Monday, May 13, 2019

Nhà văn Doãn Quốc Sỹ (1923- )

Vào buổi hai mươi tuổi, tại xứ người, tôi mua những tác phẩm in lại của nhà văn DQSỹ về đọc. Gần như toàn bộ, từ bộ Khu Rừng Lau, Dòng Sông Định Mệnh, Người Việt Đáng Yêu, Sầu Mây, Gìn Vàng Giữ Ngọc, Vào Thiền v.v., cho tới Người Vái Tứ Phương sau này. Cũng như tôi đọc toàn bộ các tác phẩm của Nhà văn-nhà Phật học Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng. Đó là hai vị đã khai trí cho tôi hiểu rất rõ về chủ nghĩa cộng sản [ có những khi bằng chính những gì mắt thấy, tai nghe , ví dụ vụ Nhân Văn Giai phẩm, hoặc vụ Bà Cát Hanh Long v,v,] phương thức đấu tranh của họ, các giáo điều của ch/nghĩa này, cũng như những sự man rợ, phi nhân, tàn ác , hung hiểm của những người cộng sản. Bên cạnh là các tác giả ng/quốc khác như: A.Solzhenitsyn, M. Djilas, A/ Koestler, R. Aaron, V. Havel v.v. , ông là một trong số ít nhà văn tiên phong , chống cộng (*) hàng đầu, bên cạnh nhà văn Nghiêm X Hồng, Hoàng Văn Chí, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Nguyễn Mạnh Côn, , Võ Phiến, Nguyễn Viết Khánh, Phan Nhật Nam v.v.

Sau đó mấy năm tôi nghe tin DQS bị Việt cộng bắt lần thứ nhì vào năm 1984. Ông vào tù như "thiền sư thõng tay vào chợ"

Doãn Quốc Sỹ , như thế, đến với tôi như khuôn mặt của uy vũ bất năng khuất; của một người trí thức, người cầm bút chính trực và cương trực, Bên cạnh ông cũng là những nhà văn, nhà báo ở miền Nam tự do từ 1954 về sau cũng rất đáng được kính trọng vì tư cách trí thức, con tim chân thành với đất nước quê hương, sĩ khí của người cầm bút ở miền Nam, nơi Tự do và các giá trị Nhân bản, nhân văn được tôn trọng, gìn giữ; phổ biến và phát huy. Đó là các vị như: Như Phong Lê Văn Tiến, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Dương Hùng Cường, Hoàng Hải Thủy, Phan Nhật Nam v.v.
Ngoài việc viết văn, nhà văn DQSỹ còn là một nhà giáo nghiêm túc, khà kính tại các trường trung học, và đại học ở Sàigòn.

Tôi còn nhớ dăm ba tháng sau khi DQS bị bắt năm 1984 , nhà văn Ng Mộng Giác đã làm một số về ông trên Văn học để nhớ tới ông và các tác phẩm cùng bạn bè người đọc. Và tôi nhớ bác Nghiêm (Xuân Hồng) đã viết đâu đó như sau về Nhà văn :
Nghe nói DQS lúc bị đưa vào tù thì an nhiên , thản nhiên, tự tại, không hề có chút sợ hãi , âu lo.

Viết những hàng ngắn này vể Nhà văn DQS , tôi cũng muốn nói lên lời cảm ơn tới ông , và chúc thọ ông , vì qua những tác phẩm đó, chàng trai rất trẻ như tôi buổi 20 tuổi, hiểu thấu về ch/nghĩa phi nhân này, và những hiểm họa, điêu tàn, tang thương nó có thể mang tới cho một đất nước. Đồng thời để kính tưởng tới bác Nghiêm Xuân Hồng, người tôi đã được học hỏi nhiều về chủ thuyết c/sản trên bình diện tư tưởng, và cũng có một số lần đàm đạo về Phật pháp, và ít chuyện thi văn khi bác còn tại thế.

Note:
* Những người trẻ năm nay khoảng 20-30 tuổi, sinh ở nước ngoài , hay chỉ sống không lâu dưới chế độ c/sản nên tìm hiểm kỹ về ý nghĩa, nội dung quan thiết , căn cội của hai từ "chống cộng" vào các thời 1954-1975, 1975-1995; 1995-2015 để thấy có một số khác biệt. Vào thời nhà văn DQSỹ, Ng Mạnh Côn, NGh X Hồng, Võ Phiến, tức vào thời 1954-1975 được gọi là một nhà văn chống cộng hàng đầu là một vinh dự không nhỏ, vì các lý do sau đây:

1. Đó là một "trí thức" hay văn nghệ sĩ có ý thức cao hay rất cao về sự Phi nhân, Tàn bạo, Chuyên chế của ch/nghĩa c/sản do Marx-Lenin truyền bá
a) Phi nhân: những gì đẹp đẽ, nhân bản trong tâm con người thường bị ch/ngh c/sản lên án hay làm xói mòn, hư hoại. Ví dụ như chủ trương Tam vô : vô gia đình, vô Tổ quốc, vô Tôn giáo. T/ thống Hoa kỳ R. Reagan gọi đó là nhà nước làm thui chột, biến thái, què quật các tính chất tự nhiên của đời sống con người : an aberration of Life; trong đó yếu tính TỰ DO ( và anh em nó là Ước muốn được sống trong một xã hội Dân chủ), lý tưởng thăng hoa lên Chân-Thiện-Mỹ bị lên án hay chà đạp.
b) Tàn bạo : chính sách của những người c/sản là đàn áp, kìm kẹp, tù đày hay thủ tiêu những người không đồng ý với chủ thuyết của họ. Đìèu này quá rõ trong các tr/hợp như với Phạm Quỳnh, Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm v.v.
c) Chuyên chế : Người c/sản sẽ tiêu diệt tất cả những ai, những lý thuyết, chủ trương, khuynh hướng chính trị nào đi ngược với chủ thuyết của họ bằng một guồng máy vô đạo, toàn trị, không tương nhượng để bắt người dân sống dưới một thể chế hà khắc, bất khoan dung.
Cà ba điều trên đã xảy ra giống y như những gì các nhà văn , nhà trí thức nói trên đã mô tả, trình bày, dự liệu, sau khi c/sản cướp được miền Nam tháng Tư, 1975

2. Vì ý thức rất rõ, nên các trí thức, văn nghệ sĩ nói trên đã viết, viết và viết không ngưng nghỉ, và bằng mọi nỗ lực để cảnh giác, cảnh báo vể sự phi nhân, bạo tàn, hung hiểm của chế độ c/sản đến người dân miền Nam, sau khi họ đã vào đến miền Nam sau 1954. Tôi nhớ rất rõ nhà văn DQSỹ đã muốn "kêu trời" vì sự Ngây thơ của người miền Nam khi họ hỏi ông và bạn bè di cư : Đất nước đã có độc lập, "tự do" ( ý nói thoát ách đô hộ của Pháp) , tại sao các ông không ở ngoài đó hưởng độc lập, tự do mà vô đây "mần" chi , trong một tác phẩm của ông. Phải mất hơn 10 năm (1954-1964), DQS và bạn bè văn nghệ sĩ, trí thức mới cảm thấy người dân miền Nam dần dần hiểu được tại sao những đồng bào mình ở miền Bắc phải "chạy tuốt" vô Nam. Sau phim " Chúng Tôi Muốn Sống", sau "Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc", "Lịch Trình Diễn Tiến Phong Trào Quốc Gia", "Khu Rừng Lau", "ĐEm Tâm Tình Viết Lịch Sử". Và sau "Đường Đi Không đến" (1973)

3. Họ đã góp công chống đỡ, và xây dựng cho ý nghĩa Tự do, cho quốc gia VNCH trong nền dân chủ non trẻ của nó; chống lại một chủ nghĩa phi nhân, độc đoán, chuyên chế, toàn trị; làm hư hoại nhân tính con người.
---

P.S: Tôi thích cả 4 nhân vật Kha, Miên, Lê và Tân trong "Tình Yêu Thánh Hóa " của bác DQSỹ, nhất là Lê vì cá tính nhanh nhẹn, linh động của cô.


No comments:

Post a Comment