Thursday, May 18, 2023

Thăng tiến vì dân chủ

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy dưới chế độ dân chủ, người dân đuợc hưởng nhiều phúc lợi hơn các chế độ độc tài, chuy ên chế  hay toàn trị, nhất là  từ khi khối cộng sản sụp đổ dầu thập niên 1980s

 Ngoài hai quyền lợi căn bản nhất là tự do và bình đẳng, các nghiên cứu cho thấy tiêu chuẩn sống của người dân được nâng cao rõ rệt trong một chế độ dân chủ như tình hình kinh tế của cả quốc gia tăng trưởng manh mẽ, giáo dục được nâng cấp cũng như đời sống được đảm bảo hơn với hệ thống y tế được hoàn chỉnh, cải thiện. Thử đọc nghiên cứu từ hai giáo sư từ Deakin University, châu Úc

 

REF

 

https://www.jstor.org/stable/25193797?read-now=1&seq=1#page_scan_tab_contents

 

 

Wednesday, April 26, 2023

Đại Úy Nguyễn Đình Giang tuẫn tiết

 

  Đại Úy Nguyễn Đình Giang

 

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt

Đem máu xương chống giữ non sông

Lên đường nhập ngũ tòng quân

Quốc gia Võ bị xuất thân tuớng tài

 

Khóa hai mươi lăm Đà Lạt đó

Tết Mậu thân tang tóc vừa qua

Lòng trai trước loạn nước nhà

Nhất tâm xông tới để mà An dân

 

Nhập trinh sát, hành quân bảo vệ

Dò địch tình báo lại chỉ huy

Chưa dày công trận mạc, hề,

Không vì thế khí hùng, hề, nhạt phai

 

 Thế cờ đổ, đồng minh tháo chạy

Kẻ đầu hàng mang lại trói tay

Sát thân về với rồng mây

Cho tròn khí tiết nghĩa này Tướng quân   

 

Nổ lựu đạn chỉ huy trinh sát

Ta cùng nhau vĩnh biệt nước Nam

Bảo cho giặc biết trời Nam

Uy thiêng linh khí mang mang đất trời

 

Sinh trong thời loạn binh đao nổi

Lấy nghiệp binh làm cõi hiến dâng

Sinh vi Tướng, tử vi Thần

Con Yêu Tổ quốc hiến dâng đời mình


HMC

Tiết tháng Bảy, Kỷ Hợi 2019



-----------------------------------------


Thông tin từ FBTôi yêu miền Nam và Intenet :
Tổ Quốc Ghi Ơn
Ông là Đại úy Nguyễn Đình Giang, tốt nghiệp Khóa 25 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam; chức vụ cuối cùng: Đại đội trưởng Đại đội Trinh sát TrĐ 50, SĐ 25 Bộ Binh.
Cho đến buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 ông vẫn giữ vững phòng tuyến đối đầu với địch, khi hay tin Quân đội phải buông súng đầu hàng, Ông và ban chỉ huy Đại đội nắm chặt tay nhau rồi cùng mở chốt lựu đạn tuẫn tiết


Saturday, August 6, 2022

Nghĩ về K. Marx và lý thuyết của ông

 https://www.thequestionsandthesolutionsare.com/2018/01/nhan-thay-bia-moi-shock-top-nghi-ve-k.html


Hơn 30 năm trước đọc về Duy vật Sử quan của Karl Marx, Biện chứng Hegel, các phần trọng yếu của “Lý thuyết về Giá Trị Thặng Dư”, một ít về  A Contribution to the Critique of Political Economy của Marx và một số bình luận, phê bình về Das Kapital, Communism của các nhà nghiên cứu khác— với ý muốn thoạt tiên là “wính lộn” với Marx— dần sau đó, thấy rằng K. Marx suy tư không đủ nghiêm nhặt (rigorousness), nên bỏ “chàng này” sang một bên , để đọc kinh, luận nhà Phật, R. Descartes, Immanuel Kant, Socrates, F. Nietzsche, Wittgenstein, Edmund Husserl, M. Heidegger…

Đầu năm tình cờ mua thử thưởng thức bia mới s/xuất ở Mỹ, Shock top (1) —bia đầu La, một loại bia có logo hình đầu cạo hai bên , giữa tủa gai đinh, giống nón binh lính đế quốc La mã khi xưa— chợt nghĩ đến vấn đề khả năng , niềm tin vào khả năng con người và ảnh hưởng của nó trong kinh tế vi mô (microeconomics) và tới Karl Marx.

Tội nghiệp nhà kinh tế học tiếng tăm của Đức quốc thế kỷ 19 của phe Tả, của ch/ngh csản, vì định kiến, nên 2 ý kiến/quan điểm về kinh tế có lien quan đến động lực kinh tế căn bản kém cỏi. Cộng với vài ba nguyên do/nguyên nhân, yếu tố thúc đẩy, xây dựng một nền kinh tế, tài chính mà ông tăm tối không thấy, hay ‘đui mù’ không ý thức  được tác hành của chúng, nên phê phán về Marxism có thể sẽ nặng nề. Vì thế, hậu sinh có thể nhận ra những điều thô lậu, khiên cưỡng, cưỡng từ đoạt lý, và thiếu suy nghĩ, tối tăm tại các phần trong lý thuyết của  ông.

Ý kiến 1:

Marx cho rằng thiên đường (utopia) cho con người là xã hội theo ch/ngh C/sản trong đó tài sản được chia đều , san bằng phân chia giai cấp, trong cả hai nghĩa : ai cũng có ‘tài sản’ , lương bổng, tiện nghi  bằng nhau, không phân biệt và đẳng cấp trong xã hội. Tuy trong các bản văn viết của K. Marx không nói rõ phân chia tài sản, l/bỗng, tiện nghi như thế nào, nhưng trong “"Critique of the Gotha Program," Part I, Marx viết : “Ở một tầng cao hơn trong x/h c/sản… khi bầu trời chật hẹp của Tư sản cánh hữu được vươt qua hoàn toàn …thì [cổng vào (thiên đường)] sẽ khắc chữ : Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. (2)

...

Tuesday, June 8, 2021

Rathavinita Sutta ( Kinh Trạm Xe)

Kinh hay quá do thầy Thich Minh Châu dịch trong Trung bộ kinh. Đó là kinh "Trạm Xe", kinh số 24 trong Trung bộ. Mời mọi người đọc.

 Thầy Thich Minh Châu dịch “anupàdà-parinibbàna” là Vô thủ trước Bát-niết- bàn là dịch dựa vào các bản Kinh Trung Bộ tiếng Hán. Dịch như vậy khá hay về tán nghĩa , nhưng muốn gần nguyên nghĩa của từ “anupàdà-parinibbàna” của kinh Pali trong Majjhima Nikaya nên dịch là Vô Thủ Bả hay Vô Bả Ác Bát-niết-bàn Vì chữ “bả” trong tiếng Tàu ( Hán) gần nghĩa “cầm , nắm”( "Grasp" tiếng Anh) hơn với “anupàdà”, trong khi thủ mang nhiều tính cách nắm giữ ( “hold” tiếng Anh) .

Bài kinh rất Ý vị. Muốn học để hiểu về Niết Bàn, trước tiên cũng nên tìm hiểu Vô dư Niết bàn, Hữu dư Niết bàn, ít ra cũng ở mặt văn nghĩa trước đã , rồi tìm hiểu đến Vô Thủ Bả Bát niết bàn. Nếu đọc được tiếng Anh giỏi thì sẽ hiểu thêm (nhiều), vì các học giả Anh Pháp Mỹ Đức bây giờ nghiên cứu, học hỏi về Phật pháp nói chung rất tiến bộ, bác vấn, ít ra cũng ở mặt văn nghĩa, triết học theo cung cách Âu Mỹ.
Đoạn dịch Ý nghĩa chính yếu trong kinh "Trạm Xe" ( Rathavinītasutta = Kinh Khiển Xe ngựa) từ bản Anh-Pali của tỳ khưu Sujato
“In the same way, reverend, purification of ethics is only for the sake of purification of mind. Purification of mind is only for the sake of purification of view. Purification of view is only for the sake of purification through overcoming doubt. Purification through overcoming doubt is only for the sake of purification of knowledge and vision of the variety of paths. Purification of knowledge and vision of the variety of paths is only for the sake of purification of knowledge and vision of the practice. Purification of knowledge and vision of the practice is only for the sake of purification of knowledge and vision. Purification of knowledge and vision is only for the sake of extinguishment by not grasping. The spiritual life is lived under the Buddha for the sake of extinguishment by not grasping.”
Dịch :
“Cũng như vậy, thưa tôn giả, việc thanh lọc đạo đức chỉ nhằm mục đích thanh lọc tâm trí. Thanh lọc tâm trí chỉ nhằm mục đích thanh lọc quan điểm. Thanh lọc quan điểm chỉ nhằm mục đích thanh lọc để vượt qua sự nghi ngờ. Sự thanh lọc vượt qua sự nghi ngờ chỉ nhằm mục đích thanh lọc kiến thức, tri kiến và tầm nhìn ở nhiều con đường. Việc thanh lọc kiến thức và tầm nhìn của nhiều con đường khác nhau chỉ nhằm mục đích thanh lọc kiến thức và tầm nhìn/kiến giải của việc thực hành. Thanh lọc tri thức và tầm nhìn/kiến giải của thực hành chỉ nhằm mục đích thanh lọc tri thức và kiến giải. Sự thanh lọc kiến thức và kiến giải chỉ nhằm mục đích dập tắt do không có ý muốn nắm bắt. Đời sống tâm linh huân tập dưới chỉ dậy của Đức Phật là để dập tắt (các dục vọng, vọng cầu) bằng cách KHÔNG NẮM BẮT, thủ giữ ( vô bả ác, vô thủ bả).
---
REF
https://suttacentral.net/mn24/vi/minh_chau?fbclid=IwAR13F95rhLoenCKm7cq3M6oW0pw5uTV8cG9ZD1PLMEMKqEB-dgq63IEH3vk


https://suttacentral.net/mn24/en/sujato?fbclid=IwAR1FXLcfFoYFnxO5kIsK6JAv8gym2BvALecprksTmejjzJ9yI8-QtlxMwx4

 https://suttacentral.net/mn24/pli/ms

Wednesday, June 2, 2021

Một chữ “Diệc”


Danh nhân văn hóa Việt Nam Nguyễn Trãi có một bài thơ để tiễn một nhà sư bạn mình là tăng Đạo Khiêm về lại núi. Trong đó cụ viết :
Tống tăng Đạo Khiêm quy sơn
Ký tằng giảng học thập dư niên,
Kim hựu tương phùng nhất dạ miên.
Thả hỷ mộng trung phao tục sự,
Cánh tầm thạch thượng thoại tiền duyên.
Minh triêu Linh phố hoàn phi tích,
Hà nhật Côn Sơn cộng thính tuyền ?
Lão khứ cuồng ngôn hưu quái ngã,
Lâm kỳ ngã diệc Thượng Thừa Thiền.
送僧道謙歸山
記曾講學十餘年,
今又相逢一夜眠。
且喜夢中拋俗事,
更尋石上話前緣。
明朝靈浦還飛錫,
何日崑山共聽泉。
老去狂言休怪我,
臨岐我亦上乘禪。
Chúng ta hãy thử xem ông Đào Duy Anh và một ít tác giả trẻ hơn ông ĐDAnh khoảng từ 20 tuổi trở xuống dịch bài thơ ra sao nhé. Đặc biệt là câu :
“Lâm kỳ ngã diệc Thượng Thừa Thiền.”
Nhớ từng giảng học ngoại mười niên,
Nay ngủ cùng nhau một tối liền.
Những thú trong mơ quên tục sự,
Lại tìm trên đá nói tiền duyên.
Gậy bay Linh Phố đành mai sáng,
Suối hẹn Côn Sơn hẳn có phen.
Lẩm cẩm già rồi đừng lạ tớ,
Chia đường tớ cũng sẽ theo thiền.
Nguồn: Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976
Nhớ ngày dạy học quá mười niên
Nay được gần nhau qua một đêm
Vào mộng đẹp, nguôi trò thế sự
Lên non cao nhắc chuyện tiền duyên
Mai về Linh Phố hèo bay sớm
Hẹn viếng Côn Sơn suối hát rền
Lẩm cẩm già ngông, xin chớ lạ
Đến phiên tôi rồi cũng theo thiền.
(Lê Cao Phan)
Nhớ từng giảng học quá mười niên,
Nay lại cùng nhau ngủ một đêm.
Vừa thú trong mơ quăng thói tục,
Lại tìm trên núi kể tiền duyên.
Đò về Linh Phố chèo mai sớm,
Nghe suối Côn Sơn hẹn có phen.
Chớ trách ta già ngông lối nói,
Chia tay ta cũng sẽ tham thiền.
(Bùi Hạnh Cẩn)
Nguồn: Thăng Long thi văn tuyển, Bùi Hạnh Cẩn dịch, NXB Văn học, 2010
Nhớ từng dạy học hơn mười niên,
Nay lại gặp nhau trong một đêm.
Trong mộng hãy vui quên việc tục,
Lại tìm lên núi chuyện tiền duyên.
Chí Linh mai gậy sẽ bay đến,
Hẹn ngày cùng vọng Côn Sơn tuyền?
Già rồi lẩm cẩm đừng xem lạ,
Tu đạo rồi ta cũng Thượng Thiền.
(Lương Tr ọng Nhàn)
Tóm ý của các ông chúng ta đều thấy các ông này dịch câu thơ trên là:
Tới ngã rẽ rồi ta cũng sẽ theo thiền mà tu tập.
Thật là tèm nhem, hỏng bét. Điều đó chứng tỏ các ông đọc mà không hiểu gì về ý câu ấy, nghĩa của chữ “diệc”; cũng như cách đọc bài thơ của các ông, xin lỗi, nhưng phải nói : khiếm khuyết và thô thiển. Với một người mà Tâm thức và cách sử dụng ngôn ngữ thượng thừa (*) , nhất là trong cõi thơ Ức Trai mà mấy ông đọc như thế là quá bất cẩn.
Xin trưng dẫn hai lý do căn bản thôi :
1) Nghĩa chữ :
Chữ “diệc” (亦) có hai nghĩa :
a) cũng, cũng là : tức là một cái gì đó, một người, một việc cũng có đặc tính đó, hành động đó. Tiếng Anh tương đương là “too”, một trạng từ (adverb)
b) lại (cũng). Theo tự điển Thiều chửu và các từ điển khác, nghĩa nó chỉ một sự, một vật , một việc có thêm một đặc tính nữa (là) , ví dụ câu như ông Thiều Chửu đưa ra : “diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ” 亦將有以利吾國乎 , tức lại cũng có lấy lợi nước ta ư ?. Tiếng Anh tương đương : ‘also' ( adverb). Tức là một sự , một việc , một nguời nào khác cũng có đặc điểm, đặc tính ấy. Hoặc có thêm đặc điểm, đặc tính ấy. That characteristic, feature, quality, “action” applies to another event, fact, thing, or person etc.
Vì thế câu thơ ấy dịch nghĩa chính xác, chân xác thì là:
Đến ngã rẽ ta cũng là thượng thừa thiền
chứ không phải là :
Tới ngã rẽ rồi ta cũng sẽ theo thiền mà tu tập.
Dịch như vậy là giết chết ý nghĩa bài thơ. Tố chất để tri ngộ, tri âm bị dìm chết theo cách diễn giải, dịch giải như vậy . This way of interpreting destroys the meaning and connotation of the poem. Hermeneutically, this interpretation sends the vital ingredients of the poem downstream to a lost region.
Ta có thể nhận ra đó là cách đọc mang nặng tính “vật thể hóa” sự kiện, tình tiết, cảm nhận bài thơ ( an objectivized way of reading a text), tức các ông ấy luôn phải liên tưởng, liên quan các sự kiện , tình tiết, cảm nhận v.v. của một bài thơ với các điều cụ thể mà quên đi tính cách biểu tượng,”nói ý” ( chưa nói tới việc “ý tại ngôn ngoại”), hay “trừu tượng” của ngôn ngữ, chữ nghĩa thơ. Một bằng chứng hiển nhiên khác , phần nhiều quý vị ấy đọc chữ “lâm kỳ” ra là “tới ngã rẽ” , chỗ chia tay. Chữ “kỳ” đó về nghĩa cụ thể thì cũng có nghĩa là một ngã rẽ của đường đi, nhưng chính yếu chỉ là nói tới chỗ rẽ, ngã rẽ , có thể là của tâm tư, tâm tình, tinh thần, quan điểm, nhận thức v.v., chứ không phải ngã rẽ đường đi.
Tôi đã kiểm chứng lại về nghĩa chữ “diệc” trong tiếng Hán ở nhiều tự điển, và như đã nói nó chỉ mang hai nghĩa trên. Nếu muốn làm tỏ nghĩa hơn nữa : có thể giải nghĩa là diệc nhiên [ (nó) cũng là thế].
Nếu muốn nói tôi sẽ tu , tập theo thiền, cụ Ức Trai đã viết rõ hơn thí dụ:
Lâm kỳ ngã diệc khởi hành thiền,
hay
Lâm kỳ ngã diệc diệu quy thiền, hoặc
Lâm kỳ ngã diệc phụng hành thiền, hay
Lâm kỳ ngã diệc khởi tu thiền
2) Nghĩa từ mạch văn (thơ)
Như đã nói trên cách đọc và hiểu của các vị nói trên là cách đọc “vật thể hóa”, nói theo kiểu đẩy đưa của M. Heidegger là lối đọc mang nặng tính “ontically”, trong khi đó với rất nhiều thi tứ, ý nghĩa , câu cú một bài thơ văn phải hiểu theo kiểu “ontologically”, tức ý biểu tượng, trừu tượng hay ý nghĩa hiện tượng luận về “bản thể” của chức năng ngôn ngữ. Vì thế phải đọc bài thơ nói trên trong mạch văn mà tác giả muốn diễn ý là :
Tới một ngã rẽ tôi cũng là thượng thừa thiền
Nếu đọc đủ, thâm nhập được cõi thơ và ngôn ngữ thượng thừa của cụ Nguyễn Trãi, điều này hiện ra “đủ rõ”, Các luận cứ khác để góp thêm sức cho cách đọc
Tới một ngã rẽ tôi cũng là thượng thừa thiền
là chính cuộc đời và hành trạng của cụ Nguyễn Trãi
Về mặt tri thức, nếu hiểu thêm về Thiền, về Tâm, nhất là “đất” Tâm ngời sáng, trăng Tâm vằng vặc của Nguyễn Trãi thì sẽ càng thấy rõ hơn : với thiền , với Tâm , Nguyễn Trãi đâu có xa lạ gì mà sẽ “phải” tu theo “đạo” thiền như các ông nói trên đã tưởng (bậy).
---
Ghi ký: Mục đích bài viết ngắn này không phải là để phê bình cách đọc, cách hiểu của các vị nói trên mà để khuyến cáo những người không đọc hiểu tiếng Hán, Hán Việt rành rẽ đừng hiểu lầm về cõi thơ thượng thừa của cụ Ức Trai.

Chân Huyền
June 2021
---

REF
https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-Tr%C3%A3i/T%E1%BB%91ng-t%C4%83ng-%C4%90%E1%BA%A1o-Khi%C3%AAm-quy-s%C6%A1n/poem-yg1VDNAzKt7flR4lVTS7qw

Sunday, May 30, 2021

Thiền quán về Tánh Không

 


English:

Meditation on Voidness 1:
All your day is not far from Prajna essence
Practice to see how much you can "decipher" on that.

Tuesday, May 25, 2021

Kính tặng Điều ngự Trượng phu Sĩ-Đạt-Ta dòng Thích Ca (Shakya)

 

                           * *

Dạ thưa con thấy bây giờ
Xác thân nhỏ mọn đáng ngờ thiệt đa
Hùng tâm, đạo chí con nhà
Phật ta dĩ vượt mấy tòa Diêm vương

Như Lai thần chưởng dị thường
Vỗ ra Không tính mười phương quy hàng
Kim Cang gươm báu phát quang
Chém núi khổ não hàng hàng rớt rơi

Bát Nhã Tâm pháp mở phơi
Kình nguyên hạo khí đưa người qua sông
Nội công thiền tọa giữa dòng
Từ sinh kinh cụ rẽ đường chào thua

Tử kinh bỉ ngạn bốn mùa
Phỉ hồn phương trượng mái chùa nguyệt trêu
Giới trai, Định Huệ nghiêm điều
Tích qua viễn xứ, trượng về non khơi

Giảng kinh, phổ độ rạng ngời
Viễn ly điên đảo đưa người quá giang
Mộng trung điểm xuyết hàng hàng
Phá mê hiển lý vượt ngàn hóa thân.

Chân Huyền
   6/2018