Các con/cháu thương,
Chưa bao giờ bố/bác bày tỏ điều gì nơi công cộng về tình cảm b/b dành cho Ông nội/ngoại ví dụ, như trên Facebook, blogspot v.v., vì b/b hoàn toàn muốn giữ những điều sâu đậm thiêng liêng ấy trong lòng mình. Nhưng bữa nay b/b làm một biệt lệ vì, thứ nhất : có một điều hết sức cảm động b/b thấy được từ Ông; thứ nhì : cũng cần nói một điều như một ‘chứng nhân lịch sử’ để có thể góp thêm một chút chi tiết cho lịch sử VN về cộng sản.
B/b nói điều thứ nhì trước:
* Ông n/ng vốn là công tử , con nhà giàu có , nền nếp. Ông cố có ruộng đồng, vườn tược nhiều và được người dân quý mến; chính quyền phong làm bá hộ ở một làng thuộc Nam Định. Năm 1954, sau khi Việt minh cướp chính quyền và cai trị toàn cõi miền Bắc, thì bọn c/sản cho người xuống làng tìm bắt ông cố. May cho ông cố , bấy giờ có người thông tin đêm trước rằng: ngày mai chúng đến bắt Cụ đấy, và ông vội vàng lên tỉnh trốn đi; bà cố -- tiểu thư thanh bạch con cháu cụ Cử họ Lê thì được người làng giúp trốn vào một chuồng trâu. Chúng tới ngày hôm sau, không tìm được ông bà cố, hùng hổ quát nạt vài người cháu giúp việc còn lại, làm biên bản tịch thu toàn thể ruộng vườn, nhà cửa của ông bà cố. May thay , ông bà cố đã trốn được, nếu không lại thêm nhiều chuyện đầy nước mắt. Từ Mỹ, năm 2012, b/b có về NĐ để tìm hiểu cội nguồn và những gì đã xảy ra.
Từ đó, ông cố phải sống lánh thường xuyên trên tỉnh , bà thì ở tạm nhà bà con anh em trong làng. Toàn bộ nhà cửa , ruộng vườn bị cướp sạch, nhưng Ông bà cố vốn hiền lành, nên dần cũng thôi cho qua, coi như ‘tai trời ách nước’, vận hạn rất xấu nó đổ lên đầu mình, thì phải chịu thôi và quên nó đi. Sau những giọt nước mắt cá sấu của ông Hồ, làm bộ sửa sai Trường Chinh và đàn em, thì cuộc sống của ông bà cố ngày xưa mới tạm yên, dù không còn tài sản đã mất. Ông n/ng lúc đó thì cũng trốn , làm việc chỗ này, chỗ kia ở tỉnh Nam Định, hay Hà nội, cho tới lúc cùng bà n/ng theo dòng người lên tàu há mồm di cư vào Nam năm 1954. Lúc đó, b/b chưa được sinh ra, chưa từ “Không” chuyển sang “Có”. Sau đó, cuộc phân chia đất nước làm cho ông không thể liên lạc được với miền Bắc, và rồi cũng chỉ được tin trễ là ông cố mất sớm sau này, khi ông cố vừa ngoài 50 tuổi.
* Như thế, vào Nam ông n/ng , với vợ trẻ và con gái mới hơn 1 tuổi, bác Hai xinh đẹp, bé bỏng ( mà sau này thông minh, giỏi giang đã giúp ông bà nhiều trong việc tạo dựng cơ nghiệp mới đất phương Nam—sau này là một hoa khôi đ/học Dược khoa miền Nam) , là người mất cơ nghiệp ở miền Bắc, và trắng tay. Từ một công tử con nhà giàu, Ông đã thấy rất nhanh là bây gìờ tất cả chỉ còn tựa vào đôi tay và khối óc của mình. Đầu tiên , khi vào Nam, ông bà phải ở khu tạm cư Xóm Mới. Và công tử con bá hộ, vào việc ngay : bắt đầu đi làm người cắt tóc dạo cho mấy “nhóc tì” trong “trại tị nạn” c/sản đầu tiên trên chính quê hương. Như thế, có thấy ý chí, nghị lực và sự mạnh mẽ trong việc giã từ dĩ vãng ‘vàng son’ sung sướng, chuyển hướng làm người b/đầu trở lại từ số không, chẳng phải luyến tiếc chi nhiều, khởi đầu một đời cực khổ dài dẵng 21 năm, và sau này , khi c/sản chiếm trọn VN, mới thấy được cái Đẹp, cái Bền bỉ, Nhẫn nại trong con người Ông. Có thấy được sự cố công làm việc, có khi ngày 12-13 tiếng [ sau đó là nhậu xí wách với chỉ một lon bia, hay ly Whisky Bà quẹo--một tuần 1, 2 lần thôi] mới thấy sự cố gắng hết sức của ông và bà để lo cho con cháu. {Cho anh hôn ơn nặng một thời xa ( Cao Tần/LTĐ )}. Làm ăn hết sức chân chính, những gì tạo dựng được hoàn toàn đến từ sức lực, sự cố công và mồ hôi của mình, vậy mà Việt cộng vô Sàigòn, chúng cũng cuớp đi ¾ máy móc của ông bà
Lại một lần nữa, ông bà cũng đành ngậm cười cho tang thương biến đổi.
Lại một lần nữa, ông bà cũng đành ngậm cười cho tang thương biến đổi.
Nhưng chưa bao giờ trong gia đình mình trong mấy chục năm, ông bà dạy cho con cháu lòng thù hận, kiểu hận thù giai cấp như bọn c/sản luôn gieo rắc
Ông thường bảo b/b phải cố gắng học hành, ăn ở Hiền Lành, giữ gìn mẫu mực gia phong. Hai câu b/b đặc biệt ghi nhớ lúc lên khoảng 14, 15 tuổi là :
“Học giả như hòa đạo
Ngu phu tợ thảo chi ”
May thay, từ tiểu học đến hết trung học , b/b luôn làm vinh dự cha mẹ.
Điều thứ nhất b/b muốn kể lại cho các con/cháu nghe để các con cháu hiểu chút về ông là điều này : sự khắc kỷ, tự chế, tiết kiệm của ông . Ông luôn nhắc b/b về 4 chữ : Cần, Kiệm , Liêm , Chính. Và còn giải thích rất lý thú rằng tại sao Cần lại đi trước. Sau này có sản nghiệp không nhỏ, nhưng ông vẫn tự chế, khắc kỷ với mình; tuy vậy với anh em họ hàng thì thường rộng rãi, ai có việc cần mượn thì chưa hề từ chối. Chưa hề từ chối cho mượn những đồng tiền đến từ mồ hôi lao động chân chính của mình.
Và chuyện rất cảm động này, bác Hai kể : Vào năm 1955, ông bà sinh được bác Ba con trai, Ông bà vui mừng lắm, nhưng quá đáng tiếc thay Bác ba trai kháu khỉnh đó không qua nổi một cơn bạo bệnh, có thể là vì một chứng dịch nào đó mà chi tiết này b/b không nhớ rõ. Bác Ba lúc đó chưa đầy 1 năm tuổi. Ông thì quá nghèo lúc đó, vừa mới di cư vào Nam được hơn 1 năm, và chỉ mới sắm được cái xe đạp xoàng xoàng. Trong nước mắt, ông bà chôn cất bác Ba mà không có tiền thuê người lập mộ cho tươm tất, đúng nghĩa một ngôi mộ thế nào đó. Thế là ông n/ng đi tải gạch về, tự làm cho con một ngôi mộ trông đường được, đằng đặng. Tải gạch như thế nào ? Lúc đó, ông đang làm việc cho một rạp chiếu phim. Ông lùng đâu đó thấy một chỗ đang xây cất. Không quản đường xa, đêm đêm, cứ khoảng 10 gìờ , trên đường đạp xe đạp về, ông lại ghé qua xin mấy người làm đường mấy viên gạch nhỏ họ không cần tới, và bỏ một sốcục vào một giỏ, rồi buộc vào yên sau, tải về để lập mộ cho con. Cả tháng như thế, thì ông xây được một ngôi mộ đằng đặng cho bác Ba. Chuyện này bác chỉ được nghe bác Hai kể lại tình cờ năm nay. Nghe xong, b/b nhất định phải viết kể lại cho con/cháu nghe về cái Tình của ông đối với bác Ba, và nói chung với b/b và các con khác. Cái Tình quá cảm động, thắm thiết, thiêng liêng,
Nghe trong Chân chất, Ngọt ngào
Tình Cha sâu nặng lấp đầy không hư
Father’s Day 2018
No comments:
Post a Comment