Sunday, February 24, 2019

Rác (LHNam-TN)

Không ít rác rến được quẳng trên Wikipedia. Ví dụ những gì viết về Đức Phật dưới đây , tuy cũng đề ra tham khảo một đống sách. Nó sai lầm, sai lạc, rỗng tuếch, không hiểu gì hết. Có khả năng rất cao nó chỉ có thể đến từ:
a) Các" nửa trí thức" ngoại đạo
b) Những kẻ chuyên tầm chương , trích cú mà lĩnh hội cứ như mây trắng nhạt nhòa thời cs ở VN ngày nay
c) Các sinh viên mới ra trường và chưa được dạy dỗ về giáo pháp, thiền, ý nghĩa giải thoát, những gì căn cốt trong đạo Phật
Câu đầu viết về Như Lai mà như sau
"... là một nhân vật có thật, triết gia, học giả, người sáng lập Phật giáo, sống ở Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ VI và IV TCN.".
Đối với hầu hết Phật tử miền Nam trước 1975, nay khoảng 60 tuổi trở lên, dù trình độ học thức chỉ ở năm cuối Trung học , mà có đọc , học về đạo Phật cũng hiểu đó là những định nghĩa sai lầm, bá láp nhất, đi ngược lại những gì đã được ghi ký , truyền trao từ bao nhiêu thế hệ tăng ni, học giả uy tín về đạo Phật, dù là trong các quyển căn bản , đơn giản nhất .
Cái gì mà :" ...triết gia, học giả..." ? ? ! !
Đó là "nhục mạ" Đìều Ngự Trượng Phu, Phật, Như Lai mà không biết . Đọc cho kỹ, cho thấu rồi suy gẫm lại đi! !
Trước hết, hãy nghe trong 10 danh hiệu thế gian gọi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni , có cái nào, có gì là triết gia, học giả không ?
Ứng Cúng ( A-la-hán), Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn
Tiếng Pali:
Araham, Sammasambuddho, Vijjacaranasampanno, Sugato, Lokavidu, Anuttaro, Purisadhammasarathi, Satthadevamanussanam, Buddho, Bhagavati
Và kinh Kim Cang nói :
Nếu do sắc thấy ta,
Do âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai.
( Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.)
thì có phải tất cả mọi định nghĩa thế tục và thế-không-tục về Ngài , mọi nắm bắt triết học , siêu hình học đều "trớt quớt", sai lạc, lầm lẫn tới miên viễn lẫn lầm không.
Tathagata ( Như Lai = Đến và đi như thế) , như chính kinh điển Nam truyền và Bắc truyền đều đề cập tới là nhiều khi Ngài "tạm gọi mình" như thế để dạy , giảng pháp cho đệ tử và chúng sinh. Đó là Chữ cần trầm tư, suy nghĩ , tham khảo thấu đáo khi muốn "tạm định nghĩa " Đức Phật là gì, là ai !

2/20/19

---


Hôm qua bỏ sót , hôm nay post thêm chút về “cái đặc”, không hiểu gì hết của (mấy) kẻ viết nên bài dưới đây trên Wikipedia. Cái không hiểu của họ không phẳi chỉ nằm ở phần ngữ nghĩa , mà chính yếu là không hiểu gì về giáo pháp, nghĩa lý của Phật pháp.
Họ viết :
“…các tín đồ đạo Phật sau này tôn xưng là Shakyamuni (Thích Ca Mâu Ni); Devanagari: शाक्यमुनि; (phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn: 释迦牟尼), nghĩa là Bậc thức giả tộc Thích Ca,…”

Shakyamuni (शाक्यमुनि ) , sao lại có thể dịch là bậc thức giả t ôc Thích Ca , khi chữ muni [ मुनि ] trong nguyên nghĩa của cả Nam và Bắc Phạn trong các tự điển Phạn-Anh có những nghĩa như sau từ cấp độ ý chính , phụ đi xuống:
1. sage ( nhà hiền triết, minh triết)
2. holy man ( người cực thánh thiện, thánh nhân)
3. saint (ông thánh)
4. ascetic ( nhà tu khổ hạnh)
5. sramana ( sa môn)
6. seer [ thầy tu , ngưởi nhìn (thấy) được (dăm chuyện)tương lai]
7. Brahman priest (đạo sĩ đạo Bà la môn)
8. wise man ( người thông suốt/thông tuệ)
Trong khi đó, bậc thức giả ( a leaned man, a highly-educated man= người có học thức, tri thức, kiến thức cao, uyên bác) chỉ cùng lắm là gần phần nào với nghĩa đứng cuối bảng (wise man) về ý nghĩa, ngữ nghĩa của chữ muni. Vì thế chữ Nam và Bắc Phạn đã gọi rất hay , rất “đúng” để chỉ về, hay biểu tả Đức Phật, vì cả 6 nghĩa đầu đều có thể áp dụng cho Ngài. Tuy nghĩa của chữ có những giới hạn , và để diễn tả “chinh xác” một điều gì có những ý niệm, khái niệm trừu tượng , đôi khi rất khó, nhưng ở đây ta có thể thấy người Ấn thời đức Phật và sau đó vài trăm năm đã mô tả Ngài bằng những “chỉ dụ” về hình tượng (image), nghĩa lý ( signification) rất có lý và có thể nói rất trung thực, biểu đạt được quan niệm về đạo sư Gautama . Nếu dịch chính xác thì Shakyamuni phải cần được dịch là : Đao sư họ Thích Ca, Bậc Đại giác dòng Thích Ca, hay Thánh Nhân tộc Thích Ca, chứ không thể nào là “bậc thức giả tộc Thích Ca” được.

2/21/19

---

Thêm chút :
Đọc kỹ hơn chút, ta thấy bài viết bằng tiếng Việt này có phần tham khảo là cóp dẫn gần như y hệt bên bản tiếng Anh : Gautama Buddha cũng trên Wikipedia . Bản tiếng Anh tuy là một bản giới thiệu về Đức Phật Cồ Đàm kỹ lưỡng, nhưng cũng chẳng có gì đặc sắc. Và cũng sai lầm khi nhắc tới Đức Phật như một “philosopher” (triết gia), nhưng sai lầm này hiểu được vì hai lẽ :
1. Chữ “philosopher” , gốc từ Hi-Lạp, là người yêu philosophia (φιλοσοφία= love of wisdom), yêu sự thông suốt/thông thái/thông tuệ, có nghĩa rất rộng, mà mấy người viết bản tiếng Anh, trong nền văn hóa Âu châu có thể liệt Đức Phật Thích Ca như một “thinker”, hay philosopher , trong một số bài giải có mang ít nhiếu tính cách triết lý hay triết học. Đồng thời họ cũng sai khi gọi Ngài là một philosopher vì :
a) Ngài không phải là một người love wisdom, kiểu học giả , nhà thông thái đam mê kiến thức, tri thức , ngay cà kiến thức về First philosophy (Đệ nhất triết học= Siêu hình học ) kiểu Tr/gia Aristotle. (cf: The Buddha and His Teachings- Narada)
b) Trong phạm vi ngôn ngữ Đạo học Đông phương , hay trong phạm vi ngôn ngữ Siêu hình học, Tôn giáo, Triết học (tỉ giảo) Tây phương, nếu cần định nghĩa Đức Phật Thích Ca thì gọi ngài là một bậc Giác Ngộ, hay bắng tiếng Anh : the Enlightened Truth Seeker [ Người đi tìm, sống với Chân lý và Đạt được Giác ngộ.
c) Vì giới hạn trong hiểu biết và không sinh hoạt, ăn ở, học hỏi, hành tập trong văn hóa Á Đông, nên người Tây phương trong lịch sử văn hóa và triết học của họ không có chữ để gọi “chân xác” một vị Đạo sư như Đức Thích Ca.
2. Như nói trên, vì văn hoá Âu châu ( sau này có thể gọi thêm là Âu Mỹ từ thế kỷ 20 trở đi) không có một “biểu từ”, không có một hình tượng (image) , hay ‘biểu tượng cho nghĩa lý ( representation/symbol of signification) cho một Người đi tìm/sống với Chân lý ( Truth seeker) giống như các Đạo sư, đạo sĩ, người Tầm đạo như ở Đông phương, nên họ phải dùng chữ triết gia (philosopher) như đã nói trên. Ngược lại bên Đông phương cũng hiếm/ít khi gọi những vị như Đức Phật , Lão tử, Trang tử, Khổng tử, Mặc tử, Tuân tử v.v. là những triết gia ( cho đến đầu thế kỷ 20, khi có nhiều giao lưu văn hóa hơn), mà chỉ gọi các ngài là đạo sư, tổ sư, đạo sĩ, sư biểu. Đó là điều khác biệt giữa văn hóa Đông và Tây. Ngay cà những người theo chủ nghĩa Khổ hạnh (asceticism) , thì vẫn có nhữnhg khác nhau giữa những ascetic ở Nhã Điển, Hi lạp phương, các fakir đạo Hồi và các đạo sĩ tu khổ hạnh quanh Hi-mã-lạp-sơn

2/24/19


------


REF


https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BA%A1t-%C4%91a_C%E1%BB%93-%C4%91%C3%A0m?fbclid=IwAR35_73RCB4vC4yWmQwE9QHlHSzHl_t5J2HfZmtuf9kopvRhIug_N6b-xxc

https://en.wikipedia.org/wiki/Gautama_Buddha






No comments:

Post a Comment