Đây là những con số cho thấy tại sao các quốc gia lại chọn chế độ Dân chủ-Tự do từ 1973 cho tới 2011 :
1. Trong quyển “ The Third Wave- Democratization in the Late Twentieth Century” , giáo sư Samuel Huntington, sau khi đếm số quốc gia theo thể chế Dân chủ , ông đếm được khoảng 40 quốc gia, trong đó 30 quốc gia có số dân số hơn 1 triệu người, tức khoảng nhấp nhỉnh một phần tư số quốc gia (tức hơn 120 quốc gia một chút) vào cuối năm 1973. ( tr. 26) [1]
2. Trong quyển “ The Spirit of Democracy- The Struggle to Build Free Societies throughout the World", học giả Larry Diamond trưng ra một bảng từ 1973 cho tới 2006 cho thấy con số gia tăng ngày càng rất nhiều của những quốc gia hậu –đôc tài hay hậu-Cộng sản ( table 2, Appendix) [2]
3. Từ 1973 cho tới 1984, con số 40 q/g d/chủ tăng thành 60, trong đó số q/gia với hơn 1 triệu dân chiếm gần 50%.
4. Từ 1993, sau khi bức tường Bá linh và Liên Xô sụp đổ, con số tăng lên thành 108. Đến 2006 thì là 121. Tính theo tỉ lệ thì tăng từ 26.7% lên 62.6%. Tỉ lệ này cũng gần bằng tỉ lệ của Freedom House vào năm 2011.
5. Về ý kiến quần chúng về thể chế Dân chủ thì 81% cho tới 92% người đại diện cho dân chúng được phỏng vấn , từ Mỹ sang Âu, Á , Phi châu đều nghĩ Dân chủ là một guồng máy chính quyền, một thể chế, tuy có thể có những v/đề của riêng nó , nhưng mà là một thể chế tốt hơn mọi thể chế khác. (tr. 33) [3]
--------
[1] Huntington, Samuel P. The Third Wave. Norman : University of Oklahoma Press, 1991.
[2), [3] Diamond, Larry. The Spirit of Democracy. New York : Henry Holt and Company, 2008
Ref :
No comments:
Post a Comment