Wednesday, November 26, 2014

Mơ Màng Trôi Theo—


Chuyện triết gia Trần Đức Thảo
*
Có những lúc thường thắc mắc và kèm theo một ít “tức giận” : tại sao một bộ óc thông minh, ít ra với một bộ môn tương đối khó là Triết học như triết gia Trần Đức Thảo, người hiểu được các phần trong Hiện Tượng Luận của Edmund Husserl— một ông rất “rắc rối” [lý do chính : đọc ông đôi khi cần kiến thức Toán cao, ông viết rất ngắn gọn (hồi Husserl đi học, ông chuyên môn ghi courses bằng tốc ký mà :-)], cắt đi nhiều chỗ chuyển tiếp (transition), nên nhiều khi tối tăm, tù mù, có khi phải rất kiên nhẫn— trong cách riêng của ông, mà sao "nhất định" phải bênh vực hay nghe theo Karl Marx.
Ông Thảo cũng chính là người chê ông Marx , theo lời ông Hoàng Hoa Khôi, về khả năng triết học, thế sao ông luôn bênh vực chủ nghĩa Marx và gia công chứng minh một số tiền đề và luận điểm của nó trong vài quyển sách của ông ? Và u mê nhất, là khi đã vể VN sống bao nhiêu chục năm, đã tiếp xúc, chạm trán bao nhìêu điều, thấy không biết bao nhiêu sự kiện , sự thật về xã hội, chính trị, văn hóa, mà sao ông lại phản bác ông Hà Sĩ Phu trong bài “Cái gọi là "tấm biển chỉ đường của trí tuệ" đi ngược với tư duy biện chứng của lý trí” của ông.
Những điều đúng trong bài “ Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Bảng Chỉ Đường Của Trí Tuệ” của ông HSPhu, sinh viên năm thứ nhất , thứ hai, có thể hiểu được khá nhiều, đâu cần tới cái não như não ông, và cũng chỉ cần rất ít kiến thức Triết học để hiểu. Vậy tại sao, với ông Thảo thì không thấy như thế ? Hay đây có thể là một trường hợp “bệnh lý” trong Triết học ? Tôi không nghĩ thế. Nếu không, chắc chắn phải có một nguyên nhân nào đó khiến ông đóng não lại với tất cả kinh nghiệm thường nghiệm (synthetic experience or branches of realism), hoặc tính cách đúng đắn, chân xác, xác thực ( truthfulness, accuracy, verifiability) trong Khoa học và “những khi khác” trong Triết. Trường hợp đầu , nhẹ, là có thể đặt thành một vấn đề trong Tri thức luận (Epistemology) : Khi Thực tại , vói những sự kiện (fact), kiện tính (facticity) , “cái thật sự (xảy ra)” (actuality), được trải qua, tiếp nhận với ngũ quan như mọi người và ngay cả nhiều điều thuộc thức thứ sáu là Ý thức cũng giống nhiều người, thế nhưng các kinh nghiệm, dữ kiện , và “thực tính ( essence/nature/actuality) lại bị diễn giải kỳ quặc, “bóp méo”, sai lệch, như có những bức màn che, tường che trong não. Vậy sẽ cần truy cứu và giải nghĩa ra sao? Nói tóm, có thể nói: đây là một trường hợp khi Suy Tư đã bị xỏ mũi vì một quan niệm/quan kiến đã được xây dựng, thành lập sẵn trước đó. Và mọi chứng minh, biện giải cho các luận đề của mình chỉ là những nét minh họa cho bức tranh đã sẵn có ý nghĩa.
Nhưng cái tức, cái giận của tôi, hôm nay đã có câu trả lời , khi tình cờ thấy được những điểm chính trong quyển sách mà nhà xuất bản Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông, vừa ấn hành mấy tháng qua. Trong đó, ông Thảo bày tỏ nỗi ân hận, sám hối, và phủ nhận Marx và chủ nghĩa của Marx. Tôi chưa biết rõ, hai đoạn văn trích dưới đây, vì mới đặt mua sách thôi, nhưng tôi đoán là đã vào những năm trước khi ông Thảo phản bác HSPhu vào năm 1991. Tức là ông hiểu rõ và biết hết những gì ông HSPhu viết là có nhiều cái chân thực, xác đáng, nhưng chắc đã nhắm mắt viết những lời phản biện để chống chế cho Marx và Marxism, vì bị nhiều sức ép.
Trước đây tôi đã có bài viết rất ngắn về sự thiếu Minh triết của ông TĐThảo, và hẹn sẽ mang một số điều trong cuốn Marxisme et Phénoménologie để mổ xẻ, bình luận, chỉ ra các khuyết điểm, với những ai có hứng thú với mấy chuyện này ở một website khác (not on Facebook). Nhưng nay, như thế là tôi không bị nợ, đầu tiên và q/trọng hơn hết là nợ ông, vì đã nói như thế. Câu trả lời từ quyển sách trên đã nói lên hết. Tuy nhiên, vì đọc ông Thảo cũng mang lại niềm thích thú, nên tôi sẽ tiếp tục đọc ông kỹ , và sẽ trở lại với ông, cùng các vấn đề liên hệ. Một việc dài hơi và cần thì giờ.
TN-HM

* Mơ màng trôi theo : Một trạng thái trong tâm thức, ngay cả trong Tư duy Triết học, gồm hai phần : mơ màng và trôi theo. Mơ màng vì nhận thức bị “che đậy”, mờ phủ và trôi theo là “cái tiếp đó”. Và điều này có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn , như 1 giờ, 1 ngày, 1 tháng hay dài : 10 năm, 20 năm v.v.
• Chắc là một quyển sách hấp dẫn 
• Vào thời của ông, nếu lúc trẻ, trước 50 tuổi, mà ông Thảo có say mê Marxism nhiều vì lý do nào đó (đây mới là chuyện q/trọng) thì cũng không lạ đâu . Trí thức “hạng nặng” Tây phuơng, cỡ tuổi ông vào thời đó , nhiều người cũng say mê như thế, cho tới gần cuối đời ! !

-----

REF:

" Nói tới đó, rồi bác Thảo im lặng hồi lâu. Lúc này, chúng tôi thấy bác Thảo nổi bật như một người, lúc cuối đời, đầu óc nặng trĩu tâm tư, đầy ân hận, hối hận rất u buồn, đau đớn, và đang tìm cách gì đó để giải tỏa thảm kịch của chính mình.[34]
Rải rác đó đây trong sách, người đọc thấy đầy những giọng điệu bi phẫn như thế!
Không phải tôi đa mang đâu, sự thật là mình đã tự thân bước vào con đường của sai lầm, bế tắc. Nỗi khổ tâm là mình cũng đã làm cho nhiều người cùng với mình sa vào sai lầm và bế tắc. Nay mình đã tìm ra được lối thoát nên rất ân hận, phải sám hối, phải chuộc tội bằng hành động. Vào lúc hoàng hôn, thấy một ngày bị lãng phí là đáng tiếc, đáng buồn, huống chi bây giờ là hoàng hôn của cả một cuộc đời đã bị lảng phí. Nỗi ân hận, hối hận đang ngùn ngụt thiêu đốt tâm trí tôi… Bây giờ tôi chỉ thấy tội lỗi của cái thời câm nín của mình, đã biến thành một tên trí thức đồng lõa khốn nạn, đáng nguyền rủa..[35]
Còn tôi, đã bao phen biết mình phải nói một câu trái với lương tâm, làm một cử chỉ a dua, ca ngợi tội ác, lúc đó tôi đã ý thức ngay là mình phạm tội, tội giả dối, tội a dua, hoan hô cái xấu, cái ác, tội hèn nhát đã phản bội lý tưởng của mình, phản bội chính mình. Đã biết là tội như vậy mà vẫn cứ nói, cứ làm..[36]
Tôi đã chấp nhận ra đi, lúc tuổi già sức yếu, để có cơ hội thét lớn cùng thế giới rằng : Thủ phạm gây ra đại bi kịch này cho nhân loại, chính là Marx.
[34]Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 337
[35]Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Trần Dức Thảo, Ibid, trang 390
[36]Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, Trần Đức Thảo, Ibid, trang 391 "
(Nguyễn Văn Lục)
------

Báo Việt Ngữ tại San Francisco
VIETVUNGVINH.COM|BY ADMINISTRATOR

No comments:

Post a Comment