Monday, September 9, 2013

Bất Tuân Dân Sự (Civil Disobedience)

Ngắn gọn về Bất tuân dân sự ( Civil Disobedience)

Biểu tình, tụ họp, nằm xuống đường  phản đối/ không làm theo  nhà cầm quyền về 1 chính sách, 1 vi phạm công lý, 1 chà đạp nhân quyền, dân quyền v.v…đều có thể xem là một bất tuân dân sự. Phongtrào phản kháng bất bạo động của thánh Gandhi (Mahatma Gandhi) để đòi đọc lậpcho Ấn độ, cuộc c/mạng chống Chia cách (Apartheid) ở Nam Phi, cuộc cách mạng Nhung (Velvet Revolution) của Tiệp khắc, và nói chung những vận động xuống đường biểu tình phản kháng thời 1989 của các nước Đông Âu như Ba lan, Hung gia lợi, ĐôngĐức, Bảo gia lợi v.v. Nói chung, tất cả các vận động quần chúng phản kháng, bất tuân này, mà chung kết trở thành những cuộc cách mạng ôn hòa, đều là những hìnhthức bất tuân dân sự. Các nhà chiến thuật tài giỏi sẽ tập hợp và vận động được sức mạnh của quần chúng trên các yếu tố chung và tìm ra được các biện pháp, cách thức đối phó với đàn áp của  nhà cầm quyền trong các tình huống khác nhau, ví dụ lúc cương lúc nhu, gia giảm liều lượng tùy tình huống, ở các thời điểm khác nhau, ví dụ có khi phải chấp nhận đối thoại ở các điểm nào đó v.v... Trên căn bản của các lý do có thể dẫn đến các trường hợp bất tuân dân sự, nhà cầm quyền hiện tại vi phạm, áp chế, đàn áp quá nhiều và quá nặng mọi thứ trong đời sống dân sự của quần chúng. Vi phạm, áp bức , đàn áp, tước đoạt trên tất cả các bình diện : Hiến pháp, luật lệ, thi hành luật lệ, nhân quyền , dân quyền, công lý, công bằng xã hội, đạo đức, luân lý, chính sách, cung cách đối xử v.v…Nhà vận dụng giỏi sẽ tìm ra được rất nhiều yếu tố kết hợp để quấn chúng kết hợp , liên kết với nhau để làm thành các trận tuyến chung, và nghĩ ra được các cách ứng phó với công an, an ninh. Một ít chỉ dẫn  về chiến thuật cho các phong trào/tập hợp BTDS tương lai để đối phó với bọn cầm quyền:

  1. Đừng bao giờ nói, viết, truyền tải điều gì quần chúng khó chia sẻ, cảm nhận
  2. Thường xuyên tìm cách gây bối rối, hoang mang cho phía địch
  3. Chế nhạo, biến đối phương thành những phường tuồng, những tên hề trong chính những “trò” của chúng bày ra. Chế diễu, biến đối phương thành những tên hề là một trong những vũ khí rất lợi hại. Ai cũng rất ngại/ rất sợ khi bị trở thành một trò cười, trò hề trước mặt quần chúng và mọi người
  4. Biến phía địch trở thành những tên dối trá, gian xảo khi chúng nói một đằng, làm một nẻo, vi phạm các nguyên tắc, lề luật của chính chúng đặt ra. Ví dụ như bao nhiêu đìều phạm luật trong bản kết luận điều tra về Đinh Nhật Uy, vi phạm luật vụ đòi xử trị những người như Nguyễn Thu Trang vừa rồi trong Sứ quán Thụy đìển, các thứ lố bịch, vô lý, ngu xuẩn trong Nghị định 72.
  5. Một chiến thuật hay sẽ khiến cho quần chúng thích thú và hưởng ứng mạnh mẽ. 
  6. Luôn làm cho mọi người thấy phía địch là phía bức bách, chà đạp, dày xéo lên công lý. Đa số con người ai cũng có lòng hướng về công bằng, lẽ phải, ai cũng ghét cảnh một gã to lớn, hung hãn  hiếp đáp, đè bẹp một anh coi nhỏ bé, chịu đựng.

Tấm hình nằm xuống đường bên dưới là một bột phát tự nhiên mà rất có ý nghĩa, gây xúc động, dũng cảm của một sự bất tuân dân sự. Các bạn hãy nghĩ thêm những hành động tương tự cho tương lai trực diện bọn công an, an ninh. Nếu thấy cần thiết, tôi  sẽ viết dài hơn về BTDS.


Note: Một ví dụ hết sức cảm động về BTDS trong “đạo nghĩa” người Hi-lạp xa xưa

Người Hi-Lạp thời xưa rất thường đi trước thời thế. Đọc lại truyện  mới thấy công chúa Antigone của thần thoại Hi-lạp, trong tác phẩm của Sophocles, đã chống lại lệnh của vua Creon, để làm tang lễ trang trọng cho em trai là Polynices, dù Creon đã ra lệnh cấm và sẽ tử hình. Eteocles, anh của Polynices, đáng lẽ phải theo lời cha dặn,thay phiên cai trị xứ Thebes, nhưng vì Eteocles không muốn chia quyền với em, nên Polynices phẫn uất , mượn thêm quân nước ngoài về tấn công Thebes. Rốt cuộc cả hai đều tử thương trong chiến trận, nhưng Eteocles thì được “quốc táng”, còn Polynices thì xác bị treo ngoài thành cho kên kên, cầm thú mổ xẻ, rút ruột. Vì thế Antigone mới thấy bất nhẫn và bất công cho Polynices mà phản kháng và chấp nhận  tử hình. Sau đó con của Creon là Haimon, hôn phu sắp cưới của Antigone , sau khi kiếm được xác Antigone, cũng tự tử theo nàng.
Theo quan niệm của một số người Âu Mỹ, Antigone đã làm một hành động “bất tuân dân sự”, mà lý do cốt yếu của nó là tiếng gọi của lương tâm.Antigone chấp nhận cái chết, phản đối phép nước vì lương tâm của nàng bắt buộcnàng phải đòi cho được một đám táng đúng nghi lễ cho Polynices.

Antigone
Antigone ( by Frederic Leighton, 1882)

Tuesday, September 3, 2013

Để con số nói chuyện

Đây  là những con số cho thấy tại sao các quốc gia lại chọn chế độ Dân chủ-Tự do từ 1973 cho tới 2011 :

1.     Trong quyển “ The Third Wave- Democratization in the Late Twentieth Century” , giáo sư Samuel Huntington, sau khi đếm số quốc gia theo thể chế Dân chủ , ông đếm được khoảng 40 quốc gia, trong đó  30 quốc gia có số dân số hơn 1 triệu người, tức khoảng nhấp nhỉnh một phần tư số quốc gia (tức hơn 120 quốc gia một chút) vào cuối năm 1973. ( tr. 26) [1]
2.     Trong quyển “ The Spirit of Democracy- The Struggle to Build Free Societies throughout the World", học giả Larry Diamond trưng ra một bảng từ 1973 cho tới 2006 cho thấy con số gia tăng ngày càng rất nhiều của những quốc gia hậu –đôc tài hay hậu-Cộng sản ( table 2, Appendix) [2]
3.     Từ 1973 cho tới 1984, con số 40 q/g d/chủ tăng thành 60, trong đó số q/gia với hơn 1 triệu dân chiếm gần 50%.
4.     Từ 1993, sau khi bức tường Bá linh và Liên Xô sụp đổ, con số tăng lên thành 108. Đến 2006 thì là 121. Tính theo tỉ lệ thì tăng từ 26.7% lên 62.6%. Tỉ lệ này cũng gần bằng tỉ lệ của Freedom House vào năm 2011.
5.     Về ý kiến quần chúng về thể chế Dân chủ thì 81% cho tới 92% người đại diện cho dân chúng được phỏng vấn , từ Mỹ sang  Âu, Á , Phi châu đều nghĩ Dân chủ là một guồng máy chính quyền, một thể chế, tuy có thể có những v/đề của riêng nó , nhưng mà là một thể chế tốt hơn mọi thể chế khác. (tr. 33) [3]

--------

[1] Huntington, Samuel P. The Third Wave. Norman: University of Oklahoma Press, 1991.
[2), [3] Diamond, Larry. The Spirit of Democracy. New York: Henry Holt and Company, 2008

Ref :



Monday, September 2, 2013

Một tấm hình cũ

Đp.

Những nét thư sinh vẫn còn nhiều trên khuôn mặt những chàng trai đang vào chốn đạn bom, chống giữ sơn hà miền Nam tự do. Một người đẹp trai mà coi hiền , người ngậm điếu thuốc "ngon lành", người dựa lưng vào tường chắc đang suy nghĩ về tr
n đánh vừa qua, người kể chuyện sôi nổi, người cười thật tươi, người cười hóm hỉnh

Ta đánh trận cho gió trời thổi mãi
Không như ngươi thù hận Mác với Lê