Saturday, November 29, 2014

Đi thụt lùi trong chỉ số hạnh phúc

Cứ nghĩ tới trường hợp ông Trần Đức Thảo mà buồn quá. Hãy tưởng tượng để so sánh , dù có hơi kh/khiễng chút cũng không sao, giữa hoàn cành cụ Nguyễn Du và ông, mới thấy thương cho ông quá. Ở vào gần 2 thế kỷ sau— tưởng chừng như sau hai thế kỷ con người tiến bộ nhiều [ chẳng dám thêm chữ “rất” trước chữ nhiều ] , ngay cả chuyện đối xử với nhau cho “tử tế” hơn, sao bao k/nghiệm và học hỏi từ đời sống xã hôi, từ người xưa, sách vở. Nhưng không, con người có khi đối xử với nhau còn hung hiểm, gian trá và bạc ác với nhau hơn nhìều (*), nhất là từ bọn đầu sỏ với người dân, trong một xã hội cộng sản. Ông Thảo, ví như ngày xưa , thì có khi còn quan trọng cho Việt cộng, hơn chức Đông các đại học sĩ của cụ Tố Như, tuy ông không nhận 1 chức vụ nào trong cái đảng đáng phỉ nhổ đó. Nếu cần “đấu chưởng”, chống chế , biện minh cho đường lối hành động, hay các chính sách phi nhân, về mặt Triết học, thì chúng có thể vời/lôi ông ra tiếp chuyện khách quốc tế. Cụ Tố Như khi xưa, tuy làm quan nghèo, đôi khi cũng phải giữ ít miếng võ thủ thân với một ít bạn đồng liêu trong nhà Nguyễn thời ấy, nhưng danh dự, sự trọng nể của nhiều người từ quan tới dân được đảm bảo nếu tư cách , tài năng chứng minh được điều đó. Cụ chỉ hơi nghèo thôi, chứ đời sống nào có tới nỗi cơ cực, khổ sở, bi đát như ông Thảo. Hơn nữa cụ được phát biểu, viết lách, in ấn tự do, chứ đâu thường bị kiểm soát, đe nẹt, và chỉ viết những gì vô hại trong mặt học thuật , hoặc theo đơn đặt hàng của bọn vô lại bên trên như ông Thảo. Cũng như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã từng ví ngược hết sức cay đắng cái sung sướng của kẻ sĩ ngày nay với thời Lý Bạch. Rồi còn bao nhiêu trí thức , văn nghệ sĩ khác, ví dụ những vị trong Nhân Văn Giai Phẩm xưa. Họ đã bị đày ải, hành hạ và tồn tại như những bóng ma, hay tệ hơn thế, có khi còn như những tên hủi phải tránh xa giữa cuộc đời. Rộng ra hơn. nếu không giữ thân phận cúi đầu, làm đầy tớ, hay bồi bút, hoặc “ngậm miệng ăn tiền” thì đa số văn nghệ sĩ, trí thức , cũng sẽ vào tù hay đày ải, nếu dám chống báng “thằng” đảng ác ôn. Rộng ra hơn nữa là toàn thể nhân dân, đều nằm dưới gông xiềng, hoặc trong nhà tù nhỏ , hoặc nhà tù lớn, trong chế độ. Nói ngắn gọn , ở thời phong kiến, cách đây 200 năm và xa hơn, dân và quan còn được thở bầu không khí tự do, thoải mái gấp trăm lần bây giờ, vì chưa có những "cỗ máy nghìền" có tên gọi là Bộ Chính Trị, Bộ Công an, Cục Chính trị, và hàng trăm ủy ban "đè" khác. Tức ví dụ, có tiền , mua được ngựa thì cứ tha hồ phóng, phóng mòn móng ngựa , phóng vưọt biên cương, phóng quay đầu lại, không có mấy thằng đứng thổi còi nấp đầy đâu đó. Tự do như con gió không bị nhốt, như sông chảy đời sông, tự do qua đồi núi vô ưu.
Nói như Lưu Quang Vũ, cả nước bị “xiềng đầu”, ngọ nguậy thì bị thêm xiềng chân. Sao cuộc đời lại có thể đau khổ thế nhỉ ?? ! ! !
Nghĩ về mặt xã hội học, thì trong những điều kiện sống, làm việc, sinh hoạt , sinh tồn như thế, cảnh khổ của người dân từ lớn tới bé, từ trí thức tới bình dân, có thể ví von nói bằng tục ngữ là “khổ hơn con chó”. Như vậy có phải, trong liên tưởng như Nietzsche đã nói về việc được sống an vui hơn theo dòng chảy của thời gian, thì nếu cụ Nguyễn Du sướng 100, thì ông Thảo và chí ít là những thi sĩ, văn sĩ, trí thức trong Nhân Văn Giai Phẩm sướng 1; ngược lại, nếu cụ Nguyễn Du khổ 1, thì các ông khổ 100. Hình như tại một số nước trên thế giới, con người ta mắc vào cái tật “đi thụt lùi” trong chỉ số hạnh phúc; bể khổ chừng như có thể giang rộng gấp nhiều lần hơn theo thời gian, dưới sức nghiền của những guồng máy đày đọa, hành hạ con người, không những thể xác nó mà còn tinh thần, nhân phẩm nó, nếu chẳng may một xứ sở không tỉnh trí, cảnh giác, sai lầm, mê ngủ mãi để cho một bọn thảo khấu, bất lương , đê tiện dẫn dắt.
Ai bảo , con người ngày càng “văn minh” “tiến bộ” thì đời sống sẽ sung túc , vui vẻ , hạnh phúc hơn, hãy nên nghĩ lại một số điều. Are we getting wiser, happier ?
----
(*) Ông Hồ và đàn em, con cháu cs đã du nhập cái ác từ Liên xô, KGB, Trung cộng về VN, trong các việc đối xử, thanh toán với đối phương , kẻ địch như thế nào trong các cách đấu tố , tra khào, hành hạ, hành hình, tra tấn dã man. Hãy đọc “Cách Mạng và Hành Động” của Nghiêm Xuân Hồng , “Gulag Archipelago” của A. Solzhenitsyn.

No comments:

Post a Comment