Friday, March 31, 2017

Đấu Tranh Không Cần Lãnh Tụ

Bài viết này nhằm đáp ứng lại tình trạng đàn áp, theo dõi, cho nội gián xâm nhập của bọn đầu não vàcôn an đối với các nhóm biểu tình

Ở thời điểm hiện tại, với kỹ nghệ, kỹ thuật và vận tốc thông tin, truyền tin, Internet, Facebook, Youtube, Paltalk, Firechat, Whatsapp thì một trong những hình thức đấu tranh hết sứchiệu quả mới là đấu tranh không cần lãnh tụ. Càng hiệu quả và tốt hơn nữa : đâylà cách phát triển mạng lưới đ/tranh, nhân rộng, lan truyền mà bọn cầm quyền sẽ không có cách chi để bắt được “lãnh tụ” để trừ diệt sự lớn mạnh của các nhóm, bởi lẽ, không có một lãnh tụ hay thủ lãnh nào, và “Lãnh tụ” thực sự của phong trào , của các nhóm CHÍNH LÀ Mục Đích Chung, hay Tôn Chỉ, Cương Yếu chung. Ví dụ :

1) Nhóm có Mục đích chung là Phá Trung
2) Nhóm có Mục đích chung là Giải cộng
3) Nhóm có Mục đích chung là Phá Trung & Giải cộng
4) Nhóm có Tôn chỉ là hoạt động đòi Dân chủ
5) Nhóm có Tôn chỉ là hoạt động đòi Nhân Quyền, Quyền Công dân
6) Nhóm có Mục đích Đòi Tự do tôn giáo
7) Nhóm có Mục đích thành lập Xã hội Dân sự
8) Nhóm có Cương Yếu chung là Phục hoạt Sức mạnh Lý-Trần
9) Nhóm có Cương Yếu chung là Xây dựng Nền móng Dân chủ cho VN

Đặc điểm và hiệu quả của các nhóm Đấu Tranh Không Lãnh Tụ (ĐTKLT) là :

a) Các nhóm tự hình thành do hiểu biết về Mục đích, hay Tôn chỉ, Cương yếu mà tự thành lập nên. Do ý thức rõ về sự cần thiết hay quan trọng của Mục đích mà các thành viên của nhóm tìm đến nhau. Ví dụ mục đích phải Phá Trung, hay Giải Cộng. Mục đích này, thường ai cũng hiểu ra sự cần thiết , quan trọng của nó vào giờ phút này, không cần một học vấn, thông hiểu sâu xa gì. Ai cũng có thể hiểu sự tàn phá do Vcong gây ra cho đất nước, và ai cũng có thể hiểu hiện tại Tàu cộng đang lấn hiếp, khống chế Vcong, gây tàn hại, kiệ quệ cho nước Việt ra sao. Ngay cả các em học sinh lớp 8, lớp 9. Vì hiểu biết cần thiết cho mục đích này rất căn bàn, rõ ràng, không cần nhiều lý & sự, nên sự lớn mạnh nhân rộng của nó sẽ phát triển rất nhanh, có thể thành hàng ngàn, hàng vạn nhóm nhỏ trong một thời gian ngắn, ví dụ các nhóm chỉ cần 1, 5, 7,10, 15 người. Nhóm không cần đông, dăm ba người cũng đủ, 50 là đông rồi. Cần đông là phát triển số nhóm.

b) Các nhóm tự thành lập, kêu gọi bạn bè với nhau, hoạt động đôc lập với nhau. Nếu thực sự cần, có thể có trưởng nhóm được bầu ra, và ai cũng có thể được bầu ra, nếu có sáng kiến , khả năng, tốt hơn là luân phiên nhau làm trưởng nhóm để tập cho nhau các việc điều hợp cho quen, rèn tinh thần ai cũng có thể làm được , khi người kia lỡ có chuyện gì đó. Nhưng không cần một thủ lãnh nào cả, vì thủ lãnh, hay lãnh tụ dẫn đường, chỉ lối chính là Ý THỨC về Mục Đích, Tôn Chỉ đã nói. Với bọn c/quyền, bóng dáng của các nhóm, do đó, sẽ hiện hình như cácbóng ma, : sao chúng xuất hiện khắp nơi, mà khi ẩn khi hiện, không biết thủ lãnh hay lãnh tụ nó là ai để trừ diệt.

c) Như đã nói, vì thành lập và hoạt động độc lập với nhau, đặt quan niệm tổ chức trên chính căn bản là Ý nghĩa của Mục đích, hay Mục đích ( The Meaning of the Goal, or the Goal), nên không cần, không có thủ lãnh hay lãnh tụ. Các nhóm có thể liên lạc , liên kết với nhau một lúc nào đó để hoạt động, hỗ trợ nhau, nhưng không cần một hệ thống chỉ huy trên xuống dưới, vì thế không xảy ra chuyện “lãnh tụ bị tiêu diệt”, rắn bị mất đầu.

d) Và như vậy vấn để có những nội gián bên trong , hay chỉ điểm hầu như không thể có.

e) Tuy không cần lãnh tụ, và Ý thức Dẫn đường, Mục đích hay Tôn chỉ chính là chỗ đặt để hướng dẫn cho các nhóm thành lập, một Hình ảnh làm biểu tượng cho sự tập hợp Ý chí phản kháng, đối kháng, đòi hỏi, đấu tranh có những khi cũng nêu cao được Chính nghĩa, hay sự Cần thiết việc đấu tranh, những Sáng kiến hay, hiệu quả để làm Ánh đuốc, làm Biểu tượng. Ví dụ, một Chí sĩ, một Chức sắc Tôn giáo, một “Quân sư”, một Chiến lược gia Yêu nước, Thông tuệ, hay nhiều Sáng kiến tuyệt vời

f) Các nhóm sẽ tự phát triển độc lập, nhóm nào tổ chức giỏi thì nhóm sẽ lớn rộng, gây được tiếng vang lớn.

g) Nên nhớ về hiệu quả : Vấn đề vẫn là
TỔ CHỨC, TỔ CHỨC và TỔ CHỨC

P.s. 

* Ngày xưa , Nguyễn Trãi từ Chí Linh vào Lam Sơn để tìm gặp Lê Lợi, thăm hỏi, đàm luận, tìm hiểu, rồi phò tá, là vì cụ Ức Trai ở vào thế kỷ 15 đó, chưa có Internet, chưa có Facebook, Youtube, Google v.v., và đương nhiên quan niệm đi tìm người cùng kết hợp sức, người có thể tôn lên làm lãnh tụ của phong trào, thì dù có ở Tây phương, xứ Hi lạp, Ý, Pháp v.v. thời ấy, thì cũng vậy thôi, tức quan niệm cần một người đứng đầu, người lãnh tụ có tài đức, chí khí. Vào thời ngày nay “Kỳ ảO” của chúng ta nhiều sự khác rồi. Chúng ta có computer, Internet v.v., vận tốc thông tin, truyền tải quá lớn— không còn phải đi bộ, đi ngựa hàng tháng trời— chúng ta, tức cộng đồng đấu tranh trên thế giới, đã hình thành được các hình thức đấu tranh mới, dựa nhiều trên Tư tưởng, sự Hiệu quả, và Đặc sắc của sự lan tỏa, bành trướng. Cũng như trong trường hợp bị đàn áp khốc liệt, dữ dội của tà quyền VN côn đồ ngày nay, cùng côn an, thì đây dĩ nhiên là phương pháp đấu tranh thích hợp nhất hiện tại. Khi đã lớn mạnh nhiều, thì sẽ dần tiến tới các sự liên kết như thế nào đó sau.

** Ngoài ra có thể chúng ta quên điều này mà đã có những chiến lược gia từng nhắc nhở :

Một khi tư tưởng được xem là đúng được truyền bá sâu rộng thì sức lan tỏa, sức mạnh của nó rất khủng khiếp

*** Dĩ nhiên, một hình thức đấu tranh khác , thì phương pháp cổ điển vể vấn đề nối kết, liên kết hay phối hợp và có một bộ phận lãnh đạo chỉ đạo cũng vẫn là một phương thức đấu tranh có hiẹu quả. Ví dụ khi lực lượng của quần chúng và các nhóm độc lập đã trở nên rất mạnh và cần kết hợp để "tiến công", hành động.

**** Một cách thức khác-- không cần chờ đến cơ hội kết hợp "sau cùng" khi các nhóm đã trở thành rất nhiều, rất đông đảo, ví dụ 10, 20 ngàn nhóm-- là khi có khoảng 300, 400 nhóm các nhóm cũng có thể muốn kết hợp để thực hiện một số mục tiêu khác nhau , trong một phần chiến lược, ví dụ khi cần phối hợp đi phát tờ rơi, hoặc xuống đường để ủng hộ một đường lối của nào đó của nước ngoài, một vị tướng, một tổ chức đặc biệt-- ở một số trường hợp, thời điểm-- có đường lối phù hợp, thuận lợi với mình.

CH
3/31/2017

Friday, March 10, 2017

Triết Học



Tinh Yếu của Triết học là nhằm để trả lời câu hỏi "Nó Là Cái Gì ?" Vài ba cái "nó" quan trọng nhất của kiếp nhân sinh :

1. Ý nghĩa của Đời Sống , hay Hiện hữu Con người

2. Chết sẽ về đâu ?

3. Thượng đế có thật không ?

Cuộc lên đường tra vấn không hiếm gập ghềnh, và có khi đòi hỏi can đảm , và những sự vứt bỏ. Con đường có khi dài đến "thiên thu" cho những kẻ luôn thấy mình là kẻ khởi hành ( the perpetual beginner) . Một trong những kẻ đó là Edmund Husserl, người khai sáng Hiện tượng luận.



Và các triết gia về Tự nhiên thời tiền-Socrates ( the pre-Socratic natural philosophers) , tức các cụ cố tổ 25 thế kỷ của mấy ngành khoa học như Thales, Leucippus xứ Miletus, Democritus, Aristotle cũng đều đi kiếm câu trả lời cho các câu hỏi "Nó là gì ?" trong các lãnh vực vật chất.









Ở chốn ấy, không thể khác…(LHNam)

Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn sâu sắc, có tài. Trong truyện “Không có vua” , sau này được chuyển thành kịch “ Quỷ Ở Với Người”, có một câu như thế này :
"Triết học là thứ xa xỉ của bọn mọt sách. Chú có thấy cái chuỗi hạt nhựa đeo cổ của chị Sinh không. Nó là triết học đấy."
Viết thế, trong cách phát biểu có phần chế diễu hay chê bai cho thấy NgHThiệp chưa hiểu về cái dụng của Triết học
Triết học có phải là thứ xa xỉ và có phải là của bọn “ mọt sách” theo cái nghĩa chừng như có ý nói “vô dụng”, không ích lợi như một nghĩa chữ thường được hiểu trong đời sống thực tế? Nhất là trong buổi rất khó khăn , gắt gao, đầy áp lực, khủng hoảng, và nhất là về mặt miếng cơm , manh áo, hay nói tổng quát là kinh tế, của xã hội VN thời 1975-1985.
Thật ra, vào buổi cơm áo gạo tiền khó khăn, nặng gánh, ví dụ trong 10 năm ấy, thì ở mặt thực tế sinh tồn, triết học có thể là xa xỉ, nhưng nó cũng không xa xỉ hơn như giấy mực, thì giờ kiếm ý, tứ, vần thơ thay vì kiếm cơm cho gia đình đối với phe làm thơ; hay sơn , vải , cọ đối với người họa sĩ, và vẫn có những người mải mê hay tận tụy với công việc triết học như gs Trần Đức Thảo, với một vài đồ đệ, hay Mai Thái Lĩnh, Hà Sĩ Phu v.v.
Nhưng ở các chốn khác như Âu Mỹ, Úc, Nhật, Hàn, Ấn độ, Thái lan v.v., thì triết học , vừa như một môn học , vừa như một căn để cho suy tư, nhìn ngắm, tra vấn ý nghĩa đời sống và những điều liên hệ, hoàn toàn không phải là một thứ xa xỉ như trong quãng thời ấy ở “thành Thăng Long” ngàn năm văn vật, một thành Thăng Long (tôi yêu) ưa, yêu văn chương , nhưng nghèo nàn về tư tưởng. Và là một thứ cần thiết đối với giới trí thức, hoặc hàn lâm. Có xa xôi, mông lung diệu vợi, nhưng hoàn toàn không xa xỉ chút nào hết. Xa xôi , mông lung, thì dĩ nhiên rồi nhé. Có thứ trừu tượng nào mà không xa xôi hay mông lung.
Còn diệu vợi ? Diệu vợi có phải cũng là đặc tính của một khuynh hướng truy tầm, truy hỏi của con người trong bản chất của nó, để tham dự vào những viễn tưởng, viễn tượng đời sống khi các yếu tố khác trong đời sống mớm, gây cho nó những nghĩ tưởng phải phóng tầm nhìn ra xa, rộng để dự phòng những gì có thể xảy ra ? Diệu vợi như phóng tới trước cùng thời gian với vận tốc lớn hơn ánh sáng để xem tóc xanh trên đầu hóa màu mã não hay trân châu, như tơ tưởng vùng trời bay luợn dị kỳ của electron, hay đọc cổ thư nghe người xưa bàn Kinh Dịch, tìm Tánh Không bên đôi bờ nhật nguyệt. Cũng trong khuôn khổ của “cái Diệu vợi”, và ngả về hướng Mỹ học, mơ mộng, nếu tôi nhớ không lầm F. Hegel đã viết một câu đại ý là : Suy tư là thả mình thong dong với những ý nghĩ
Còn cần thiết ?
Như đã nói trên, Triết học đối với trí thức Âu Mỹ có những khi là điều cần thiết, ít nhất là loại kiến thức giúp ta phân biệt, biện biệt được cái đúng, cái sai trong không ít vấn đề trong đời sống và trong tri thức. Kể nghe chơi chút nhé : Cũng chính vì muốn tìm ra “con đường” , hay cách thức để chúng ta truy vấn, dò tìm về các điều có liên quan đến Chân lý, nên một ông tổ đáng kính của Triết học Tây phương là Socrates đã cố gắng suy tư, nghiền ngẫm để chỉ dạy lại cho học trò ở kinh thành Nhã Điển các phương pháp để dò tìm xem tư tưởng chúng ta nhiều khi chúng đi lệch , đi lộn thế nào khi tiến đến nội dung của cái đích muốn tìm mà sửa sai. Đó chính là đường đến “Sao gọi là Suy Tư ?” ( Was heißt Denken? = What’s That called Thinking ?) 4.5 thế kỷ trước TC của ông tổ (bị coi là xí trai) của triết Tây, người mở đường cho Luận lý học phát sinh và góp sức cho khoa học cất bước. Con đường gập ghềnh để phân biệt, biện biệt, phản biện, tìm ra “ánh sáng”. Truyền thuyết kể rằngcó khi Socrates đứng hàng nửa ngày trong giá lạnh, chìm đắm trong suy tư, suy tưởng để tìm ra nghĩa và lý của một sự việc. Và tôi đồ rằng/nghĩ là có những lúc trong nửa ngày ấy, ánh chớp của ý nghĩa Niêm hoa vi tiếu nhà Phật cũng đã xảy ra trong giòng tâm thức ông, dù ông có biết mà để ý đến hay không.
Một ví dụ cho chuyện cần thiết: Luận lý học ( Logic) là một ngành có thể giúp ta phán đoán đúng sai chặt chẽ ( deductive reasoning), hoặc đúng bằng chứng cớ ( inductive reasoning ) trong nhiều vấn đề từ khoa học cho đến chính trị, kinh tế. Lấy một ví dụ : Theo bạn nghĩ, khi Trump lên làm tổng thống thì NATO sẽ mạnh hay yếu đi ?
Với câu hỏi trên, từ Luận lý học bạn có thể thiết lập các mệnh đề, tìm liên hệ, và đưa ra một phán đoán có giá trị thuyết phục cao hay thấp tùy lập luận và liên hệ giữa các yếu tố và giá trị của chúng.
Hoặc với 1 ví dụ khác: Nếu đồng đô la gục ngã (collapse), bạn có thể mua Nhà Trắng với chỉ 1 triệu đô la.
Vì thế, một “định nghĩa” , hay một quan niệm thường được công nhận với số phiếu tín nhiệm từ cao đến rất cao trong giới hàn lâm Âu Mỹ thì Triết học là môn học giúp ta suy tư, tra vấn các vấn đề có liên quan đến kiến thức, giúp cho ta có được những kiến thức [knowledge: ví dụ Siêu hình học (Metaphysics), Luận lý học (Logic), Ontology ( Bản thể học) , Epistemology ( Tri thức luận), triết học của các triết gia , trường phái, không loại trừ một phần các ngành Khoa học v.v.] vững chãi , hữu dụng và khả năng phán đoán về các giá trị (values) trong cuộc sống (ở các mặt, các lãnh vực khác nhau).
Ở chốn hủ lậu, khốn khó, yếu kém vể mọi mặt trong thời 1975-1985 ấy hoặc dài hơn xuống đến cuối thế kỷ 20, quả cũng rất khó cho NgHThiệp có thể thoát ra để không thốt lên một lời quê mùa như thế( In many ways, you are the product of your environment). Dù chính ông , trong văn của mình , cũng thường mang tính cách triết lý, một loại triết lý “đường phố”cộng với chiêm nghiệm thực tế đời sống và sách vở, và thường mang hương vị Đông phương.
Cái mà ông cho là xa xỉ, chắc chắn đến từ ý nghĩ về thời gian quá nhiều các ông triết gia Đông hay Tây dùng để truy tầm, suy tư, so sánh, đối chiếu, phóng nhậm, quy nạp, diễn dịch, trầm tư, lý luận v.v. để đúc kết, thu hoạch, hoặc hệ thống hóa tư tưởng của mình như Vô Trước, Thế Thân, Trần Na, Pháp Xứng, Udayana, Lão tử, Khổng tử, Tuân tử, Hàn Phi tử, Trình Minh Đạo, Chu Hi, hay Socrates, Plato, Aristotle, Leibniz, Kant, Husserl v.v. Trong cương vị và nghiệp phận của các triết gia đó dĩ nhiên là điều phải làm, nhưng riêng đối với giới trí thức, và giới ưa suy tư thì triết học cũng không xa xỉ, như đã nói trên.
Nó cũng là một căn cốt, thể tính ( an essence) của con người và một thúc đẩy tìm ánh sáng trong thân phận con người ( human predicament) nơi trần gian muôn màu này.
-------
Ref
https://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n3nvn4n31n343tq83a3q3m3237nvn

Thursday, March 2, 2017

When I was a boy ( F. Hölderlin)

translated by David Constantine.


                                *

When imagination in poetry looms into universe dimension. Here Greek mythology enters Hölderlin's poetry and resides with supreme grandeur carrying Gottheit characters.


'When I was a boy'

When I was a boy
A god often rescued me
From the shouts and the rods of men
And I played among trees and flowers
Secure in their kindness
And the breezes of heaven
Were playing there too.


And as you delight
The hearts of plants
When they stretch towards you
With little strength


So you delighted the heart in me
Father Helios, and like Endymion
I was your favourite,
Moon. 0 all


You friendly
And faithful gods
I wish you could know
How my soul has loved you.


Even though when I called to you then
It was not yet with names, and you
Never named me as people do
As though they knew one another


I knew you better
Than I have ever known them.
I understood the stillness above the sky
But never the words of men.


Trees were my teachers
Melodious trees
And I learned to love
Among flowers.

I grew up in the arms of the gods.



----


https://www.youtube.com/watch?v=yOH3-VglPD4