Thursday, February 28, 2019

Why couldn’t the Armed Forces of the old Republic of Vietnam ...

... (RVN) face the Viet Cong’s Armed Forces after the Paris Peace Accord in January 1973 ?

*

This is the reason, the strangling truth for the fate of the RVN military and South Vietnam. It’s a life experience from my cousin-uncle, who was a lieutenant in an Artillery battalion of S. Vietnam Military Corps III, near Saigon, until Black April 1975.
He told me : His artillery unit was one of the 4 artillery battalions, fighting and protecting Saigon and the vicinity. After the Paris Accord in January 1973, each of the 4 battalions got order from the Commander of the Artillery force of Corps III to limit their fires of support to 2-3 rounds a day— a whole day— for 5 or 6 of the howitzers in each battalion, totaling approximately 40 to 60 rounds ( shells) a day for the whole corps III, due to the cutting of military aid from the US. At the same time, the Soviet Union and China’ s aids to North Vietnam troops kept increasing, sometimes, every month. Everyday they could shell 2000 to 2500 rounds in 1 hour, literally pouring down projectiles like rain drops on S. Vietnam troops and fields . He said, as an experienced officer of the artillery unit he belonged : It was rare for two projectiles ( shells) to fall into the same spot ( hole) , but occasionally he did see the shells from the North artillery doing that— and more rare, once in long while: 3 in the same hole— proving how many of them were fired.
The same aid of guns, tanks, ammunition from the U.S. to the armed forces was cut down to that similar level while the Soviet and Chinese aids were on the rise to invade S. Vietnam. How could S. Vietnam fight back and stand in such a situation ? The RVN armed forces did not actually need US soldiers to help them fight North Vietnam military, but facing the North’s military invasion with such aids from the Soviet Union and China, they, of course, needed military aid from the U.S. to survive and fight.
Note: During the Vietnam war (1955-1975), Vietnamese communists ( Viet cong) and their allies, especially Hanoi, always boasted, bragged about their war of liberation and for independence from American imperialism without assistance from foreign military aid. They propagandized, mouthed loudly and repeatedly, over and over, again and again as such in international and domestic conferences, meetings, on forums everywhere; their delegates lied and lied. Far from that, the truth is Soviet and Chinese aids to Hanoi, especially from (1965-1975) were very substantial. Hanoi hid these aids and kept them as “national secret” for political warfare and propaganda gain: tanks, guns, armored vehicles, jet planes, ammunition and even surface-to-air systems (SA-2 ) to shoot down U.S. war planes, as well as military advisers and combatants. The number of tanks provided for Northern military was about the same as the US number, but the amount of artillery cannons and howitzers was about 3.5 times larger; the number of guns twice. You can look up the information online to verify for yourself, now that information about the war has been declassified more and more.

Sunday, February 24, 2019

Rác (LHNam-TN)

Không ít rác rến được quẳng trên Wikipedia. Ví dụ những gì viết về Đức Phật dưới đây , tuy cũng đề ra tham khảo một đống sách. Nó sai lầm, sai lạc, rỗng tuếch, không hiểu gì hết. Có khả năng rất cao nó chỉ có thể đến từ:
a) Các" nửa trí thức" ngoại đạo
b) Những kẻ chuyên tầm chương , trích cú mà lĩnh hội cứ như mây trắng nhạt nhòa thời cs ở VN ngày nay
c) Các sinh viên mới ra trường và chưa được dạy dỗ về giáo pháp, thiền, ý nghĩa giải thoát, những gì căn cốt trong đạo Phật
Câu đầu viết về Như Lai mà như sau
"... là một nhân vật có thật, triết gia, học giả, người sáng lập Phật giáo, sống ở Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ VI và IV TCN.".
Đối với hầu hết Phật tử miền Nam trước 1975, nay khoảng 60 tuổi trở lên, dù trình độ học thức chỉ ở năm cuối Trung học , mà có đọc , học về đạo Phật cũng hiểu đó là những định nghĩa sai lầm, bá láp nhất, đi ngược lại những gì đã được ghi ký , truyền trao từ bao nhiêu thế hệ tăng ni, học giả uy tín về đạo Phật, dù là trong các quyển căn bản , đơn giản nhất .
Cái gì mà :" ...triết gia, học giả..." ? ? ! !
Đó là "nhục mạ" Đìều Ngự Trượng Phu, Phật, Như Lai mà không biết . Đọc cho kỹ, cho thấu rồi suy gẫm lại đi! !
Trước hết, hãy nghe trong 10 danh hiệu thế gian gọi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni , có cái nào, có gì là triết gia, học giả không ?
Ứng Cúng ( A-la-hán), Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn
Tiếng Pali:
Araham, Sammasambuddho, Vijjacaranasampanno, Sugato, Lokavidu, Anuttaro, Purisadhammasarathi, Satthadevamanussanam, Buddho, Bhagavati
Và kinh Kim Cang nói :
Nếu do sắc thấy ta,
Do âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai.
( Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.)
thì có phải tất cả mọi định nghĩa thế tục và thế-không-tục về Ngài , mọi nắm bắt triết học , siêu hình học đều "trớt quớt", sai lạc, lầm lẫn tới miên viễn lẫn lầm không.
Tathagata ( Như Lai = Đến và đi như thế) , như chính kinh điển Nam truyền và Bắc truyền đều đề cập tới là nhiều khi Ngài "tạm gọi mình" như thế để dạy , giảng pháp cho đệ tử và chúng sinh. Đó là Chữ cần trầm tư, suy nghĩ , tham khảo thấu đáo khi muốn "tạm định nghĩa " Đức Phật là gì, là ai !

2/20/19

---


Hôm qua bỏ sót , hôm nay post thêm chút về “cái đặc”, không hiểu gì hết của (mấy) kẻ viết nên bài dưới đây trên Wikipedia. Cái không hiểu của họ không phẳi chỉ nằm ở phần ngữ nghĩa , mà chính yếu là không hiểu gì về giáo pháp, nghĩa lý của Phật pháp.
Họ viết :
“…các tín đồ đạo Phật sau này tôn xưng là Shakyamuni (Thích Ca Mâu Ni); Devanagari: शाक्यमुनि; (phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn: 释迦牟尼), nghĩa là Bậc thức giả tộc Thích Ca,…”

Shakyamuni (शाक्यमुनि ) , sao lại có thể dịch là bậc thức giả t ôc Thích Ca , khi chữ muni [ मुनि ] trong nguyên nghĩa của cả Nam và Bắc Phạn trong các tự điển Phạn-Anh có những nghĩa như sau từ cấp độ ý chính , phụ đi xuống:
1. sage ( nhà hiền triết, minh triết)
2. holy man ( người cực thánh thiện, thánh nhân)
3. saint (ông thánh)
4. ascetic ( nhà tu khổ hạnh)
5. sramana ( sa môn)
6. seer [ thầy tu , ngưởi nhìn (thấy) được (dăm chuyện)tương lai]
7. Brahman priest (đạo sĩ đạo Bà la môn)
8. wise man ( người thông suốt/thông tuệ)
Trong khi đó, bậc thức giả ( a leaned man, a highly-educated man= người có học thức, tri thức, kiến thức cao, uyên bác) chỉ cùng lắm là gần phần nào với nghĩa đứng cuối bảng (wise man) về ý nghĩa, ngữ nghĩa của chữ muni. Vì thế chữ Nam và Bắc Phạn đã gọi rất hay , rất “đúng” để chỉ về, hay biểu tả Đức Phật, vì cả 6 nghĩa đầu đều có thể áp dụng cho Ngài. Tuy nghĩa của chữ có những giới hạn , và để diễn tả “chinh xác” một điều gì có những ý niệm, khái niệm trừu tượng , đôi khi rất khó, nhưng ở đây ta có thể thấy người Ấn thời đức Phật và sau đó vài trăm năm đã mô tả Ngài bằng những “chỉ dụ” về hình tượng (image), nghĩa lý ( signification) rất có lý và có thể nói rất trung thực, biểu đạt được quan niệm về đạo sư Gautama . Nếu dịch chính xác thì Shakyamuni phải cần được dịch là : Đao sư họ Thích Ca, Bậc Đại giác dòng Thích Ca, hay Thánh Nhân tộc Thích Ca, chứ không thể nào là “bậc thức giả tộc Thích Ca” được.

2/21/19

---

Thêm chút :
Đọc kỹ hơn chút, ta thấy bài viết bằng tiếng Việt này có phần tham khảo là cóp dẫn gần như y hệt bên bản tiếng Anh : Gautama Buddha cũng trên Wikipedia . Bản tiếng Anh tuy là một bản giới thiệu về Đức Phật Cồ Đàm kỹ lưỡng, nhưng cũng chẳng có gì đặc sắc. Và cũng sai lầm khi nhắc tới Đức Phật như một “philosopher” (triết gia), nhưng sai lầm này hiểu được vì hai lẽ :
1. Chữ “philosopher” , gốc từ Hi-Lạp, là người yêu philosophia (φιλοσοφία= love of wisdom), yêu sự thông suốt/thông thái/thông tuệ, có nghĩa rất rộng, mà mấy người viết bản tiếng Anh, trong nền văn hóa Âu châu có thể liệt Đức Phật Thích Ca như một “thinker”, hay philosopher , trong một số bài giải có mang ít nhiếu tính cách triết lý hay triết học. Đồng thời họ cũng sai khi gọi Ngài là một philosopher vì :
a) Ngài không phải là một người love wisdom, kiểu học giả , nhà thông thái đam mê kiến thức, tri thức , ngay cà kiến thức về First philosophy (Đệ nhất triết học= Siêu hình học ) kiểu Tr/gia Aristotle. (cf: The Buddha and His Teachings- Narada)
b) Trong phạm vi ngôn ngữ Đạo học Đông phương , hay trong phạm vi ngôn ngữ Siêu hình học, Tôn giáo, Triết học (tỉ giảo) Tây phương, nếu cần định nghĩa Đức Phật Thích Ca thì gọi ngài là một bậc Giác Ngộ, hay bắng tiếng Anh : the Enlightened Truth Seeker [ Người đi tìm, sống với Chân lý và Đạt được Giác ngộ.
c) Vì giới hạn trong hiểu biết và không sinh hoạt, ăn ở, học hỏi, hành tập trong văn hóa Á Đông, nên người Tây phương trong lịch sử văn hóa và triết học của họ không có chữ để gọi “chân xác” một vị Đạo sư như Đức Thích Ca.
2. Như nói trên, vì văn hoá Âu châu ( sau này có thể gọi thêm là Âu Mỹ từ thế kỷ 20 trở đi) không có một “biểu từ”, không có một hình tượng (image) , hay ‘biểu tượng cho nghĩa lý ( representation/symbol of signification) cho một Người đi tìm/sống với Chân lý ( Truth seeker) giống như các Đạo sư, đạo sĩ, người Tầm đạo như ở Đông phương, nên họ phải dùng chữ triết gia (philosopher) như đã nói trên. Ngược lại bên Đông phương cũng hiếm/ít khi gọi những vị như Đức Phật , Lão tử, Trang tử, Khổng tử, Mặc tử, Tuân tử v.v. là những triết gia ( cho đến đầu thế kỷ 20, khi có nhiều giao lưu văn hóa hơn), mà chỉ gọi các ngài là đạo sư, tổ sư, đạo sĩ, sư biểu. Đó là điều khác biệt giữa văn hóa Đông và Tây. Ngay cà những người theo chủ nghĩa Khổ hạnh (asceticism) , thì vẫn có nhữnhg khác nhau giữa những ascetic ở Nhã Điển, Hi lạp phương, các fakir đạo Hồi và các đạo sĩ tu khổ hạnh quanh Hi-mã-lạp-sơn

2/24/19


------


REF


https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BA%A1t-%C4%91a_C%E1%BB%93-%C4%91%C3%A0m?fbclid=IwAR35_73RCB4vC4yWmQwE9QHlHSzHl_t5J2HfZmtuf9kopvRhIug_N6b-xxc

https://en.wikipedia.org/wiki/Gautama_Buddha






Monday, February 18, 2019

Whether Jane Miller worries too much ?



For some, dinner is served very early

---


"Whether the Goat is a Metaphor"
                                  by Jane Miller

We go on talking and digging a pit in the earth
to spit-roast kid,
since anyone working in a lively rhythm is not attached
to the story.
In saving her, he saves himself.
It’s getting late.
The story of the boy is that
by drinking water from a hoof he’s turned into a goat.
If we separate magic from life,
we get art. His sister, long story short,
gets thrown into a river with a stone around her neck.
His weeping stirs the neighbors with a silken net
to scoop her out. He turns three somersaults
of joy and lands on two feet as a boy again.
How, in heaven’s name, will dinner be served, and when?
Separate art from life, we get nothing.
We go on talking and digging.
I’ve got a million and ten things to do.
Of the multitude of things, it is emptiness
that’s necessary now, now that you’ve had time
to wash and dress. As a form
of enlightenment, the most unsuspecting guest
is your enemy in armor, or invisible,
who will clap you on the back
when you choke on a bone at the banquet.


------


Note on the meaning of Emptiness here in the poem’s meaning/connotation

1. It does not mean Voidness, or Emptiness in the correct/true meaning of Sunyata in Buddhist doctrine on the Void , or its philosophical sense of Voidness

2. It means, I believe, what Jane Miller means is emptiness ( hư vô, cái rỗng không— không phải Tính không, như có người dịch) = that which can bring a sense of emptiness in one’s heart and mind. Emptiness here can point to the emptiness in one’s life , where extravaganza on the road of seeking Tanha ( lust , cravings,  desires, for pleasure, satisfaction, gratification etc. ) surfaces and manifests ; when one is indulged too much as such, and  later feels he/she is on the wrong side of the road. It has more of an ontico-ontological sense/meaning, rather than an abstract philosophical sense. What is ontological philosophically which does not have connection with the real or corporeal ontic, or ontical things ?

3. Even though J. Miller says in the next few lines about “a form of enlightenment” , what she says about “emptiness”  here has the least substantiation, textual connection to Sunyata ( Voidness, or more poorly translated/annotated as Emptiness) in the philosophy of Voidness. What she means by “ enemy in armor, or invisible” , I sense, is the many adverse, unfortunate, ill-fated circumstances , which may “clap” one’s back to bring one to face the meaning of emptiness—that which is empty of “real” value, real significance, or importance for one’s life— and realize something more solid and “liberating”.


Chân Huyền


----


 REF

https://damau.org/archives/51117

https://www.newyorker.com/magazine/2018/08/27/whether-the-goat-is-a-metaphor

The United States is not doing enough to fight Chinese influence

https://foreignpolicy.com/2018/10/19/the-united-states-is-not-doing-enough-to-fight-chinese-influence/

Sunday, February 17, 2019

Mưa Xuân



Huyễn thân mộng mị đất trời
          
Trút y voan phất phơ  núi đồi

Đem mộng thực

                     đổ

                 khe núi


Đất reo như đón tình nhân lâu không gặp

Không gian đẫm mùi mưa móc

                        tinh khôi

Như sương trải mênh mông

    đêm đánh thức tình nồng

                                      sông núi

                như mạ xanh cong mình chờ đợi

                                      bật hát khúc

                                                ruộng xuân
                                                                
                                                             

Ỷ lan lỏn lẻn cười    
       
                      hạnh ngộ          

Người mãi nhìn mưa

           như nhìn tên bạn lang thang quan tái hải hồ

                   quá giang

   cõng hương rừng ghé chơi

               trên lưng

                     bao độ

                          hoa cười.

                        
RH, Feb. 2019
                            

Saturday, February 9, 2019

Among the Rocks- thơ Robert Browning ( LHNam dịch)


Among the Rocks 

Oh, good gigantic smile o’ the brown old earth,
This autumn morning! How he sets his bones
To bask i’ the sun, and thrusts out knees and feet
For the ripple to run over in its mirth;
Listening the while, where on the heap of stones
The white breast of the sea-lark twitters sweet.
That is the doctrine, simple, ancient, true;
Such is life’s trial, as old earth smiles and knows.
If you loved only what were worth your love,
Love were clear gain, and wholly well for you:
Make the low nature better by your throes!
Give earth yourself, go up for gain above!

Robert Browning



Bên Đá (Ngàn Năm )


Ô, Thu sang,
Người khổng lồ mặt đất vàng nâu cười nụ càn khôn trấn hải           
Duỗi thân bờ bến bao la
Nghe bể sông cuồn cuộn đi qua
                                cười vang hải giang cao hứng;
Nghe thời gian mênh mang trôi
           bên đá tịch liêu, mưa nguồn trút đổ, cuối bãi đầu ghềnh
Giọng chim gióng khúc hồng tô má thắm, thạch thảo dâng hương.
Đây, đây, chàng ơi, Lập thiên Ý vị
            bình dị, thuợng cổ truyền trao, an nhiên, chân thực
Đấy thử thách đường đời, Đất ngàn năm kinh lịch cười mỉm văn tư
Nếu em yêu điều xứng đáng tình em
Tình yêu sẽ đáp đền, thăng hoa rạng tỏ, miên viễn tình cố quận thiên thu :
Hãy biến tang thương hình hài thành đắp bồi thịt da tình cũ
Khi gởi thân mặt đất cô liêu
                                     nhật nguyệt vàng soi
                    về thượng giới xa xăm..



Chú thích: Bài thơ ca tụng Bà Mẹ Trái đất của R. Browning (1812-1889)

Monday, February 4, 2019

Hoằng Pháp Cứu Quốc Vô Úy Thượng Nhân

                                  Đại Lão Hòa Thượng Thích Đức Nhuận ( 1924-2001)






                                         https://thuvienhoasen.org/a7826/tieu-su-hoa-thuong-thich-duc-nhuan