ Tư bản miền Nam. Tôi cũng đồng ý với cán bộ là xã hội miền Nam đầy dẫy những xấu xa, bất công, thối nát, những kẻ lãnh đạo bất tài tham quyền cố vị ...

Nguyễn Ngọc Trụ ngừng nói. Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính uỷ gật gù với ý nghĩ trong đầu : « Có thế chứ ! ».

Giọng nói của người tù trên bục lại vang lên :
- Cũng như cán bộ đã trình bày, qua gần 20 tháng, tôi đã tiếp xúc với Xã hội Chủ nghĩa miền Bắc. Tôi đã được gia đình thăm nuôi nên biết được phần nào đời sống thực tế bên ngoài. Tôi cũng đã được đọc sách báo, được xem vô tuyền truyền hình. Thậm chí, tôi còn được sống gần gũi với những con người của Chủ nghĩa Xã hội miền Bắc là các cán bộ ...

Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Những người ngồi kế bên như nghe rõ tiếng nín thở của người bên cạnh. Tên chính uỷ bắt đầu đi qua, đi lại. Giọng nói rõ ràng, mạch lạc của người tù trên bục giảng vang lên như một mũi dao nhọn xoáy vào một vết thương đang sưng tấy :
- Qua tiếp xúc giữa hai chế độ, tôi thấy chế độ Xã hội chủ nghĩa miền Bắc cũng không tốt đẹp gì hơn chế độ Tư bản miền Nam ...

Tên chính uỷ há hốc mồm. Cả hội trường im phăng phắc, sững sờ.

Giọng nói người tù trên bục giảng lại vang lên :
- Tôi không tin tưởng là đất nước sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội với những cái gọi là cách mạng giáo dục đi dôi với cách mạng khoa học kỹ thuật.

Anh ta nhìn thẳng vào mặt tên chính uỷ :
- Tôi xin tạm mượn một hình ảnh để thí dụ : Con ngựa và chiếc xe. Người đánh xe đã tước đoạt mất tự do của con ngựa. Ông ta đã đóng móng vào chân ngựa, đã bịt mắt ngựa, tra hàm thiếc vào miệng ngựa, buộc ngựa vào xe và dùng roi quất vào mông ngựa để ra lệnh kéo cái xe. Chúng tôi và những người dân bây giờ cũng giống như những con ngựa. Đó là ý kiến của tôi về hai chế độ. Xin hết.

Tên chính uỷ xanh mặt. Y thọc mạnh hai bàn tay đang run lên vì tức giận vào hai túi quần màu cứt ngựa. Y nghiến răng lẩm bẩm một điều gì đó không phát ra thành tiếng.

Cả hội trường có tiếng xì xào, rì rầm.

Nguyễn Ngọc Trụ bình tĩnh trở về chỗ ngồi. Một người nào đó nói nhỏ với anh ta :
- Anh nói làm chi những điều như vậy.

Nguyễn Ngọc Trụ mỉm cười trả lời :
- Tôi phải nói những Sự Thật dù biết là sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình.

Tên chính uỷ ra lệnh giải tán lớp học mặc dù còn phải 2 giờ nữa mới hết giờ. Y hấp tấp quảy cái sắc-cốt lên vai, đi như chạy ra khỏi hội trường với cái dáng đi hai hàng của y.

* * * * *

Ngay sáng hôm sau, Nguyễn Ngọc Trụ được hai tên vệ binh có võ trang vào gọi anh lên trình diện Bộ Chỉ huy Trung Đoàn. Và ngay buổi chiều hôm đó anh bị biệt giam vào conex.

Ba tháng sau. Vào một buổi chiều, một vài người tù đang thơ thẩn ở sân cát cạnh hàng rào kẽm gai bỗng kêu lên :
- Thằng Trụ ra kìa.

Tin tức lan nhanh. Mọi cắp mắt đều đổ xô về chiếc conex. Nguyễn Ngọc Trụ đôi mắt trũng sâu trên đôi má hóp, tóc phủ ót, phủ mang tai, râu ria tua tủa. Hai ống chân ốm tong teo chỉ còn da bọc xương, đứng không nổi phải vịn tay vào thành conex.

Tên chính uỷ quảy cái sắc-cốt, bên hông lủng lẳng khẩu K.54, đứng hỏi Nguyễn Ngọc Trụ những điều gì đó rất lâu. Kế bên là hai tên vộ binh cầm súng trong tư thế nhả đạn.

Có lúc Trụ ngã xuống rồi lại cố gắng vịn thành conex đứng lên. Mọi người đều thấy sau mỗi lần tên chính uỷ hỏi một điều gì đó Trụ lại lắc đầu. Những câu trả lời chỉ là những cái lắc đầu.

Tên chính uỷ có vẻ hằn học, quay lại ra lệnh gì đó với hai tên vệ binh và bỏ đi với cái dáng đi hai hàng của y. Trụ nhích từng bước, từng bước rồi khuất hẳn vào conex. Một tên vệ binh đóng sầm cửa conex, khoá lại rồi cũng bỏ đi.

* * * * *

Sáng hôm sau kẻng báo động, còi tập hợp vang lên. Ban chỉ huy trại ra lệnh tập hợp tất cả tù nhân ở hội trường. Người chủ tọa không phải là tên Trung tá Chính uỷ mà là tên Thiếu tá Chính trị viên Tiểu đoàn. Y nhe răng cười một cách rất vô duyên rồi đi thẳng vào vấn đề :

- Các anh biết đó, hôm nay trại mời các anh lên về chuyện của anh Nguyễn Ngọc Trụ. Thực hết biết anh này. Trung tá Chính uỷ đã nhiều lần thuyết phục, yêu cầu anh ta nhận những điều phát biểu trong buổi học là sai. Vậy mà anh ta vẫn khăng khăng không nhận. Anh ta nhất định giữ vững ý kiến và không chịu ra trước mặt anh em nhận là mình sai lầm. Cái chết là anh ta đã nói những điều đó trước mặt anh em để tuyên truyền. Phải chi anh ta chỉ trình bày những ý kiến đó với chúng tôi thì cũng còn được đi.

Tất cả mọi tù nhân ở hội trường đều sững sờ trước sự gian trá, lật lọng của tên Thiếu tá Chính trị viên nhưng không một ai dám lên tiếng. Và mọi người đều đau nhói khi nghe tên chính trị viên tiểu đoàn tuyên bố :

- Vì anh Nguyễn Ngọc Trụ tiếp tục ngoan cố, chống đối lại Đảng và Nhà Nước nên Bộ Tự Lệnh Quân Khu quyết định xử tử hình anh ấy. Lệnh sẽ được thi hành chiều nay.

* * * * *

Đó là một buổi chiều tháng Sáu ảm đạm. Nguyễn Ngọc Trụ bị bịt mắt, miệng bị nhét chanh trái, hai tay trói ké ra sau, hai tên vệ binh kéo thốc anh ra pháp trường.

Anh ngã quỵ xuống khi được tháo băng bịt mắt, cởi dây trói và lấy quả chanh ra khỏi miệng. Viên sĩ quan Việt Cộng phụ trách việc hành quyết hỏi anh có điều gì yêu cầu không, anh chỉ nói :
- Tôi đã nói lên những Sự Thực và không còn có điều gì yêu cầu.

Anh quay lại mỉm cười với các tù nhân bên trong hàng rào kẽm gai :
- Vĩnh biệt anh em !

Và bình tĩnh chờ dợi.

Mười hai tên vệ binh nhắm mắt bắn xối xả những tràng đạn AK vào người Nguyễn Ngọc Trụ - người tù dũng cảm - người đã dám nói lên Sự Thực ngay trong ngục tù cộng sản và mỉm cười bước vào cõi hư vô.

Nguyễn Thiếu Nhẫn

Tuesday, February 19, 2013

Viếng liệt sĩ chống Trung Quốc xâm lược cũng bị ngăn chặn 17-02-13

Bọn lãnh đạo đã hèn tới mức "vong ân bội nghĩa" này. Nhưng số người dân thức tỉnh dần sẽ lan ra, lòng tự trọng của dân tộc khi bị xúc phạm nặng nề thì căm phẫn tự nhiên sẽ bùng lên. Sắt rồi thì sẽ đụng lửa

http://www.youtube.com/watch?v=Y30tRWV6_8I

Thursday, February 14, 2013

Quang Trung Nguyễn Huệ


Theo ý kiến của tôi thì dưới đây là mấy điều nổi bật nhất trong hình ảnh/biểu tượng mà nhân cách và những thành tựu lớn lao của vua Quang Trung đã để lại cho hậu thế và người dân Việt nam :

1.     Tài năng và Trí tuê

Không cần phải dài dòng, những ai từng đọc sử cũng đều biết đến vua Quang Trung là một thiên tài lỗi lạc về quân sự và là người cực kỳ nhạy bén với những đối sách chính trị để xây dựng một đất nước phú cường. Việc Ngài ra chiếu cầu hìền , mời La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, cải tổ giáo dục, kinh tế , tôn giáo quản lý nhân khẩu, đều có “dấu ấn” rất Quang Trung— tức mạnh dạn, sáng tạo và quyết tâm thực hiện. Đó là Trí tuệ về việc kinh bang tế thế của một hoàng đế anh minh. Tài năng và trí tuệ của ông được đánh giá từ nhiều người nhiều mặt. Về quân sự thì những nhân tài, hào kiệt, chiến lược gia như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trương Mỹ Ngọc, Võ Xuân Hoài đều nhận ra đây là thiên tài thượng đỉnh , nói theo kiểu sách xưa là người là có “thần võ” vô song, có lục thao tam lược có thể cầm quân thần tốc tạo nên những chiến thắng kỳ diệu. Về võ công của riêng bản thân, thì ông là người chế ra “Yến Phi quyền” nổi tiếng của Bình Định. ông từng làm tướng tiên phong đánh nhiều trận, đánh bại nhiều tướng. Ắt hẳn trong những lần cầm quân như thế các đại tướng như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng v.v. cũng đã thấy ông thi triển võ công mà khâm phục. Sau này, khi đã dẹp xong quân Thanh, ổn định và hoạch định những chính sách cải tổ và xây dựng đất nước, các văn thần, các quan văn cũng đã thấy những tiên liệu, hoạch định, kế sách thực hiện của ông và tán thán. Đứng ở từng góc độ, ở từng mức trí tuệ, mọi người đều có cách đánh giá ông khác nhau, ví dụ như học sinh, sinh viên đánh giá tài năng Toán của thiên tài toán Ngô Bảo Châu một khác, các giáo sư đại học khác , và Andrew Wiles lại khác nữa. Càng hiểu hơn về những khó khăn mà vua Quang Trung phải đối phó và tìm ra cách giải quyết cho các vấn nạn, người càng có trí tuệ nhiều hơn như các tiến sĩ Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Ninh Tốn v.v. càng hiểu hơn về sự anh minh, sâu sắc của vua hơn , từ đó lòng khâm phục , hay liên tài càng đậm hơn , và lòng tin yêu càng rõ ràng hơn. Đó là lý do tại sao tôi nói càc văn thần, võ tuớng lại “”khoái/mê”, kính phục Ngài. Và càng gia công giúp Ngài thực hiện các ước mơ , các công trình của Ngài, mà như vậy cũng chính là thực hiện các ước mơ, hoài bão của chính họ trong công cuộc xây đụng đất nước . Nói theo phong cách thời nay, thì chính Quang Trung Nguyễn Huệ là người đã giúp các văn thần, võ tướng “khám phá” ra thêm một chiều nữa của tâm hồn mình, đó là cái chiều có tên Tận tụy/Tận lực với Tin Yêu và Say mê. Ông đã thổi vào hồn họ nhiệt huyết nồng hơn, cháy hơn để phụng sự Tổ quốc. Mà thực sự Tổ quốc: ngoài Xã tắc, Tôn miếu, đền đài, cương thổ , núi sông, ngôn ngữ, phong tục , tập quán, văn hoá, thí còn là ông bà, cha mẹ, anh em, bè bạn , xóm giềng, quán đầu làng, xôi đầu ngõ, có gì xa lạ đâu, có gì không phải thân thuơng gần gũi, để nếu lỡ mất rồi thì … Do vậy, chỉ cần nghĩ lại một chút , các vị tiền nhân ấy sẽ nhận ngay ra chỗ nào là tiếng gọi của con tim của chính mình mà phụng sự. Một tâm thức tự nhiên /trong sáng sẽ dẫn lối về cho con tim để biết được “quê hương là gì” để khỏi phải thắc mắc trừu tượng và “khó khăn”  như,

              “ Em đã đến quê hương một lần
                 Riêng tôi vẫn âu lo đi tìm”
                                        (TCS)
dù đây cũng là m ột câu hỏi được đặt ra nghiêm túc .

Vìết tới đây thì nhớ đến chuyện giáo sư Triết tại các đại học Mỹ Nguyễn Quỳnh. Ông kể,
“ Năm 1979, tôi gặp cụ Hoàng Xuân Hãn (theo tôi fải viết là Hoàng-xuân Hãn hay Hoàng Xuân-hãn) tại nhà của cụ ở Paris. Cụ Hãn cho tôi xem chữ viết của vua Quang-trung, và nhỏ nhẹ nói: “Xem chữ viết biết người ít học!” Tôi cũng nhỏ nhẹ thưa: “Nhưng Quang-trung là người fi-thường!”  [ Note: phi thường]

Hoàng Xuân Hãn là một học giả giỏi, nhưng trong ngữ cảnh và viễn tượng có thể tưởng ra được thì câu nhận xét về chữ viết mang một “chỉ dấu”, hay “nội dung chỉ dấu” ( intentional content) theo nghĩa của triết gia Edmund Husserl, như được định nghĩa như sau:

“ To say that thought is “intentional” is to say that it is of the nature of thought to be directed toward or about objects. To speak of the “intentional content” of a thought is to speak of the mode or way in which a thought is about an object. Different thoughts present objects in different ways (from different perspectives or under different descriptions) and one way of doing justice to this fact is to speak of these thoughts as having different intentional contents.    For Husserl, intentionality includes a wide range of phenomena, from perceptions, judgments, and memories to the experience of other conscious subjects as subjects (inter-subjective experience) and aesthetic experience, just to name a few.
              Source: http://www.iep.utm.edu/huss-int/

Như vậy “chủ hướng tính” (intentionality) , theo Husserl , bao gồm hàng loạt các hiện tượng từ nhận thức, phán đoán, ký ức cho đến những kinh nghiệm về chủ thể như chủ thể nhận thức, nói tóm gọn. Và nội dung của chỉ dấu là nhằm hướng tới một cách nhìn, một lối tư duy hay đánh giá một sự kiện. Thế thì, trong cách nói của ông Hãn về chữ viết của vua Quang Trung có hướng tới một “hàm ý” , một nội dung có tính đánh giá, mà đánh giá đó là “Quang Trung là người ít học”. Chúng ta không cần phải đẩy xa, sợ rằng sẽ gây ngộ nhận và “xuyên tạc” ý ông Hãn. Nhưng chỉ một câu đánh giá như thế , nó vẽ lên hình ảnh một ông học giả đầu óc chỉ bo bo với những kiến thức hàn lâm của mình, và những đánh giá của ông về một sự kiện hay nhân vật gì, nào cũng đều phải thông qua cái hình thức : “người đó có phải là người học cao hiểu rộng không ?”, hay “sự kiện đó có phải được thể hiện từ một trí thức không?”. Tôi thật hết sức thất vọng về lề lối đánh giá một nhân vật lịch sử mà thần võ, tầm mức lớn lao và công đức của ông đã để lại cho dân tộc và Tổ quốc, đã bị đánh giá từ một góc độ theo tôi rất hời hợt và nông cạn, lầm lẫn như trên. Ông học giả ơi, cái gì làm cho ông  “mất sáng”  đến thế ? Cái gì đã làm cho cái nhìn của ông lệch lạc, và trật mục tiêu đến hàng dặm thế, nói theo cách nói của người Anh. Để tôi lấy một thí dụ cho ông hiểu nhé, và nhận ra mình sai lầm như thế nào: Ví dụ, khi nhìn hay nghĩ về một bà mẹ hay cha mà công sâu , ân đức sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ cho ông lớn lao quá , thì khi nhìn những nét nhăn xấu xí trên gương mặt cụ, hay khi thấy bàn tay thô nhám, đen đúa vì nắng mưa dầu dãi để nuôi lớn ông , thì ông có thấy những nét nhăn , vết xù xì thô nhám xấu xí kia là xấu xí không? Hay ông sẽ nhìn ra/ đọc ra trong đó biết bao yêu thương tận tụy, biết bao hi sinh dầu dãi và thấy chúng đẹp, chúng đẹp vô cùng và có những khi có thể rơi lệ nghĩ về chúng. Giản dị thôi , và tôi mách cho ông này: ngay cả trong quan sát thực nghiệm trong Cơ học lượng tử: thì cách dùng hay set up, dụng cụ thí nghiệm và cách quan sát có thể làm con mèo đen hóa thành con chó trắng đấy. Đìều này chắc ông , khi sinh tiền , chắc cũng có biết mà.

2.     Lòng yêu nước và tự hào dân tộc

Thực sự chẳng cần phải nói gì về Lòng yêu nước. Đây là một tình cảm tự nhiên phát sinh từ môi trường sống của mình. Dân tộc nào thì yêu dân tộc đó. Điều minh bạch, sáng suốt của vua Quang Trung như một tấm lòng yêu nước là vìệc ông ra lênh cải tổ giáo dục, trong đó việc chính yếu là bỏ chữ Hán , dùng chữ Nôm :

  “Quang Trung bỏ Hán ngữ như là ngôn ngữ chính thức trong các văn bản của quốc gia. Ngôn ngữ chính thức được sử dụng là tiếng Việt và được viết trong các văn kiện hành chính bằng hệ thống chữ Nôm.[62] Quang Trung quy định các bài hịch, chiếu chỉ phải soạn bằng chữ Nôm; đề thi viết bằng chữ Nôm, và các sĩ tử phải làm bài bằng chữ Nôm. Ông còn chủ trương thay toàn bộ sách học chữ Hán sang chữ Nôm nên năm 1791 đã cho lập “Sùng chính viện” để dịch kinh sách từ Hán sang Nôm.[62]
Theo sách Tây Sơn lược thuật, ông chọn một quan văn “5 ngày một lần vào cấm cung để giảng giải kinh sách”.[62] Ngoài ra, Quang Trung quan tâm đưa việc học đến tận thôn xã. Trong “Chiếu lập học” ông lệnh cho các xã::[62]“Phải chọn Nho sĩ bản địa có học thức, có hạnh kiểm đặt làm thầy dạy, giảng tập cho học trò”.
                                                     ( Viet Wikipedia)
Từ thời  nhà Trần đã manh nha việc dùng chữ Nôm trong thơ văn, nhưng phải chờ đến thời Quang Trung mới là giai đoạn dùng chữ riêng của người Viêt trong văn kiện hành chính, sàch vở.

Đìều nên nói thứ hai có phải là từ lòng tự hào về dân tộc, pha lẫn với lòng tự hào về chính khả năng vủa mình , nên thiên tài quân sự vô song Nguyễn Huệ đã có thể thổi bừng dậy lòng tự hào này trong văn quan , võ tướng của mình. Ông đi hết từ chiến thắng này sang chiến thắng khác. Một nhân tài hàng đầu về chính trị và quân sự như Nguyễn Hữu Chỉnh, con chim cắt, con đại bàng trong khung trời chính sự Bắc Hà, người mà khả năng có thể làm nên chính biến, khả năng lung lạc hay thuyết phục đối thủ khá dễ dàng như Chỉnh , mà khi muốn tạo phản , đã bị Huệ bắt dễ như trở bàn tay. Điều này lần nữa nói lên việc liệu định tình hình và tạo ra chiến lược, chiến thuật để thi hành kỳ lạ của Huệ. Chính sự pha trộn thiết yếu và tự nhiên về lòng tự hào bản thân và dân tộc này  trong tâm thức/ tâm lý của vị đại vương , rồi Hoàng đế này đả chuyển lửa, chuyển  nội lực, chuyển quang năng và nghị lực sang tướng sĩ và binh lính của ông để làm nên chiến thắng Hà Hồi, Ngọc Hồi rồi Đống Đa v.v., làm khiếp vía Tôn Sĩ Nghị vá vua quan nhà Thanh thời bấy giờ. Hãy đọc thật kỹ giai đoạn lịch sử này để thẩm thấu lòng tự hào này qua các câu :
         
Đánh cho để dài tóc.
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản.
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
                            
để rồi có cần phải nói gì thêm về lòng tự hào của vị Đại Nguyên Soái Tổng thủ lĩnh cùng quạn dân , tướng sĩ thời đó trong những chiến công , chiến thắng vang dội sử xanh nước Việt. Trở lại một chút : ngoài anh hùng, tướng sĩ  phương Nam, bằng vào  hai thứ tự hào pha vào nhau này, vua Quang Trung đã khìến cho lòng tự hào của hào kiệt miền Bắc như  “mưu thần/ chiến lược gia Ngô Thì Nhậm, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, kiếm sĩ/thi gia Đoàn  Nguyễn Tuấn, sứ thần Ninh Tốn, binh gia Đặng Tiến Đông v.v. được phấn khích, thổi bùng lên quyết tâm đánh cho giặc tan tác chim muông, cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ, để toàn vẹn lãnh thổ và để tiếp tục sống trong văn hoá, phong tục, lễ nghi phương Nam. Anh hùng hào kiệt đã được biết về những chiến tích lẫy lừng của Bắc Bình Vương từ thuở ông vừa mới xuất quân những trận đầu tiên từ Phú Yên, Gia Định, Nam Bộ, Rạch Gầm, Xoài Mút, đập tan quân Xiêm, viện binh của Nguyễn Ánh v.v., nên trong lòng họ chắc chắn đã nẩy sinh những lòng tôn phục, tin tuởng mãnh liệt vào khả năng điều binh, khiển tướng của ông. Từ đó họ tiếp xúc, chia sẻ , bàn bạc nhiều hơn với ông và với nhau, để rồi sau đó biết chắc ông chính là vị Đại Nguyên Soái vô song mà có thể là “Trời” đã giúp cho quân Nam làm nên những chiến công vang dội lịch sử Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa , trong công cuộc đại phá quân Thanh năm Kỷ Dậu 1789. Nếu tôi sinh ra thời đó, được làm một viên tướng nhỏ, cầm quân theo Ngài đi đánh những trận Hà Hồi, Ngọc Hồi hay Đống Đa, tôi biết chắc mình sẽ thấy rất hạnh phúc.

Không lạ lùng gì lắm đâu về chuyện “phân tâm” cái lòng tự hào dân tộc này để tìm hiểu tâm lý các dân tộc . Nếu chúng ta chịu tìm hiểu về tâm lý này, ví dụ, của ngưòi Nhật, chúng ta cũng sẽ thấy những điều dễ nhận diện. Con cháu Thái Dương Thần nữ học Khổng thì muốn vượt Khổng khi cần, học Tây Phương thì cũng muốn vậy, vì quyết tâm và cũng chính vì lòng tự trọng, và tự hào dân tộc. Và họ đã tiến bộ vượt bực.

3. Một nhân cách riêng rất cuốn hút, đặc biệt

Trong nhân cách riêng có gì đó rất cuốn hút : có thể là cách hành xử, cách xử kỷ tiếp vật  và cách giải quyết công việc . Những gì tôi còn nhớ được mà các nhà nghiên cứu về Ngài nói tới là : đầu óc cực kỳ nhậm lẹ, nhạy bén/sắc bén, nhất là trong những quyết định về quân sự và chính trị; liệu việc như thần, và là người quyết đoán.  Đó là lý do tai sao Giáo Hiến ( thầy Trương Văn Hiến) đã chọn Ngài trong Tây Sơn tam kiệt, ba anh em Nhạc , Lữ , Huệ, để gởi tâm nguyện phục vụ Tổ quốc cho Ngài và giúp xây dựng nền tảng và thực lực cách mạng cho Nguyễn Huệ khi Ngài còn chưa có gì hết. Còn trong cách xử kỷ tiếp vật, đối nhân xử thế, trọng dụng nhân tài để mưu cầu lợi ích cho quốc gia, dù là một khối óc mẫn tuệ, ông vẫn có giọng khiêm tốn đáng kính của một Hoàng đế  mang trọng trách trên vai, lo toan, nghĩ sâu mưu lược để xây đắp một đất nước phú cường, người dân được ấm no, vui sống, mả mời gọi sự hợp tác của kẻ sĩ, nhân tài của đất nước ra làm việc. Tầm nhìn của Ngài đâu thua Nguỳễn Thiếp mà vẫn ba lần cầu nài vị thư sinh mặt trắng/ túc nho ẩn sĩ đó. Vậy thì vì điều gì mà Ngài phải như thế ? Ắt phải vì lo lắng cho sự cường thịnh của đất nước, an vui cho xã tắc. Chỉ cần đọc lại “Chiếu Cầu Hiền” là rõ. Một nhân cách như thế sao không để lại trong lòng bầy tôi, người phụ giúp, rồi sau này hiền thần, bá quan văn võ những mỹ cảm, những mến thương đẹp đẽ.


"Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến. Hay Trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự?... Trẫm nơm nớp lo nghĩ, một ngày hai ngày cũng có hàng vạn sự việc nảy sinh Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương".


Để khóa lại bài viết, và sợ dùng bài “Ai Tư Vãn” của Bắc cung Hoàng hậu, tức công chúa  Ngọc Hân ngày trước, thì e có chuyện đánh giá không công bằng , nên xin dùng mấy hàng của Lê Triệu, một kẻ sĩ tiết tháo, cương trực, khóc vị đại anh hùng áo vải-thiên tài quân sự đất Tây sơn , để bày tỏ lòng kính trọng sâu xa trước sự kỳ vĩ của ông. Cũng xin nhắc lại , trước 1975, nhà văn Duyên Anh có quyển “Mơ thành người Quang Trung” là một quyển truyện cho học sinh tiểu học hay mới lên Trung học rất hay. Đây cũng là “cái mê, cái khoái”, cái bội phục và kính trọng mà một nhà văn, bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình, và thổi vào lòng thiếu niên một tình cảm sâu đậm, mang nặng tính sử thi anh hùng, làm bệ phóng cho những ước vọng xây dựng quê hương và canh tân xứ sở, cho hồn tuổi trẻ rực thắm tin yẽu và hướng về tương lai khỏe mạnh, hùng tráng.

“Từ khi triều Nguyễn thiết lập, bất kể những ai hé miệng nhắc đến nhà Tây Sơn đều bị trừng trị rất nghiêm khắc. Vậy mà vào năm 1804, nghĩa là mới sau hai năm lăng mộ vị anh hùng dân tộc Quang Trung bị khai quật và Gia Long mới lên ngôi, trong chuyến đi từ Thanh Hóa vào Huế (Nam hành) Liên Khê Lê Triệu đã dám đến viếng mộ vua Quang Trung. Có lẽ ông là nhà nho duy nhất thời bấy giờ đã công khai sáng tác thơ chữ Hán “Kiến Quang Trung linh cửu” (thấy linh cửu vua Quang Trung). Bài thơ này đã công bố trên một số báo chí gần đây, chúng tôi xin giới thiệu lại phần dịch thơ:

“Bao năm thét mắng át phong vân
Đủ thấy anh hùng – bậc vĩ nhân
Hàm Dã hận vùi muôn vạn xác
“Khuân Sơn” phần mộ họa trăm năm
Ngậm hờn chỉ trích ngàn thu hận
Nỡ phụ đường đường tám thước thân
Quang cảnh thảy đều thành cát bụi
Khiến đời muôn thuở cợt Doanh Tần!”
                          (Hồng Phi – HN dịch)

Trong nội dung bài thơ, tác giả Lê Triệu đã nhắc lại sự kiện ngày 22-12-1788 khi nghe tin quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã cho dựng đàn tế trời đất trên núi Bân (Bân Sơn) ở Huế, thét mắng bọn ngoại bang xâm lược, lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung, rồi kéo quân ra Bắc tiêu diệt kẻ thù. Lê Triệu đã ca ngợi vua Quang Trung, người chỉ huy trận đại thắng đánh tan 20 vạn quân Thanh là bậc “vĩ nhân, anh hùng”. Ông cũng bộc lộ nỗi lòng “căm hờn”, “uất hận” khi thấy vị anh hùng Quang Trung, người đã làm nên đại thắng oanh liệt như trận “Hàm Dã” của Hạng Vũ bên Trung Quốc, sau khi mất lại bị trả thù khai quật phần mộ ở “Khuân Sơn” và chỉ mới hai năm thôi, mà phần mộ này đã bị triều Nguyễn xóa hết dấu tích, chỉ còn là “cát bụi”.”
                                                                              (Hương Nao )


-----------

REF





TN
Kỳ niệm 224 năm chiến thắng Đống Đa
California, mùng 5 tháng Giêng Quý Tị 2013

Wednesday, February 13, 2013

Nữ tướng Bùi Thị Xuân



 Nữ tướng  Bùi Thị Xuân

Đang viết về vua Quang Trung thì chợt nhớ, nếu không viết ngắn gọn, trong hạn thời gian cho phép, về Bà Bùi Thị Xuân, vị nữ lưu tướng quân-anh kiệt, mà khí phách cũng như tấm lòng của Bà với non sông, với vua Quang Trung, thì quả là thiếu xót khó thể “th ông cảm”. Bà là người mà cả thời thanh niên đến bây giờ vẫn ở trong lòng ta, như một biểu tưởng chói lọi của nhân phẩm cao quý tuyệt vời, của khí phách và tình nghĩa ngất trời. Của  lòng chính trực, và lòng thương người.  Cái chết bi tráng, thảm thuơng nữa; Lịch sử bi thương ơi, sao đọa đày , cay độc đến thế ??  Ngày xuân nghĩ tới Quang Trung, tới Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa v.v. mà không viết đôi hàng vọng kính/kính tưởng thâm sâu đến
một tiền nhân, một cân quắc nữ anh hùng thì sao có thể “tha thứ” cho chính mình được.

-         Một nữ tướng kiêu hùng bậc nhất, một vị anh thư mà tài có
    thể làm nghiêng thành, một song kiếm tuyệt luân , một nhan
   sắc hoa nhường. Còn gì nữa ?

-         Một tấm lòng thương dân chân thật

-         Một sáng suốt lạ lùng khi xử lý vụ đói và mất mùa ở Quảng Nam :

   “ Ngoài ra, bà còn ra lệnh bãi bỏ các cuộc truy lùng những nhóm người nổi dậy, và mạnh dạn ra tuyên cáo rằng: Ai vác cày bừa, nông cụ thì được coi là dân lành...Vì thế nạn trộm cướp và chống đối ở Quảng Nam (nhất là ở huyện Quế Sơn) nhanh chóng chấm dứt, dân chúng lại được yên ổn làm ăn...”   ( nguồn: Viet Wikipedia). Đây là quyết định mà sự sáng suốt vượt xa hẳn những “cái đầu” của những quan bình thường khác, và ngay cả những quan tương đối trong sáng, hiểu biết , và cũng có lòng đoái hoài tới nỗi khổ của người dân. Bởi vì có rất nhiều hệ lụy, rắc rối, nhiều  “tội” có thể bị truy tố lên triều đình về những việc làm như thế này, với một tội danh nặng nề. Phải là người rất quả cảm và có lòng thương dân rất chân thật và thông cảm với những nguyên do đã có thể khiến một người dân bình thường vì đói quá mà phải trở thành trộm cướp hay chống đối. Quả cảm này và lòng thương đó mói làm nảy sinh ra sự sáng suốt lạ lùng trên. Điều này cũng giống như vua Trần Nhân Tông đã đốt hết những chứng cứ tố cáo những kể làm phản theo quân Nguyên hay chống đối để an lòng dân, sau khi đã đại thắng quân Nguyên-Mông.

-         Một tấm lòng chính trực. Không vì tình riêng với chú ruột là Thái sư Bùi Đắc Tuyên mà thù oán các vị đã giết chết vị Thái sư chuyên quyền này. Bà chỉ chuyên tâm phục vụ triều đình, lo cho rường cột đất nước, mà không kéo bè , kết đảng để trả thù hay mưu đồ gì cho riêng mình.

-         Một tận tâm , tận lực đến cuối cùng. Trong trận Trấn Ninh, Bà đã liều chết cố gắng đến phút chót hầu mang lại thắng lợi cho bên mình , nhưng vì Cảnh Thịnh  xuẩn động, và tình hình thủy binh thất bại , rồi quân tan vỡ, nên đành phải thua.

-         Và một khí phách ngất trời khi đối mặt Gia Long. Ngài G/Long ạ, trước một nữ anh hùng đối thủ đáng kính trọng như vầy, dù Bà đã vây hãm ông , làm ông tưởng ông đã nguy khốn đến nơi,  mà ông đối xử bằng cách cho voi dày cả gia đình, thì tâm địa của ông quá sắt đá, hẹp hòi, tàn nhẫn. N ơi sa trường, hai hổ đấu nhau , thì làm sao tránh được một có thể thua táng mạng. Làm sao ông lại có thể đeo thâm thù như thế, sau khi người ngã ngựa, một nữ anh hùng sẵn sàng đón cái chết như một làn chỉ đứt của một con diều, một lông hồng trong gió. Nếu không cầm tù hay buộc chết tại sao không đối xử trượng phu hơn – một chén thuốc độc, một đường gươm ngang cổ-- là được rồi, cần gì phải để thâm thù che khuất trí não để bây giờ hậu thế biết được, chỉ còn biết lắc đầu nhìn ông “chán nản” !!!


Rồi cùng một mối tình thơ mộng, diễm lệ với đại tướng Trần Quang Diệu nữa. Duyên hạnh ngộ trăm năm đằm thắm yêu thương của hai người xảy ra thật kỳ lạ, và cũng chỉ xảy ra như thế với những con nhà võ. Trên đường gia nhập nghĩa quân của Tây Sơn , ông bị hổ dữ tấn công. Khi ông cầm cự và có thể bị nguy, thì Bà đi đâu đó thấy được nên nhảy vào dùng song kiếm tiếp cứu. Đúng là duyên kỳ ngộ, cảnh kỳ ngộ và trường hợp kỳ ngộ lạ lùng cho trai tài, gái sắc(và tài) gặp nhau , rồi yêu nhau , rồi thành vợ thành chồng, rồi “đầu quân” vói Tây Sơn cùng nhau, và cùng chết bên nhau cùng “ngày” , cùng cơ duyên. Một nhân vật kiệt xuất, một cuộc đời đẹp hiến dâng, đẹp son sắt, một chuyện tình kỳ lạ, diễm tuyệt mà oanh liệt, bi tráng như thế, mà chưa thấy đạo diễn nào, nhà viết phim của VN nào viết dựng kịch bản, rồi làm một phim hoành tráng, xuất sắc để tưởng niệm vị cân quắc nữ anh hùng này, và để thổi vào lòng học sinh, sinh viên tâm tình thắm thiết với Tổ quốc, với non sông của Bà thì há không phải là điều quá thiếu xót, quá trễ rồi ư?

TN


---------------

REF:

Công luận bình phẩm, hầu hết đều khen ngợi oai danh và tiết tháo của Bùi Thị Xuân. Theo sử liệu, sở dĩ được vậy là vì trong cuộc đời bà có mấy sự việc đáng chú ý sau:

Có tấm lòng thương dân

Gặp năm mất mùa, nhiều phủ huyện ở trấn Quảng Nam sinh loạn, quan quân địa phương không kiềm chế nổi. Triều thần lập tức tiến cử Bùi Thị Xuân ra nơi đó làm Trấn thủ. Đến nơi, bà tự mình đi thị sát khắp các hạt, rồi cho mở kho phát chẩn. Thấy viên quan nào chiếm công vi tư, ăn của hội lộ...bà đều thẳng tay cách chức, chọn người tài đức lên thay. Ngoài ra, bà còn ra lệnh bãi bỏ các cuộc truy lùng những nhóm người nổi dậy, và mạnh dạn ra tuyên cáo rằng: Ai vác cày bừa, nông cụ thì được coi là dân lành...Vì thế nạn trộm cướp và chống đối ở Quảng Nam (nhất là ở huyện Quế Sơn) nhanh chóng chấm dứt, dân chúng lại được yên ổn làm ăn...[9]

 

Bại trận vẫn hiên ngang

Ngoài thái độ hiên ngang khi bị hành hình, người ta còn truyền rằng khi nghe Bùi Thị Xuân bị bắt, chúa Nguyễn bèn sai người áp giải đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí:
Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?
Bà trả lời:
Chúa công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà, cùng đều bị chúa công ta đánh cho không còn manh giáp. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng.
Chúa Nguyễn gằn giọng:
Người có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh?
Bà đáp:
Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc Hà...[12]



-----

NỮ TƯỚNG BÙI THỊ XUÂN: Biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Bình Định tự hào là quê hương của nữ anh hùng kiệt xuất Bùi Thị Xuân. Có tài năng, đức độ và khí phách hiên ngang, Đô đốc Bùi Thị Xuân chính là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam và là nhân vật chính trong nhiều tác phẩm nghệ thuật.

1.

Tài năng của nữ tướng Bùi Thị Xuân được vua Quang Trung đánh giá rất cao qua việc ban tặng danh hiệu “Cân quắc anh hùng”. Trong trận đại thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân Thanh đã kinh hồn bạt vía trước đội tượng binh do Đô đốc Bùi Thị Xuân chỉ huy, góp phần tạo nên chiến tích rạng danh lịch sử. Được cử ra làm Trấn thủ Quảng Nam, nữ tướng Bùi Thị Xuân đã thể hiện rõ khả năng trị nước qua việc mở kho phát chẩn cứu giúp dân, thẳng tay trừng trị bọn tham quan và chọn người tài đức lên thay... do đó đã dẹp được tình trạng làm loạn do mất mùa ở nơi đây.

Sau khi vua Quang Trung mất, vợ chồng quan Thái phó Trần Quang Diệu - Bùi Thị Xuân tiếp tục hết lòng phò trợ cho nhà Tây Sơn cho đến hơi thở cuối. Đỉnh cao chí khí anh hùng của nữ tướng Bùi Thị Xuân thể hiện khi bà bị Nguyễn Ánh cho hành hình một cách tàn nhẫn.



2.

Được sự tài trợ kinh phí xây dựng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong) đã được xây dựng và khánh thành vào tháng 7.2008.

Đã có tiểu thuyết lịch sử Đô đốc Bùi Thị Xuân của Quỳnh Cư. Một số đơn vị nghệ thuật trong cả nước đã dàn dựng các vở diễn hay về nữ tướng Bùi Thị Xuân. Nổi bật là vở Bùi Thị Xuân hồi kết cuộc của Nhà hát Tuồng Đào Tấn, từng đoạt huy chương Vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995. Bài Song Phượng kiếm tương truyền do Bùi Thị Xuân sáng tạo nên, đã được các nữ VĐV Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh rèn luyện biểu diễn đẹp mắt, gây ấn tượng mạnh đối với giới võ thuật trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên với một nữ nhân vật lịch sử đặc biệt như Đô đốc Bùi Thị Xuân, như thế là còn quá ít. Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân tuy hoành tráng nhưng hiện vật còn ít và thiếu sinh động, dẫn đến tình trạng thường xuyên vắng vẻ khách thăm quan. Do đó, nên quan tâm đầu tư thêm về phần “hồn” cho Đền thờ để phát huy hiệu quả trong giáo dục truyền thống lịch sử, trở thành một địa điểm “về nguồn” đối với đông đảo phụ nữ Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung.

Giới văn nghệ sĩ mà trước tiên là ở Bình Định nên quan tâm khai thác về đề tài này nhiều hơn. Khi tham gia thiết kế trang phục cho Cuộc thi Hoa hậu Những miền đất Võ năm 2008, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Việt Hùng từng bày tỏ ý định sẽ đầu tư kinh phí làm phim về nữ tướng Bùi Thị Xuân. Hãng phim Lý Huỳnh sau thành công của bộ phim Tây Sơn hào kiệt, cũng đang ấp ủ dự định thực hiện bộ phim về Bùi Thị Xuân.

NSƯT Lý Huỳnh cho biết: “Nữ tướng Bùi Thị Xuân là người tôi rất kính phục. Hiện kịch bản sơ bộ về bộ phim Bùi Thị Xuân chúng tôi đã có, khi nào đủ điều kiện sẽ triển khai thực hiện…”. Có thể thấy, những tấm lòng của người Việt Nam đối với Bùi Thị Xuân không thiếu, điều quan trọng là kết nối được những tấm lòng ấy để cùng tôn vinh “người phụ nữ tuyệt vời” trong lịch sử dân tộc.
Theo Hoài Thu
BaoBinhdinh

Tuesday, February 12, 2013

TQ làm gia tăng bất ổn

Trung Quốc bắt nạt láng giềng ở biển Ðông 
Monday, February 11, 2013 6:01:25 PM 



Sĩ quan Hải Quân Mỹ báo động

SAN DIEGO (NV) Một sĩ quan cao cấp Hải Quân Hoa Kỳ báo động Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động bá quyền trên biển, gây mất ổn định và an ninh khu vực Á Châu Thái Bình Dương.

Tàu Hải Giám 75 của Trung Quốc (trọng tải 1,000 tấn) tuần tra ở biển Ðông. (Hình: Hải Quân Trung Quốc Navy81.com)

“Chắc chắn là Hải Quân Trung Quốc đang đặt trọng tâm vào hải chiến và nhằm đánh chìm hạm đội đối phương”. Ðại Tá Hải Quân James Fanell, phó trưởng ban tham mưu hành quân đặc trách tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, phát biểu trong một cuộc hội thảo về quốc phòng tổ chức ở San Diego ngày cuối Tháng Giêng 2013 vừa qua nhưng mới được tường thuật trên báo chí gần đây.
Lời bình luận của một viên chức cao cấp của ngành tình báo Hải quân Mỹ diễn ra trong bối cảnh của các căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực từ quần đảo Senkaku trên biển Hoa Ðông với Nhật Bản và khu vực biển Ðông với Việt Nam và Philippines.
Ông Fanell cho biết Trung Quốc sử dụng các lực lượng “ủy nhiệm” thay cho tàu hải quân để leo thang các hoạt động kiểm soát và khẳng định chủ quyền ở các khu vực biển tranh chấp.
Ðó là đội tàu Hải Giám và Hải Tuần rất đông đảo và lớn mạnh, một số là chiến hạm biến cải. Trừ Nhật Bản có khả năng đối phó, các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines thì lép vế hoàn toàn. Cùng với các đội tàu vừa kể, các tài hải quân Trung Quốc thường xuyên mở các cuộc tập trận và tuần tiễu, thách đố sự hiện diện của tàu hải quân các nước khác.
Tàu Trung Quốc “thường xuyên thách thức khu đặc quyền kinh tế mà Nam Hàn, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Burnei, Indonesia, Việt Nam, từng được cho là được bảo đảm theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển”, theo lời ông Fanell.
“Trung Quốc thách thức quyền của các nước khác”, ông Fanell nói Bắc Kinh xác định “cái gì của tao là của tao, còn cái gì của mày thì phải đàm phán”.
Cho tới nay, Trung Quốc mới chỉ chiếm được 7 bãi san hô ngầm ở quần đảo Trường Sa nhưng đã thiết lập tới 8 căn cứ quân sự trên đó.
Ông Fanell gọi đoàn tàu Hải Giám của Trung Quốc là “lực lượng sách nhiễu thường trực chủ quyền các nước trong khu vực chứ không có phận sự gì khác”.
Ông dùng từ “bành trướng” để mô tả các hành động của Trung Quốc. Theo ông nếu quan sát các hoạt động của Trung Quốc trong thập niên qua, không có gì mô tả đích xác hơn là dùng từ đó.
Hành động mới nhất của Trung Quốc khi uy hiếp, đẩy tàu Philippines ra khỏi khu vực bãi đá Scarborough Shoal mà Bắc Kinh gọi là Hoàng An đảo, rồi củng cố chiếm đoạt nơi này hồi năm ngoái là một thí dụ điển hình về chủ trương bành trướng, chiếm đoạt.
Theo ông Fanell, Trung Quốc “chèn ép” các nước khác là một phần trong chủ trương và hành động được tính toán kỹ lưỡng.
“Người ta có thể nhìn thấy trước là các hành động của Trung Quốc đang làm mất ổn định vùng biển Á Châu”, theo ông Fanell.
Trung Quốc gấp rút cải tiến và gia tăng lực lượng hải quân của họ 5 năm qua để kiểm soát không những các vùng biển gần bờ mà còn vươn ra các vùng biển xa. Chủ đích là đối phó với hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Ông Fanell cho biết trong năm 2012, Trung Quốc đã đưa 7 đoàn chiến hạm và một lực lượng tàu ngầm đông đảo vào biển Ðông, một hành động chưa từng có trước đây.
Ông lên án ở cuộc hội thảo tại San Diego về những gì Trung Quốc nêu ra làm bằng chứng lịch sử để cả quyết gần hết biển Ðông là của Trung Quốc là “bịa đặt lịch sử” nhằm hậu thuẫn cho chủ trương bá quyền bành trướng khi tự thấy sức mạnh quân sự ăn trùm các nước khỏ ở khu vực.
“Trung Quốc đang kiểm soát các vùng biển mà họ chưa từng kiểm soát hay bảo vệ trong lịch sử 5,000 năm của Trung Quốc”. Ông nói.
Ông coi Trung Quốc là sự đe dọa chính yếu đối với an ninh và hòa bình của khu vực biển Ðông.
Trong bản tin ngày Thứ Hai 11 tháng 2 năm 2013, Tân Hoa Xã loan tin là hai đoàn tàu Hải Giám của họ đang thi hành các nhiệm vụ tuần tra ở biển Hoa Ðông và biển Ðông (họ gọi là Nam hải).
Ba tàu Hải Giám mang số 50, 51 và 137 tuần tra khu vực Ðiếu Ngư quần đảo (tức Senkaku Nhật Bản). Ðồng thời, các tàu Hải Giám mang số 75 và 167 tuần tiễu khu vực biển Ðông.
Mới mấy ngày trước, một viên chức Bộ Canh Nông Trung Quốc loan báo các tàu “ngư chính” của họ tuần tiễu thường xuyên hàng ngày trên biển Ðông.
Ngày 22 tháng 1, 2013, Philippines đưa Trung Quốc ra kiện tại Tòa Án Quốc Tế theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển với hy vọng giải quyết dứt điểm cái vạch “Lưỡi Bò” ngang ngược của Bắc Kinh chiếm gần hết biển Ðông. (T.N.)

Source: nguoi-viet.com

Friday, February 8, 2013

Nhớ

Cuối năm nhớ Saigon, làm sao không nhớ những người muốn giải phóng lại Saigonsau 1975, để mang lại Tự do, thanh bình, hạnh phúc cho đất mẹ. Dù không thành công và phần lớn đã hi sinh, nhưng quyết tâm, dũng khí và tấm lòng của những đứa con đầy hào khí, kiêu hùng, có thể nói, vào bậc nhất trong lịch sử hiện đại của Tổ quốc, là điều không thể quên, không thể không ghi khắc. Chép lại một bài thơ của Thụy Khanh về một buổi tiễn đưa , những người con nước Việt thế kỷ 20; những người mà tấm lòng của họ khi sang sông còn trong sáng, hi sinh của họ còn gấp bội lòng của Kinh Kha ngày xưa



Tiễn Đưa

Cung kiếm một thời ngang dọc mãi
Quê người nuôi hận mất quê hương
Quán trọ nghe mưa sầu chất ngất
Hồn thiêng sông núi giục lên đường

Ta tiễn đưa người qua bến sông
Đìu hiu con nước vẫn xuôi giòng
Lưu lạc mới hay niềm hạnh ngộ
Người đi sương trắng cũng mênh mông

Bên rừng khách lặng nghe chim hót
Một lời chia biệt cũng xôn xao
Người đi ngựa trắng mờ sau núi
Chiến bào xanh mộng ước mai sau

Có một bình minh ở dưới kia
Thanh bình tô thắm nẻo sơn khê
Người có băng mình trong gió sớm
Hồ cừu y có đẫm sương khuya
Ta về cúi mặt nghe xa xót
Dặm đường đâu mái lá ngăn che.

Thụy Khanh

28 tháng Chạp Nhâm Thìn 2012