Saturday, November 29, 2014

Freedom

In the U.S.A, the meaning of freedom is taught to students somewhere in the beginning of the 6th grade. Here is a little project for my daughter, involving Theseus and Minotaur of Greek mythology
(Ở Mỹ, ý nghĩa của Tự Do, được dạy bắt đầu từ lớp 6)

I like this part : 
“Theseus met Princess Ariadne, daughter of King Minos, who fell madly in love with him and decided to help Theseus. She gave him a thread and told him to unravel it as he would penetrate deeper and deeper into the Labyrinth, so that he knows the way out when he kills the monster.”
Note:
Some Greek storytellers deserve to be named “ Geniuses of Tragedy”


Freedom  In the U.S.A, the meaning of freedom is taught to students somewhere in the beginning of  the 6th grade. Here is a little project for my daughter, involving Theseus and Minotaur of Greek mythology  (Ở Mỹ, ý nghĩa của Tự Do, được dạy bắt đầu từ lớp 6)  I like this part : :-) “Theseus met Princess Ariadne, daughter of King Minos, who fell madly in love with him and decided to help Theseus. She gave him a thread and told him to unravel it as he would penetrate deeper and deeper into the Labyrinth, so that he knows the way out when he kills the monster.”  Note:   Some Greek storytellers deserve to be named “ Geniuses of Tragedy”

Chữ Nghĩa Tố Như Qua Một Câu Thơ

Mùa Thu. Lá phong. Đấy là những thứ thường gây cảm xúc nhiều cho mọi người. Trong con mắt thơ mộng hay sầu mộng của riêng mỗi người, vào mùa này, cảnh trí thường gieo trong lòng họ những gợi nhớ, bâng khuâng, lay động; chẳng nhất thiết phải liên quan tới Tình yêu, nhưng hình như không ít. Hỏi ông Lưu Trọng Lư, chắc ông ấy sẽ trả lời như thế. Với tôi, mùa thu hay nhắc nhở câu này của Tố Như, mà tôi tuyệt thích :


                          (Người lên ngựa, kẻ chia bào)
                           Rừng phong Thu đã nhuộm màu quan san.

Câu này viết theo văn phạm Âu-Mỹ, và cả của Việt nam thì như sau:

Mùa Thu nhuộm màu quan san bằng (lá)  rừng phong.

Tức là nói theo cách cấu tạo câu bình thường, với vị trí của chủ từ, động từ, túc từ ngăn nắp đâu vào đấy, đúng thứ tự. Cái đáng nói, nếu đứng về mặt văn phạm, cụ Tố Như đã đảo một túc từ gián tiếp ( rừng phong) lên đầu, và làm nó “reo lên trước”, chạm vào mắt , vào tai trước. Chẳng có sách văn phạm nào dạy cụ điều đó, ngoài kinh nghiệm với văn chương Việt, Hán. Cái hay là làm cho nó linh động hơn nhiều, nếu như cứ để sau như cách nói bình thường,   như đem cả rừng màu lá phong trải đặt nơi chốn quan san cho mắt chạm Thu, mở ra một màu Thu, một cõi Thu mênh mông. Nghĩa đầu ta có thể thấy rõ là ý nói : Màu lá rừng phong đã nhuộm quan san bằng một cõi vàng ươm, cam rực pha chút xanh tươi , cộng nâu, đỏ. Nhưng còn nghĩa hai, mơ hồ, mơ màng hơn chút ?
Hãy đọc lại cụm từ “ Thu đã nhuộm màu quan san” : Phải chăng, ấy là vẽ ra sự thể Thu đang mang dáng vẻ của một mùa Thu chốn quan san xa xôi, cách trở, sầu mộng. Viễn mơ, viễn mộng và nhớ nhung, cứ ôm nhau cào nhẹ lên tim khi hoàng hôn rủ xuống ?        

                         
                             Trời viễn mộng đoạ đày đi mấy thuở (*)
                             Nẻo quan san nhòa nhạt bóng người qua  
   

Xác suất của khả hữu của ý, tứ thơ này rất cao, trong “cõi” gieo chữ và tình của cụ Tố Như lắm chứ, phải không ? Nó “vẽ ”, tả, nói lên cái màu bàng bạc của mùa , xám xám của núi quan san, màu xanh đã nhạt của trời bên trên, cùng màu gió bụi. Và như thế, rừng phong bây giờ lại ở vị thế mờ nhạt hơn , so với màu thu, cảnh thu trong man mác chia ly: chàng ra đi về chốn quan san, thiếp ở lại trong nhớ nhung, sầu muộn. Cái tuyệt của nghĩa đầu là cái tuyệt của một tài năng thơ, khi nắm bắt được cái mỹ lệ của Thìên nhiên, cái rung động với không gian, thời gian, màu sắc mà đảo chữ lên đầu câu, như một cách “nhấn”, cách “lay”. Cái tuyệt trong nghĩa thứ hai lại là khêu gợi lên khả hữu một bức tranh sầu mộng bên chia ly nhung nhớ, mặt khác còn là khơi lên những liên tưởng, nghĩ suy, tra vấn về giao thoa của Thân-Tâm, cảnh trí và chữ nghĩa, cũng như những “khả năng” của ngôn ngữ Thơ.

Tới một lúc nào đó, trong việc sử dụng ngôn ngữ, một nhà thơ tài năng sẽ phải đụng đầu với một số vấn đề ngôn ngữ, và sẽ phải vượt qua một số quy phạm, và sáng tạo ra “thứ ngôn ngữ” mà mình muốn nói, muốn diễn đạt cho phù hợp, “chính xác”, “thuận hành” với điều mình muốn nói. “Thế gian ngôn ngữ nguyên phi chân”, do đó, để muốn nói lên điều mình muốn nói, nhà tư tưởng hay nhà thơ lắm khi phải dọ thám, bước chân đến những khu rừng,   bờ suối hay cõi bờ riêng để tìm tòi, thu nhặt “gỗ”, “nước” các loại, hoặc kinh nghiệm “vượt bờ”, để mở rộng khung trời cho con chim “ngứa cổ” thoát cánh. Và hót.

 Tâm Nguyên



(*) Câu đầu mượn của Thầy Tuệ Sỹ

Thanksgiving 2014

Pretty healthy
Happy as hell
Open the day
    with robust spirit

Hang on to your O
be thankful
and you’ll be well fit

Thank you, frontiers from Old England
for the sky you’re aspired to 
the action of the axes to break away with the old king,
and “saying”, “ You’re full of sh.t”

Thank you, soldiers
for your aim, sweat, arms and legs,
sometimes even blood
to keep the country, literally/figuratively,
                    under your armpits. 

Happy Thanksgiving, all.

TN

Are we happier ?

Thoughts near Thanksgiving


It’s a saddening feeling, when suddenly reminded by the words of Friedrich W. Nietzsche, most likely. Summarily: We may acquire more knowledge, but do we get wiser and live more happily ? After  the Nazis, fascists, and other dictatorial regimes, by the early 80’s , about one third of the world was dominated by the communists, with all their steel-handed policies, oppression, suppression, repression, all their gulag archipelagos, prisons, and forms of defamation, arrest, interrogation, torture , punishment etc., did life ever get really happier for the peoples of the world, not only for the poor or under-privileged, than life in the past, say from the Age of Enlightenment from the 17-18th cent., or even further ? And now, there are more than 1.5 billions people , who still suffer greatly in Communist China, Vietnam, N. Korea, and Cuba. According to the “Black Book of Communism”, the victims of Communists are at least 4 times that of the Nazis’. Are we getting any wiser and living more happily with all the technical advances? It is a strange feeling, when we look at so many scientific advances and improved standards of living in many corners of the globe, but at the same time, other considerations and ponderings reveal, for some,  that we are not too sure we ‘re on the right track to become more relaxed, tranquil, content, or happier. [ Better learn how to breathe , here. Seriously :-) ]  Even in many parts of the free world. We may live longer, have better, bigger houses/homes, much better medical care, better education, but are we happier? A couple of the “main”culprits here, which create more problems and unfulfilled feelings for us : Greed, Want and the machines of advertising to create more wants, longings for more material stuffs, fancy gadgets and toys, to name a few.  On another hand: just like histories of nations may repeat the same human mistakes, we and our kids may repeat similar personal mistakes as their parents did ? Ever think of that ? Is it a human predicament ?

Đi thụt lùi trong chỉ số hạnh phúc

Cứ nghĩ tới trường hợp ông Trần Đức Thảo mà buồn quá. Hãy tưởng tượng để so sánh , dù có hơi kh/khiễng chút cũng không sao, giữa hoàn cành cụ Nguyễn Du và ông, mới thấy thương cho ông quá. Ở vào gần 2 thế kỷ sau— tưởng chừng như sau hai thế kỷ con người tiến bộ nhiều [ chẳng dám thêm chữ “rất” trước chữ nhiều ] , ngay cả chuyện đối xử với nhau cho “tử tế” hơn, sao bao k/nghiệm và học hỏi từ đời sống xã hôi, từ người xưa, sách vở. Nhưng không, con người có khi đối xử với nhau còn hung hiểm, gian trá và bạc ác với nhau hơn nhìều (*), nhất là từ bọn đầu sỏ với người dân, trong một xã hội cộng sản. Ông Thảo, ví như ngày xưa , thì có khi còn quan trọng cho Việt cộng, hơn chức Đông các đại học sĩ của cụ Tố Như, tuy ông không nhận 1 chức vụ nào trong cái đảng đáng phỉ nhổ đó. Nếu cần “đấu chưởng”, chống chế , biện minh cho đường lối hành động, hay các chính sách phi nhân, về mặt Triết học, thì chúng có thể vời/lôi ông ra tiếp chuyện khách quốc tế. Cụ Tố Như khi xưa, tuy làm quan nghèo, đôi khi cũng phải giữ ít miếng võ thủ thân với một ít bạn đồng liêu trong nhà Nguyễn thời ấy, nhưng danh dự, sự trọng nể của nhiều người từ quan tới dân được đảm bảo nếu tư cách , tài năng chứng minh được điều đó. Cụ chỉ hơi nghèo thôi, chứ đời sống nào có tới nỗi cơ cực, khổ sở, bi đát như ông Thảo. Hơn nữa cụ được phát biểu, viết lách, in ấn tự do, chứ đâu thường bị kiểm soát, đe nẹt, và chỉ viết những gì vô hại trong mặt học thuật , hoặc theo đơn đặt hàng của bọn vô lại bên trên như ông Thảo. Cũng như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã từng ví ngược hết sức cay đắng cái sung sướng của kẻ sĩ ngày nay với thời Lý Bạch. Rồi còn bao nhiêu trí thức , văn nghệ sĩ khác, ví dụ những vị trong Nhân Văn Giai Phẩm xưa. Họ đã bị đày ải, hành hạ và tồn tại như những bóng ma, hay tệ hơn thế, có khi còn như những tên hủi phải tránh xa giữa cuộc đời. Rộng ra hơn. nếu không giữ thân phận cúi đầu, làm đầy tớ, hay bồi bút, hoặc “ngậm miệng ăn tiền” thì đa số văn nghệ sĩ, trí thức , cũng sẽ vào tù hay đày ải, nếu dám chống báng “thằng” đảng ác ôn. Rộng ra hơn nữa là toàn thể nhân dân, đều nằm dưới gông xiềng, hoặc trong nhà tù nhỏ , hoặc nhà tù lớn, trong chế độ. Nói ngắn gọn , ở thời phong kiến, cách đây 200 năm và xa hơn, dân và quan còn được thở bầu không khí tự do, thoải mái gấp trăm lần bây giờ, vì chưa có những "cỗ máy nghìền" có tên gọi là Bộ Chính Trị, Bộ Công an, Cục Chính trị, và hàng trăm ủy ban "đè" khác. Tức ví dụ, có tiền , mua được ngựa thì cứ tha hồ phóng, phóng mòn móng ngựa , phóng vưọt biên cương, phóng quay đầu lại, không có mấy thằng đứng thổi còi nấp đầy đâu đó. Tự do như con gió không bị nhốt, như sông chảy đời sông, tự do qua đồi núi vô ưu.
Nói như Lưu Quang Vũ, cả nước bị “xiềng đầu”, ngọ nguậy thì bị thêm xiềng chân. Sao cuộc đời lại có thể đau khổ thế nhỉ ?? ! ! !
Nghĩ về mặt xã hội học, thì trong những điều kiện sống, làm việc, sinh hoạt , sinh tồn như thế, cảnh khổ của người dân từ lớn tới bé, từ trí thức tới bình dân, có thể ví von nói bằng tục ngữ là “khổ hơn con chó”. Như vậy có phải, trong liên tưởng như Nietzsche đã nói về việc được sống an vui hơn theo dòng chảy của thời gian, thì nếu cụ Nguyễn Du sướng 100, thì ông Thảo và chí ít là những thi sĩ, văn sĩ, trí thức trong Nhân Văn Giai Phẩm sướng 1; ngược lại, nếu cụ Nguyễn Du khổ 1, thì các ông khổ 100. Hình như tại một số nước trên thế giới, con người ta mắc vào cái tật “đi thụt lùi” trong chỉ số hạnh phúc; bể khổ chừng như có thể giang rộng gấp nhiều lần hơn theo thời gian, dưới sức nghiền của những guồng máy đày đọa, hành hạ con người, không những thể xác nó mà còn tinh thần, nhân phẩm nó, nếu chẳng may một xứ sở không tỉnh trí, cảnh giác, sai lầm, mê ngủ mãi để cho một bọn thảo khấu, bất lương , đê tiện dẫn dắt.
Ai bảo , con người ngày càng “văn minh” “tiến bộ” thì đời sống sẽ sung túc , vui vẻ , hạnh phúc hơn, hãy nên nghĩ lại một số điều. Are we getting wiser, happier ?
----
(*) Ông Hồ và đàn em, con cháu cs đã du nhập cái ác từ Liên xô, KGB, Trung cộng về VN, trong các việc đối xử, thanh toán với đối phương , kẻ địch như thế nào trong các cách đấu tố , tra khào, hành hạ, hành hình, tra tấn dã man. Hãy đọc “Cách Mạng và Hành Động” của Nghiêm Xuân Hồng , “Gulag Archipelago” của A. Solzhenitsyn.

Breathing

Day after Thanksgiving morning— Breath
When angry, or being rolled away by negative thoughts, just stop, pay attention to your breath, follow it for 3, 4 minutes, you will see how it calms you down. Then you have time to channel your thoughts to other directions, and recuperate from anger, negativity. And this fact, many times, happens by itself. Right after that, you will be relieved, and on your course for other things.

Khi giận dữ, hay bị các ý nghĩ tiêu cực khuấy động, hãy dừng lai, chú tâm vào hơi thở, đi theo nó ( tức để ý nó ra vô thế nào) trong vòng 3, 4 phút thôi, bạn sẽ thấy nó làm cho bạn an lắng trở lại. Kế đó, bạn sẽ có thì giờ để chuyển hóa, thoát ra cơn giận hoặc điều tiêu cực. Kỳ lạ là những phút kế tiếp, tự thân tâm điều phối, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, và tiếp tục các việc khác.

Day after Thanksgiving morning— Breath  When angry, or being rolled away by negative thoughts, just stop, pay attention to your breath, follow it for 3, 4 minutes, you will see how it calms you down. Then you have time to channel your thoughts to other directions, and recuperate from anger, negativity. And this fact, many times, happens by itself. Right after that, you will be relieved, and on your course for other things.  Khi giận dữ, hay bị các ý nghĩ tiêu cực khuấy động, hãy dừng lai, chú tâm vào hơi thở, đi theo nó ( tức để ý nó ra vô thế nào) trong vòng 3, 4 phút thôi, bạn sẽ thấy nó làm cho bạn an lắng trở lại. Kế đó,  bạn sẽ có thì giờ để chuyển hóa, thoát ra cơn giận hoặc điều tiêu cực. Kỳ lạ là những phút kế tiếp, tự thân tâm điều phối, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, và tiếp tục các việc khác.

Tây Tạng

Phim tài liệu của BBC về Tây Tạng hay quá.
Excellent documentary on Tibet by BBC
http://www.lotuspro.net Chúng tôi sẽ upload 50 CD labels cho chủ đề "Hoa Sen Trong Bùn". Những hình hoa sen chọn lọc này không ghi tựa, quý ĐH có thể dùng ch...
YOUTUBE.COM

Wednesday, November 26, 2014

Trần Đức Thảo trong tôi—

Đã quý trọng, đã trách giận; bây giờ chỉ còn thương cảm. Thương lắm và xót xa quá lắm ! !

---

“Tôi đã chấp nhận ra đi, lúc tuổi già sức yếu, để có cơ hội thét lớn cùng thế giới rằng : Thủ phạm gây ra đại bi kịch này cho nhân loại, chính là Marx.
Tất cả là do đám trí thức hèn như tôi. Buồn lắm! Hèn lắm! Nhục lắm! Đau lòng lắm”
( TĐT-Những lời trăn trối )
----
«Thư mục Trần Đức Thảo» này đã được thực hiện, và các văn bản được sao chụp, nhờ sự trợ giúp của nhiều tấm lòng. Chúng tôi thành thật cám ơn ông Hoàng Khoa Khôi đã gửi tặng bản sao quyển Triết Lý Đã Đi Đến Đâu?, bạn Phan Huy Đường đã cho mượn các bản thảo cuối cùng của tác giả, bà Nguyễn Thị Xuân Sư…
AMVC.FREE.FR


  • Tr/g TĐT

    Hiền Minh's photo.


  • Hiền Minh's photo.

Mơ Màng Trôi Theo—


Chuyện triết gia Trần Đức Thảo
*
Có những lúc thường thắc mắc và kèm theo một ít “tức giận” : tại sao một bộ óc thông minh, ít ra với một bộ môn tương đối khó là Triết học như triết gia Trần Đức Thảo, người hiểu được các phần trong Hiện Tượng Luận của Edmund Husserl— một ông rất “rắc rối” [lý do chính : đọc ông đôi khi cần kiến thức Toán cao, ông viết rất ngắn gọn (hồi Husserl đi học, ông chuyên môn ghi courses bằng tốc ký mà :-)], cắt đi nhiều chỗ chuyển tiếp (transition), nên nhiều khi tối tăm, tù mù, có khi phải rất kiên nhẫn— trong cách riêng của ông, mà sao "nhất định" phải bênh vực hay nghe theo Karl Marx.
Ông Thảo cũng chính là người chê ông Marx , theo lời ông Hoàng Hoa Khôi, về khả năng triết học, thế sao ông luôn bênh vực chủ nghĩa Marx và gia công chứng minh một số tiền đề và luận điểm của nó trong vài quyển sách của ông ? Và u mê nhất, là khi đã vể VN sống bao nhiêu chục năm, đã tiếp xúc, chạm trán bao nhìêu điều, thấy không biết bao nhiêu sự kiện , sự thật về xã hội, chính trị, văn hóa, mà sao ông lại phản bác ông Hà Sĩ Phu trong bài “Cái gọi là "tấm biển chỉ đường của trí tuệ" đi ngược với tư duy biện chứng của lý trí” của ông.
Những điều đúng trong bài “ Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Bảng Chỉ Đường Của Trí Tuệ” của ông HSPhu, sinh viên năm thứ nhất , thứ hai, có thể hiểu được khá nhiều, đâu cần tới cái não như não ông, và cũng chỉ cần rất ít kiến thức Triết học để hiểu. Vậy tại sao, với ông Thảo thì không thấy như thế ? Hay đây có thể là một trường hợp “bệnh lý” trong Triết học ? Tôi không nghĩ thế. Nếu không, chắc chắn phải có một nguyên nhân nào đó khiến ông đóng não lại với tất cả kinh nghiệm thường nghiệm (synthetic experience or branches of realism), hoặc tính cách đúng đắn, chân xác, xác thực ( truthfulness, accuracy, verifiability) trong Khoa học và “những khi khác” trong Triết. Trường hợp đầu , nhẹ, là có thể đặt thành một vấn đề trong Tri thức luận (Epistemology) : Khi Thực tại , vói những sự kiện (fact), kiện tính (facticity) , “cái thật sự (xảy ra)” (actuality), được trải qua, tiếp nhận với ngũ quan như mọi người và ngay cả nhiều điều thuộc thức thứ sáu là Ý thức cũng giống nhiều người, thế nhưng các kinh nghiệm, dữ kiện , và “thực tính ( essence/nature/actuality) lại bị diễn giải kỳ quặc, “bóp méo”, sai lệch, như có những bức màn che, tường che trong não. Vậy sẽ cần truy cứu và giải nghĩa ra sao? Nói tóm, có thể nói: đây là một trường hợp khi Suy Tư đã bị xỏ mũi vì một quan niệm/quan kiến đã được xây dựng, thành lập sẵn trước đó. Và mọi chứng minh, biện giải cho các luận đề của mình chỉ là những nét minh họa cho bức tranh đã sẵn có ý nghĩa.
Nhưng cái tức, cái giận của tôi, hôm nay đã có câu trả lời , khi tình cờ thấy được những điểm chính trong quyển sách mà nhà xuất bản Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông, vừa ấn hành mấy tháng qua. Trong đó, ông Thảo bày tỏ nỗi ân hận, sám hối, và phủ nhận Marx và chủ nghĩa của Marx. Tôi chưa biết rõ, hai đoạn văn trích dưới đây, vì mới đặt mua sách thôi, nhưng tôi đoán là đã vào những năm trước khi ông Thảo phản bác HSPhu vào năm 1991. Tức là ông hiểu rõ và biết hết những gì ông HSPhu viết là có nhiều cái chân thực, xác đáng, nhưng chắc đã nhắm mắt viết những lời phản biện để chống chế cho Marx và Marxism, vì bị nhiều sức ép.
Trước đây tôi đã có bài viết rất ngắn về sự thiếu Minh triết của ông TĐThảo, và hẹn sẽ mang một số điều trong cuốn Marxisme et Phénoménologie để mổ xẻ, bình luận, chỉ ra các khuyết điểm, với những ai có hứng thú với mấy chuyện này ở một website khác (not on Facebook). Nhưng nay, như thế là tôi không bị nợ, đầu tiên và q/trọng hơn hết là nợ ông, vì đã nói như thế. Câu trả lời từ quyển sách trên đã nói lên hết. Tuy nhiên, vì đọc ông Thảo cũng mang lại niềm thích thú, nên tôi sẽ tiếp tục đọc ông kỹ , và sẽ trở lại với ông, cùng các vấn đề liên hệ. Một việc dài hơi và cần thì giờ.
TN-HM

* Mơ màng trôi theo : Một trạng thái trong tâm thức, ngay cả trong Tư duy Triết học, gồm hai phần : mơ màng và trôi theo. Mơ màng vì nhận thức bị “che đậy”, mờ phủ và trôi theo là “cái tiếp đó”. Và điều này có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn , như 1 giờ, 1 ngày, 1 tháng hay dài : 10 năm, 20 năm v.v.
• Chắc là một quyển sách hấp dẫn 
• Vào thời của ông, nếu lúc trẻ, trước 50 tuổi, mà ông Thảo có say mê Marxism nhiều vì lý do nào đó (đây mới là chuyện q/trọng) thì cũng không lạ đâu . Trí thức “hạng nặng” Tây phuơng, cỡ tuổi ông vào thời đó , nhiều người cũng say mê như thế, cho tới gần cuối đời ! !

-----

REF:

" Nói tới đó, rồi bác Thảo im lặng hồi lâu. Lúc này, chúng tôi thấy bác Thảo nổi bật như một người, lúc cuối đời, đầu óc nặng trĩu tâm tư, đầy ân hận, hối hận rất u buồn, đau đớn, và đang tìm cách gì đó để giải tỏa thảm kịch của chính mình.[34]
Rải rác đó đây trong sách, người đọc thấy đầy những giọng điệu bi phẫn như thế!
Không phải tôi đa mang đâu, sự thật là mình đã tự thân bước vào con đường của sai lầm, bế tắc. Nỗi khổ tâm là mình cũng đã làm cho nhiều người cùng với mình sa vào sai lầm và bế tắc. Nay mình đã tìm ra được lối thoát nên rất ân hận, phải sám hối, phải chuộc tội bằng hành động. Vào lúc hoàng hôn, thấy một ngày bị lãng phí là đáng tiếc, đáng buồn, huống chi bây giờ là hoàng hôn của cả một cuộc đời đã bị lảng phí. Nỗi ân hận, hối hận đang ngùn ngụt thiêu đốt tâm trí tôi… Bây giờ tôi chỉ thấy tội lỗi của cái thời câm nín của mình, đã biến thành một tên trí thức đồng lõa khốn nạn, đáng nguyền rủa..[35]
Còn tôi, đã bao phen biết mình phải nói một câu trái với lương tâm, làm một cử chỉ a dua, ca ngợi tội ác, lúc đó tôi đã ý thức ngay là mình phạm tội, tội giả dối, tội a dua, hoan hô cái xấu, cái ác, tội hèn nhát đã phản bội lý tưởng của mình, phản bội chính mình. Đã biết là tội như vậy mà vẫn cứ nói, cứ làm..[36]
Tôi đã chấp nhận ra đi, lúc tuổi già sức yếu, để có cơ hội thét lớn cùng thế giới rằng : Thủ phạm gây ra đại bi kịch này cho nhân loại, chính là Marx.
[34]Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 337
[35]Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Trần Dức Thảo, Ibid, trang 390
[36]Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 391 "
(Nguyễn Văn Lục)
------

Báo Việt Ngữ tại San Francisco
VIETVUNGVINH.COM|BY ADMINISTRATOR

Sunday, November 23, 2014

THE DUTY OF HARSH CRITICISM- By REBECCA WEST


The magazine New Republic published again this “manifesto” by the literary journalist Rebecca West, at the age of 22, to commemorate its 100th anniversary. In it she only offered her opinion on a way to rejuvenate and plant a more daring, more operation-knife attitude for English literature at the time. Our criticism for the politico-socio-cultural ills of our Fatherland of Vietnam, now, should carry a lot more detonating-to-reconstruct effects than this.
A literary manifesto for the ages.
NEWREPUBLIC.COM

" Đọc Kinh Cầu An " Cho Xứ Sở

Bây giờ anh "đọc kinh cầu an " cho xứ sở

Sức sống văn hóa cũ
Tàn suy
Không còn đủ sức                            
làm cho con người sạch lại, trong ra
xã hội thăng tiến
Không còn những truyền nhân Đại Việt, Lý-Trần
    Trí lớn, Tâm ngời
Để vực dậy giống dòng.

Đau/nhục theo nhau                         
Cắn xé
Đày đọa.

Người ta thản nhiên
đưa đồng bào đi làm nô lệ năm châu
Thản nhiên
thấy phụ nữ
bị đem bán
làm nô lệ dục tình,
thản nhiên mặc trẻ con
thiếu ăn, chết đói
hay lang thang vỉa hè
               đánh giày, bán báo, xin ăn

Người ta im lặng làm ngơ cho tội ác hoành hành
cho ma túy, mãi dâm thành quốc nạn.

Người ta im lặng vơ vét
cho nhà mình
Xây phố, xây lầu
Cho con du học nước ngoài
Cho mình thỏa thuê những cơn dục tình
Bơi lội trong men say, hồ rượu

Cho túi tham che hết trời xanh
Tham nhũng nối vô tận
                   những cái vòi bạch tuộc,
hút máu mủ dân,
trở thành thiên la địa võng

Bọn gian đã vậy
Kẻ dân gián tiếp tiếp tay
Bằng khiếp nhược, lo lót
Cho xong chuyện mình.

Người ta ra sức tàn phá
đất nưóc
Núi lở
Rừng tàn
Môi sinh ô nhiễm, cạn kiệt
Chim chết, thú tiêu, cây ngả
Ðổi lấy chút tiền
vầy cuộc với hư hao.

Người ta dửng dung
Tranh đua chức phận, bạc tiền, phú quý
Mặc đất nước ngả nghiêng, điên đảo
Lời Sào Nam vẫn mãi đúng
cho đến bây giờ. 


Hai muơi năm trước một ông thầy cũ của tôi
làm một nghiên cứu xã hội học,
kết luận :
                 Trí thức VN bây giờ
                               Ngu, Nghèo, Nhát  (1)
Hai muơi năm sau tôi nghe có người nói :
                 Có những trí thức
                 mang trái tim chó  (2)
Và : Trí thức VN chỉ chực rắp tâm
                 vâng theo cái gì mang
                          hơi hướm chính thống  (3)
Rằng : Kẻ dũng thì ngu, kẻ trí thì hèn ,
           những gã có học, thường chỉ lưu manh.  (4)

Buồn quá !
Di sản trí tuệ, tâm hồn chúng ta
    đã suy vi, tồi tệ
    đến vậy sao ?

Bây giờ ngưòi ta dựng xác Khổng tử dậy
Sau bao năm chửi bới, nguyền rủa
Lôi giáo điều nhà Nho ra
khấn vái, đọc tụng
bảo rằng “khám phá lại" Nho giáo,
“ứng dụng nó trong kỳ mới của vòng xoáy trôn ốc",
quảng cáo lại cho dânchữ  Lễ
để tiện bề tham nhũng,
để tiện bề duy trì trật tự quyền bính,
“status quo" ,
để chung làm "thiên tử ",
mặc long bào, trích dịch Mác-Lênin,
cỡi đầu, cỡi cổ bá tánh
Nhủ tai con trẻ những hủ tín " Quân, Sư "
đầu độc, phá hủy mầm sáng tạo,
Thui chột tinh thần khai phá, độc lập

So với Lý, Trần ,
người ta tụt hậu chừng dăm thế kỷ

Nguời ta đóng lại vai Nguyễn Thiếp
Bước thụt lùi về ý hệ Nho gia
khi máy thời gian
đã nghiền nát Tứ thư, Ngũ kinh,
Chu Hy, Trình Di v.v...,
Con người đã thám hiểm Hỏa tinh
và tiến nhập những khoảng không Tâm thức,
xô giáo điều vào cõi tối Hư vô,
vào bậc thang chót của Trí tuệ,
khi các nền văn hóa
đang phóng mắt về tương lai,
tự điều chỉnh
           để sống còn, phát triển,
khi ý thức đương thời là ý thức hành tinh.

Bao giờ người ta mới lớn nổi ?
Bao giờ chúng ta mới
        ra khỏi những vũng lầy
            cầu danh, giả dối, ỷ lại  (5)
              đan xen trong văn hóa,
              ẩn tiềm trong tâm thức

Bao giờ chúng ta mới
       Sáng Mắt, Sáng Lòng
       Học lại những bài học
       Bằng Sáng Tạo Tinh khôi
       Bằng Khai Phóng Trí, Tâm
       Làm việc chung hữu hiệu
       Bẳng Thực tâm cùng xứ sở  ? ?

Bây giờ :
          
       Tôi đọc kinh cầu an cho xứ sở.       


                    Tâm Nguyên
               Thu Nhâm Ngọ 2002


Chú thích :
(1)   :  Nguyễn Trọng Văn
(2)   :  Dương Thu Hương
(3)   : Phạm Thị Hoài
(4)   : lời một phó bí thư tỉnh ủy. Nói ra xong câu này vị này liền bị bãi chức

(5)   : “ Cao Ðẳng Quốc Dân"--Phan Sào Nam