Saturday, May 18, 2019

Feeling, Controlling the Current of the Stream of Consciousness -quadrilingual

One of the great fun, satisfaction you may get from experience with Buddhist Meditation is the sense of control, the control you can acquire after practicing meditation for some time.

Like surfing, or flowing with a stream, a river, but you can adjust the speed of the flow, the torrential current and control it if :

1.   Your mindfulness practice can often ring a bell to remind you to take control of the situations, if needed

2.   Your practice of slowing down your Body-Mind activities, stream of consciousness has become efficient to control the velocity of the currents, flows of  the waves. This will help you to have a chance to observe the working, the happening, the changing of your Consciousness and your Body-Mind complex to avoid mistakes from Being hurry, from other bad karmas. And live at slower pace , but more in control and peacefully.

Like flowing with the river at a constant speed you can “see” its waves and the strength of its flow at various times to feel them and decide what to do and navigate through them,

Unlike riding the chaotic behavior of  the rivers, the sudden rising, falling, thrusting or receding  haphazardly of  their waves, here you have the good control of the flow, the haphazard behavior of your stream of consciousness. And guide your life accordingly.

----


Điều Phối Dòng Chảy của Tâm Thức


Một trong những niềm vui rất đáng phấn khởi, hài lòng bạn có thể có
được từ kinh nghiệm với thiền tập là cảm nhận về sự kiểm soát được , sự 
điều phối bạn có thể có được sau khi thực hành thiền một thời gian.
 
Tựa như cỡi lướt sóng một dòng suối, một con sông, nhưng bạn có thể 
điều chỉnh tốc độ của dòng chảy, dòng chảy xiết và kiểm soát , điều phối 
được nó nếu : 
 
1.   Bạn đã từng thực hành thiền quán khá lâu và kinh nghiệm này có thể 
nhắc nhở bạn kiểm soát , điều  hợp các tình huống khi cần
 
2.   Việc bạn làm chậm các hoạt động Thân-Tâm, dòng ý thức của bạn
 đã trở nên hiệu quả để kiểm soát vận tốc của dòng chảy. Tức sống chậm 
lại để có nhiều cơ hội quan sát để xem diễn biến của Tâm thức, hoạt 
động của Thân-Tâm mà bớt lỗi lầm vì nóng nảy, vì sân si. Và được 
thư thái, an thản vì điều phối được Tâm.

Như trôi lướt cùng một con sông, dòng suối chảy với vận tốc đều, bạn có thể “thấy” những đợt sóng và sức chảy của chúng lúc này lúc khác cảm nhận được dòng chảy của Tâm thức, các thay đổi của Thân-Tâm để có thể thấy mình nên làm gì trong các giây phút liên tục để điều phối  nó , và Sống tỉnh thức.

Nhưng khác với nhịp chảy nhiều khi “bấn loạn”, vô độ của các con sông, con suối với dòng chảy xiết, với các nhịp triều bất khả tiên liệu, nơi có sự Điều phối nhịp nhàng , an lưu, an trụ này, bạn kiểm soát được dòng chảy của suối. của sông. Và từ đó sống An lạc hơn.

----

Spanish:


Sintiendo, Controlando la Corriente del flujo de conciencia

Uno de la gran diversión, la satisfacción que puede obtener de la experiencia con la meditación es la sensación de control, el control que puede adquirir después de practicar la meditación durante algún tiempo. 

Como en el surf, o fluir con un arroyo, un río, pero se puede ajustar la velocidad del flujo, la corriente torrencial y controlarlo si:


1.   Su práctica de Mindfulness a menudo puede sonar una campana para recordarle que tome el control de las situaciones. 

2.   Su práctica de ralentizar sus actividades cuerpo-mente, flujo de conciencia se ha vuelto eficiente para controlar la velocidad de las corrientes, flujos de las olas. Esto le ayudará a tener la oportunidad de observar el funcionamiento, el suceso, el cambio de su Conciencia y su totalidad de Cuerpo-Mente para evitar errores por ser apresurados, por otros malos karmas. Y vives a un ritmo más lento, pero más en control y pacíficamente.


Como fluir con el río a una velocidad constante se puede "ver" sus olas y la fuerza de su flujo en varias ocasiones para sentirlos y decidir qué hacer y navegar a través de ellos, 

A diferencia de “montar” el comportamiento caótico de los ríos, el aumento repentino, cayendo , empujando o retrocediendo al azar de sus olas, aquí usted tienes el buen control del flujo, el comportamiento fortuita de su flujo de conciencia. Y guiar su vida en consecuencia.


----


Italian:



Sentire, Controllare la Corrente del Flusso della Coscienza

Uno del gran divertimento, la soddisfazione che puoi ottenere dell'esperienza con la Meditazione Buddista è la sensazione di controllo, il controllo che puoi acquisire dopo avere praticato la meditazione per qualche tempo.


Come nel navigare, o scorrere con un flusso, un fiume, 
ma puoi regolare la velocità del flusso, la corrente torrenziale e controllarla
se:

1.   La vostra pratica Mindfulness può spesso suonare un campanello per
     ricordarti di prendere il controllo delle situazioni, se necessario
 
2.   La vostra pratica di rallentare le attività Corpo-Mente , il flusso
di coscienza è diventato efficiente per controllare la velocità delle
correnti, i flussi delle onde. Questo vi aiuterà ad avere l'opportunità 
di osservare il funzionamento, l'evento, il cambiamento della vostra 
Coscienza e la vostra totalità del Corpo-Mente per evitare errori 
dall'essere Sbrigati, da altri cattivi karma. E vivi a un ritmo più lento, ma più
in controllo e pacificamente.


 Come fluire con il fiume a una velocità costante puoi "vedere" le sue onde
e la forza del suo flusso in momenti diversi per sentirle e decidere cosa fare
e navigare attraverso di esse.

A differenza del comportamento caotico dei fiumi, l'improvviso aumento, la caduta, la spinta o la retrocessione delle loro onde, qui avete il buon controllo del flusso, il comportamento casuale del vostro flusso di coscienza. E guida la vostra vita di conseguenza.
 
Chân Huyền

May 2019

Thursday, May 16, 2019

Buddha's Brain: Neuroplasticity(1) and Meditation [ "Đo Lường 'Não Phật' ": Những thay đổi trong não và Thiền định, Thiền quán]

Bài về “Não Phật” được tóm tắt sau đây khi mới đọc lướt qua tưởng “hay” và hấp dẫn , nhưng khi đọc kỹ thì không hay, tuy vẫn có phần hấp dẫn.
Tưởng hay là vì vầy :
“…The findings from studies in this unusual sample as well as related research efforts, suggest that, over the course of meditating for tens of thousands of hours, the long-term practitioners had actually altered the structure and function of their brains….”
(…Những phát hiện từ các nghiên cứu trong tập hợp (đối tượng ngh/cứu) lạ này, cũng như các nỗ lực nghiên cứu liên quan, đưa tới nhận xét rằng có thể, trong quá trình thiền trong hàng chục ngàn giờ, các thiền gia dài hạn đã thực sự thay đổi cấu trúc và chức năng của não…)
Nhưng ..
* *
Người Mỹ khoái làm thí nghiệm vì họ có óc thực tiễn ( pragmatic) cao để xem vật/điều thí nghiệm hoạt động như thế nào. Vì vậy khuynh hướng triết học Thực dụng ( pragmatism) khởi đi từ Charles Pierce, J. Dewey, W. James, sau đó lan sang tư tưởng thực dụng, thiết kế thí nghiệm để “chứng minh” các điều trong tâm lý con người, cũng như khỉ, chuột, chó v.v. trong trường phái Ứng xử ( Behaviorism) trong Tâm lý học của John Watson và B. F. Skinner, và Fred S. Keller (2). Đó là phù hợp với chuyển hướng từ theoretical/speculative sang experimental psychology bắt đầu ở Đức với b/sĩ-nhà tâm lý học Wilhelm Wundt ( 1832-1920), học trò của nhà Vật lý-bác sĩ Hermann Helholtz (1821-94).
Vì thế các nhà tâm lý học tại đ/học Wisconsin ở th/phố thủ phủ Madison đã tiến hành đo lường các biến chuyển, thay đổi trong não bộ một số vị sư Tây tạng , do Đạt Lai Lạt Ma đề nghị, đưa người cho họ khảo sát về các b/chuyển, th/đổi này khi thiền định. Hai loại thiền định/thiền quán họ khảo sát và đặt tên gọi là Focus Attention ( Chú Ý tập trung) và Open Monitoring ( Quán sát để ngỏ ( mở). Cái đầu có lẽ (3) họ muốn nói tới và đo lường các mức độ của Tâm định qua thiền tập có tính tập trung ( One -pointed concentration, còn gọi là các samadhi [ các loại , mức Định trong Phật giáo]; cái thứ hai có liên quan đến Thiền quán ( Viapassana meditation).
Các nhà làm thí nghiệm đo lường dùng hai dụng cụ chính : một là một MRI chức năng (fMRI) xem hình, hai là một loại EEG (Electroencephalography= Điện não đồ) để xem điện não làm việc thế nào.
Kết quả :
Với Thiền định ( FA Meditation)
Although this meditation-related activation pattern was generally stronger for long-term-practitioners compared to novices, activity in many brain areas involved in FA meditation showed in an inverted u-shaped curve for both classes of subjects. Whereas expert meditators with an average of 19,000 hours of practice showed stronger activation in these areas than the novices, expert meditators with an average of 44,000 practice hours showed less activation. This inverted u-shaped function resembles the learning curve associated with skill acquisition in other domains of expertise, such as language acquisition. The findings support the idea that, after extensive FA meditation training, minimal effort is necessary to sustain attentional focus.
Expert meditators also showed less activation than novices in the amygdala during FA meditation in response to emotional sounds. Activation in this affective region correlated negatively with hours of practice in life, as shown in Figure 1(A). This finding may support the idea that, advanced levels of concentration are associated with a significant decrease in emotionally reactive behaviors that are incompatible with stability of concentration.
Dịch
Mặc dù ghi ký liên quan đến thiền này thường mạnh hơn đối với những người đã thực htập lâu so với người mới, hoạt động ở nhiều vùng não liên quan đến thiền FA ( thiền định = sự tập trung trong thiền dẫn tới các mức Định của tâm ) cho thấy đường biểu diễn chữ u ngược cho cả hai tầng lớp đối tượng. Trong khi các thiền giả ‘chuyên hành’ với trung bình 19.000 giờ thực hành cho thấy sự kích hoạt mạnh mẽ hơn trong các lĩnh vực này so với người mới, các thiền giả chuyên hành với trung bình 44.000 giờ thực hành cho thấy ít kích hoạt hơn. Hàm số hình chữ u ngược này giống với đường b/diễn về sự học tập liên quan đến việc tiếp thu kỹ năng trong các lĩnh vực chuyên môn khác, chẳng hạn như tiếp thu ngôn ngữ. Những phát hiện này tạo cơ sở cho ý tưởng rằng, sau khi đào tạo thiền định FA lâu dài, (đối với thiền gia cao cấp) chỉ cần nỗ lực tối thiểu để duy trì sự tập trung chú ý.
Các thiền giả lâu năm cũng cho thấy ít kích hoạt hơn so với người mới trong amygdala (5) trong khi thực hành thiền FA để đáp ứng với âm thanh cảm xúc. Khởi động hay kích hoạt trong khu vực tình cảm này tương quan âm ( tức trái chiều) với giờ thực hành trong cuộc sống, như trong Hình 1 (A). Phát hiện này có thể hỗ trợ cho ý tưởng rằng, mức độ tập trung cao cấp có liên quan đến việc giảm đáng kể các hành vi phản ứng cảm xúc không tương thích với sự ổn định của sự tập trung.
Với Thiền quán ( OM Meditation)
Previous studies [6] of high-amplitude pattern of gamma synchrony in expert meditators during an emotional version of OM meditation support the idea that the state of OM may be best understood in terms of a succession of dynamic global states. Compared to a group of novices, the adept practitioners self-induced higher-amplitude sustained electroencephalography (EEG) gamma-band oscillations and long-distance phase synchrony, in particular over lateral fronto-parietal electrodes, while meditating. Importantly, this pattern of gamma oscillations was also significantly more pronounced in the baseline state of the long-term practitioners compared with controls, suggesting a transformation in the default mode of the practitioners as shown in Figure 1(G). Although the precise mechanisms are not clear, such synchronizations of oscillatory neural discharges may play a crucial role in the constitution of transient networks that integrate distributed neural processes into highly ordered cognitive and affective functions.
Dịch
Các nghiên cứu trước đây [6] về mô hình đồng bộ gamma với biên độ cao ở các thiền giả chuyên gia trong một thí nghiệm về thiền quán OM đ/với các cảm xúc cho thấy Trạng thái của Thiền quán có thể được hiểu qua thí nghiệm về những chuỗi kế tục năng động của các trạng thái global states ( trạng thái phủ trùm của các cảm xúc như giận dữ, hưng phấn , hoan lạc, và chú tâm) tạo được cơ sở cho ý tưởng/lập luận . So với một nhóm người mới học, các học viên lão luyện tự tạo ra được dao động tầng-gamma với biên độ cao trong điện não đồ và đồng bộ với pha dài, đặc biệt là các điện cực gắn vào thùy phía trước và thùy đỉnh, trong khi thiền định. Điều quan trọng là, kiểu dao động gamma này cũng mạnh hơn nơi trạng thái cơ bản của các thực tập viên dài hạn so với các người bình thường, cho thấy sự biến đổi trong khuôn mẫu (trước đó) của các học viên này như trong Hình 1 (G). Mặc dù các cơ chế chính xác không rõ ràng, việc đồng bộ hóa các tín hiệu (điện) do các tế bào thần kinh dao động gây nên— như vậy có thể đóng một vai trò quan trọng trong cấu tạo của các mạng tạm thời, rồi tích hợp các quá trình thần kinh phân tán thành các chức năng nhận thức và chức năng cảm nhận có trật tự cao.
Tựu trung, có thể kết luận, thí nghiệm này nhiều nhất chỉ c ó thể làm gợi tưởng tới phần nào về sự tương tự giữa kinh nghiệm thiền của các nhà sư Tây tạng trong thí nghiệm và các vị sư các thời đại xưa nay, cả trong Đại thừa và Nguyên thủy trong việc dễ dàng vào Tâm Định trong các tầng bậc như đã được ghi lại trong kinh điển
Kết luận
1. Trong thí nghiệm về FA Meditation ( Thiền Định) : Có một mâu thuẫn hay “kỳ lạ” ? không nhỏ về kết quả khi các tác giả viết: Có sự khởi động/bị động (activation) trong não khi các thiền giả thực h ành thiền định. Với những người đã hành thiền 19000 giờ ( tức khoảng 13 năm , nếu tính mỗi ngày hành thiền 4 tiếng) thì bị khởi động/bị động ở não họ so nhiều hơn so với người mới tập thiền hơn. Tuy vậy, sau khi đã hành thiền hết sức thuần thục sau 40 ngàn giờ ( tức khoảng hơn 16 năm , nếu mỗi ngày thiền 8 tiếng) thì mức động trong não giảm xuống. Đìều cũng nên để ý là biểu đồ hình chữ U úp ngược cũng là biểu đồ tương tự cho việc thu thập kiến th1ưc về ngôn ngữ.
2. Về OM ( Thiền Quán) : Các chỉ dấu cho thấy dao động gamma do các thiền gia lâu năm tự tạo ra được mạnh hơn mấy lần các người mới tập thiền. Và kiểu dao động gamma này cũng mạnh hơn nơi trạng thái cơ bản của các thực tập viên dài hạn so với các người bình thường, cho thấy sự. Cùng với kết quả là người thiền thuần thục nhiều năm, khi nhìn hai sự kiện kế tục bên nhau , thì sự phân bố năng lượng/năng lực để chỉ thấy sự kiện 1 được giảm đi, để có thể thấy s/kiện 2 rõ hơn
Tựu trung, có thể kết luận, thí nghiệm này nhiều nhất chỉ có thể làm gợi tưởng tới phần nào về sự tương tự giữa kinh nghiệm thiền của các nhà sư Tây tạng trong thí nghiệm và các cị sư các thời đại xưa nay, cả trong Đại thừa và Nguyên thy trong việc dễ dàng vào Tâm Định khi đã hành thiền thuần thục nhiều năm, trong các tầng bậc như đã được ghi lại trong kinh điển.
---
Nhận xét:
a) “Não Phật…” – Tựa đề bài viết cho thấy cho sự thiếu hiểu biết của hai tác giả , và “lầm lẫn” quá thô sơ. Những gì các tác giả làm thí nghiệm để quan sát, học hỏi , nhiều lắm chỉ có thể nhận ra được một ít điều “thô nhám” về các điều có thể xảy ra, hoặc nói rõ là các chuyển biến của não khi thiền định của các thiền gia— đây tức các vị tăng Tây tạng— chứ sao có thể gọi là Não Phật được. Não của Đức Phật chắc chắn khác rất xa. Đây là cách sử dụng ngôn ngữ bừa phứa, giật gân, và thiếu hiểu biết nặng nề !
b) Các tác giả viết về kết quả thí nghiệm và phát hiện của mình :
“…Những phát hiện từ các nghiên cứu trong tập hợp (đối tượng ngh/cứu) lạ này, cũng như các nỗ lực nghiên cứu liên quan, đưa tới nhận xét rằng : có thể trong quá trình thiền trong hàng chục ngàn giờ, các thiền gia dài hạn đã thực sự thay đổi cấu trúc và chức năng của não..”
Chắc chắn sẽ có thay đổi như thế nào đó trong hoạt động. hoặc trong cấu kết của các tế bào thần kinh neurons của thiền gia lâu năm. Nhưng để kết luận rằng : thiền tập lâu dài có thể mang lại thay đổi trong cấu trúc và chức năng của não thì tôi e rằng quá vội.
c) Nếu để tìm hiểu về thiền định , thiền quán để xem bản chất, thể tính, hoặc tác dụng của chúng như thế nào , thì hai tác giả này làm một việc có thể ví như : Lấy dao mổ bò tách vẩy cá rô. Nếu muốn thực sự muốn “biết” thiền là gì thì hãy học tập thiền định, thiền quán với các vị sư. Đó là cách tốt nhất để hiểu. Như một thiền sư nói : Như nếu muốn biết nước nóng lạnh thế nào, thì cứ sờ vào sẽ biết.
-------
Phần dịch các đoạn cần thiết để người đọc biết rõ hơn về thí nghiệm , hoặc
Neuroplasticity is a term that is used to describe the brain changes that occur in response to experience. There are many different mechanisms of neuroplasticity ranging from the growth of new connections to the creation of new neurons. When the framework of neuroplasticity is applied to meditation, we suggest that the mental training of meditation is fundamentally no different than other forms of skill acquisition that can induce plastic changes in the brain
Neuroplasticity là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những thay đổi của não xảy để đáp ứng với kinh nghiệm. Có nhiều cơ chế khác nhau của sự dẻo dai thần kinh, từ sự phát triển của các kết nối mới đến việc tạo ra các tế bào thần kinh mới. Khi khuôn khổ của dẻo dai thần kinh được áp dụng cho thiền định, chúng tôi đề nghị rằng việc rèn luyện tinh thần về thiền về cơ bản không khác gì các hình thức thu nhận kỹ năng khác có thể gây ra những thay đổi nhựa trong não
Experimental Setup
The experiments described below that measure hemodynamic changes with functional magnetic resonance imaging (fMRI) require a high field strength MRI scanner equipped with the appropriate pulse sequences to acquire data rapidly and with the necessary fiber optic stimulus delivery devices so that visual stimuli can be presented to the subject while he or she lays in the bore of the magnet. For the studies that measure brain electrical activity, a high-density recording system with between 64 and 256 electrodes on the scalp surface is used.
Sắp đặt thí nghiệm
Các thí nghiệm được mô tả dưới đây đo lường sự thay đổi huyết động (4) bằng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) yêu cầu máy quét chụp (scanner) MRI với cường độ trường cao— được trang bị các chuỗi nhịp thích hợp— để thu thập dữ liệu nhanh chóng và với các thiết bị phân phối các kích thích bằng fiber optic cần thiết để có thể trưng trước đối tượng nghiên cứu để kích động thị giác đối tượng, trong lúc anh ta hoặc cô ta đặt trong khoang nằm của nam châm máy. Đối với các nghiên cứu đo hoạt động điện của não, một hệ thống ghi mật độ cao sử dụng từ 64 đến 256 điện cực trên bề mặt da đầu
Findings of Brain Changes in Meditation
In what follows we summarize the changes in the brain that occur during each of these styles of meditation practice. Such changes include alterations in patterns of brain function assessed with functional magnetic resonance imaging (fMRI), changes in the cortical evoked response to visual stimuli that reflect the impact of meditation on attention, and alterations in amplitude and synchrony of high frequency oscillations that probably play an important role in connectivity among widespread circuitry in the brain.
Các khám phá
Trong phần tiếp theo dưới đây, chúng tôi tóm tắt những thay đổi trong não xảy ra trong mỗi phương cách thực hành thiền định này. Những thay đổi này bao gồm thay đổi mẫu ký(ghi) chức năng não được đánh giá bằng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI), thay đổi phản ứng gợi lên từ vỏ não đối với các kích thích thị giác. Điều n ày phản ánh tác động của thiền lên sự chú tâm, c ũng như thay đổi biên độ và đồng bộ của dao động tần số cao, nơi đó có thể tạo ra một vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa các mạch (điện) đầy dẫy trong não.

Notes:
1. Neuroplasticity ( Chuyển biến của não)
2. Fred S. Keller
3. “có lẽ ” : có lẽ ở đây muốn chỉ tới điều : ta không biết các người làm thí nghiệm học hỏi, thực tập được bao nhiêu và thiền định, thiền quán, để có thể dung ngôn từ để có thể diễn đạt đủ ‘trung thực’ điều ở trong óc họ về th/định và th/quán Mặt khác có thể họ chỉ được các sư tham gia khảo sát giải thích và hiểu chút ít, đại cương về thiền thôi. Chính một vài ngôn ngữ trong bài tường thuật cũng nói lên hiểu biết ít ỏi của họ về Phật pháp, “thể tính” của các pháp, nhìn từ góc độ nhận thức, quán chiếu tinh vi của Phật môn. Ví dụ đoạn văn này :
“In [3] meditation was conceptualized as a family of complex emotional and attentional regulatory strategies developed for various ends, including the cultivation of well-being and emotional balance.”
4. hemodynamic changes ( thay đổi mang tính động lực họccủa máu) nói gọn là là dùng máy MRI chức năng (fMRI) để đo coi huyết áp tron tim, mạch máu thay đổi ra sao; dòng chảy của máu thế nào , oxygen đươc tiếp nhận ra sao.
5. Amygdala : tập hợp hình hạt nhân của những tế bào thần kinh sâu trong thùy thái dương thường được xem là chứa phản ứng với các cảm giác sợ, khoái lạc; tự kỷ thu mình và gây hấn v.v.
-------

Tuesday, May 14, 2019

Vài hàng về hai bài thơ của Thầy Tuệ Sỹ

Hai bài thơ này của Thầy Tuệ Sỹ xuất hiện khoảng cuối 1960s hay đầu 1970s. Chúng đánh dấu sự ra đời của cõi thơ Tuệ Sỹ. Thích chúng 40 năm qua; hôm nay viết mấy hàng về chúng.

     
         Không Đề

Này đêm rộng như khe rừng cửa biển 
Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa 
Miền đất đó trăng đã gầy vĩnh viễn 
Từ vu vơ bên giấc ngủ mơ hồ 

Một lần định như sao ngàn đã định 
Lại một lần nông nổi vết sa cơ 
Trời vẫn vậy vẫn mây chiều gió tỉnh 
Vẫn một đời nghe kể chuyện không như 

Để sống chết với điêu tàn vờ vĩnh 
Để mắt mù nhìn lại cuối không hư 
Một lần ngại trước thông già cung kỉnh 
Chẳng một lần lầm lỡ không ư? 

Ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến 
Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa 

Hai câu đầu mở ra cõi của đêm : yên tĩnh, bao la. Và lạ lẫm.

Lạ lẫm : vì có hai bàn tay của “ai” đó : của Mẹ thầy, cô giáo thầy,  của thầy , hay là chính của Đêm.

Và ai vén tóc cho ai ? Mẹ vén tóc cho con, cô vén cho trò; hay thầy tự vén tóc mình { Nguyễn Du đã vén tóc mình bao lần giữa gió Thu, gió Xuân Hồng Lĩnh, và về đêm có thấy tóc mình được vén trong mộng, hay giữa lúc mộng thực giao nhau ? }

Hay Đêm vén tóc cho chính mình giữa gió vi vu, bao la ?

Và giữa “miền đất đó” và tóc xa xưa liên hệ với nhau như thế nào ? Hồi xưa đó ra sao, và khi trăng đã gầy vĩnh viễn thì sao ?

    “Một lần định như sao ngàn đã định
      Lại một lần nông nổi vết sa cơ”

Nhà thơ-nhà thiền của chúng ta đã “định” “làm gì” , hoặc “như thế nào” trong cuộc đời, chốn đạo của mình ? Vâng, như sao ngàn đã định. Nhưng thế nào là như sao ngàn đã định. Chúng ta có thể tùy nghi liên tưng, tưởng nghĩ, nghĩ tuởng hàng chục thứ “định” như thế để tùy tâm quyết nghi, nghi quyết.

Nhưng ngoài các “cái định” manh tính quyết định như thế nào đó, ví dụ như định ở Quảng Hương Già lam ( thời đó), viết sách, đọc giảng kinh, trầm tư, quán chiếu v.v., làm một Thâm Mật Hiền giả , không dính dáng gì với chuyện đời ( thời đó) xôn xao, tranh chấp, còn cái định gì nữa ?

Hay đó liên quan tới một thứ định “bất động”, cứng ngắc của “cái Không” ù lì, cái Không sai lạc, cái Không “chết”; không thể cùng Diệu Hữu giao thoa, giao hòa, cất tiếng vút tầng không cùng hoa Mạn thù sa quan chiêm Hỷ Lạc thiên sau khi “thoát ra” khung đè, Tịch tịch thiên la để như Thiền sư quảng Nghiêm ( 1121-1190) nói :

            “ Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ”

Và mình thấy sai lầm/lầm lẫn trong thứ định “chết”, khô cứng, “đông đá” (“frozen”) “tịch tịch diệt” (夕寂滅  ) đó ?

Ví như sao ngàn, ngàn sao đã định, không thể xoay ngang, trở dọc gì để mang ánh sáng lại cho các phưng khác.

Vì lẽ :

Để sống chết với điêu tàn vờ vĩnh 
Để mắt mù nhìn lại cuối không hư 


và 


Trời vẫn vậy vẫn mây chiều gió tỉnh 

Vẫn một đời nghe kể chuyện không như 

Vì thế là “mắt mù” khi nhìn lại đáy Không hư.

Dưới đáy đó, hẳn là/chắc là/có vẻ như là/rất có thể là  có nhiều điều kỳ lạ, diễm tuyệt, “ảo diệu” vô ngần, nhưng… 


Ở đây ta có thể thấy ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ thiền “giao” nhau. mở cửa cho nhau tiến vào cõi mộng-thực hôn phối. Cái thực của thiền định, một lúc nào đó đi chơi xa xăm về lại làm nền, trải thảm cho mộng mơ cõi thơ bước vào hòa điệu.

Nhưng đấy cũng là cõi mộng xa của một tâm thức khác thêu nắng  cho vườn thơ Tuệ Sỹ

Trở lại, vì “sống chết với điêu tàn vờ vĩnh” và “mắt mù nhìn lại đáy Không hư” nên :

ta lại vén tóc “lên đường “ thôi.




        Ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến 
        Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa


----



Mười Năm Trong Cuộc Lữ

Ta làm kẻ rong chơi từ hỗn độn
Treo gót hài trên mái tóc vào thu
Ngồi đếm mộng đi qua từng đọt lá
Rủ mi dài trên bến cỏ sương khô

Vì lêu lổng mười năm trời nói mộng
Ôm tình già quên bẵng tuổi hoàng hôn
Một sớm nọ nghe chim buồn đổi giọng
Người thấy ta xô dạt bóng thiên thần

Đất đỏ thắm nên lòng người hớn hở
Đá chưa mòn sao lòng dạ trơ vơ
Thành phố nọ bởi sương mù nắng quái
Nên mười năm quên hết mộng giang hồ



 Bài thơ rất mực dễ thương, thơ mộng cho những hồn đuổi mộng thiên thần. Và kết bằng dấu hỏi ở hai câu cuối : Đìều gì làm có  thể  “ta”, hay làm tác già “quên hết mộng giang hồ” ?

Chân Huyền
May 2019

Monday, May 13, 2019

Nhà văn Doãn Quốc Sỹ (1923- )

Vào buổi hai mươi tuổi, tại xứ người, tôi mua những tác phẩm in lại của nhà văn DQSỹ về đọc. Gần như toàn bộ, từ bộ Khu Rừng Lau, Dòng Sông Định Mệnh, Người Việt Đáng Yêu, Sầu Mây, Gìn Vàng Giữ Ngọc, Vào Thiền v.v., cho tới Người Vái Tứ Phương sau này. Cũng như tôi đọc toàn bộ các tác phẩm của Nhà văn-nhà Phật học Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng. Đó là hai vị đã khai trí cho tôi hiểu rất rõ về chủ nghĩa cộng sản [ có những khi bằng chính những gì mắt thấy, tai nghe , ví dụ vụ Nhân Văn Giai phẩm, hoặc vụ Bà Cát Hanh Long v,v,] phương thức đấu tranh của họ, các giáo điều của ch/nghĩa này, cũng như những sự man rợ, phi nhân, tàn ác , hung hiểm của những người cộng sản. Bên cạnh là các tác giả ng/quốc khác như: A.Solzhenitsyn, M. Djilas, A/ Koestler, R. Aaron, V. Havel v.v. , ông là một trong số ít nhà văn tiên phong , chống cộng (*) hàng đầu, bên cạnh nhà văn Nghiêm X Hồng, Hoàng Văn Chí, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Nguyễn Mạnh Côn, , Võ Phiến, Nguyễn Viết Khánh, Phan Nhật Nam v.v.

Sau đó mấy năm tôi nghe tin DQS bị Việt cộng bắt lần thứ nhì vào năm 1984. Ông vào tù như "thiền sư thõng tay vào chợ"

Doãn Quốc Sỹ , như thế, đến với tôi như khuôn mặt của uy vũ bất năng khuất; của một người trí thức, người cầm bút chính trực và cương trực, Bên cạnh ông cũng là những nhà văn, nhà báo ở miền Nam tự do từ 1954 về sau cũng rất đáng được kính trọng vì tư cách trí thức, con tim chân thành với đất nước quê hương, sĩ khí của người cầm bút ở miền Nam, nơi Tự do và các giá trị Nhân bản, nhân văn được tôn trọng, gìn giữ; phổ biến và phát huy. Đó là các vị như: Như Phong Lê Văn Tiến, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Dương Hùng Cường, Hoàng Hải Thủy, Phan Nhật Nam v.v.
Ngoài việc viết văn, nhà văn DQSỹ còn là một nhà giáo nghiêm túc, khà kính tại các trường trung học, và đại học ở Sàigòn.

Tôi còn nhớ dăm ba tháng sau khi DQS bị bắt năm 1984 , nhà văn Ng Mộng Giác đã làm một số về ông trên Văn học để nhớ tới ông và các tác phẩm cùng bạn bè người đọc. Và tôi nhớ bác Nghiêm (Xuân Hồng) đã viết đâu đó như sau về Nhà văn :
Nghe nói DQS lúc bị đưa vào tù thì an nhiên , thản nhiên, tự tại, không hề có chút sợ hãi , âu lo.

Viết những hàng ngắn này vể Nhà văn DQS , tôi cũng muốn nói lên lời cảm ơn tới ông , và chúc thọ ông , vì qua những tác phẩm đó, chàng trai rất trẻ như tôi buổi 20 tuổi, hiểu thấu về ch/nghĩa phi nhân này, và những hiểm họa, điêu tàn, tang thương nó có thể mang tới cho một đất nước. Đồng thời để kính tưởng tới bác Nghiêm Xuân Hồng, người tôi đã được học hỏi nhiều về chủ thuyết c/sản trên bình diện tư tưởng, và cũng có một số lần đàm đạo về Phật pháp, và ít chuyện thi văn khi bác còn tại thế.

Note:
* Những người trẻ năm nay khoảng 20-30 tuổi, sinh ở nước ngoài , hay chỉ sống không lâu dưới chế độ c/sản nên tìm hiểm kỹ về ý nghĩa, nội dung quan thiết , căn cội của hai từ "chống cộng" vào các thời 1954-1975, 1975-1995; 1995-2015 để thấy có một số khác biệt. Vào thời nhà văn DQSỹ, Ng Mạnh Côn, NGh X Hồng, Võ Phiến, tức vào thời 1954-1975 được gọi là một nhà văn chống cộng hàng đầu là một vinh dự không nhỏ, vì các lý do sau đây:

1. Đó là một "trí thức" hay văn nghệ sĩ có ý thức cao hay rất cao về sự Phi nhân, Tàn bạo, Chuyên chế của ch/nghĩa c/sản do Marx-Lenin truyền bá
a) Phi nhân: những gì đẹp đẽ, nhân bản trong tâm con người thường bị ch/ngh c/sản lên án hay làm xói mòn, hư hoại. Ví dụ như chủ trương Tam vô : vô gia đình, vô Tổ quốc, vô Tôn giáo. T/ thống Hoa kỳ R. Reagan gọi đó là nhà nước làm thui chột, biến thái, què quật các tính chất tự nhiên của đời sống con người : an aberration of Life; trong đó yếu tính TỰ DO ( và anh em nó là Ước muốn được sống trong một xã hội Dân chủ), lý tưởng thăng hoa lên Chân-Thiện-Mỹ bị lên án hay chà đạp.
b) Tàn bạo : chính sách của những người c/sản là đàn áp, kìm kẹp, tù đày hay thủ tiêu những người không đồng ý với chủ thuyết của họ. Đìèu này quá rõ trong các tr/hợp như với Phạm Quỳnh, Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm v.v.
c) Chuyên chế : Người c/sản sẽ tiêu diệt tất cả những ai, những lý thuyết, chủ trương, khuynh hướng chính trị nào đi ngược với chủ thuyết của họ bằng một guồng máy vô đạo, toàn trị, không tương nhượng để bắt người dân sống dưới một thể chế hà khắc, bất khoan dung.
Cà ba điều trên đã xảy ra giống y như những gì các nhà văn , nhà trí thức nói trên đã mô tả, trình bày, dự liệu, sau khi c/sản cướp được miền Nam tháng Tư, 1975

2. Vì ý thức rất rõ, nên các trí thức, văn nghệ sĩ nói trên đã viết, viết và viết không ngưng nghỉ, và bằng mọi nỗ lực để cảnh giác, cảnh báo vể sự phi nhân, bạo tàn, hung hiểm của chế độ c/sản đến người dân miền Nam, sau khi họ đã vào đến miền Nam sau 1954. Tôi nhớ rất rõ nhà văn DQSỹ đã muốn "kêu trời" vì sự Ngây thơ của người miền Nam khi họ hỏi ông và bạn bè di cư : Đất nước đã có độc lập, "tự do" ( ý nói thoát ách đô hộ của Pháp) , tại sao các ông không ở ngoài đó hưởng độc lập, tự do mà vô đây "mần" chi , trong một tác phẩm của ông. Phải mất hơn 10 năm (1954-1964), DQS và bạn bè văn nghệ sĩ, trí thức mới cảm thấy người dân miền Nam dần dần hiểu được tại sao những đồng bào mình ở miền Bắc phải "chạy tuốt" vô Nam. Sau phim " Chúng Tôi Muốn Sống", sau "Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc", "Lịch Trình Diễn Tiến Phong Trào Quốc Gia", "Khu Rừng Lau", "ĐEm Tâm Tình Viết Lịch Sử". Và sau "Đường Đi Không đến" (1973)

3. Họ đã góp công chống đỡ, và xây dựng cho ý nghĩa Tự do, cho quốc gia VNCH trong nền dân chủ non trẻ của nó; chống lại một chủ nghĩa phi nhân, độc đoán, chuyên chế, toàn trị; làm hư hoại nhân tính con người.
---

P.S: Tôi thích cả 4 nhân vật Kha, Miên, Lê và Tân trong "Tình Yêu Thánh Hóa " của bác DQSỹ, nhất là Lê vì cá tính nhanh nhẹn, linh động của cô.