Tuesday, June 8, 2021

Rathavinita Sutta ( Kinh Trạm Xe)

Kinh hay quá do thầy Thich Minh Châu dịch trong Trung bộ kinh. Đó là kinh "Trạm Xe", kinh số 24 trong Trung bộ. Mời mọi người đọc.

 Thầy Thich Minh Châu dịch “anupàdà-parinibbàna” là Vô thủ trước Bát-niết- bàn là dịch dựa vào các bản Kinh Trung Bộ tiếng Hán. Dịch như vậy khá hay về tán nghĩa , nhưng muốn gần nguyên nghĩa của từ “anupàdà-parinibbàna” của kinh Pali trong Majjhima Nikaya nên dịch là Vô Thủ Bả hay Vô Bả Ác Bát-niết-bàn Vì chữ “bả” trong tiếng Tàu ( Hán) gần nghĩa “cầm , nắm”( "Grasp" tiếng Anh) hơn với “anupàdà”, trong khi thủ mang nhiều tính cách nắm giữ ( “hold” tiếng Anh) .

Bài kinh rất Ý vị. Muốn học để hiểu về Niết Bàn, trước tiên cũng nên tìm hiểu Vô dư Niết bàn, Hữu dư Niết bàn, ít ra cũng ở mặt văn nghĩa trước đã , rồi tìm hiểu đến Vô Thủ Bả Bát niết bàn. Nếu đọc được tiếng Anh giỏi thì sẽ hiểu thêm (nhiều), vì các học giả Anh Pháp Mỹ Đức bây giờ nghiên cứu, học hỏi về Phật pháp nói chung rất tiến bộ, bác vấn, ít ra cũng ở mặt văn nghĩa, triết học theo cung cách Âu Mỹ.
Đoạn dịch Ý nghĩa chính yếu trong kinh "Trạm Xe" ( Rathavinītasutta = Kinh Khiển Xe ngựa) từ bản Anh-Pali của tỳ khưu Sujato
“In the same way, reverend, purification of ethics is only for the sake of purification of mind. Purification of mind is only for the sake of purification of view. Purification of view is only for the sake of purification through overcoming doubt. Purification through overcoming doubt is only for the sake of purification of knowledge and vision of the variety of paths. Purification of knowledge and vision of the variety of paths is only for the sake of purification of knowledge and vision of the practice. Purification of knowledge and vision of the practice is only for the sake of purification of knowledge and vision. Purification of knowledge and vision is only for the sake of extinguishment by not grasping. The spiritual life is lived under the Buddha for the sake of extinguishment by not grasping.”
Dịch :
“Cũng như vậy, thưa tôn giả, việc thanh lọc đạo đức chỉ nhằm mục đích thanh lọc tâm trí. Thanh lọc tâm trí chỉ nhằm mục đích thanh lọc quan điểm. Thanh lọc quan điểm chỉ nhằm mục đích thanh lọc để vượt qua sự nghi ngờ. Sự thanh lọc vượt qua sự nghi ngờ chỉ nhằm mục đích thanh lọc kiến thức, tri kiến và tầm nhìn ở nhiều con đường. Việc thanh lọc kiến thức và tầm nhìn của nhiều con đường khác nhau chỉ nhằm mục đích thanh lọc kiến thức và tầm nhìn/kiến giải của việc thực hành. Thanh lọc tri thức và tầm nhìn/kiến giải của thực hành chỉ nhằm mục đích thanh lọc tri thức và kiến giải. Sự thanh lọc kiến thức và kiến giải chỉ nhằm mục đích dập tắt do không có ý muốn nắm bắt. Đời sống tâm linh huân tập dưới chỉ dậy của Đức Phật là để dập tắt (các dục vọng, vọng cầu) bằng cách KHÔNG NẮM BẮT, thủ giữ ( vô bả ác, vô thủ bả).
---
REF
https://suttacentral.net/mn24/vi/minh_chau?fbclid=IwAR13F95rhLoenCKm7cq3M6oW0pw5uTV8cG9ZD1PLMEMKqEB-dgq63IEH3vk


https://suttacentral.net/mn24/en/sujato?fbclid=IwAR1FXLcfFoYFnxO5kIsK6JAv8gym2BvALecprksTmejjzJ9yI8-QtlxMwx4

 https://suttacentral.net/mn24/pli/ms

Wednesday, June 2, 2021

Một chữ “Diệc”


Danh nhân văn hóa Việt Nam Nguyễn Trãi có một bài thơ để tiễn một nhà sư bạn mình là tăng Đạo Khiêm về lại núi. Trong đó cụ viết :
Tống tăng Đạo Khiêm quy sơn
Ký tằng giảng học thập dư niên,
Kim hựu tương phùng nhất dạ miên.
Thả hỷ mộng trung phao tục sự,
Cánh tầm thạch thượng thoại tiền duyên.
Minh triêu Linh phố hoàn phi tích,
Hà nhật Côn Sơn cộng thính tuyền ?
Lão khứ cuồng ngôn hưu quái ngã,
Lâm kỳ ngã diệc Thượng Thừa Thiền.
送僧道謙歸山
記曾講學十餘年,
今又相逢一夜眠。
且喜夢中拋俗事,
更尋石上話前緣。
明朝靈浦還飛錫,
何日崑山共聽泉。
老去狂言休怪我,
臨岐我亦上乘禪。
Chúng ta hãy thử xem ông Đào Duy Anh và một ít tác giả trẻ hơn ông ĐDAnh khoảng từ 20 tuổi trở xuống dịch bài thơ ra sao nhé. Đặc biệt là câu :
“Lâm kỳ ngã diệc Thượng Thừa Thiền.”
Nhớ từng giảng học ngoại mười niên,
Nay ngủ cùng nhau một tối liền.
Những thú trong mơ quên tục sự,
Lại tìm trên đá nói tiền duyên.
Gậy bay Linh Phố đành mai sáng,
Suối hẹn Côn Sơn hẳn có phen.
Lẩm cẩm già rồi đừng lạ tớ,
Chia đường tớ cũng sẽ theo thiền.
Nguồn: Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976
Nhớ ngày dạy học quá mười niên
Nay được gần nhau qua một đêm
Vào mộng đẹp, nguôi trò thế sự
Lên non cao nhắc chuyện tiền duyên
Mai về Linh Phố hèo bay sớm
Hẹn viếng Côn Sơn suối hát rền
Lẩm cẩm già ngông, xin chớ lạ
Đến phiên tôi rồi cũng theo thiền.
(Lê Cao Phan)
Nhớ từng giảng học quá mười niên,
Nay lại cùng nhau ngủ một đêm.
Vừa thú trong mơ quăng thói tục,
Lại tìm trên núi kể tiền duyên.
Đò về Linh Phố chèo mai sớm,
Nghe suối Côn Sơn hẹn có phen.
Chớ trách ta già ngông lối nói,
Chia tay ta cũng sẽ tham thiền.
(Bùi Hạnh Cẩn)
Nguồn: Thăng Long thi văn tuyển, Bùi Hạnh Cẩn dịch, NXB Văn học, 2010
Nhớ từng dạy học hơn mười niên,
Nay lại gặp nhau trong một đêm.
Trong mộng hãy vui quên việc tục,
Lại tìm lên núi chuyện tiền duyên.
Chí Linh mai gậy sẽ bay đến,
Hẹn ngày cùng vọng Côn Sơn tuyền?
Già rồi lẩm cẩm đừng xem lạ,
Tu đạo rồi ta cũng Thượng Thiền.
(Lương Tr ọng Nhàn)
Tóm ý của các ông chúng ta đều thấy các ông này dịch câu thơ trên là:
Tới ngã rẽ rồi ta cũng sẽ theo thiền mà tu tập.
Thật là tèm nhem, hỏng bét. Điều đó chứng tỏ các ông đọc mà không hiểu gì về ý câu ấy, nghĩa của chữ “diệc”; cũng như cách đọc bài thơ của các ông, xin lỗi, nhưng phải nói : khiếm khuyết và thô thiển. Với một người mà Tâm thức và cách sử dụng ngôn ngữ thượng thừa (*) , nhất là trong cõi thơ Ức Trai mà mấy ông đọc như thế là quá bất cẩn.
Xin trưng dẫn hai lý do căn bản thôi :
1) Nghĩa chữ :
Chữ “diệc” (亦) có hai nghĩa :
a) cũng, cũng là : tức là một cái gì đó, một người, một việc cũng có đặc tính đó, hành động đó. Tiếng Anh tương đương là “too”, một trạng từ (adverb)
b) lại (cũng). Theo tự điển Thiều chửu và các từ điển khác, nghĩa nó chỉ một sự, một vật , một việc có thêm một đặc tính nữa (là) , ví dụ câu như ông Thiều Chửu đưa ra : “diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ” 亦將有以利吾國乎 , tức lại cũng có lấy lợi nước ta ư ?. Tiếng Anh tương đương : ‘also' ( adverb). Tức là một sự , một việc , một nguời nào khác cũng có đặc điểm, đặc tính ấy. Hoặc có thêm đặc điểm, đặc tính ấy. That characteristic, feature, quality, “action” applies to another event, fact, thing, or person etc.
Vì thế câu thơ ấy dịch nghĩa chính xác, chân xác thì là:
Đến ngã rẽ ta cũng là thượng thừa thiền
chứ không phải là :
Tới ngã rẽ rồi ta cũng sẽ theo thiền mà tu tập.
Dịch như vậy là giết chết ý nghĩa bài thơ. Tố chất để tri ngộ, tri âm bị dìm chết theo cách diễn giải, dịch giải như vậy . This way of interpreting destroys the meaning and connotation of the poem. Hermeneutically, this interpretation sends the vital ingredients of the poem downstream to a lost region.
Ta có thể nhận ra đó là cách đọc mang nặng tính “vật thể hóa” sự kiện, tình tiết, cảm nhận bài thơ ( an objectivized way of reading a text), tức các ông ấy luôn phải liên tưởng, liên quan các sự kiện , tình tiết, cảm nhận v.v. của một bài thơ với các điều cụ thể mà quên đi tính cách biểu tượng,”nói ý” ( chưa nói tới việc “ý tại ngôn ngoại”), hay “trừu tượng” của ngôn ngữ, chữ nghĩa thơ. Một bằng chứng hiển nhiên khác , phần nhiều quý vị ấy đọc chữ “lâm kỳ” ra là “tới ngã rẽ” , chỗ chia tay. Chữ “kỳ” đó về nghĩa cụ thể thì cũng có nghĩa là một ngã rẽ của đường đi, nhưng chính yếu chỉ là nói tới chỗ rẽ, ngã rẽ , có thể là của tâm tư, tâm tình, tinh thần, quan điểm, nhận thức v.v., chứ không phải ngã rẽ đường đi.
Tôi đã kiểm chứng lại về nghĩa chữ “diệc” trong tiếng Hán ở nhiều tự điển, và như đã nói nó chỉ mang hai nghĩa trên. Nếu muốn làm tỏ nghĩa hơn nữa : có thể giải nghĩa là diệc nhiên [ (nó) cũng là thế].
Nếu muốn nói tôi sẽ tu , tập theo thiền, cụ Ức Trai đã viết rõ hơn thí dụ:
Lâm kỳ ngã diệc khởi hành thiền,
hay
Lâm kỳ ngã diệc diệu quy thiền, hoặc
Lâm kỳ ngã diệc phụng hành thiền, hay
Lâm kỳ ngã diệc khởi tu thiền
2) Nghĩa từ mạch văn (thơ)
Như đã nói trên cách đọc và hiểu của các vị nói trên là cách đọc “vật thể hóa”, nói theo kiểu đẩy đưa của M. Heidegger là lối đọc mang nặng tính “ontically”, trong khi đó với rất nhiều thi tứ, ý nghĩa , câu cú một bài thơ văn phải hiểu theo kiểu “ontologically”, tức ý biểu tượng, trừu tượng hay ý nghĩa hiện tượng luận về “bản thể” của chức năng ngôn ngữ. Vì thế phải đọc bài thơ nói trên trong mạch văn mà tác giả muốn diễn ý là :
Tới một ngã rẽ tôi cũng là thượng thừa thiền
Nếu đọc đủ, thâm nhập được cõi thơ và ngôn ngữ thượng thừa của cụ Nguyễn Trãi, điều này hiện ra “đủ rõ”, Các luận cứ khác để góp thêm sức cho cách đọc
Tới một ngã rẽ tôi cũng là thượng thừa thiền
là chính cuộc đời và hành trạng của cụ Nguyễn Trãi
Về mặt tri thức, nếu hiểu thêm về Thiền, về Tâm, nhất là “đất” Tâm ngời sáng, trăng Tâm vằng vặc của Nguyễn Trãi thì sẽ càng thấy rõ hơn : với thiền , với Tâm , Nguyễn Trãi đâu có xa lạ gì mà sẽ “phải” tu theo “đạo” thiền như các ông nói trên đã tưởng (bậy).
---
Ghi ký: Mục đích bài viết ngắn này không phải là để phê bình cách đọc, cách hiểu của các vị nói trên mà để khuyến cáo những người không đọc hiểu tiếng Hán, Hán Việt rành rẽ đừng hiểu lầm về cõi thơ thượng thừa của cụ Ức Trai.

Chân Huyền
June 2021
---

REF
https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-Tr%C3%A3i/T%E1%BB%91ng-t%C4%83ng-%C4%90%E1%BA%A1o-Khi%C3%AAm-quy-s%C6%A1n/poem-yg1VDNAzKt7flR4lVTS7qw

Sunday, May 30, 2021

Thiền quán về Tánh Không

 


English:

Meditation on Voidness 1:
All your day is not far from Prajna essence
Practice to see how much you can "decipher" on that.

Tuesday, May 25, 2021

Kính tặng Điều ngự Trượng phu Sĩ-Đạt-Ta dòng Thích Ca (Shakya)

 

                           * *

Dạ thưa con thấy bây giờ
Xác thân nhỏ mọn đáng ngờ thiệt đa
Hùng tâm, đạo chí con nhà
Phật ta dĩ vượt mấy tòa Diêm vương

Như Lai thần chưởng dị thường
Vỗ ra Không tính mười phương quy hàng
Kim Cang gươm báu phát quang
Chém núi khổ não hàng hàng rớt rơi

Bát Nhã Tâm pháp mở phơi
Kình nguyên hạo khí đưa người qua sông
Nội công thiền tọa giữa dòng
Từ sinh kinh cụ rẽ đường chào thua

Tử kinh bỉ ngạn bốn mùa
Phỉ hồn phương trượng mái chùa nguyệt trêu
Giới trai, Định Huệ nghiêm điều
Tích qua viễn xứ, trượng về non khơi

Giảng kinh, phổ độ rạng ngời
Viễn ly điên đảo đưa người quá giang
Mộng trung điểm xuyết hàng hàng
Phá mê hiển lý vượt ngàn hóa thân.

Chân Huyền
   6/2018

Monday, May 24, 2021

Translation of “Sunyata” into “Voidness” in English

                                       * * *


About 18 years ago, I was among the first two or three Buddhist practitioners to translate the Sanskrit terms “Sunya” ( Chân Không) and “Sunyata” (Tánh Không) into English as “Void” and “Voidness”. I know, now, most likely, the first one who had also translated Sunyata as Voidness in 1997, is Dr. Harischandra Kaviratna, a Sri Lankan scholar. (1) It is a pleasure to see someone in the Theravada tradition come to the same rendering to mine. At least etymologically. I have checked translations on the Internet in Buddhist literature of very well-known scholars from Sir Monier-Williams (Sanskritist, professor, lexicongrapher), Max Muller (Sanskritist, professor, lexicongrapher), Edward Conze (Sanskritist, scholar, author); T R Murti ( Philosophy professor, Madhyamika scholar), Theodore Stcherbatsky ( Buddhist scholar), R. H. Robinson ( scholar), David Kalupahana ( scholar, author) Naniswar (Bengali author, teacher) to later lesser-known  researchers like Bhikkhu Analayo,  Thanissaro Bhikkhu, Bhikkhu Bohdi , Jay Garfield, and 
others in Mahayana, or Hinayana schools. They have
also joined in to translate it as emptiness.

Only recently, “Void” and Voidness have gained ground, traction within last 5-8 years or so (2)

Cf:  Article in Wikipedia with link below on “Sunyata”, Encyclopaedia Britannica  (3)


“Void”, as a noun, to translate, and write about “Sunya” can be seen here and there, to denote something empty, voided of any substance, component, since it is easy to describe such an unsubstantial entity, being in The Essentials of Buddhist Philosophy(4) by Junjiro Takakusu. He did use the term “void” to mention the “sunyata” characteristic.

From the beginning and then after 20 years of studying and practicing Buddhism by 1999, I always felt that the term, the word “Emptiness” { this was used, adopted very much , I believe , due to the influence of the Buddhist scholar Edward Conze, and maybe to a much lesser degree , the Sanskritist Monier-Williams. Ed Conze was an outstanding, splendid scholar; his works on the Large Heart Sutra, on the Diamond Sutra have proven indispensable for at least 3 generations in the West from the latter of 1950s. Conze’s translations of Sanskrit texts have been much appreciated} does not really reveal, show the true essence, the true nature of Sunyata. Here are the whys:

1.   I believe and think: linguistically, it is too mechanistically applied/translated for the sake of finding an equivalence in another language. “Emptiness” is easily an earliest and very strong  “candidate” for translation, especially for the sense, the feeling it provokes in readers. Also in meaning and connotation it does the job well enough to signify, to denote something empty; some space, some feeling; some philosophical concept, some place, some region being taken away with their properties, or existential components.

2.   “Emptiness” always/often gives the sense of disappearance, loss of things that were previously there. As such , it is very “ontical” in its definition, very “physical”, “body-wise”, shape, form defined. Even when the things are gone, the feeling, perception for the loss is very “real”, very ontically-related and structured.

3.   In the mean time, “Voidness” , from its own essence, nature—from the beginning— there is Nothing in it, yes, there is Nothing, I repeat— from the very beginning. And it is ontologically-oriented [ philosophically in the Western philosophical sense]; its essence/nature shows us so, if we meditate, contemplate long enough. Speaking about it philosophically, it is the abstract extract from the real fact of “forming-disforming”

4.   The difference between Emptiness and Voidness is : Emptiness indicates the removal, disapearance of things, originally there in that "space", while Voidness, from the very beginning is “contained” in the very essence of things when they lose their binding components, when they disintegrate.

5. In a more sublime, sophisticated way, Emptiness does not carry what Voidness does, namely to deny the truth of the existence of any inherent characteristics, or features of all things, entities as having selves by their own— this human SElf included. The words Void and Voidness suggest “voidification”, suggest a void-out of any substantiating core, or self-built nucleus existing on its own charateristic , or quality. Logically they suggest the negation that any thing, any event, any fact as having any essence by its own, as not having composites.

Some explations/explications :

a)   Void can be seen readily in these examples:
-       Water vaporizes
-       Foods, fruits decompose
-       Chemicals disintegrate
-       Feelings subside and disappear
                 When things disintegrate, void will be more easily  
                 observed; the components, ingredients, elements,
                 attributes etc. subside, disappear

b)  That fact, that experience as we see, feel it can
    happen in a few minutes, a few seconds, an hour,
    or a whole day; a month, or even 10, 20 , 30  years.
   The process is  there and continuously moving,
    changing in all  those times. Therefore, it is said
    in the sastras ( discourses), Void is inherent in
    all things.

c)   In abstraction, Voidness is mentally formed for the sake of explaining in philosophical sense,  after long years of meditation on this essential feature of the forming and disappearing of all things. That’s what has been taught in the Prajna-paramita sutras ( long and fort forms), and enticed Nagarjuna Bodhisattva into writing “Madhyamika Karika”

d)  Therefore, philosophically Vois is abstracted,
“conceptualized” into Voidness for the sake of discussion.

e)   As an innate feature, property, from the very beginning of any forming of anything, physically or mentally, void /voidness is there. That’s the reason I chose to use “Voidness” and “Void” to translate “Sunyata” and “Sunya”. Because of this “beginning-ness”. The whole process will show the same feature. It is just hidden and at times intricate to observe, see.


Even though, it’s just one word, one term—
 “Voidness” for “Sunyata” – I am very glad I have translated into English, my second language, as such to contribute to the English speaking world that term, together with about a dozen of articles I wrote to explain, elucidate this essence, this essential characteristic and meaning of this most magnificent, profound representation of the experience in meditation and contemplation of Sunyata.




Notes :

* New finding by Jan. 2020: The first one to render Suññata (in Pali) { edited, revised by Bhikkhu Bodhi in 1995 } into to English as "Voidness" is Ñanamoli Thera, a monk and rather well-known translator, teacher of dharma, not Dr. Harischandra Kaviratna from Sanskrit.
http://obo.genaud.net/dhamma-vinaya/wp/mn/mn.121.ntbb.wp.htm



1. Before 1997, then around 2001, there was no third one, (as I attempted to survey), who translated “Sunyata” as “Voidness” among the well-known authors, scholars, and also the lesser-known ones —as the Internet shows.



    





4. Takakusu, Junjiro. The Essentials of Buddhist PhilosophyUniv. of HawaiiHonolulu, 1947.

5. Max Muller and T. Stcherbatsky did not translate it, but leave it as “Sunyata”





6. Below, among many, some websites with translation Sunyata as Emptiness, as a continuous  trend in rendering the term as such where choice, meaning, “philosophical significance” have been considered somehow. Also in books, for example, The Logic of Unity: The Discovery of Zero and Emptiness in Prajnaparamita Thought, 1987, by H. Matsuo and K. Inada (trans.)
















7. Evidence for who care to inquire  when I translated/used the term “Voidness” for “Sunyata” and “Void” for “Sunya” can be seen on my translation of Most Venerable Thich Tuệ Sỹ’s  book on Sunyavada : Triết Học về Tánh Không, 1970 and convesation messages on VN-buddhism in yahoo group, as pictured and given below




  7a) Translation by me of the first part of “The Philosophy of Voidness” was started in 2001 and sent to Ven. Thich Tuệ Sỹ. The complete introduction was done in 2008 , and the whole introduction  posted on my blogspot in Dec. 2014. So by 2001, I had translated the term Sunyata to Voidness.

  7b) The cause to get the book wholy translated did not get the stimulating element to grow to a full fruition . But it was a nice experience to me to work on it.


7c) In yahoo group VN-Buddhism , under nickname eludy2001 ( TN= Tâm Nguyên) , I  commented in July 2004 on an article about an itchy monk




8. Translations of Sunyata into “openness”, “spaceness” in some recent books, or articles reflect a very silly translation, repugnant non-understanding of this beautiful, mesmerizing Essence/Nature

9. The Hrdaya Prajnaparamita Sutra ( Heart Sutra) translated from Sanskrit to English by Dr. Harischandra Kaviratna



Tâm Nguyên (CH)
December 2019

-----




















Below: from “The Conception of Buddhist Nirvana” by Theodore Stcherbatsky