Wednesday, July 16, 2014

Tam giác căn cứ chiến lược kiểm soát Biển Đông

Tàu khựa đã và đang tiếp tục xây căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma ( Johnson South Reef) như hình từ vệ tinh của Airbus Defence and Space và tình báo PLTân cho loan tải. Đây cũng là một trong 3 căn cứ quan trọng mà Cựu Phó đô đốc Hải quân Nhật bản Yoji Koda nhấn mạnh đến, trong buổi hội thảo “ Recent trends in South China Sea and U.S. policy” cách đây mấy ngày . Đó là Woody Islandở phía trên,  Scarborough Shoal phía Đông và Gạc Ma ( Johnson South Reef) phía dưới. Nếu khựa thành công trong việc lập được căn cứ với đầy đủ  phi đạo, bãi đáp, căn cứ,  thiết kế cho một loại cảng nhỏ ( như PĐĐ Koda chỉ ra trong hình đa giác vàng trong bãi Scarborough) ở cả ba địa điểm này, như Đô đốc Koda nói, vì tầm quan trọng 





Hình chụp lại từ bài thuyết trình của PĐĐ Koda

của vị trí của nó về cả 3 mặt quân sự, chiến lược và kinh tế để kiểm soát  bìển Đông thì chính Mỹ và Nhật cũng mệt. Dân Mỹ và Nhật, Phi v.v. biết những điều này cũng hơi lâu rồi, còn dân Việt ta có biết là cơ nguy bị “đô hộ” những trong những tháng năm tới là rất gần không ?

Hình những gì khựa đang xúc tiến để xây đựng một đảo nhân tạo trên Gạc Ma có thể thấy từ link này. ( Những hình này từ March 2012 ttới Feb 2013 tình báo Phi đã bắt đầu có)


PĐĐốc Koda thuyết trình trong Nhóm 1 , ngày 2, hội thảo “Recentr Trends…”. Để ý phút thứ 28 trở đi




TN-HTTK

Tuesday, July 15, 2014

Nghị Quyết Thượng viện Hkỳ S Res. 412 đã được thông qua

Nghị quyết Th/v Hkỳ S Res.412 đã được thông qua ngày 10 tháng 7, 2014. Sau đây là một nhận xét của FBker Mạnh Kim có liên quan đến vấn đề và Httk đưa lời bình trên blogspot của xuandienhannnom
----

REF:
https://beta.congress.gov/bill/113th-congress/senate-resolution/412



Giá đắt và đau cho sự khôn lỏi 

Mạnh Kim/FB Manh Kim
.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Ngồi im, trước sau gì Mỹ cũng nhảy vào. Mình không mất chủ quyền cũng không mất ông bạn bốn tốt. Đó là sự tính toán khôn lỏi. Bây giờ thượng viện Mỹ ra nghị quyết về Biển Đông, lắm anh rung đùi tự cho mình mưu cao kế sâu. Nhưng hãy đợi, sự khôn lỏi nhất định phải trả giá rất đắt và rất đau.
.  
Việc Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết “S.Res.412” ngày 10-7-2014, xảy ra trong bối cảnh Ngoại trưởng John Kerry vừa đến Bắc Kinh dự cuộc họp Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Hoa Kỳ-Trung Quốc, là bằng chứng nữa cho thấy mức độ rắn tăng dần của Mỹ đối với Trung Quốc. 

Cần nói rõ, “S.Res.412” là nghị quyết được đưa ra trình Thượng viện ngày 7-4-2014 và nó được soạn trên tinh thần nhấn mạnh sự ủng hộ của Chính phủ Mỹ về tự do hàng hải cũng như việc tuân thủ luật pháp quốc tế về việc sử dụng vùng biển và không gian tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chứ chẳng phải “chờ” đến sự kiện giàn khoan HD-981 (1-5-2014) mới bắt đầu được soạn, dù rằng nội dung “S.Res.412” đã được điều chỉnh vào ngày 20-5-2014 trong đó có cập nhật sự kiện giàn khoan. Nói vậy để thấy nhân tố Trung Quốc đã làm nóng nghị trường Mỹ lâu nay rồi, bất chấp có sự kiện giàn khoan hay không. Diễn giải rằng Thượng viện Mỹ “ủng hộ Việt Nam” bằng “S.Res.412” là không đúng. Mỹ chẳng việc gì “ủng hộ Việt Nam” cả khi Việt Nam không hề có vẻ gì cần đến Mỹ!
“S.Res.412” chỉ là một bước tiếp theo trong tiến trình Mỹ “đánh” Trung Quốc bằng ngoại giao. Đó là một thể hiện nữa của cuộc so găng tranh giành vị thế khu vực giữa hai anh lớn Mỹ-Trung. Các động thái leo thang ào ạt bằng chiến lược đánh chiếm cực nhanh khiến khu vực lẫn Mỹ không kịp thở của Trung Quốc đã buộc Washington phải đạp ga tăng tốc. Diễn biến từ đầu năm đến nay, về việc Mỹ liên tiếp cáo buộc Trung Quốc bằng ngôn ngữ dứt khoát hơn, đã cho thấy điều đó. Nói cách khác, làm gì thì làm, Mỹ không thể bỏ châu Á-Thái Bình Dương cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, nhiều nước khu vực, nắm được tâm lý này, đã lợi dụng chính sách trên của Mỹ để đẩy một phần chính sách đối ngoại của quốc gia mình, đặc biệt vấn đề tranh chấp biển Đông, cho… Mỹ! Chẳng việc gì phải nghiêng hẳn về phía Mỹ cho rách việc! Trước sau gì Mỹ nóng ruột quá thì cũng nhào vô! Lối hành xử như vậy thật ra chỉ giúp “mua thời gian” trong ngắn hạn thôi. Đến lúc “quỹ thời gian” cạn rồi thì làm gì?

 Cần phải nhấn mạnh rằng, chính sự không dứt khoát của nhiều nước khu vực đã khiến Trung Quốc có quá nhiều thuận lợi để thực hiện chính sách bành trướng. Nước Mỹ đã báo động lâu rồi, từ khi Obama mới lên ghế tổng thống kìa, nhưng sự phản hồi từ nhận thức mối đe dọa Trung Quốc mà Mỹ nhận được của khu vực là quá ít. Trong khi đó, chính sách Obama là quá rõ: chỉ chơi với những tay có thái độ rõ ràng, như Myanmar hoặc Philippines. 

Gút lại, Mỹ không thể và không bao giờ bỏ châu Á. Họ đang cần sự ủng hộ khu vực để làm được điều đó. Một liên minh chống Trung Quốc đang hình thành. Thậm chí Washington còn có thể đang mượn tay Nhật để móc cả Bắc Triều Tiên về phía mình. Một khi liên minh đó trở nên gắn kết rộng và sâu hơn, Mỹ sẽ chẳng còn cần những anh trước nay chỉ đứng vòng ngoài dòm ngó xem tình hình thế nào. Lúc đó, cần Mỹ thì đã muộn, hoặc phải trả bằng cái giá khác hơn bây giờ!

.......................


 nhận xét :

  1. Mạnh Kim có những nhận xét thuyết phục. Nhưng gọi đây là "đánh ngoại giao" thì sự so sánh giữa chữ nghĩa và thái độ của Thượng viện Mỹ bị so le. Đây gọi chính xác là "sự tỏ thái độ " của Th/viện Hkỳ ( expessing and reaffirming an attitude ) về tự do hàng hải, quyền sử dụng đường biển và cả không phận theo đúng luật quốc tế. Nên nhớ đây chỉ là một quyết nghị ( Senate Simple Resolution) thông qua cho Th/viện Hkỳ thôi, không có giá trị một quyết nghị hay sắc luật được ban hành, và mang giá trị pháp lý (force of law) và phải qua T/thống ký. Tuy nhiên giá trị của nó cũng không nhỏ, vì đó là sự tỏ rõ thái độ của một cơ quan Lập pháp cao nhất nước về vấn đề tự do lưu thông v.v... tại Biển Đông, cũng như cho Tàu khựa thấy rõ thái độ của họ. NQuangLập nhận xét cũng hữu lý về cái giá đắt.

    -------

    Đọc thêm :

    1) S.Res.412 - A resolution reaffirming the strong support of the United States Government for freedom of navigation and other internationally lawful uses of sea and airspace in the Asia-Pacific region, and for the peaceful diplomatic resolution of outstanding territorial and maritime claims and disputes.

    Shown Here:
    Reported to Senate amended (05/20/2014)

    States that the Senate: (1) condemns coercive actions or the use of force to impede freedom of operations in international airspace to alter the status quo or to destabilize the Asia-Pacific region; (2) urges China to refrain from implementing the declared East China Sea Air Defense Identification Zone and to refrain from taking similar provocative actions elsewhere in the Asia-Pacific region; (3) commends Japan and the Republic of Korea for their restraint; and (4) calls on China to withdraw its HD-981 drilling rig and associated maritime forces from their current positions, refrain from maritime maneuvers contrary to the Convention on the International Regulations for Preventing Collisions at Sea, and return to the status quo as it existed before May 1, 2014.

    Sets forth U.S. policy regarding: (1) supporting allies and partners in the Asia-Pacific region; (2) opposing claims that impinge on the rights, freedoms, and lawful use of the sea; (3) managing disputes without intimidation or force; (4) supporting development of regional institutions to build cooperation and reinforce the role of international law; and (5) assuring continuity of operations by the United States in the Asia-Pacific region.

    2. A simple resolution is a legislative proposal that addresses matters entirely within the prerogative of one house or the other. It requires neither the approval of the other house nor the signature of the President, and it does not have the force of law. Most simple resolutions concern the rules of one house. They are also used to express the sentiments of a single house. For example, a simple resolution may offer condolences to the family of a deceased member of Congress, or it may give "advice" on foreign policy or other executive business.