Saturday, March 20, 2021

Thanh niên Việt Nam và Võ thuật, Võ đạo

                                                              * *

Thanh niên, trung niên Việt nam, ngoài việc giữ sức khỏe, nếu có thể học để biết một ít võ nghệ thì là điều rất tốt—để có thể phụng sự Tổ quốc, đồng bào khi cần. Học võ cao hơn có những khi sẽ có những đóng góp đáng kể hay thành những tấm gương anh hùng lớn, nhỏ trong sự nghiệp giữ gìn Tổ quốc, chống ngoại xâm. Nên nhớ các ‘võ công-chiến công’ sáng chói của nước Việt từ thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam đế, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Đế, Khúc Thừa Dụ xuống tới Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, xuống Thần Thái tông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung v.v. tới nay, có sự đóng góp không nhỏ của tầng lớp những người võ nghệ từ cao xuống thấp, những võ sinh, thanh niên ưa chuộng võ thuật. Lịch sử dân tộc ta đầy việc phải chiến chinh để giữ vững độc lập, bờ cõi, nước non cha ông để lại, hay để mở mang. Nét hùng thịnh trong lịch sử Việt  để lại nhiều vệt Son hào hùng, lẫm liêt, như những nét sổ, nét ngang của đại tự hoành tráng, nguy nga trong chữ viết. Xin cứ đọc lại lịch sử và suy gẫm. Mai Thúc Loan Hắc đế đã luyện vật, học sách như thế nào, đại danh tướng Lý Thường Kiệt đã phải luyện tập võ nghệ, luyện binh, trau giồi binh pháp như thế nào; Phạm Ngũ Lão đã luyện võ chăm chỉ ra sao, các vương tử, vuơng tôn nhà Trần đã phải học võ, học binh pháp, luyện tập ra sao. Thử nhớ: thanh niên Trần Quốc Toản buổi ấy phải có sức mạnh, võ nghệ như thế nào mới bóp nát trái cam khi chưa được vào họp quốc sự, binh bị. Rồi Tây sơn tam kiệt và dân Bình Định đã học tập võ thuật ra sao để tham gia giữ nước, cứu nước. ‘Võ công’ nước Việt, nói ở tầm quôc gia, còn là các cuộc chiến thắng ngoại xâm, bao gồm nhiều mặt : chính trị, quân sự, xã hội với sự góp sức của đại đa số các tầng lớp. Do đó người Việt cần phải giỏi việc Võ bị { cf.  điều đó giải thích lý do sau này có trường Võ bị Đà Lạt, và trước đó có các trường, các tụ điểm dạy võ, giảng võ các thời kỳ lịch sử }, trong đó việc học binh pháp, chiến thuật, chiến lược ở mọi khía cạnh được tập trung, giảng dạy, huấn luyện.

 

Tríck Wikipedia

   Trong suốt hai thời kỳ nhà Lý và nhà Trần từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14Phật giáo trở thành quốc giáo. Những phương thức nghiêm ngặt nhằm tự kiểm soát, hoàn thiện mình và rèn luyện những bí kíp về thầnkhíýlực đã giúp các nhà sư không chỉ am tường tôn giáo mà còn rất giỏi . Thời Lý, các nhà sư thường tổ chức lễ hội ở chùa chiền và đền miếu, nơi có những hoạt động mang đậm tinh thần thượng võ như đấu vật và tỉ thí võ nghệ tay không hoặc có binh khí.”

 

Trở lại với học võ thuật võ đạo

 

 * Võ thuật :

 

a)     Phần quyền cước :

Chỉ cần học một môn võ thuật, quyền cước và tập luyện cho thành thạo, ví dụ võ cổ truyền, võ Bình Định, Vovinam, Bình Định-Thiếu lâm Sa long cương, Tae kwon do; Aikido, Võ kinh Vạn An, Quán khí đạo ( Qwan ki do) v.v.

b) Phần tập khí công:

Phần này thường thích hợp với trung niên hơn, khi tánh tình đã trở nên “đằm” hơn. Đời sống và phát triển tự nhiên thân-tâm cho bài học như thế.

Có thể dùng các bài quyền, các thế đánh, đỡ của tay chân của bất cứ môn phái nào, hay chỉ 1 phần nhỏ nào đó thôi cũng đủ. Vấn đề là biết theo dõi hơi thở, vận dụng các thế, các động tác theo tốc độ chậm rãi của hơi thở, của dòng luân lưu của hơi thở. Tập thở theo Kinh Quán Niệm Hơi Thở (Ānāpānasati Sutta) một thời gian, rồi chuyển niệm, điều phối tác động theo hơi thở (*)


* Võ đạo :

Đạo lý, đức lý thông thường  trong Võ đạo các

     môn phái là tinh thần thượng võ ( có thể tìm đọc

     nhiều nơi) và tùy môn phái, chưởng môn, di sản

     v.v. tinh thần nghĩa hiệp được nhắc nhở nhiều ít.

     Tựu trung, các môn phái có danh tiếng tốt đều

     trọng Ba chữ Nhân, Nghĩa (**), Hiệp. Như

     Vovinam Việt Võ đạo có châm ngôn : “Bàn tay

     sắt trong trái tim từ ái” và các điều tâm niệm như :

     Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng v.v…Căn bản

     đạo đức, sự kềm tỏa, tiết chế của người có võ công

     cao lại càng phải được người đó giám sát, duy trì

     cẩn thận. Thái độ từ hòa, ôn hòa phải được kiểm

     soát, duy trì ( vì khi tức giận quá có thể lỡ tay

     đánh người chết hay mang trọng thương). Do đó,

     một phần khác của võ đạo, hay nói khác hơn việc

     điều tâm, giữ ý, ngự tâm để tránh việc lỡ tay đánh

     người mang thương tích cũng là một phần cần tập

     luyện trong võ đạo. Bi, Trí trong cửa Phật có thể

     hướng dẫn, dẫn dắt hành động, tâm thức con

     người rất tốt.

     Để luyện tâm, tập thường xuyên có thái độ từ hòa,

     hòa hoãn, hòa bình, hòa dịu, hãy thường xuyên

     nhớ tới chữ Từ bi nhà Phật, hoặc lòng Nhân ái. Về

     hoạt động của

     thân-tâm, khi điều hợp động tác khi đi quyền

     chậm rãi theo hơi thở, như khi tập khí công, điều

     này sẽ giúp rất nhiều trong việc luyện tâm, tập lối

     sống từ hòa. Như kết quả tự nhiên, võ đạo của

     người luyện võ sẽ thăng hoa, tăng tiến về hướng

     tốt rất đáng khích lệ.

     Và khi Tổ quốc kêu gọi thì một tinh thần như Bi-

     Trí-Dũng nhà Phật có thể là đại đăng soi đường

     cho dấn thân trong võ đạo.

 

Notes:

 *https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2756552481295209&id=100008214515592

 

** Nhân, Nghĩa vốn là Ý thức chung trong tâm thức nhân gian khi con người biết yêu thương đùm bọc, chia sẻ, làm việc không chỉ vì lợi ích cá nhân, gia đình mình— và không chỉ với loài người. Chúng không bị giới hạn trong khung Khổng học. Nhân Nghĩa theo danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi (1380-1442) còn là sự mang lại sự Yên ổn, An ổn cho người dân. Trong khi đó dân cũng chính là những đồng bào của mình.

 

Hoàng Minh Chân

Tháng 3, 2021

K/tưởng dt-ahdt Lý Thường Kiệt