Tuesday, March 31, 2020
Monday, March 30, 2020
Condolences from the Dept. of State
On behalf of Secretary of State Michael R. Pompeo and the American people, we express our sincere condolences on the passing of The Venerable Thích Quảng Độ, Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam.
https://2017-2021.state.gov/condolences-on-the-passing-of-the-patriarch-of-the-unified-buddhist-church-of-vietnam-thich-quang-do/index.html
https://2017-2021.state.gov/condolences-on-the-passing-of-the-patriarch-of-the-unified-buddhist-church-of-vietnam-thich-quang-do/index.html
Sunday, March 22, 2020
Vĩnh biệt Thiếu tướng Lê Minh Đảo- Anh hùng Xuân Lộc
Mấy đoạn dịch trong bài viết “Fighting Is an Art” về SĐBB 18 và thiếu tướng Lê Minh Đảo của cựu quân nhân thiết giáp Hoa kỳ, người viết sử quân đôi, tác giả quyển sách “Black April”, George J. Veith.
Từ đầu đến giữa tháng 4 năm 1975, Sư đoàn 18 Nam Việt Nam, bảo vệ ngã ba đường chiến lược của Xuân Lộc, Đông bắc Sài Gòn, SĐoàn đã ngăn chặn được một cuộc tấn công quy mô lớn của toàn bộ quân đoàn Bắc Việt tham gia một cuộc tấn công bất ngờ để đánh bại Sài Gòn và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. SĐ 18 đã chiến đấu vô cùng dữ dội , những quân nhân VNCH đã ngăn chặn được cuộc tấn công của cộng sản, trước khi được lệnh rút lui về giúp bảo vệ Sài Gòn. (Có thuyết cho rằng) các lực lượng cộng sản đã phạm tội quá tự tin, nhưng khả năng giữ nước rất tuyệt vời của Sư đoàn 18 phần lớn là kết quả của các kỹ năng chiến đấu, mưu định kế hoạch trước và sự lãnh đạo tài ba của chỉ huy của họ, Thiếu tướng Lê Minh Đảo, người đã chứng minh rằng ngay cả trong giờ đen tối nhất của miền Nam; những người lính– thường bị (báo Mỹ) chỉ trích bất công, phiến diện của Quân đội Việt Nam Cộng hòa sẽ chiến đấu khi được chỉ huy bởi các sĩ quan có khả năng.
Trái pháo đầu tiên rót trúng ngay nhà của tướng Đảo . Đó là một ngôi nhà hai tầng nhỏ, thực sự không có gì nổi bật, dù có màu hồng. Nó ở bên kia đường từ nơi cư trú của tỉnh trưởng, gần nhà thờ Công giáo ở giữa thị trấn Xuân Lộc, thủ phủ của tỉnh Long Khánh. Vị tướng sống, cũng như nhiều người lính miền Nam của ông, trong thị trấn nông thôn yên tĩnh, hơi xập xệ. Viên đạn rơi xuyên qua mái nhà và phát nổ trong phòng ngủ, một minh chứng cho sự chính xác đáng kinh ngạc của các pháo binh Bắc Việt. Ngay sau đó là một cuộc bắn phá 2000 trái kéo dài đúng một giờ. May thay, ông tướng không có nhà.
---
Tuy nhiên, giới lãnh đạo cộng sản ở miền Bắc Việt Nam đã quyết tâm "bóp cổ những con rối trong hang ổ của chúng" trước khi miền Nam Việt Nam có thể phục hồi. Trước sự hỗn loạn gây ra sự sụp đổ của Đà Nẵng vào ngày 29 tháng 3 năm 1975, lãnh đạo Hà Nội thấy có cơ hội nhanh chóng kết thúc cuộc chiến bằng một cuộc tấn công nhanh chóng vào Sài Gòn qua Xuân Lộc. Họ tin rằng một trái đấm thép cực mạnh khác sẽ phá vỡ những dấu tích cuối cùng của cuộc kháng cự của QLVNCH, và khi thị trấn này mất , sẽ dọn đường cho một bước tiến cộng sản nhanh chóng đến chính cổng Sài Gòn, chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ bằng một cuộc tấn công quy mô lớn.
Để đạt được mục tiêu đó, Bắc Việt đã ném toàn bộ Quân đoàn 4 của họ, gồm ba sư đoàn, chống lại SĐBB 18 tại Xuân Lộc.
Sư đoàn 18, tuy nhiên, đã không sụp đổ, và giấc mơ cộng sản— về một chiến thắng dễ dàng đã héo tàn trong lửa đỏ— của chỉ huy quân đội Bắc Viễt, một cựu chiến binh đầy sẹo chiến đấu, kẻ đã chiến đấu với tầng lớp tinh nhuệ của quân đội Pháp và Mỹ, đã gọi đấy là trận chiến khốc liệt nhất của ông trong 30 năm sự nghiệp quân sự. Thay vào đó, công trạng của Sư đoàn 18, vào thời điểm khi tinh thần của QLVNCH đang gần đáy, đã trả lời một cách thành công câu hỏi của nhiều người (* ) vào lúc đó: Quân đội VNCH liệu có sẽ chiến đấu?
Cuối cùng, Sư đoàn được lệnh rút lui khỏi thị trấn hoang tàn, nhưng cuộc đối kháng dũng cảm của họ đã nhanh chóng cho hy vọng rằng người miền Nam có thể ngăn chặn sự tấn công không ngừng của quân đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam (PAVN), đủ lâu cho mùa mưa tới để ngăn chặn cuộc tấn công, hoặc cho các nỗ lực ngoại giao bí mật hầu đạt được một lệnh ngừng bắn.
Hơn nữa, tiếng tăm kém cỏi trong công chúng (**) của quân đội miền Nam Việt Nam, bị gây ra bởi sự sụp đổ trong Quân đoàn I và II, đã được chuộc lại một phần bởi vị thế anh hùng của SĐ BB 18.
...
Chỉ huy chiến dịch mùa Xuân này của quân Bắc Việt , tướng Văn Tiến Dũng, đã viết: "Trận chiến Xuân Lộc rất bạo liệt và tàn khốc ngay từ những ngày đầu tiên. Các sư đoàn của chúng tôi phải tổ chức nhiều cuộc tấn công vào thị trấn, tấn công và tấn công lien tục để tiêu diệt từng mục tiêu và phải đẩy lùi nhiều cuộc phản công của kẻ thù. "
...
Kế hoạch của COSVN ( Trung ương cục miền Nam của Vc) tấn công Sài Gòn từ phía đông bắc đã bị thất bại, nhưng (dĩ nhiên)cuối cùng, lực lượng của Quân đoàn III không thể chống lại toàn bộ Quân đội Bắc Việt. Dẫu vậy, bất chấp hình ảnh trong công chúng (Mỹ) về tham nhũng và bất tài (***), quân đội VNCH, như thể hiện trong trận chiến với Xuân Lộc, không phải là một đội quân của những kẻ vụng về và hèn nhát như thường được miêu tả ( trong công chúng Mỹ : note thêm trong ngoặc của người dịch) . Đó là một đội quân đã đứng lên và chiến đấu với lòng dũng cảm tuyệt vời— không chỉ trong một vài dịp nổi tiếng như cuộc bao vây Xuân Lộc, mà còn trong hàng trăm trận chiến nhỏ, nơi tên các trận mạc hầu hết người Mỹ chưa từng biết đến.
…
…khi những cai tù hỏi ông tại sao ông không bỏ cuộc như những người khác…tướng Đảo đã nói : tôi là tướng của binh sĩ mình, tôi không bao giờ bỏ họ. Nếu quý vị còn giam giữ bất cứ một quân nhân nào thuộc cấp của tôi trong SĐBB 18, tôi muốn là người sau cùng được trả về.
…
Chú thích của người dịch
* nhiều người ở đây ám chỉ bọn phản chiến, thiên tả Mỹ, hay đần độn đầy thiên kiến thời đó
** “công chúng” ở đây là công chúng ở Hoa kỳ
*** hình ảnh trong công chúng "bất tài, tham nhũng” : vẫn là trong công chúng Mỹ nói chung thiếu hiểu biết, ngu ngơ
** “công chúng” ở đây là công chúng ở Hoa kỳ
*** hình ảnh trong công chúng "bất tài, tham nhũng” : vẫn là trong công chúng Mỹ nói chung thiếu hiểu biết, ngu ngơ
---
English
From early to mid-April 1975, the South Vietnamese 18th Division, defending the strategic road junction of Xuan Loc, northeast of Saigon, held off massive attacks by an entire North Vietnamese Army corps engaged in a surprise assault to overrun Saigon and quickly end the war. Enduring extremely heavy fighting, they stopped the communist offensive before being ordered to a retreat and help defend Saigon. While communist forces were guilty of over-confidence, the 18th Division's superb performance was largely the result of the combat skills, prior planning, and inspirational leadership of their commander, Brigadier General Le Minh Dao, who demonstrated that even in South Vietnam's darkest hour; the much-maligned soldiers of the Army of the Republic of Vietnam would fight when led by able officers.
The first artillery shell landed directly on the General's home. It was a small two-story house, inconspicuous really, despite its pinkish hues. It sat across the road from the province chief's residence, near the Catholic church in the middle of the town of Xuan Loc, the capital of Long Khanh province. The General lived, as did many of his South Vietnamese soldiers, in the quiet, somewhat shabby rural town. The round crashed through the roof and exploded in the bedroom, a testimony to the incredible accuracy of the North Vietnamese artillerymen. It was immediately followed by a 2000 round bombardment that lasted for precisely one hour. Fortunately, the General was not home.
....
The communist leadership in North Vietnam was determined, however, to "strangle the puppets in their lair"before the South Vietnamese could recover. Given the chaos that caused the fall of Da Nang on 29 March 1975. Hanoi's leadership saw an opportunity to quickly conclude the war with a swift attack on Saigon through Xuan Loc. They were convinced that another hard blow would crumble the last vestiges of ARVN resistance, and the city's loss would clear the path for a rapid communist advance to the very gates of Saigon, ending the decades-old conflict in one massive assault. To achieve that goal, the North Vietnamese threw their entire 4th Corps, comprised of three divisions, against the 18th ARVN at Xuan Loc.
The 18th Division, however, did not crumble, and communist dreams of an easy victory withered in the fires of what the NVA commander, a battle-scarred veteran who had fought the cream of the French and American armies, called the fiercest battle of his 30-year military career. Instead, the 18th's performance, shouldered at a moment in time when ARVN morale was at rock bottom, resoundingly answered the question asked by so many at the time: Will the ARVN fight? While ultimately the Division was ordered to retreat from the ruined town, their valiant resistance briefly raised the hope that the South Vietnamese might hold off the relentless onslaught of the regulars of the People's Army of the Vietnam (PAVN), long enough either for the rainy season to bring the offensive to a halt, or for covert diplomatic efforts to achieve a ceasefire.
Moreover, the poor public reputation of the South Vietnamese military, fed by the collapse in I and II Corps, was partially redeemed by the heroic stand of the 18th.
…
The PAVN Campaign Commander, General Van Tien Dung, wrote, "The battle of Xuan Loc was fierce and cruel from the very first days. Our divisions had to organize many assaults into town, striking and striking again to destroy each target, and had to repel many enemy counterattacks."
...
...I was their General, he told his jailers, and if you are holding any of my men in prison, I wish to be the last man from the 18th ARVN released.
---
REF
Thursday, March 19, 2020
Thái Thanh— Not only was she....
... a great legend in her musical career, her incorruptible spirit in the hard times from 1975 to 1985; her sense of embracing freedom as one of the most basic and crucial requirement to perform art to its most desirable form and expression was well known to her friends and admirers.
HMinhChân
----
https://www.thequestionsandthesolutionsare.com/search?q=th%C3%A1i+thanh
---
https://www.youtube.com/watch?v=wuPmlsyYW3E
HMinhChân
----
https://www.thequestionsandthesolutionsare.com/search?q=th%C3%A1i+thanh
---
https://www.youtube.com/watch?v=wuPmlsyYW3E
Wednesday, March 18, 2020
"Tiếng hát vượt thời gian" Thái Thanh từ trần
Sunday, March 15, 2020
HÃY ĐỐI PHÓ VỚI VI RÚT VŨ HÁN SÁNG SUỐT (LHNam)
Các triệu chứng nhiễm vi rút Võ Hán nhiều khi rất giống tr/chứng gây ra bởi cảm ( cold) , cúm ( flu) thường, tức có chảy nước mũi ( running nose); có ho ít ( no frequent cough). Vì vậy đừng hoảng sợ quá ( DON'T PANIC).
Nếu:
1) chỉ có các triệu chứng nhè nhẹ thì thường khi chỉ là cảm ( common cold) hay cúm( flu, tức influenza), nên nghỉ ở nhà dưỡng bệnh, tự uống thuốc cảm cúm như Tamiflu, như XOfluza, Relenza hay Tylenol
2) Nếu các loại thuốc cảm, cúm bán không cần toa bác sĩ như Advil, Vicks, Tylenol chữa được tốt, thì chắc rất nhiều phần là không phải nhiễn Cô Vi , hay vi rut Vũ Hán
3) Ví dụ có nhiễm Cô Vi Võ Hán , thì 80% cũng chỉ là những ca nhẹ; các cách chữa trị hiện thời cũng làm giảm nhiều sự phát triển của bệnh cúm Cô Vi
4) Nếu ho nhiều và thường xuyên cộng với sốt , khó thở nhiều thì cần đi khám bác sĩ ngay để họ tìm cách giúp có xét nghiệm để gởi đi CDC ( ở Mỹ), hay các nơi thử nghiêm như viện Pasteur ở VN
Bác sĩ và chuyên gia khuyên :
HÃY ĐỐI PHÓ VỚI ĐẠI DỊCH MỘT CÁCH SÁNG SUỐT, THÔNG MINH . ĐỪNG LO HOẢNG QUÁ THÀNH NGU
---
Có tin đáng gọi là vui II (Good news )
Dù sao thì Wuhan virus (Covid-19) cũng gây bệnh ở ba bốn cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Và bách phân số bệnh nặng người bị nhiễm là khoảng 15%, và số tử vong đa số là người già và có bệnh.
https://www.theguardian.com/world/2020/mar/13/coronavirus-what-happens-to-peoples-lungs-when-they-get-covid-19
https://www.theguardian.com/world/2020/mar/13/coronavirus-what-happens-to-peoples-lungs-when-they-get-covid-19
Tuesday, March 10, 2020
Cư sĩ Chân Huyền...
thay mặt Hội Liên Hữu Phật Giáo Thống Nhất , phát biểu Ý hướng trong buổi tưởng niệm Ht Tăng Thống Thích Quảng Độ tại tịnh xá Minh Đăng Quang , Santa Ana, Calif. ngày 3/7/2020
https://www.youtube.com/watch?v=JeMhbO0jBKE&feature=youtu.be
----
https://www.youtube.com/watch?v=JeMhbO0jBKE&feature=youtu.be
----
Kế thừa di sản của Giáo hội PGVTN , nhất là của hai vị Tăng thống Thích Hquang và Thich Q Độ, chúng tôi sẽ tiếp tục chống lại các hành vi đàn áp, khủng bố, bắt bớ , tù đày, đánh phá, bôi nhọ, cưỡng bách tăng ni, phật tử không chịu đi ngược lại lòng mình và trung thành với truyền thống độc lập của Giáo hội, của lòng mình. Chúng tôi yêu cầu ngưng sự đàn áp tôn giáo và tín ngưỡng không riêng với PG, mà còn với PGHòa hảo, Tchúa giáo, Cao Đài v.v. Chúng tôi chống lại các hành vi lệ thuộc trung cộng của nhà nước c/sản đương quyền, chống lại các hành vi bán đất, nhượng biển của Cha ông, Tiền nhân; lên án các hành vi phi nhân của một nhà nước toàn trị, tàn bạo như phá chùa, sập miếu, tu viện, đan viện; cưỡng chiếm cơ sở. đất đai để truyền bá đạo pháp và các vấn đề tâm linh, giáo dục, hướng dẫn con em Phật tử, Hòa hảo, Cao đài, Cơ đốc giáo. Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng mang ra công luận quốc tế ý hướng, ý đồ muốn quốc doanh hóa Phật giáo, và các tôn giáo khác; ý đồ làm biến tướng Chánh pháp, tăng đồ, Phật tử và các đạo khác như đã thấy trong hành vi một ít sư tăng, thầy tu biến tướng, sa lầy ngày nay; cũng như làm biến tướng ý nghĩa của Chánh pháp trong sự thực hành của Phật tử.
Monday, March 2, 2020
Một chữ trong một bài thơ của Đinh Hùng
*
Đã lâu rồi, có hơn 10 năm, có lần tôi vào một diễn đàn văn nghệ, chính trị trên Internet đọc được được hai câu thơ khiến mình “hoảng hồn” : vì chúng hay quá. Đó là
“ Bỗng nghe lạc trận mưa ngàn đổ
Cả một mùa thu cũng quá giang”
Người viết message đó, không biết vì sao không đề tên tác giả [có thể là vì quên tên tác giả hay cũng có thể vì ‘mập mờ đánh lận con đen’]
Hai câu thơ— với tôi— hay tới nỗi có thể khiến tôi từ bàn viết như có thể ‘nhập’, ‘lạc’ vào trận mưa lớn; mưa hạt nặng, hạt nhẹ trút xuống đại ngàn, trút xuống vực bờ, khe núi, sườn non ; khi nhanh khi chậm trút xuống; hạt mưa đan lưới giăng kín sơn khê, hạt văng sườn núi , hạt vỡ bên non , bắn những mảnh li ti vào sương trời, vào khói núi, tạo nên một cảnh mưa tuyệt vời, đẹp tới não nùng , đẹp tuyệt kỳ khói sương mây móc hợp hoan, ca múa bên thịt da đất núi, đầu non. Mưa trút xuống mênh mông, mưa trút như đổ nỗi lòng bấy lâu, mưa giăng đầu núi, sườn non như gởi bao nàng thần nữ họ Vũ bay qua, bay lại trong trong không gian, bầu trời với những tấm voan thướt tha trong hình hài diễm tuyệt, quyện vào khói vào mây vào sương tạo nên bức tranh như chỉ có thể gặp trong ‘thần mộng’ một buồi nào xa tít tắp ban sơ. Mưa trút, mưa đổ có khi như giận dữ, có khi như ngông cuồng thách thức thần núi, sơn vương; có khi lại dạt dào giai điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, hoặc giận dỗi trách móc, hoặc huyền mị vỗ về ru vào những giấc cô miên.
Nếu có lần lạc được vào giữa một trận mưa, cảnh mưa ngàn mênh mang, ngút ngàn diễm tuyệt trong một khung cảnh hùng vĩ mà tuyệt mỹ, đắm đuối như thế, tôi tưởng chúng ta trong nhiều phút có thể quên được cái lạnh, cái tê tái của da thịt để dầm mình, đầm mình trong cái đẹp kỳ tuyệt , gây cảm hứng lạ lùng tuyệt diệu như thế — để hưởng được Hạnh phúc, cái hạnh phúc hiếm hoi được giao hòa, giao hợp được với đất trời, núi non, mây nước trong những phút phiêu diêu, đại lãng kỳ thú— thì quả là đại khoái. Tôi nghĩ nhà thơ của chúng ta có thể đã có lần đã được tắm gội, được thỏa thuê vùng vẫy trong phút giây kỳ tuyệt, đẹp tới mức “diễm ảo”; được sống, được vùng vẫy dưới những giọt mưa trút đổ áo ạt, bốn phía tung bay, cuốn hút, nên đã viết xuống những giòng ‘hốt nhiên đại ngộ’, những giòng tuyệt đẹp như thế, dù chỉ trong mấy chữ ngắn gọn, giản đơn.
Sau một hồi mưa như thế, vừa tạnh thì không gian bỗng nhiên đưa vào một màu trời sáng lạn: màu trời, màu núi, màu cây cỏ, màu mây chuyển sắc, đổi màu— như vừa được tắm xong, được gột rửa hết bụi trần, gió cát, và hiện ra như một Thần núi cùng vực bờ của mình: phong quang, đẹp đẽ , thanh tú mười mươi, khiến ta như chợt nhận mùa thu cũng vừa mới được đưa sang một thời khắc mới, bến bờ mới. Cảm giác có đôi chút ngỡ ngàng , như gặp lại tình nhân cũ trong một khung cảnh mới, dáng vẻ và nhan sắc mới.
Sau đó , mới cách đây vài tháng, trong khi làm chương trình Mạn Đàm Văn Học về thơ Đinh Hùng, tìm đọc lại các bài thơ của nhà thơ đầy sắc thanh lạ lùng, ‘ảo diệu’ này, tôi mới biết đó là hai câu của nhà thơ Đinh Hùng, và thấy câu thơ thứ hai được thay chữ “cũng”, bằng chữ “đã”. Và hai câu đó nằm trong bài thơ “ Sóng nước đồng chiêm”. Với ý tứ trong bài, theo tôi, có thể { có thể thôi} , thì chữ “đã” thích hợp hơn một chút thôi (trong ý tứ) , để nói lên ý “cái đẹp (có thể có) của tình đôi “ta”, duyên đôi ta đã qua rồi, đã (chắc) không còn trở lại nữa như mùa thu đã quá giang— về tít tắp mù sương thiên địa. Quá giang có những khi gợi cho ta ý ‘một đi không trở lại’; một sự gì , trong nhiều thứ có thể làm cho ta lỡ một cơ hội, đã vuột khỏi tầm tay để lại bao nuối tiếc. Quá giang— qua sông— như người đã một lần gặp gỡ , gieo cả đất trời vào lòng ta, rồi một hôm qua sông đi biệt. Ở đây, chúng đáp ứng tuyệt vời tiếng lòng tác giả lúc ấy.
Em đi gió hú khôn hàn
Lời khan nhắn vọng đêm tàn nghe mưa
Vâng, vậy đấy, một chữ thôi , nhưng nếu thay thế, dù có chỗ tương đồng không nhỏ, bài thơ có thể làm dấy lên những tình ý, cảm nhận rất khác. Ta thử xét:
1. Hai chữ “cũng” và “đã” , nếu nói về tác dụng nói lên cái gì đã qua thì có những tương đồng. Thí dụ :
“Tôi đã học xong” hay “Tôi cũng học xong” đều diễn tả việc đã được thực hiện và lui vào quá khứ
2. Nhưng thời gian trong chữ đã thường cho ta cảm giác là một chuyện đã qua hơi lâu rồi, hay đã khá lâu , lâu hơn trong chữ cũng. Nhất là trong hai câu của Đinh Hùng.
3. Ý nghĩa thay đổi: Nếu là với chữ đã , ta có thể liên tưởng là nhân vật trong bài thơ— sau sự kiện” tình bị núi chắn ngang”— thấy rằng “tình” đã đi, như mùa thu đã đi, đã sang nơi chốn khác. Tác động của từ “đã” mô tả chuyện đã vào dĩ vãng. Nó nói lên tính cách thời gian trong câu chuyện
4. Trong khi đó, với chữ “cũng”, ta thấy có một liên hệ nhân quả. Trong ‘chuyện tình’ ngắn ngủi đó, vì sự ‘bất thành” của nó khiến ta như lạc vào trận mưa ngàn đổ, và chợt nhận thấy vì các lẽ tương quan, mà thấy mùa thu cũng đã bị đẩy sang một bến bờ thời gian khác— đã quá giang. Trong tương quan tâm tưởng, cái nuối tiếc, ngậm ngùi có thể nhẹ, nhưng hốt nhiên hiện ra, đưa ý thức tới chỗ phải nhận ra nó— trong một tâm trạng có phần sững sờ. Liên hệ đó nói lên tính cách nhân quả, chứ không phải thời gian.
Có thể thấy, trong ngôn ngữ, nhất là trong ngôn ngữ thơ, nhiều khi chỉ một chữ được thay đổi, một tình ý, một cảm xúc, một cảm giác đã bị thay đổi theo. Ngay trong trường hợp chúng có ít nhiều tương đồng trong một nghĩa nào đó, như đã nói vể “đã” và cũng” như trên. Và chẳng phải chỉ với thơ Đinh Hùng.
----
REF
Sóng nước đồng chiêm
Loang loáng thuyền khơi vệt nắng chìm
Trùng dương về bạc khắp đồng chiêm
Một rừng nhiệt đới in lòng nước
Tay với trời xanh, đụng cánh chim
Trời nước kề vai lả lướt buồn
Từng cù lao nhỏ nép sơn thôn
Em đi, dẫy núi nhìn ngây ngất
Ðá cũng tình si nhớ gót son
Chưa khuất đầu non đã cố nhân
Người ôi! cho núi chuyển theo gần
Vầng trăng mười bẩy rưng rưng nhớ
Con nước đầy vơi lệ thuỷ ngân
Em vượt Bồng sơn đến Tuyết sơn
Ðà giang nghiêng nửa khoé thu buồn
Sông xanh toả bóng hàng mi rợp
Con mắt trao về nẻo viễn thôn
Tình đến bên người, núi chắn ngang
Tà dương mái tóc ngút mây vàng
Bỗng nghe lạc trận mưa ngàn đổ
Cả một mùa thu đã quá giang
Sóng tóc rừng mưa gợn chập chùng
Nghẹn ngào từng tiếng nấc thu không
Sương pha áo mỏng gầy non bạc
Chiều lặng soi gương, xót má hồng
Chiều lại chiều mưa, nước ngập đồng
Mộng vàng hoa mướp rụng ven sông
Ðợi em từ mấy phương bèo giạt
Mưa lọt chiêm bao, tóc rối bồng
Giấc mộng đêm nào cũng gió mưa
Gối chăn như hải đảo vô bờ
Sáng dâng bốn vách sầu nghiêng bóng
Thoáng ngọn đèn trôi ánh mắt xưa
Vọng tiếng chim đêm, núi nhớ rừng
Ðồng chiêm nghe cũng thuỷ triều dâng
Dài thương mặt nước mênh mang gió
Lòng bỗng trôi ra biển mấy trùng
Trùng dương về bạc khắp đồng chiêm
Một rừng nhiệt đới in lòng nước
Tay với trời xanh, đụng cánh chim
Trời nước kề vai lả lướt buồn
Từng cù lao nhỏ nép sơn thôn
Em đi, dẫy núi nhìn ngây ngất
Ðá cũng tình si nhớ gót son
Chưa khuất đầu non đã cố nhân
Người ôi! cho núi chuyển theo gần
Vầng trăng mười bẩy rưng rưng nhớ
Con nước đầy vơi lệ thuỷ ngân
Em vượt Bồng sơn đến Tuyết sơn
Ðà giang nghiêng nửa khoé thu buồn
Sông xanh toả bóng hàng mi rợp
Con mắt trao về nẻo viễn thôn
Tình đến bên người, núi chắn ngang
Tà dương mái tóc ngút mây vàng
Bỗng nghe lạc trận mưa ngàn đổ
Cả một mùa thu đã quá giang
Sóng tóc rừng mưa gợn chập chùng
Nghẹn ngào từng tiếng nấc thu không
Sương pha áo mỏng gầy non bạc
Chiều lặng soi gương, xót má hồng
Chiều lại chiều mưa, nước ngập đồng
Mộng vàng hoa mướp rụng ven sông
Ðợi em từ mấy phương bèo giạt
Mưa lọt chiêm bao, tóc rối bồng
Giấc mộng đêm nào cũng gió mưa
Gối chăn như hải đảo vô bờ
Sáng dâng bốn vách sầu nghiêng bóng
Thoáng ngọn đèn trôi ánh mắt xưa
Vọng tiếng chim đêm, núi nhớ rừng
Ðồng chiêm nghe cũng thuỷ triều dâng
Dài thương mặt nước mênh mang gió
Lòng bỗng trôi ra biển mấy trùng
Nguồn: Đinh Hùng, Đường vào tình sử, Nam Chi xuất bản, 1961
Subscribe to:
Posts (Atom)