Wednesday, November 5, 2014

Dân Chủ : Học và Hành

Không chỉ như sách vở tổng hợp và tóm tắt sau này, Dân chủ còn là những bước khám phá dần dần, những thực hành, hoàn thiện hơn, từ thời người Hi Lạp xào nấu trải nghiệm,  tư tưởng  và “chế” ra món Dân chủ ra mời tất cả.

Sau khi đã kinh nghiệm với các thể chế cai trị Quân chủ, Quý tôc, Nhóm Rất Thiểu số ( Oligarchy), các nhà nước-thị trấn (city-states) ở Hi-Lạp, nhất là kinh thành Athens ( Nhã Điển— dịch âm hay quá ), các công dân ở các city-states này thấy cần phải tiến hành thử nghiệm với thể chế Dân chủ xem đời sống chính trị và xã hội của người dân có tiến bộ hơn không . Họ đã “thắng”, và đã đem lại cho văn minh con người một hành động và tư tưởng chính trị rất đáng khâm phục, dù thể chế của họ khi bắt đầu thử nghiệm và sinh hoạt với nó, có  nhiều ngây thơ và lỗ hổng. Mở ngoặc: Có gi đâu hiện tại, trong quá trình xây dựng dân chủ tại, ví dụ ,tại Egypt, Iraq, Libya, v.v.cũng đầy dẫy sự cố, tranh chấp và khủng hoảng sau Athens cỡ 25 thế kỷ rồi.

Lỗ hổng và sự ngây thơ của người Nhã Điển , hoặc Hi Lạp nói chung, là chỉ bầu chọn “thực sự” một số nhỏ với tài năng/khả năng” như các vị tướng, hay quản thủ ngân khố; còn lại tất cả các chức vụ khác đều được chọn bằng cách quay xổ số ( lottery), nên tất cả ai cũng như ai. Và Socrates kính mến của tui cũng bị xử tử do những người này, trong khung cảnh và cách điều hành guồng máy nhà nước này. Nhưng đó là chuyện khác. Cái rất lạ là cách xếp đặt , tính toán cực kỳ công bằng của chuyện chọn người bằng cách quay lô tô. Tất cả ai cũng có quyền chính trị (political power) ngang nhau, và sẽ được chọn bằng cách quay số. Nhưng rồi mọi người cũng đã sớm nhận ra guồng máy như vậy quá ngây thơ và đầy khiếm khuyết.

Qua đến người La Mã (Romans) khi xưa, vốn là những đầu óc “mê” văn minh Hi Lạp, và là những người có đầu óc tổ chức về guồng máy hành chính rất giỏi. Người La Mã, sau đó cũng dần thành lập nhà nước Cộng hòa ( republic), một hình thức nhà nước dân chủ, nhưng tinh thần dân chủ thì kém xa người Hi Lạp, ban đầu chỉ có giới quý tộc (patricians) được tham gia bàn bạc, nghị luận, rồi quyết định; sau đó người dân thường (plebians) mới được dần tham gia, sau bao nhiêu tranh đấu. Tuy vậy, cái hay và lòng rộng rãi của người/đế quốc La Mã là sau khi tiến chiếm các miền đất khác, họ đã để cho người những vùng đất bị chiếm và “đồng hóa” thành đế quốc La Mã của họ, được có quyền công dân, một công nhận có một giá trị lớn đương thời. Khổ nỗi là , vì cương vực đế quốc La Mã, theo gs R. Dahl, chinh phục được quá rộng lớn, nên việc thiết lập các cơ chế/định chế để có thể thực thi hữu hiệu quyền công dân khi gặp phải các vấn đề cấp bách, nguy nan không thực hiện được, Công dân phải về Rome xa xăm tít mù mới đượctham gia nghị luận, bỏ phiếu. Do vậy, trên thực tế, quyền lực chính trị cũng chẳng đến tay được những người dân của các q/gia bị chiếm hữu, dù đã trở thành công dân Rome. Tui nghi mấy ông con cháu Julius Caesar này lắm :-)

Qua thế kỷ 18, với di sản tư tưởng, khoa học từ thời kỳ Ánh Sáng, thế kỷ 17-18, tư tưởng chính trị-xã hội,sau khi đã tiêu hóa và tích hợp k/nghiem của Hi Lạp, La Mã, các q/gia Âu châu bắt đầu nghĩ đến và thực hành quan niệm Dân chủ , bầu bán qua đại biểu, tức dân chủ đại biểu ( representative democracy), như vậy mới giải được bài toán. Và nguyên do của chuyện này không lạ mà lạ: nó không được xuất phát từ một não bộ xuất chúng nào cả, mà từ một nguyên nhân rất thực tế và đơn giản : vấn đề thuế khóa, và vấn đề nhận được đồng thuận (consent) của freemen. Các xứ Bắc Âu, Anh quốc, có những lãnh thổ quá rộng lớn [ lúc này, các nhà nước-quốc gia (nation-states đã được thành hình nhiều rồi], không thể điều hành và kêu gọi dân bàn bạc, quyết định , bầu bán, nếu họ phải đi quá xa. Từ đó, sinh ra việc phải tổ chức bàn luận, bầu bán ở các cấp địa phương, tỉnh, khu, xứ, và trao quyền cho người đại biểu.

Tóm lại, Dân chủ là một tiến trình mà các quốc gia phải tự học hỏi và xây đắp từ các kinh nghiệm chung và riêng của mình. Đó là tại sao Hoa kỳ, Anh, Pháp, Đức , Nhật, Nam Hàn, Ấn độ, các nướcÂu châu thành công , mà một số khác như Egypt, Iraq, Lybia v.v. lại phải trải qua nhiều sóng gió.

HM

---- 

Th/khảo :

http://www.thirdworldtraveler.com/Democracy/On_Democracy_Dahl.html

No comments:

Post a Comment