Thursday, June 28, 2018

Lão lai sự nghiệp chuyển hoang đường…



                                                *

 Tô Đông Pha là nhà thơ lớn đời Tống, Trung hoa tôi rất ưa thích, nhất là qua ngòi bút của thầy Tuệ Sỹ. Có những đoạn trong quyển “Tô Đông Pha : Những Phương Trời Viễn Mộng” tôi đọc ba bốn lần. Tôi thích thơ TĐP vì cái ‘đẹp’, cái phong nhã; tình cảm hay cái hoành tráng của cảnh, tình, và ý, tứ. Ngoài ra , họ Tô còn có “biết” phần nào về đạo Phật. Chữ “biết phần nào” này cần được giải thích rõ :

1.    Đông Pha không để lại tác phẩm nào ‘luận bàn, luân giải’ về đạo pháp của Không môn.

2.    Hầu hết những gì ta biết về sự hiểu biết của TĐP về đạo Phật hay Thiền chỉ qua ít tiểu sử của ông rằng ông thường đàm luận về Thiền và phần nào Phật giáo với năm ba vị sư; thường đuợc nhắc tới nhiều là Phật Ấn, và có thể là Chiếu Giác, Ngọc Tuyền Thừa Hạo, Đạo Tiềm, Văn trưởng lão

3.    Mặc dù một ít , nhưng là luận, kinh quan trọng trong Đại thừa đã được ngài Huyền Trang dịch 500 năm trước như Duy Thức Tam thập tụng , Bách Pháp minh môn luận, A tì Đạt Ma Câu xá luận, Nhân Minh Nhập chính lý luận, Tối Vô tỉ kinh, Bát Nhã Tâm kinh, Nhiếp Đại thừa luận, Đại thừa Quảng bách luận bản, Kim Cương Bát nhã kinh, Giải Thâm mật kinh, nhưng không rõ ĐP đọc bao nhiêu , và ‘hiểu’ bao nhiêu, đơn giản bởi vì không có chứng tích lịch sử, ngoại sử, huyền thoại gì nói lên tầm hiểu biết của TĐP. Vả lại, như Nguyễn  Du của nước ta, thiên hướng, ‘bản chất’ của ĐP là thiên hướng, b/chất của một nhà thơ, không phải là một nhà triết học, hay  nhà tư tưởng. Điều khác là so với sách vở, nghiên cứu, học tập, tra vấn, bàn luận, luận giải, hành tập của giới Phật tử nghiên cứu tận tường ở thời đại chúng ta , thì thế kỳ 11 của ông không thể sánh bằng kỷ nguyên kỳ ảo của chúng ta ; thua rất xa về lượng sách vở khảo cứu, kinh điển, luận điển, và cả những luận giải sâu xa, thâm áo.

4.    Thực sự hiểu được Phật pháp qua học tập, thiền quán, suy tư, thiền định , chứng nghiệm tới nơi , tới chốn, tới mức “giải mật thậm thâm” thì ngay cả thời nay, tôi đồ rằng,  cũng không có bao nhiêu người, với từng ấy luợng sách vở khổng lồ. Nhưng để ý nhé sự kiện cũng rất đáng để ý này : luận giải về Tánh Không đủ ở mức uyên thâm, thì sách vở bằng Anh ngữ ở cà Á , Âu ( Mỹ thì mới ở giang đầu sơ ngộ, tuy đã tiến mấy bước dài) cũng chỉ đếm được cỡ 10 đầu ngón tay, chưa tới 15 quyển.

5.    Và đây , bài thơ này của ĐP nói lên cái tầm hiểu ở sắc tướng; ở phần da, như một cách nói, của TĐP. Xin lỗi nhé ĐP. With due respect, my Poet/painter

    


Tng Đông Lâm tng trường lão

Khê thanh tiện thị quảng trường thiệt,
Sơn sắc khởi phi thanh tịnh thân.
Dạ lai bát vạn tứ thiên kệ,
Tha nhật hà như cử tự nhân.

Tại sao chỉ là sờ chút xíu tới phần da thôi về đề tài “vô tình” (như Tuệ Sỹ viết thuật) ? Có 5,7 lý do có thể nêu ra để chất vấn. Chỉ tạm nói 3,4 :

a)    Không có ý , tứ gì nói về “vô tình” ( dù là sự vô tình , vô tư biến hóa của trời đất, hay loài vô tình, hoặc sự vô tình, vô tư trong quan hệ con người, các chúng sinh)
b)   Nếu không đề thơ, ngâm vịnh về “vô tình” thì có biết bao tiều đề tái về Tánh, Tướng, thể , Dụng, Lý, Sự v.v.,  sao chẳng đụng tới mà chỉ dùng ẩn dụ để nói tồng quát về vài nét của “Pháp”
c)    Tôi giả thiết và suy đoán là đề tài “vô tình” này { thí dụ như sự vô tình đã gây ra cái chết cho vợ Hữu Loan trong “Màu tím hoa sim” } có thể là sự vô tình của trời đất, của Tự nhiên đ/với tâm tư con người, vốn là 1 đặc tính của Lẽ Vô thường. Vậy thì bài thơ có nói lên được điều gì liên quan đến vấn đề vô thường, hay chỉ là sự tán thán , tán tụng Âm diệu tuyệt của Như Lai, qua lời vấn đáp , bàn luận của thi sĩ với sư Giác Chiếu
d)   Vô thường là đề tài lớn trong đạo Phật. Tính cách vô thường trong sự, trong việc, trong tâm,  pháp, qua thiền định , thiền quán, suy tư có thể có trăm ‘chi tiết’, đề tài, đề mục, tâm tư, tâm tình v.v. liên quan ,sao không thấy nhà thơ nói tới, mà nếu có chỉ là một khen ngợi chung chung như “quảng trường thiệt”, và “thanh tịnh thân” vể Vô thường, nếu có tâm viết về Vô thường như thế ?

Nhưng đó là 4 câu thơ hay

Trở lại với chuyện “lão lai…” Cuộc đời với những thăng trầm, sóng gió khá lớn nơi Huệ châu, Hoàng châu, Quỳnh châu làm ĐP kiểm nghiệm lại : xem thực tại ‘đích thực’ mang dáng vẻ như thế nào, có giống mộng, mộng tưởng, mộng huyễn, mộng ảo không ? Và giống như thế nào, giống khoảng bao nhiêu phần trăm , nếu nghĩ cách đo, đếm ? Từ đó những gì mang vẻ ‘hoang đường’ nhiều khi đã có thể xảy ra như thực, trong khi những cái gì tưởng rằng rất thật, té ra ẩn chứa không ít hàm hồ, nhầm lẫn. Có khi chỉ cần sai một ly, chúng đi một dặm; kết quả đợi mong,  những tưởng sẽ nắm chắc trong tay, vượt trôi  như trong mộng ảo.

  



Sơ đáo Hoàng Châu

Tự tiếu bình sinh vị khẩu mang,
Lão lai sự nghiệp chuyển hoang đường.
Trường giang nhiễu quách tri ngư mĩ,
Hảo trúc liên sơn giác duẫn hương.
Trục khách bất phương viên ngoại trí,
Thi nhân lệ tác thuỷ tào lang.
Chỉ tâm vô bổ ty hào sự,
Thượng phi quan gia áp tửu nang.

Tuệ Sỹ dịch:
Cười ta bình sinh miệng nói nhăng
Già rồi sự nghiệp càng hoang đường
Trường giang vỗ bến cho cá béo
Tre rậm đầy non thơm mùi măng
Khách lang bạt khỏi phiền viên ngoại
Lệ nhà thơ ghi sổ tang bồng
Chỉ thẹn không nên chuyện gì hết
Uổng thay dốc túi rượu nhà quan


Chúng ta người Việt khi đọc bài thơ này nên tra vấn lại nghĩa chữ “hoang đường” trong tiếng Hán. Trong tiếng Việt ta, chữ hoang đường thường chỉ giới hạn trong nghĩa “không thật”, “không hợp lý”, “khó thể xảy ra”; trong khi đó chữ hoang đường trong tiếng Hán nghĩa rộng hơn : nó mang thêm nghĩa như trong hoang tưởng, ảo mộng, huyễn ảo, hư huyễn, hư ảo , sai lầm , hoang mậu; tức đại ý có liên quan tới những gì ảo, giả, sai trật, lẩm lẫn, hư vọng trong mộng, tưởng , huyễn, ảo, dụ.

Như vậy, khi già đã qua các thăng trầm, hưng phế, thi nhân thấy ra những chuyện ngày xưa, ngày còn trẻ nói năng , viết lách, luận bàn, luận sự cổ kim hóa ra chỉ tại cái tật háo thắng và nói nhiều.
Như ai đó viết ( mà cũng có thể là ông ):

              Tự thiếu đa ngôn đơn đoạt đạo
              Lão lai sự nghiệp chuyển hoang đường

Tự thân những chuyện đời, những chuyển biến , thay đổi, biến hóa của nó, ví như đang làm quan vị cao, chức trọng, rồi bị giáng chức 2,3 lần [ Nguyễn Công Trứ và 1 số danh nhân của ta cũng vậy], bị đày đi xa , làm ruộng, nuôi cá, nghèo khổ, có làm ông ngẫm ra tính cách “như mộng” của cuộc đời, ở nhiều thời điểm [ A dream-like feature in our lives: Tính cách mộng ảo trong đời người], vì thế mà sự nghiệp chuyển hoang đường? Vậy thì ? Vậy thì sống khác đi, đơn giản hơn , ít “văn hoa”, “đài các “ hơn , và làm thơ theo ‘tâm thức’ đó ? Có thể và có thể.

Những chuyện tranh thắng, háo thắng về sự thông minh, đơn đoạt nghĩa lý, cao minh khi luận giải kinh điển ngày xưa lắm khi thấy ra là chẳng thực đưa lại lợi ích gì cho mình, cho người v.v., hoặc là viễn vông, vu vơ.

             Sư dĩ vong ngôn chân hữu đạo
             Ngã trừ sưu cú bách vô công

                 (Tú Châu…Văn Trưởng lão phương trượng)

Tuy thế, tuy thế, cái nòi tình, cái bản chất nghệ sĩ , cái phong cách tài hoa nó vẫn ẩn hiện dù trong những lời đạm bạc, chân tình. Như có thể thấy, theo Tuệ Sỹ diễn đạt về  cách ông luận vể Thơ, về Thiền:

 “Đại khái nơi cõi Thiền cũng có cái phân biệt Chân và Ngụy. Cõi thơ lại há không ? Nhưng chỉ thẳng vào chỗ đó, không thể được. N ókhông phải là chỗ dị đồng giữa con chó và con cọp, hay giữa cọp thực và cọp giấy.” ( TĐP: NPTVM)

Nhưng đó là chuyện khác- chuyện Thơ. Sẽ viết ngắn vể thơ TĐP khi có dịp, vì thầy Tuệ Sỹ đã viết rất đủ về thơ ông rồi.

Trong chúng ta có bao nhiêu người "lão lai sự nghiệp đã chuyển hoang đường" trong một nghĩa như thế nào đó ? Ở ý nghĩa về tầm quan trọng của những giá trị trong đời sống, tôi cho là qua tuổi 55, một số chúng ta đã thấy ít nhiều 'diện mục' của mộng, mộng tuởng, và thực tại, nên đã có những thay đổi về cách nhìn đời phần nào.

TN
6/2018













Thursday, June 21, 2018

A Dream-like Feature in Our Lives


               A Dream-like Feature in Our Lives
                             
                                   
                                          * *
                                                                                   (some Spanish at end)

Ever in a dream-like situation where you feel like you’re passing through things, events, actions etc., like you are in a dream, like you see things, events, success or failure come and go, appear and disappear, form and disform the way they happen in a dream ?

How do we assess the properties of a dream and define dreams ? At least they share these :

1.    They do not occur in reality.
2.    The ‘truth’ in a dream is not the ‘truth’ in reality
3.    The identity differences in two realms show gaps
4.    ‘I have a dream’, ‘I wish’, ‘I would like to see (that happens)’ usually just bring out unsatisfactory scenes, or  outcomes, or only partially satisfying for small or big dreams, such as : I dream to have a big beautiful house, a good wife, great kids, or I dream my church, organization, association, party etc. would do better; or J. Lennon’s dream in “Imagine”
5.    Most dreams involve a type of desire : physically, or spiritually of many sources— which are combination, concoction, mixture or fabrication of the ‘elements’, ingredients of desire-borne wish, want, love, infatuation, passion etc.— which is what Buddhism call chanda, raja, vena and their contributing/constructing aggregates.

But what they share or could share with a reality-wished-for are worth ‘listening to’, giving attentiveness to, also.

   1a) Occasionally, or in rare moments, we do witness a beauty so perfect like that of a mountain, a woman, a horse, or  incredible , breath-taking, awesome sceneries such as a morning in the Himalaya, in the pastures near the Alps, or an evening by a Yosemite boulder, a trip along the Rhine. Or when we have such inspirational, awesome feeling when we hear of a personality like Mother Teresa’s. Things that normally happen in dreams “only” because of their awesome, surprising qualities, or the frequency of their occurrence is exceedingly rare. There , in rare moments, dreams and realities coincide

   2a) In such rare moments, truth in dream and reality correspond

   3a) The gap in identity difference between ‘what is real’ and “what is imagined ,or dreamed’ in these rare moments  is the least, or may evaporate. The similarity refuses to be refuted.

   4a) In the world of, in the intricate working in hearts and minds of desire, wish, inspiration, aspiration, dream, longing, yearning, the outcomes of some realities, especially the few most important dream-substantiated wish, want, yearning, can prove that they have been carried on, encouraged, fostered, and supported by dreams. And sometimes, people can say that : these good, excellent results are the fruits of my dreams. Therefore, reality sometimes can be said as an extension of dream. Vietnamese authors occasionally mention a state of mind called “mộng thực bất phân” ( it’s so hard to separate the elements of reality and dream in some situations)

   5a) Consequently, within the intricate working of desire, wish, inspiration etc. as mentioned above in (4) , the sources of of these can be found the mind-body complex of humans. Except in few of the most desirable longing, inspirational goals, other desires, wishes, wants, cravings should be observed, contemplated, controlled because most of the times these will bring only unsatisfactory outcomes. And the reason for their unsatisfying outcomes can be recognized by a wise observation from F. Hayek (1899-1992) , the philosopher-economist : many times the factors  furnishing the success of a plan, a theory, a proposal can be observed to a certain limit, while the unknown factors are frequently many times numerous. About 1200 years before, the brilliant monk(s) , who composed the Diamond Sutra , had written at the end of the Diamond Sutra:

            “All the seeable dharmas (*)
              Are like dreams, illusions, bubbles, images
              Like dew drops, light flashes
              Observe and contemplate as such”

By those lines, the monks recommended that we heed very carefully, learn well on the impermanent nature of all things, events, wants, wishes, desires, longings etc., especially the unhealthy, unclean, morally undesirable cravings, yearnings to prevent us from sufferings which could very well come from the obstruction, the unwise attitude of the clouded mind. Even with well-meant wish, longing, inspiration, the chance to success is low compared to that of failure. Therefore, be ware, be careful. For the unhealthy desires, and to a certain degree for the 'healthy' wishes, too, it wants to give the message :

     Don’t be that desperate, that sad, depressed. Don't get too
     stuck with unsatisfactory results, unfortunate events;
     things are impermanent, chances of failure are larger than
     success’s. In them, the dream-like elements are abundant.
            

Notes:

   * Edward Conze’s attached translation at the end of the Diamond Sutra :

      
As stars, a fault of vision, as a lamp,
A mock show, dew drops, or a bubble,
A dream, a lightning flash, or cloud,
So should one view what is conditioned

    - All what seeable (by eyes, or the usual 6 consciousnesses) are conditioned, and when the conditions are gone, they break down; as such they are impermanent.

   ** Reading related to 'identity difference' :

        https://en.wikipedia.org/wiki/Type_physicalism

Chân Huyền   
June 2018

----


Alrededor de 1200 años antes, el brillante monje (s), que compuso el Sutra del Diamante, había escrito al final delSutra del Diamante:      

"Todos los dharmas visibles(*) 

Son como sueños, ilusiones, burbujas, imágenes 

Como gotas de rocío, destellos de luz 

Observad y contemplad como tal" 


Por esas líneas, los monjes recomendaron que prestemos atención cuidadosamente, aprender bien sobre la naturaleza impermanente de todas las cosas, eventos, deseos, anhelos, etc., especialmente los deseos insalubres, inmundos, moralmente indeseables, anhelos para prevenir los sufrimientos por nosotros, que podría muy bien venir de la obstrucción, la actitud imprudente de la mente nublada. Incluso con un deseo con buena intención, anhelo, inspiración, la oportunidad de triunfar es baja en comparación con la delfracaso.  Por lo tanto, sean precavidos, tengan cuidado. Para los deseos insalubres, y hasta cierto punto para los deseos ' saludables ', también quiere dar el mensaje:

     No sean tan desesperada, tan triste, deprimida. No se demasiado
   ataquen con resultados insatisfactorios, eventos
    desafortunados; las cosas son impermanentes, las probabilidades de fracaso son más grandes que éxito. En ellos, los elementos parecido al ensueño son abundantes.

-------------

REF

http://www.buddhistische-gesellschaft-berlin.de/downloads/diamantsutraconze.pdf

Sunday, June 17, 2018

Nén Hương Dâng Người ngày Father’s Day

Các con/cháu thương,
Chưa bao giờ bố/bác bày tỏ điều gì nơi công cộng về tình cảm b/b dành cho Ông nội/ngoại ví dụ, như trên Facebook, blogspot v.v., vì b/b hoàn toàn muốn giữ những điều sâu đậm thiêng liêng ấy trong lòng mình. Nhưng bữa nay b/b làm một biệt lệ vì, thứ nhất : có một điều hết sức cảm động b/b thấy được từ Ông; thứ nhì : cũng cần nói một điều như một ‘chứng nhân lịch sử’ để có thể góp thêm một chút chi tiết cho lịch sử VN về cộng sản.
B/b nói điều thứ nhì trước:
* Ông n/ng vốn là công tử , con nhà giàu có , nền nếp. Ông cố có ruộng đồng, vườn tược nhiều và được người dân quý mến; chính quyền phong làm bá hộ ở một làng thuộc Nam Định. Năm 1954, sau khi Việt minh cướp chính quyền và cai trị toàn cõi miền Bắc, thì bọn c/sản cho người xuống làng tìm bắt ông cố. May cho ông cố , bấy giờ có người thông tin đêm trước rằng: ngày mai chúng đến bắt Cụ đấy, và ông vội vàng lên tỉnh trốn đi; bà cố -- tiểu thư thanh bạch con cháu cụ Cử họ Lê thì được người làng giúp trốn vào một chuồng trâu. Chúng tới ngày hôm sau, không tìm được ông bà cố, hùng hổ quát nạt vài người cháu giúp việc còn lại, làm biên bản tịch thu toàn thể ruộng vườn, nhà cửa của ông bà cố. May thay , ông bà cố đã trốn được, nếu không lại thêm nhiều chuyện đầy nước mắt. Từ Mỹ, năm 2012, b/b có về NĐ để tìm hiểu cội nguồn và những gì đã xảy ra.
Từ đó, ông cố phải sống lánh thường xuyên trên tỉnh , bà thì ở tạm nhà bà con anh em trong làng. Toàn bộ nhà cửa , ruộng vườn bị cướp sạch, nhưng Ông bà cố vốn hiền lành, nên dần cũng thôi cho qua, coi như ‘tai trời ách nước’, vận hạn rất xấu nó đổ lên đầu mình, thì phải chịu thôi và quên nó đi. Sau những giọt nước mắt cá sấu của ông Hồ, làm bộ sửa sai Trường Chinh và đàn em, thì cuộc sống của ông bà cố ngày xưa mới tạm yên, dù không còn tài sản đã mất. Ông n/ng lúc đó thì cũng trốn , làm việc chỗ này, chỗ kia ở tỉnh Nam Định, hay Hà nội, cho tới lúc cùng bà n/ng theo dòng người lên tàu há mồm di cư vào Nam năm 1954. Lúc đó, b/b chưa được sinh ra, chưa từ “Không” chuyển sang “Có”. Sau đó, cuộc phân chia đất nước làm cho ông không thể liên lạc được với miền Bắc, và rồi cũng chỉ được tin trễ là ông cố mất sớm sau này, khi ông cố vừa ngoài 50 tuổi.
* Như thế, vào Nam ông n/ng , với vợ trẻ và con gái mới hơn 1 tuổi, bác Hai xinh đẹp, bé bỏng ( mà sau này thông minh, giỏi giang đã giúp ông bà nhiều trong việc tạo dựng cơ nghiệp mới đất phương Nam—sau này là một hoa khôi đ/học Dược khoa miền Nam) , là người mất cơ nghiệp ở miền Bắc, và trắng tay. Từ một công tử con nhà giàu, Ông đã thấy rất nhanh là bây gìờ tất cả chỉ còn tựa vào đôi tay và khối óc của mình. Đầu tiên , khi vào Nam, ông bà phải ở khu tạm cư Xóm Mới. Và công tử con bá hộ, vào việc ngay : bắt đầu đi làm người cắt tóc dạo cho mấy “nhóc tì” trong “trại tị nạn” c/sản đầu tiên trên chính quê hương. Như thế, có thấy ý chí, nghị lực và sự mạnh mẽ trong việc giã từ dĩ vãng ‘vàng son’ sung sướng, chuyển hướng làm người b/đầu trở lại từ số không, chẳng phải luyến tiếc chi nhiều, khởi đầu một đời cực khổ dài dẵng 21 năm, và sau này , khi c/sản chiếm trọn VN, mới thấy được cái Đẹp, cái Bền bỉ, Nhẫn nại trong con người Ông. Có thấy được sự cố công làm việc, có khi ngày 12-13 tiếng [ sau đó là nhậu xí wách với chỉ một lon bia, hay ly Whisky Bà quẹo--một tuần 1, 2 lần thôi] mới thấy sự cố gắng hết sức của ông và bà để lo cho con cháu. {Cho anh hôn ơn nặng một thời xa ( Cao Tần/LTĐ )}. Làm ăn hết sức chân chính, những gì tạo dựng được hoàn toàn đến từ sức lực, sự cố công và mồ hôi của mình, vậy mà Việt cộng vô Sàigòn, chúng cũng cuớp đi ¾ máy móc của ông bà
Lại một lần nữa, ông bà cũng đành ngậm cười cho tang thương biến đổi.
Nhưng chưa bao giờ trong gia đình mình trong mấy chục năm, ông bà dạy cho con cháu lòng thù hận, kiểu hận thù giai cấp như bọn c/sản luôn gieo rắc
Ông thường bảo b/b phải cố gắng học hành, ăn ở Hiền Lành, giữ gìn mẫu mực gia phong. Hai câu b/b đặc biệt ghi nhớ lúc lên khoảng 14, 15 tuổi là :
“Học giả như hòa đạo
Ngu phu tợ thảo chi ”
May thay, từ tiểu học đến hết trung học , b/b luôn làm vinh dự cha mẹ.
Điều thứ nhất b/b muốn kể lại cho các con/cháu nghe để các con cháu hiểu chút về ông là điều này : sự khắc kỷ, tự chế, tiết kiệm của ông . Ông luôn nhắc b/b về 4 chữ : Cần, Kiệm , Liêm , Chính. Và còn giải thích rất lý thú rằng tại sao Cần lại đi trước. Sau này có sản nghiệp không nhỏ, nhưng ông vẫn tự chế, khắc kỷ với mình; tuy vậy với anh em họ hàng thì thường rộng rãi, ai có việc cần mượn thì chưa hề từ chối. Chưa hề từ chối cho mượn những đồng tiền đến từ mồ hôi lao động chân chính của mình.
Và chuyện rất cảm động này, bác Hai kể : Vào năm 1955, ông bà sinh được bác Ba con trai, Ông bà vui mừng lắm, nhưng quá đáng tiếc thay Bác ba trai kháu khỉnh đó không qua nổi một cơn bạo bệnh, có thể là vì một chứng dịch nào đó mà chi tiết này b/b không nhớ rõ. Bác Ba lúc đó chưa đầy 1 năm tuổi. Ông thì quá nghèo lúc đó, vừa mới di cư vào Nam được hơn 1 năm, và chỉ mới sắm được cái xe đạp xoàng xoàng. Trong nước mắt, ông bà chôn cất bác Ba mà không có tiền thuê người lập mộ cho tươm tất, đúng nghĩa một ngôi mộ thế nào đó. Thế là ông n/ng đi tải gạch về, tự làm cho con một ngôi mộ trông đường được, đằng đặng. Tải gạch như thế nào ? Lúc đó, ông đang làm việc cho một rạp chiếu phim. Ông lùng đâu đó thấy một chỗ đang xây cất. Không quản đường xa, đêm đêm, cứ khoảng 10 gìờ , trên đường đạp xe đạp về, ông lại ghé qua xin mấy người làm đường mấy viên gạch nhỏ họ không cần tới, và bỏ một sốcục vào một giỏ, rồi buộc vào yên sau, tải về để lập mộ cho con. Cả tháng như thế, thì ông xây được một ngôi mộ đằng đặng cho bác Ba. Chuyện này bác chỉ được nghe bác Hai kể lại tình cờ năm nay. Nghe xong, b/b nhất định phải viết kể lại cho con/cháu nghe về cái Tình của ông đối với bác Ba, và nói chung với b/b và các con khác. Cái Tình quá cảm động, thắm thiết, thiêng liêng,
Nghe trong Chân chất, Ngọt ngào
Tình Cha sâu nặng lấp đầy không hư
Father’s Day 2018

Saturday, June 9, 2018

Sunday, June 3, 2018

LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN HÀNH ĐỘNG CHỐNG HIỂM HOẠ TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC


CHỦ NHẬT, 3 THÁNG 6, 2018



LI KÊU GI TOÀN DÂN HÀNH ĐỘNG
CH
NG HIM HO TRUNG QUC XÂM LƯỢC

  
Kính thưa 97 triệu người Việt trong và ngoài nước!

Giặc Tàu Cộng đã và đang xâm chiếm nước ta trong một thế trận bao vây rộng khắp, từ chính trị đến kinh tế, từ thượng tầng xuống hạ tầng, từ đất liền tới biển đảo bằng các thủ đoạn quân sự, chính trị, ngoại giao và kinh tế.
Về chính trị, ngoại giao: chúng dụ dỗ lãnh đạo nước ta ký vô số thoả thuận, thoả ước… kể từ Thỏa thuận Thành Đô tháng 9/1990 cho đến 19 văn kiện hợp tác trong chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình tháng 11/2017, trong đó có những văn kiện phản quốc, bán nước rõ ràng như “Thoả thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao” Việt - Trung tháng 1/2017 hay “Thỏa thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Khu ủy khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây” tháng 11/2017.

Các văn kiện hợp tác do lãnh đạo Việt Nam ký với Trung Quốc bao trùm lên tất cả mọi mặt của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội đất nước. Không còn nghi ngờ gì, đây là những văn kiện mở đường cho việc biến Việt Nam thành “một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Trung Hoa”.
Về quân sự: Từ năm 1974 đến nay, giặc Tàu Cộng đã sử dụng lực lượng vũ trang cướp hàng ngàn km lãnh thổ của Việt Nam từ đất liền tới biển đảo.
Về kinh tế: Núp dưới các dự án đầu tư kinh tế, giặc Tàu Cộng đã chiếm lĩnh hàng loạt các vị trí xung yếu trên khắp đất nước ta nhằm phá hoại an ninh, kinh tế, văn hóa, thải chất độc hại, huỷ hoại môi trường, sẵn sàng giương cờ, trở thành những đội quân xâm lược tại chỗ, cướp, chiếm nước Việt Nam ta và tiêu diệt người Việt Nam ta.
Lãnh đạo Việt Nam gần như mở toang cửa ngõ biên giới, rước giặc vào nhà, khiến chúng càng được thể đi lại nghênh ngang, ăn nói hung hăng trên toàn cõi Việt Nam ta như ở chốn không người.
Đặc biệt đáng báo động, tên trùm gián điệp Tàu Hoàng Trung Hải đã ngồi chễm chệ trong ban lãnh đạo CSVN, trở thành Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Bí thư Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Thủ đô, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Tp Hà Nội.
Chưa hết, lãnh đạo Việt Nam đang sọan thảo luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” với chiêu sách cho thuê đất, thực chất là bán nước, tới 99 năm ở Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) cho Tàu Cộng.
Hiểm hoạ Bắc thuộc lần thứ 3 của nước Việt Nam ta đã trở nên nóng bỏng và đã hiện lên rất rõ ràng hơn bao giờ hết. Nòi giống Lạc Hồng và nước Việt Nam ta sẽ bị Hán Tàu tiêu diệt dần dần như chúng đã tiêu diệt nước Tây Tạng.
Trước tình hình đất nước nguy nan, Hội Chống Hiểm Hoạ Trung Quốc ra lời kêu gọi toàn dân Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài nước hãy có hành động thiết thực ngay lập tức, như biểu tình trên đường phố; lập các nhóm nhỏ phản đối, biểu tình ngay trong các đường phố nhỏ, trong các khu dân cư, trong các làng bản và ngay tại gia đình mình với những hình thức thuận tiện, nhằm chặn đứng bàn tay bán nước của lãnh đạo Việt Nam.
Hỡi đồng bào Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài nước!
Nước Việt Nam ta đã trải qua hai thời kỳ Bắc thuộc, kéo dài cả ngàn năm, với 21 cuộc xâm lăng của giặc phương Bắc. Có nơi nào trên đất nước Việt Nam ta lại không chất chồng tầng tầng, lớp lớp máu xương người Việt, lại không chịu sự dày xéo của gót chân quân giặc phương Bắc?
Người Việt Nam ta, có người nào, dòng họ nào mà trong máu, trong tim không có những dòng máu, những nhịp đập chống giặc phương Bắc của cha ông truyền lại? Có người nào, dòng họ nào lại có thể quên giặc phương Bắc là kẻ thù truyền kiếp, trực tiếp và nguy hiểm nhất? Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã khắc cốt ghi tâm: không thể đội trời chung, không bao giờ được phép lơ là mất cảnh giác trước giặc phương Bắc.
Bởi thế, tuy Việt Nam ta có lúc mạnh, lúc yếu, có lúc bị đô hộ, nhưng chưa bao giờ giặc phương Bắc sáp nhập được vào nước Tàu; chưa bao giờ giặc phương Bắc đồng hóa được dân tộc Việt.
Hỡi liệt tổ, liệt tông nòi giống Lạc Hồng! Hỡi những anh linh các anh hùng, tử sĩ: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Khúc Thừa Dụ, Triệu Đà, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, cùng hàng ngàn vạn tướng sĩ, bô lão của trăm họ Đại Việt! Hỡi hồn thiêng sống núi bốn ngàn năm của nước Việt Nam ta! Xin các vị hãy thức tỉnh, cùng sát cánh bên đồng bào Việt Nam ta, để cứu lấy nòi giống Lạc Hồng, cứu non sông đất nước Việt Nam trước hiểm họa Bắc thuộc lần thứ 3 đã cận kề, đã vang lên trong từng ngõ xóm của mỗi gia đình trong trăm họ con dân nước Việt Nam ta.
Hỡi con dân nước Việt Nam ta! Chúng ta hãy nhớ trong máu xương chúng ta có quyết tâm “Sát thát” của Hội nghị Diên Hồng; có tinh thần “thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” của Trần Bình Trọng; có ý chí “Bệ hạ muốn đầu hàng xin hãy chém đầu thần trước đã” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; có dũng khí “Đánh cho chúng biết nước Nam anh hùng luôn có chủ” của Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Mất nước, mất dân tộc là mất tất cả! Hãy làm tất cả những gì có thể để bảo vệ nòi giống Lạc Hồng, bảo vệ non sông đất nước Việt Nam.
Nước Việt Nam là của người Việt Nam! Máu xương của đời đời, lớp lớp những người Việt Nam đã ngã xuống vì giặc phương Bắc đã hun đúc nên hồn thiêng sông núi nước Việt Nam ta.
Kẻ mang dã tâm xâm lược, kẻ mang dã tâm bán nước, nhất định sẽ bị vạch mặt, chỉ tên và bị tiêu diệt, trong cơn cuồng nộ trào dâng của trăm họ Đại Việt!

Thay mặt Hội Chống hiểm họa Trung Quốc:
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa,
Nhà giáo Đào Thu Huệ
Nhà báo, nhà văn Bà Đầm Xòe Phạm Thành
Nhà văn Mai Tú Ấn
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình
Nhà báo Lê Dũng,
Nhà báo Lê Anh Hùng
Kỹ sư Phạm Thanh Sơn
Nhà giáo Nguyễn Tiến Dân
Doanh nhân Lai Tiến Sơn
Doanh nhân Nguyễn Sơn
Kỹ sư Hà Thanh



Nguồn


https://chongbacthuoc.blogspot.com/2018/06/loi-keu-goi-toan-dan-hanh-ong-chong.html


---
nguoi-trung-quoc lach  luat gom-het-dat ven-bien-da-nang


http://baonguoitieudung.info/2018/06/02/nguoi-trung-quoc-lach-luat-gom-het-dat-ven-bien-da-nang/

https://www.youtube.com/watch?v=6DZ6jFPcLZ8

https://nld.com.vn/thoi-su/nguoi-trung-quoc-lach-luat-bam-nha-trang-20180226215731115.htm

http://vdaily.net/thieu-tuong-tran-minh-hung-khu-vuc-nguoi-trung-quoc-mua-dat-la-tuyet-mat.html

---


Nguyễn Xuân Diện is with Lưu Trọng Văn and 19 others.

PHÁT HIỆN MỚI, RẤT NGHIÊM TRỌNG VỀ DỰ THẢO "LUẬT ĐẶC KHU"
Bài của Luật sư Trần Đình Dũng
2-6-2018
Luật đặc khu (Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc):
CHO PHÉP TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI VÀO XÉT XỬ CÔNG DÂN VIỆT NAM TRÊN LÃNH THỔ QUỐC GIA
Quyền tài phán là một quyền thiêng liêng của quốc gia để phán quyết bảo vệ công lý trên lãnh thổ quốc gia. Điều này được ghi nhận không chỉ trong các bản hiến pháp mà còn ở rất nhiều trong các Công ước quốc tế. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng thượng tôn triệt để quyền xét xử thiêng liêng này. Quyền tài phán do Tòa án đại diện quyền lực nhà nước thực hiện. Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam 2013 ghi nhận tại Điều 102 “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Công dân khi bị thiệt hại quyền lợi trên lãnh thổ quốc gia mình thì có quyền yêu cầu Tòa án của quốc gia minh bảo vệ (trừ trường hợp hai bên hoạt động doanh nghiệp cùng có thỏa thuận yêu cầu trọng tài thương mại quốc tế phán quyết).
Thế nhưng Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc, có điều khoản cho phép tòa án nước ngoài nhảy vào giải quyết để phán quyết quyền lợi công dân Việt Nam ngay trên lãnh thổ đặc khu (là lãnh thổ quốc gia).
Trích Dự thảo Luật “Khoản 3 Điều 7. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh:
"3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự". - Hết trích.
Theo điều khoản này thì khi áp dụng trong thực tế, có tranh chấp giữa Công ty của Trung Quốc và người Việt Nam về việc giao dịch sản phẩm của công ty (không loại trừ sản phẩm là bất động sản), do Tòa án Trung Quốc xét xử. Dĩ nhiên tòa án của họ sẽ xét xử bằng tiếng Trung. Khi đó công dân Việt Nam trở thành “người nước ngoài” tham gia tố tụng đối với sự việc diễn ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam (đặc khu kinh tế) và muốn kháng cáo để lên tòa cấp trên thì phải về Bắc Kinh để được xét xử. Như vậy, quyền lực lãnh thổ quốc gia về mặt tài phán thử hỏi có còn quốc gia Việt Nam hay không? Ở điểm này của Dự luật, chúng ta cần phải khẩn cấp kêu gọi các Đại biểu Quốc Hội bình tâm khi đưa tay vào chiếc nút bấm “điểm mốc lịch sử lãnh thổ quốc gia” ở Hội trường Ba Đình.
Trên thế giới hệ thống pháp luật quốc gia có chủ quyền độc lập chưa từng có chuyện chấp nhận cho tòa án quốc gia khác xét xử công dân mình khi sự việc xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia mình. Quyền tài phán mặc định theo chủ quyền quốc gia này khác hoàn toàn với việc tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp mà các bên lựa chọn Trọng tài thương mại quốc tế để phán quyết thương mại.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đây là lần đầu tiên một đạo luật cho phép Tòa án nước ngoài phán quyết sự việc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam của công dân Việt Nam.
Khi đưa vào thực thi Khoản 3 Điều 7 của luật này, công dân Việt Nam không còn quyền yêu cầu tòa án quốc gia bảo vệ quyền lợi của công dân đã được hiến định và qui định trong các đạo luật cơ bản: Hiến pháp 2013 (Điều 102), Bộ luật dân sự 2015 (Điều 14), Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Điều 4). Kéo theo đó, tòa án nước ngoài xét xử sẽ mất hết các quyền trong tố tụng như Sử dụng tiếng Việt trong xét xử, Yêu cầu luật sư bảo vệ, Xét xử công khai… Ngoài ra, công dân Việt Nam còn bị phải chịu ràng buộc các quyền cưỡng chế của tòa án nước ngoài như có thể bị dẫn giải, bị xử phạt nội qui tòa án nước ngoài…
Phần đầu chương thứ nhất của dự luật có nêu “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập…” – Điều 3 Dự luật. Mặc nhiên đã qui định nhắc lại các đặc khu là lãnh thổ quốc gia nhưng sau đó qui định tại Khoản 3 Điều 7 đã làm cho chủ quyền quốc gia về mặt quyền tài phán bị xâm hại, ngược hẳn với việc mặc nhiên lãnh thổ này thuộc chủ quyền quốc gia. Hơn nữa Dự luật chỉ trong phạm vi theo tên gọi “Đơn vị hành chính - kinh tế” nên việc điều chỉnh luôn cả quan hệ tư pháp, chồng chéo lên các bộ luật tố tụng, là bất bình thường, trái với nguyên tắc thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Thông qua một Đạo luật, trong đó có chuyển giao quyền tài phán (xét xử) cho tòa án nước ngoài đồng nghĩa với việc giao một phần chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiểu theo nghĩa quyền hạn chính quyền nhà nước, là trái với hiến pháp về sự vẹn toàn lãnh thổ như Hiến định tại Điều 1 Hiến pháp 2013 “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
Saigon 2.6.2018