Friday, May 29, 2020

Một trang sách triết với Edmund Husserl

Thư thư thả thả ngồi đọc những trang sách vể Đệ tứ Quốc tế và Tạ Thu Thâu của ông Hoàng Hoa Khôi, thì gặp lại triết gia Trần Đức Thảo, một người thường được xem là
một triết gia Mác-xít trước 1975, nhưng đó là phía bên ngoài ( the outside appearance-essence in phenomenological sense), cái bên trong có thể thấy chứng tích từ sự tham dự
của ông trong Nhân Văn Giai Phẩm. Trong sách của ônh HHKhôi, ông kể là ông Thảo
gọi ông Marx là “un petit philosophe”.
Tiếp đó đọc lại mấy trang dịch của Daniel Herman quyển sách của ông Thảo, “ Phénoménologie et Matérialisme Dialectique”, thì thấy TĐThảo đúng là một triết
gia rất sắc bén. Lan man lại dẫn đến cuốn Ideas pertaining to a pure phenomenology
and to a phenomenological philosophy (IPPPP) để tra khảo lại khái niệm “Things” của Edmund Husserl trong motto của ông, “to the things themselves” khi ông sáng lập ra Hiện
Tượng Luận . Lại phải đọc một số trang của ông trong cuốn này, đọc lại mấy “Ideas”
của Kant trong “Critique of Pure Reason” và những trang khác của những người khác, sau cùng thì gặp trang này trong Tiết 143 : Adequate Physical Thing-Givenness as Idea
in the Kantian Sensetrong IPPP. Cũng đáng kể là “chông gai triết học” , bữa nay dịch
và giải thích gợi ý ra đây cho ai đi ngang qua mà thấy thích thú thì tìm đọc và tìm hiểu.
Cái gì tạo chông gai hay khó khăn cho ta nhiều khi cũng là một bài học rất hay về sự
gắng sức.
§143 Cái Trưng ra-Vật thể Vừa đủ về Sự Vật trong ý nghĩa của Kant về “Khái Niệm”
Nhưng, tuy nhiên, cái trưng ra tuyệt hảo lại được tìền chỉ định bởi “ Khái niệm” ( trong ý nghĩa của Kant) — như một hệ thống, trong mẫu hình chính xác của nó, là một hệ thống được xác định tuyệt đối, gồm hằng hà sa số những tiến trình xuất lộ liên tục bất tuyệt, hay là một “trường” ( field) ( bất tuyệt) của những tiến trình này, một liên thể xuất diện với những chiều kích khác nhau nhưng định dạng được và tuân theo những định luật chân xác ( eidetic laws).
Liên thể này được định hình chân xác hơn như một vô cực trong mọi chiều, bao gồm tất cả mọi hình thể (xuất diện) trong mọi trạng thức của cái có thể xác định được X, được quy định rõ ràng bằng những nối kết của nó và xác định được rõ ràng trong những liên hệ của nó với những nội dung, từ đó mỗi chiều (lines), trong sự liên tục của nó, sẽ cung cấp cho ta, một kết nối (1*) nhịp nhàng thuận lý [ mà chính kết nối này , chinh nó, cũng được chỉ định như một kết hợp của những hình thể (xuất diện) linh động, di động], theo đó X , vẫn được xác định như là một và không đổi, và được xác định chính xác, không thay đổi, một cách liên tục và thuận lý.
Nếu, giờ đây, (chúng ta có) một kết hợp đóng, tức là một hành động ( 2*) chỉ di động hữu hạn, không thể hiểu được bằng cái vô cực đa chiều nói trên của liên thể ( vì như thế sẽ phi lý vì cho ra một “vô cực hữu hạn”) thì : khái niệm về liên thể nói trên và khái niệm về cái trưng ra tuyệt hảo gói trong đó (sẽ cần) được hiểu là , bằng cách này hay cách khác , sẽ được xuất hiện ( trong trí não) dưới cách nhìn trí tuệ ( intellectual seeing) – được thẩm định qua ngõ trí tuệ , một cách chính xác, như là là một “khái niệm” có thể được quán sát qua cách nhìn trí tuệ từ chính yếu tính của nó, chỉ định một cách nhìn trí tuệ kỳ lạ của chính nó.
Khái niệm về một vô cực mang tính cách phải thuận hợp với yếu tính của nó, (chính xác là ), không phải một vô cực trong chính nó; nhìn cách trí tuệ rằng cái vô cực cần thiết này không thể được cho ra/chỉ ra, không loại trừ , mà là đòi như một điều kiện cần rằng cái trưng ra (givenness)— nhìn từ cách nhìn trí tuệ — của khái niệm về vô cái vô cực này phải được quán nhận.
----
Bản Anh ngữ
§143. Adequate Physical Thing-Givenness as Idea in the Kantian Sense.
But before beginning with those problems, an addition is required to set aside the illusion of a contradiction with our earlier presentation (p. 286). Of essential necessity there are only given, we said, inadequately appearing (thus also only inadequately perceivable) objects. However, we must not overlook the restrictive addendum which we made. We said: inadequately perceivable in a closed appearance. There are objects — and included here are all transcendent objects, all “realities” comprised by the name Nature or World — which cannot be given in complete determinedness and, likewise, in complete intuitiveness in a closed consciousness.
But perfect givenness is nevertheless predesignated as “Idea” (in the Kantian sense) — as a system which, in its eidetic type, is an absolutely determined system of endless processes of continuous appearings, or as a field of these processes, an a priori determined continuum of appearances with different, but determined, dimensions, and governed throughout by a fixed set of eidetic laws.
This continuum is determined more precisely as infinite (14) on all sides, consisting of appearances in all its phases of the same determinable X so ordered in its concatenations and so determined with respect to the essential contents that any of its lines yields, in its continuous course, a harmonious concatenation (which itself is to be designated as a unity of mobile appearances) in which the X, given always as one and the same, is more precisely and never “otherwise” continuously-harmoniously determined.
If, now, a closed unity of the course, thus an act only finitely mobile, is inconceivable by virtue of the all-sided infinity of the continuum (that would yield a countersensical finite infinity): the idea of this continuum and the idea of perfect givenness prefigured by the idea of the continuum is then nevertheless presented in intellectualseeing seen intellectually just as precisely as an “idea” can be intellectually seen by its essence designating its own peculiar type of intellectual seeing.
The idea of an infinity motivated in conformity with its essence is not itself an infinity; seeing intellectually that this infinity of necessity cannot be given does not exclude, but rather requires, the intellectually seen givenness of the idea of this infinity.
---
Chú giải :
  1. Để hiểu trang này cần có kiến thức căn bản vững chãi, thu thập từ Critique of Pure Reason” ( Phê Bình Lý Trí Thuần Túy) của Immanuel Kant. Nhất là trong câu rất cần làm sáng tỏ là : “Adequate Physical Thing-Givenness as Idea in the Kantian Sense.”
1a) Vừa đủ , trong cụm từ “ Cái Trưng ra-Vật thể Vừa đủ” (Adequate Physical Thing-Givenness): theo cách diễn ý của Husserl nghĩa là những tính thể, thể tính (essences= thuộc tính, tính chất của vật, việc , sự là các từ ta thường thấy hơn xưa nay) không cần là vô hạn.
1b) Thế nào là “Idea” in Kantian sense”, tức là hình thể, sắc chất, đặc điểm, tướng mạo, thể trạng, hiện trạng v.v. trong các tr/hợp, tình thế của một vật, một sự, hay một việc trong Ý tưởng về chúng được hiểu theo khái niệm/ý niệm của Kant. Nhưng thế nào là theo ý niệm, khái niệm của Kant? Cứ cho là Husserl hiểu đủ về triết lý của Kant , nhưng đây là diều Husserl cần làm sáng tỏ.
Đoạn tù mù sau đây có thể dùng thí dụ bên dưới nó để hiểu rõ hơn t/giả muốn diễn tả gỉ, nhưng với những cách diễn tả của Husserl về ph/pháp h/tuọng luận,và "eidetic reduction", thí dụ này có thể là một truờng hợp rất khó cho phenomenologists rồi
This continuum is determined more precisely as infinite (14) on all sides, consisting of appearances in all its phases of the same determinable X so ordered in its concatenations and so determined with respect to the essential contents that any of its lines yields, in its continuous course, a harmonious concatenation (which itself is to be designated as a unity of mobile appearances) in which the X, given always as one and the same, is more precisely and never “otherwise” continuously-harmoniously determined.
1. Tôi thấy một mảnh giấy màu xanh đang bay
2. Nó hình chữ nhật
3. Nó khoảng 6x8 in
4. Tôi tin là nó sẽ rơi xuống trong phòng
5. Tôi không biết nó sẽ rơi vào góc tường hay cách đó bao xa
6. Vì có gió khá liên tục thổi qua cửa sổ mở
7. Hoặc nó có thể sẽ mất thời gian hơn 10 phút, 20 hay hơn nữa mới đáp được xuống đất
8. Vì có thêm một cây quạt trong phòng đang thổi
9. Cây quạt cũng thổi vào mảnh giấy
10 Trung bình hai luồng gió tạo thành một góc khoảng hơn 90 độ. Tôi đoán là thế
11. Tôi thấy nó lửng lơ, rất ít di chuyển, chỉ chênh chao sơ sơ
12. Mặt phẳng của nó thường song song với mặt thảm bên dưới của phòng
13. Phòng này rất rộng
14. Cũng có thể phải mất cả ngày nó mới rơi được xuống đất
15. Hoặc có thể 5 ngày hay hơn thế nữa
Thí dụ đó chỉ ra ý nghĩa “vừa đủ” và có thể tiến tới vô hạn trong quá trình nhận thức về các tính thể, thể tính cộng với các yếu tố liên hệ trong quan niệm (và tưởng tượng) của Husserl, khi cố gắng khái quát hóa ý tưởng của mình về vật, sự, việc v.v.
Một thí dụ khác về một sự , tức một sự trừu tượng ( abstract thing) , để thấy sự “kỳ dị” , khiếm khuyết khó biện minh, cũng như bế tắc của phương pháp của HTLuận:
  • Các hiện tượng xảy ra với tôi, khi tôi muốn giải 1 bài toán vật lý
1. Hôm nay thầy Vật lý cho bài toán
2. Bài toán là : Hãy tính xem khi nào vật thả xuống từ độ cao 900m chạm đất, bỏ qua các tác dụng của gió
3. Tôi băn khoăn quá
4. Vì tôi muốn giải bài toán bằng đường hướng Hiện tượng luận
5. Nhưng không biết sẽ giải thế nào đây.
6. Đây là một sự, tức một “thing”, một trừu tượng được rút thể tính từ một trường hợp của kinh nghiệm quan sát có thực trong kinh nghiệm sống ( lived experience)
7. Tất cả dữ kiện hay sự kiện được biết, được ghi ký trong não , trong tâm thức (consciousness), hay có thể gọi là thể tính, tức essences theo HTLuận là: vật được thả, từ 900 m, không chịu ảnh hưởng của gió.
8. Vì không được phép diễn dịch, suy diễn (interpret) { lưu ý: trong suy diễn có nhiều khi có sự phân tích( analyzation) *} tôi chẳng biết sẽ giải bài toán thế nào. Ví dụ như người ta đưa cho tôi công thức:
2H + O = H2O
rồi bảo tôi đó là công thức hóa học của nước: hai nguyên tử hydrogen cộng với một nguyên tử oxygen. Chấm hết.
9. Nếu không tìm cách diễn dịch, suy diễn, tìm sách đọc về các lý thuyết về kết hợp các nguyên tử, về điện tích, về các tầng nguyên tử, và các cách nối nguyên tử, vì quan sát HTLuận không cho sử dụng các lý thuyết ( unprovable assumptions, theories ), tôi không hiểu , biết gì thêm hơn , ngoài việc cho rằng [ đây cũng đã là một suy diễn nho nhỏ] đó là sự kết hợp hóa học của nước. Và muốn có “theories” tốt hơn cho HTL , chúng ta phải khởi ssự từ đầu tất cả các quan sát, ghi ký, đo đạc, đong lường, tìm cách tính toán “qua các intuitions” v.v. Ngay đây câu hỏi sẽ nổi cộm lên là : trên con đường tự xây dựng một lý thuyết để giải bài toán, bắt buộc sẽ phải diễn dịch, suy diễn nhiều chỗ. Và như thế chúng ta sẽ phải ghi ký, đo lường, đưa giả thiết , rồi chứng minh như Isaac Newton đã chứng minh được định luật Vạn vật hấp dẫn. Mà trong biết bao nhiêu người sẽ tìm ra được một Newton khác ? Và nên nhớ Newyon tìm ra và chứng minh được trái táo rơi theo định luật VVHD , sau khi đã xem xét kết quả của đo lường của rất nhiều thế hệ tìm hiểu và đo lường.
     "Husserl insisted that it is philosophically unacceptable to take the validity of      the natural attitude for granted. We should not let preconceived theories form      our experience but rather let our experience determine our theories." (A.S.       Davidsen)
10. Thêm nữa bằng cách “ngưng kiến/ngưng phán “ ( Epoche), tôi chẳng biết dựa vào kinh nghiệm nào ở tất cả các mặt chẳng hạn : kiến thức khoa học, khả năng suy diễn, suy tư; khả năng lý luận, khả năng tính toán để hiểu hơn về kết hợp này của nước.
11. Tôi thấy mình rơi vào một khoảng trống vô tận và tối tăm.
Trở lại với 1b:
* cái trưng ra tuyệt hảo lại được tìền chỉ định bởi “ Khái niệm” ( trong ý nghĩa của Kant) là cái gì ? Ở đây, vì Husserl không nói rõ cái Idea ( Khái niệm) đó là gì, chỉ mơ hồ bảo đó là idea có liên hệ tới một idea của Kant. Theo vài nhà nghiên cứu, thì đó có thể liên quan nhiều tới ý niệm lý trí điều hành, tức một phần cần yếu trong Lý trí (Reason) nói chung— với chức năng điều động cách làm việc của lý trí để có thể dẫn tới những khám phá tốt, những phán đoán đúng sai có kết quả tốt. Và có vẻ như cái idea này trong ý của Husserl cũng có lien hệ tới những đặc tính khác trong các lập luận của Immanuel Kant về các khả năng của Lý trí trong các phán đoán tiền nghiệm hay hậu nghiệm.
** Chỗ khác biệt với quan niệm của Kant về giới hạn của Lý trí. Kant nghĩ rằng Lý trí củng lắm chỉ có thể ức đoán những gì không thể kinh nghiệm bằng 5 giác quan ( sense experiences), trong khi các Duy lý gia ( Rationalists) như Descartes, Leibniz, và những người quá tin vào khả năng của suy lý ( deduction), của luận thuyết khái niệm cố hữu ( innate concepts thesis); tóm tắt là những người quá tin vào Lý trí và khả năng của nó để giải quyết hầu như tất cả vấn đề của Kiến thức. Husserl chừng như cũng thuộc nhóm Duy lý gia, trong nhiều lập luận của ông, cũng như trong trang sách này. Một luận điểm cho thấy sự khác biệt giữa Kant và Husserl : Khi luận về một vấn đề, thí dụ như Thượng đế (God), cái Bất tử của Linh hồn , thì Kant cho rằng chúng ta cứ luận , nhưng vì đó thuộc phần tưởng tượng của chúng ta (focus imaginarius) nên không thể có phán đoán gì được; trong khi đó Husserl bào: nếu thế, nếu thuộc vào phần tưởng tượng thì là vật thể không có thật rồi. Mặt khác, có những chỗ, những phát biểu của Edmund Husserl, ví dụ như phát biểu về:
cái trưng ra tuyệt hảo lại được tìền chỉ định bởi “ Khái niệm” ( trong ý nghĩa của Kant) — như một hệ thống, trong mẫu hình chính xác của nó, là một hệ thống được xác định tuyệt đối, gồm hằng hà sa số những tiến trình xuất lộ liên tục bất tuyệt...”
lại mang đầy tích cách khái quát hóa quá mức , mà không có gì chứng minh.
*** Một điểm khác có thể cho chúng ta có sự mâu thuẫn trong chính suy tưởng của Husserl về cái gọi là “ inadequately perceivable” và ”direct realism” ( tức natural atttude, theo Husserl, rất naive ( thô lậu) . Một mặt, với nhiều vật, sự, Husserl cho rằng chỉ quan sát, quán nhận rõ ràng từ các giác quan là đủ “tốt” để mô tả chúng, ( tức ý nói) không cần diễn dịch chi hết ; mặt khác , Husserl cho là như thế vẫn chưa đủ ( inadequate). Như vậy , thế nào là đủ ? Husserl chỉ trả lời rất tổng quát , mù mờ về cái chưa đủ : vì chúng chỉ được quan sát, ghi ký trong một Giác thức đóng ( closed consciousness): như vậy , khác nào nói : khi cần người quan sát ( phenomenologist) thường xuyên tỉnh thức để liên tục quan sát và ghi nhận tất cả các đặc tính, tính thể, thể tính của vật, sự , hoặc việc, thì người quan sát lại ngủ gục, hay say vì bia, chẳng hạn.
**** Về cái quan sát đủ (adequate perceiving) : Chúng/nó là gì ? Husserl cũng chỉ lờ mờ đưa ra một khái quát hóa: đó là một tiến trình quan sát vô tận về các đặc điểm, đặc tính, tính thể v.v.
.............
Một câu phức tạp , tối tăm , cần phải được giải thích rất rõ ràng:
“The idea of an infinity motivated in conformity with its essence is not itself an infinity; seeing intellectually that this infinity of necessity cannot be given does not exclude, but rather requires, the intellectually seen givenness of the idea of this infinity.”
[Khái niệm về một vô cực mang tính cách phải thuận hợp với yếu tính của nó, (chính xác là), không phải một vô cực trong chính nó; nhìn cách trí tuệ rằng cái vô cực cần thiết này không thể được cho ra/chỉ ra, không loại trừ , mà là đòi như một điều kiện cần rằng cái trưng ra (givenness)— nhìn từ cách nhìn trí tuệ — của khái niệm về vô cái vô cực này phải được quán nhận. ]
Giải thích:
  1. Một câu mù mờ lộn xộn tối tăm : The idea....is not itself an infinity”: ( Ý niệm/khái niệm... không phải là một cái vô hạn ?? Cứ tạm cho là t/giả muốn nói : Các quan sát (được khuyến khích ) phải liên tục tiến hành; nhưng lại không thể thực hiện được; (từ đấy), ta cẩn một cái trưng ra của ý tưởng ( hay ý niệm) về cái vô hạn.
* Cách hành văn , diễn ý đoạn này hết sức tối tăm, mù mờ. Có thể hiểu ý trong đó như sau: Vì quan sát vô hạn không thể thực hiện được, nhưng có thể truy xét qua cách tìm hiểu về Ý niệm của cái vô hạn (này). Nghĩa là đi tìm hiểu gián tiếp , đường vòng. Nhưng vì không hình dung được, không hiển thị được cụ thể, nên mang dấu ấn một khái quát “vu vơ”.
Nhận xét chung về trang sách, và vài quyển khác của E. Husserl :
  1. a) Tù mù: như đã nói qua, qua cách hành văn , câu chữ luộm thuộm tù mù, nên nhiều trang sách của triết gia Edmund Husserl rất tối tăm. Triết học , tự nó có khi khó hiểu ( đôi khi tối tăm, cần nhiều ánh sáng ) cần nhiều giảng giải, trình bày khúc triết cặn kẽ. Ngôn ngữ vốn đã có thẻ gây nhiều ngộ nhận, hiểu lầm, mà cách viết thiếu rõ ràng, mạch văn trúc trắc; thiếu những đoạn ngắn chuyển tiếp để làm đoạn văn sáng sủa , minh bạch hơn của Husserl rất dễ khiến người đọc [ tôi tin là ngay cả với giới chuyên môn] thấy tù mù, “thiếu ánh sáng”.
b) Mù mờ: Về mặt ý nghĩa của các ý niệm, Husserl cũng thiếu những đoạn nhỏ chuyển tiếp có thể giúp chúng sáng tỏ hơn, và cũng thiếu những đoạn nhỏ để minh chứng cho một số điều mình diễn đạt, nên một số luận điểm trở nên mơ hồ, mù mờ
2. Khái quát hóa quá đáng, có khi tùy tiện : Ví dụ như trong đoạn văn sau đây, và không ít trong cả quyển IPPPP (Ideas) :
“Nhưng, tuy nhiên, cái trưng ra tuyệt hảo lại được tìền chỉ định bởi “ Khái niệm” ( trong ý nghĩa của Kant) — như một hệ thống, trong mẫu hình chính xác của nó, là một hệ thống được xác định tuyệt đối, gồm hằng hà sa số những tiến trình xuất lộ liên tục bất tuyệt, hay là một “trường” ( field) ( bất tuyệt) của những tiến trình này, một liên thể xuất diện với những chiều kích khác nhau nhưng định dạng được và tuân theo những định luật chân xác ( eidetic laws)” :
a) “Cái trưng ra tuyệt hảo”, tức sự tuyệt hảo của rất nhiều đặc tính, tính thể v.v. liên tục nhau xuất lộ để cho chúng ta thấy “bộ mặt” thật hay “chân diện mục” của vật, sự , hay việc. Đó là trường hợp “quá” lý tưởng. Nhưng nếu có những thời khoảng ngăn đoạn, những đặc tính không xác định được sẽ trùng khớp, phụ xây hình ảnh chi tiết cho rõ ràng cho vật, hay cho sự được chi tiết, sáng tỏ hơn , hoặc bấ tuơng ưng ( non-compatible, dissonant ) vì nhiều lý do, thì sao ? Khả hữu của tiến trình tạo bộ mặt thật có thể được khái quát hóa quá đáng và tùy tiện, với giả thiết quá lý tưởng là chúng sẽ xảy ra nhu thếliên tục, chính xác và chân xác, theo một khuôn mẫu, “định lý” được cho sẵn ( từ đâu ra ? ), từ các quy tắc /định luật chân xác/chính xác (eidetic laws) nào ?
b) “Bệnh” Khái quát hóa : Đó thường là “bệnh” hay “tật” của các nhà toán học, hay một số triết gia mang trong não khuynh hướng tìm đến những các mệnh đề, lập luận, “mẫu số chung”, đặc tính chung, hay khái quát hóa, hay diễn dịch, quy nạp để tìm cách đưa tới định lý, công thức. Đìều này ai học toán, triết đều có thể biết. Đơn giản thôi, chính họ được đào tạo như vậy một phần nào. Và nó cũng là một đặc điểm của khoa học , nói chung. Dĩ nhiên đây cũng là một sáng kiến rất tuyệt, nhưng nếu đẩy quá đà, chưa đủ truy cứu, xác minh, theo dõi, tầm soát, kiểm chứng thì dễ có nhiều lỗ hổng nhận thức, diễn dịch, suy luận. R. Descartes, B. Spinoza, G.W. Leibnitz; G. Berkeley, G. F.W Hegel, hay B. Russell cho thấy có mắc bệnh này. Họ là những nhà triết học mang tư tưởmng muốn thành lập nền tảng ( the foundationalists) cho một ngành triết, ngành học, một bộ môn ( như toán, như triết, như luận lý học). Husserl đã muốn philosophy của ông Science of thesciences đấy. Ai đọc đủ về triết , về các triết gia, nhà toán học có thể “biết” chuyện này. Tr/gia Emund Husserl, theo tôi, mắc bệnh này nặng hơn những người vừa kể. Tuơng tự trong tinh thần, khuynh hướng , như bên Toán học thì có Bernard Bolzano, David Hilbert, G. W Leibniz, Descartes ( khg theo th/tự thời gian).
      "Husserl's intention was to study consciousness and how phenomena in the world    are constituted by the human consciousness. He wanted to describe how phenomena    appear to the subject and how experience is established. Husserl thought that it    was not possible to isolate the objects from the subject experiencing them. His aim    was to describe and develop a universal phenomenology conceived as the ultimate    foundation and critique of all knowledge, claiming that phenomenology could put    philosophy and science on the right course (Spiegelberg 1978Spiegelberg, H. 1978.    The phenomenological movement. A historical introduction, 2nd, Martinus Nijhoff:     The Hague. [Google Scholar]).
3. Có thể thấy khái quát hóa quá rộng, tuỳ tiện qua việc Husserl cho là bộ mặt thật của vật, sự , việc sẽ được trưng ra , nhận định rất tuyễt vời, rõ ràng, thù thắng, chân phương, không lầm lận bằng cái gọi là “eidetic laws”. Chúng là gì vậy ?? Theo đ/nghĩa của Husserl và môn đồ thì đó là các luật/định luật để có được các trực giác/tri giác về các thể tính, tính thể, đặc biệt là về Bản ngã (Ego= “Tự” ngã). Đìều quan trọng trong phương pháp quán sát, ghi nhận của HTluận là sự giảm thiểu ( eidetic reduction) chân xác. Chân xác, ở đây, mang nghĩa giảm thiểu nhiều quan kiến, suy diễn, diễn dịch vào trong việc quán sát. Tôi ngưng chú giải thêm ở đây , để tùy người đọc tìm hiểu, suy nghĩ xem , liệu “eidetic laws” có thể mang lại những gì cho chúng ta.
Notes:
* Ban đầu, Husserl cấm môn đệ của mình suy diễn, diễn dịch kinh nghiệm sống (interpret experiences), để đạt được Pure phenomenology. Sau này, người chống lại quan niệm này nhất chính là một học trò ruột là Martin Heidegger. Các thế hệ các nhà Hiện Tượng học sau này cứ tự động phải thêm “hoạt động” này vào trong các khảo cứu HTLuận của họ. Nếu không họ sẽ gặp muôn vàn khó khăn để có thể thực sự Hiểu, và rồi Phân tích các dữ kiện (data) để hiểu vấn đề. Ví dụ các dữ kiện khi đi khảo sát thực tế các vấn đề, đề tài xã hội học.
-------
REF
“In phenomenologically inspired methods [ not phenomenology itself- added note] research findings are analyzed using concepts from phenomenological philosophy to interrogate the findings and to enable greater theoretical analysis. However, the phenomenological approach covers different approaches, from pure description to approaches more informed by interpretation. The different methods do not use all philosophical concepts, or they have reworked them. There seems to have been a development over time toward a greater recognition that “thick descriptions“ (Lincoln & Guba 1985Lincoln, YS and Guba, EG. 1985. Naturalistic inquiry, Beverly Hills, CA: Sage.[Crossref], , [Google Scholar]) are unavoidably conditioned by cultural, social, and interpersonal contingencies and that theory and method must necessarily be conflated. This is the view that makes up the new language of qualitative research (Gubrium & Holstein 1997Gubrium, JF and Holstein, JA. 1997. The new language of qualitative method, Oxford: Oxford University Press. [Google Scholar]).” (Annette S. Davidsen) https://www.amazon.com/Ideas-Pure-Phenomenology-Phenomenological-Philosophy/dp/1624661262

https://www.iep.utm.edu/phenom/#SH2c
Tóm tắt vể kiểu mẫu, mô hình của HTLuận dới đây tương đối có cơ sở, nhưng sai ở chỗ không thể gọi phenomenological model là một “scientific” model, vì không dựa trên các nguyên tắc khoa học để quán sát, tìm hiểu, suy luận, dùng theories v.v., thì sao có thể gọi là kiểu mẫu khoa học!
Chân Huyền
12/2018, 6/2019




Sunday, May 24, 2020

Emptiness









* on the occasion of reading "Being and Time" of M. Heidegger

Thursday, May 21, 2020

Ơn Phật Tổ Như Lai ( What we may owe Buddha)- quadrilingual

Chúng ta ngày nay, sau 25 thế kỷ, hiểu biết, tri kiến, tri thức về Không, Vô thường, Hữu thể, Thể tính, Vô ngã, Pháp ấn có thể nhiều hơn rất nhiều, nhất là những điều có liên quan đến khoa học hơn Đức Thế Tôn. Nhưng nếu từ thuở ban sơ ấy không có Ngài Thái tử Siddartha , rồi là Gautama Buddha soi sáng Chánh Đạo, mở ra Con đường Cực Sáng đến Giác Ngộ, Giải thoát thì bây giờ có thể cũng vẫn còn như những tên Cùng tử, lang thang bao nẻo luân hồi, ăn mày Ánh Sáng, ăn mày Trí Tuệ vượt Không-thời-gian ấy, mà vẫn như người mù trong mười phương Mù-Ảo-Diễm, trong Ảo-Thực Bất minh.
Từ TÂM TUỆ— tức Trí Tuệ đến từ Tâm Lực Đại Hùng, Đại Nguyện, Đại Bi đó — chúng ta mới đươc dẫn đến Con đường Giác Ngộ, Giải Thoát mà chiêm nghiệm, học tập, ngộ Thiền, ngộ Giác, Sáng suốt, Minh triết ra.
Vì thế, làm sao không biết ơn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Nam mô Bụt Thích Ca Mâu Ni.
Nam mô Bụt Thích Ca Mâu Ni.
Nam mô Bụt Thích Ca Mâu Ni.
---
English
We, now 25 centuries later, have acquired massive knowledge of Void, Impermanence, beings, Being, Essences, No-self, Dharma seals— maybe a lot more than Buddha, especially knowledge of the sciences. But primordially, from that beginning aurora, if we had not had the Birth of Prince Siddartha, then Gautama Buddha, who shone/shines Great Light of the Path, opened the most Brilliant Way to Enlightenment and Final Liberation/Deliverance, we could have been, and maybe still are lost sons and daughters on our ways to find Enlightenment. Still the poor sons and daughters in this world of ill-illumined Real-Unreal world.
From this Magnificent Brilliance of His Heart and Mind, his Will and incredible Fight to arrive at the Ultimate Truth, we are shown the Way to Enlightenment and Final Liberation with the precision of the most rigorous sciences and fantastic meditative practices.
That is precisely the reason Buddhists (and maybe non-Buddhists) should thank Buddha for his Great Teachings.
Namo Shakyamuni Buddha
-------------
Spanish
Nosotros, ahora 25 siglos después, hemos adquirido un conocimiento masivo del Vacío, la Impermanencia, los seres, El Ser, las Esencias, el No-yo, los sellos del Dharma, tal vez mucho más que Buda, especialmente el conocimiento de las ciencias. Pero primordialmente, desde esa aurora inicial, si no hubiéramos tenido el Nacimiento del Príncipe Siddartha, entonces Gautama Buda, que brilló / brilla Gran Luz del Camino, abrió la manera más brillante de la Iluminación y la Liberación Final, podríamos haber sido, y tal vez todavía somos hijos e hijas perdidos en nuestros caminos para encontrar la Iluminación. Aún así, los pobres hijos e hijas en este mundo del mundo real-irreal mal iluminado.
Desde esta Magnífica Brillance de Su Corazón y Mente, su Voluntad e increíble Lucha para llegar a la Verdad Ultimate, nos muestra el Camino a la Ilustración y la Liberación Final con la precisión de las ciencias más rigurosas y las fantásticas prácticas meditativas.
Namo Buda Shakyamuni
------------
Italian
Noi, ora 25 secoli dopo, abbiamo acquisito una conoscenza massiccia del Vuoto, dell'impermanenza, degli esseri, dell'Essere, delle essenze, del non-sé, dei sigilli del Dharma - forse molto più del Buddha, in particolare della conoscenza delle scienze. Ma soprattutto, da quell'aurora iniziale, se non avessimo avuto la nascita del principe Siddartha, allora Gautama Buddha, che brillava / brilla della Grande Luce del Sentiero, apriva la via più brillante all'Illuminazione e alla Liberazione finale, avremmo potuto essere, e forse siamo ancora figli perduti e figlie sui nostri modi di trovare l'Illuminismo. Eppure i poveri figli e figlie in questo mondo di mondo irreale mal illuminato
Da questa Magnifica Brillanza del Suo Cuore e Mente, dalla Sua Volontà e incredibile Lotta per arrivare alla Verità Ultima, ci viene mostrata la Via dell'Illuminazione e della Liberazione Finale con la precisione delle scienze più rigorose e delle fantastiche pratiche meditative.
Namo Buddha Shakyamuni
----
                                Photo by E. Elisofon


Friday, May 15, 2020

Tính Không trong Luận lý và Thiền quán(Voidness in Logic and Meditation) -bilingual

Trong Huyền Luận/Thoại Duy Ma Cật, thầy Tuệ Sỹ viết :
“Chẳng hạn, một nạn vấn danh tiếng được đặt ra cho nhà tính không luận là rằng, tiền đề tính không nói “tất cả các pháp đều không,” bản thân của tiền đề ấy có phải là một pháp hay không? Nếu nó cũng là một pháp, thì tiền đề không được xác lập, vì không thể minh chứng bằng hiện thực. Nhưng nếu nó không phải là một pháp, nó không tồn tại hiện thực, và như vậy trở thành vô nghĩa.[43] Tuy không thể minh chứng bằng hiện thực, nhưng có thể thể nghiệm bằng tâm linh. Vì thể nghiệm ấy siêu việt lý trí, do đó được xem như là thể nghiệm thần bí. Triết học có tham vọng tiến đến chân lý phổ quát và khoa học nên thường cố tình tránh né vần đề bản nguyên, mà tập trung nồ lực tư duy trên vấn đề bản thể.”
Bây giờ chúng ta hãy khảo sát về Tính Không trong mấy đoạn văn đó :
Vấn đề một :
1) “tất cả các pháp đều không,” bản thân của tiền đề ấy có phải là một pháp hay không?
1a) Thế nào là “Tất cả các pháp đều không” :Ai đã từng dùng thiền Minh sát ( Vipassana meditation) lâu dài đều thấy đó là điều đúng trong thực tế, tức trong khi quán sát các pháp
* Thực tế trong hiển lộ của việc chứng minh qua thiền quán có thể gồm những bước như sau :
a) tôi muốn chứng minh “Tất cà các pháp đều không”
b) tôi ngưng ngay mọi ý nghĩ khác
c) tôi cố gắng tập trung vào việc phân giải ý nghĩa mệnh đề đó
d) tôi lôi nó ra từ trí nhớ/ý thức/a lại gia thức
e) Tôi thấy nó là một “tâm hành”
f) tâm hành này muốn quán sát ý nghĩa câu nói trên
g) nó muốn quán sát c/n/trên bằng thiền Vipassana
h) trên đường đến tập trung giải bằng thiền Minh sát , có những lúc gặp chướng ngại, nhiễu loạn, như tiếng ồn phòng bên
i) 5 phút sau trở lại với “Quán” sự thực trong câu nói trên
j) Ngừng để xem tâm ý thế nào, cái gì đang diễn ra
k) thấy rất nhanh: có thể giải quyết bằng kinh nghiệm của trí tuệ để xáx minh các thứ liên hệ trong việc này
l) “chữ “việc này” xảy đến , thì thấy cần phải viết sao cho rõ: việc này là gì để người đọc không hiểu lầm
m) tới đây, ‘phần” “không hiểu lầm” ngưng lại—
tức có sự ngưng trong dòng chảy tâm thức
n) trở lại với “dùng trí tuệ để xác minh các thứ liên hệ trong việc này”
o) dòng tư tưởng có mấy gián đoạn ; mỗi chỗ một hai phút
p) trở lại với xác minh
q) tại sao “tất cả là không” ?
r) trí nhớ và tâm nói sao ngay bây giờ
s) mất nhiều phút để phản ảnh, lôi nó ra từ trí nhớ
t) trí nhớ, tri thức nói: “ tất cả các pháp là không” vì không có tự tính, tất cả đều liên tục nhau thành lập
u) cấu kết với nhau
v) ngưng
w) lại tiếp: nếu cắt ngay môt giây, thì cũng có thể thấy như một niệm nào đó
x) nếu để kéo dài thì “nó/chúng nó” sẽ hiện rõ hơn
y) với các liên hệ nhân quả , hay theo một móc nối, trình tự nào đó
z) và thấy thời gian trong đó
aa) Và Không thấy tự tính gì hết
bb) nơi các điều, các thể, các pháp.
cc) như trong pháp hành chính ở hiện tại, bây giờ
dd) khi phản chiếu lại: Thấy nó phải qua hơn 25 trình tự như đã trình bày.
Như vậy, qua “tâm hành” nói trên và quán sát chúnh như một hành để phán đoán về câu “ Tất cà các pháp đều không”có thể nói gì ?
aa1) có thấy lại ý nghĩa đã hiểu rõ về “Không tự tính”
aa2) bây giờ chỉ cần xác chứng lại
aa3) Xác chứng được đúng “ Có thể nói : tất cả đều không có tự tính”
aa4) Như chính tâm hành muốn chứng minh “tất cả các pháp đều không” đã qua hơn 25 giai đoạn ngắn như trên , và tan đi bây giờ. Những cái khác hiện tới trong tâm thức.
Chính trong tâm hành đó :
1) Không có gì cho thấy một tự tính nào hết; ngoại trừ việc bảo tâm trí nhớ trở về chuyên chú vào việc chứng minh
2) Có chứng minh đươc bằng kinh nghiệm của trí tuệ quá khứ là “không có gì có tự tính” , và kiểm chứng lại là điều đó đúng.
3) nhưng yếu tố trên cũng chỉ dùng 1 phần 10 hay 15 thời lượng của tiến trình
2a) bản thân của tiền đề ấy có phải là một pháp hay không? Nếu nó cũng là một pháp, thì tiền đề không được xác lập, vì không thể minh chứng bằng hiện thực. (T/Sỹ)
a) Bản thân mệnh đề “tất cả các pháp đều không” nói gì và hỏi gì ? Có 2 chuyện nói và hỏi ở đây:
* Nó hỏi và nói— theo lý luận thông thường trong luận lý học (logic) : nếu ông xác định đó là một pháp, thì theo ý luận “tất cả đều không”, thì lý luận, lập luận của ông mâu thuẫn. Nhưng đó là sự “hữu lý” dễ dãi, trong việc đối luận, theo nghĩa lý luận trong triết học. Nghe tưởng chừng là đúng, hay hợp lý, nhưng trong căn cốt, chỉ là sự áp dụng lý luận dễ dãi. Bằng thiền quán sâu dày , có thể thấy ra các yếu điểm của nó dễ dàng:
- Nói (hay phát biểu) “ tất cả đều là không”— trong “thực hữu”, thực tính, thể tính của nó— xác định được bằng thiền quán là : Không có bất cứ pháp nào, hay cái gì có thể có tự tính. Ít nhất, các ông lý luận gia phải chỉ ra được cho tôi một cái gì đó có tự tính thì tôi mới công nhận; còn không “tất cả đều là không”, không có tự tánh” gì hết. Nếu không có tự tánh gì hết, thì ngay cả trong luận lý (hình thức) thông thường, có thể bỏ nó vào một tập hợp nào không ?
- Như vậy, với thiền quán thâm sâu, ta có thể thấy ngay phát biểu trên không có gì tự gây mâu thuẫn. Nó xác lập, minh chứng, hiện thực được sự kiện đó . Chỉ là sự “chưa hiểu” hay hiểu lầm của nhà lý luận. Do vậy học Phật cần phải thiền quán, tư duy rất vi tế, cẩn thận. Triết học phương Tây cần học hỏi Phật môn điều này.
Vấn đề 2 :
2) Nhưng nếu nó không phải là một pháp, nó không tồn tại hiện thực, và như vậy trở thành vô nghĩa.[43] (T/Sỹ
Hiểu đúng qua kinh nghiệm thiền quán và quán chiếu, tư duy sâu dày thì như thế này:
2a) Nó là một pháp, ngắn như 1giây, 1 phút 10 phút; dài như môt ngày, 1 tháng; như 10, 20 năm
2b) Nó tồn tại hiện thực, nhưng không có tự tính
2c) Nó không vô nghĩa, như ý nói tự mâu thuẫn
Vấn đề 3:
3) Tuy không thể minh chứng bằng hiện thực, nhưng có thể thể nghiệm bằng tâm linh. Vì thể nghiệm ấy siêu việt lý trí, do đó được xem như là thể nghiệm thần bí. (T/Sỹ)
3a) Có thể minh chứng bằng thiền quán, quán chiếu , tư duy { chợt nhớ: Thẩm sát tư duy tử tế khan ( thiền sư Hương Hải)}
3b) “có thể thể nghiệm bằng tâm linh” (T/Sỹ). Câu này có tác động giống như đem mộng gắn thêm vào mộng. Thưa, thế nào là thể nghiệm bằng “tâm linh” ?, nếu tâm linh này có thể định nghĩa là các sự, các vấn đề mang ít nhiều tính religio-psychological.
3c) Cái siêu việt lý trí thông thường có thể kiểm nghiệm được bằng những giây phút thiền quán, thiền định không thể diễn tả đươc bằng lời, “bất khả ngôn” và nhất thiết là vì ngôn ngữ, ý tuởng, các ý muốn niệm thể hóa, niệm tính hóa thất bại, chào thua không nói gì được , không diển tả được. Moments of “Tatha”, of Such Is, “As such”. Không có gì nên gọi là “thần bí” ở đây.
Câu : “tất cả các pháp đều là không” mở ra con đường tiến tới lối vào thiên nhai :
Thể tính, tính thể, “tự tính” của điều xác nhận “tất cả các pháp đều không” có đúng không?
Trả lời: “Rất đúng”
Nhưng xin để hành giả, thiền gia tìm đến câu trả lời thì lý thú hơn nhiều.
----
English
In his "Discourse on the Vimalakirtinirdesa sutra", Master Tuệ Sỹ writes:
"For example, a famous question posed to the masters who expound the Truth of Voidness is that the premise all things (dharmas) are not, "is the premise itself a dharma? If it is also a dharma, then the premise is not established, since it cannot be proved by reality. But if it is not a dharma, it does not exist, and thus the premise becomes meaningless. [43] Although it cannot be proved by reality, it can be experienced by spiritual experience. Because the experience is transcendent of reason, it is thus regarded as a mystic experience. Philosophy is ambitious towards universal truth and science, so it often intentionally avoids the original problem, to focus on the ontological problem. ”

Now let's examine the Voidness ( Emptiness) in those paragraphs:
Issue one:
1) "all dharmas are not," is this premise itself a dharma ?
1a) What is "all things (dharmas) are not ( or Void/Voiness) " ? Those, who have practiced and employed Vipassana meditation for a long time, can see that it is true in reality, while observing the dhamrmas.
* The reality in the manifestation of the demonstration through meditation can include the following steps:
a) I want to prove "All things are not"
b) I immediately stop all other thoughts
c) I try to concentrate on the analysis of that proposition
d) I pull things out from memory/ consciousness / alaya consciousness
e) I see it as a volitional act.
f) This volitional act wants to contemplate the meaning of the sentence
g) it wants to contemplate on the sentence ( proposition) with Vipassana meditation
h) on the way to concentration on a solution by Vipassana meditation, there are times when there are obstacles and disturbances, like the noise in the next room.
i) 5 minutes later, I am back to "Meditatively observing " the truth in the above sentence
j) Stop to see what is happens in the mind, what is going on
k) see very quickly: it can be resolved by the experience of the seeing-through wisdom to verify the things involved in this.
l) the word "this action" appears, it should be written out clearly: what is this so that readers do not misunderstand
m) Up to here, after the "part" of “no misunderstanding” stops— i.e,. there is a pause in the flow of consciousness
n) return to "use wisdom to verify things involved in this"
o) how many interruptions are there in the flow of thought? one or two minutes each
p) return with verification
q) Why "all is not"?
r) What do the memory and the consciousness say right now ?
s) It takes minutes to reflect, pulling it out from memory
t) memory, knowledge says: "all things are not" because they do not have intrinsic characteristics; they are all constantly formed right next to one another
u) relate with one another
v) consciousness flow stops
w) then continues: if you cut off a second, you can see it as a thought
x) if extended, "it / them" will show themselves more clearly
y) with causal relations, or in a certain sequence, relation
z) and see time in it
aa) And do not see any self-nature
bb) in things, forms, beings.
cc) As in the present volitional act, now
ee) Reflecting back : See that it has to go over 25 little ‘steps” as shown.
In this volitional act :
1) Nothing shows any intrinsic features/characteristics; the mind keeps reminding to focus on the proof
2) Having proven by experience of past wisdom : "nothing has self-nature", and verifying that it is true.
3) But the above factors only use 1 part in 10 or 15 of the time of the process duration
2a) Is the premise itself a dharma? If it is also a dharma, then the premise is not established, since it cannot be proved by reality.
a) What does the proposition "all things are not" itself say and ask? There are two answers and questions here:
It asks and states— according to the common logic of Logic: if he determines that it is a dharma, then according to the "all not" argument, then his reasoning and arguments are contradictory. But it is the easy/not-rigorous logic, in the polemic, in philosophy. It sounds right, or justified, but in the core, it's just the easy application of reasoning. Through deep meditation, one can see its weaknesses easily:
- Saying (or stating) "all is Void" - in "being", its nature, essence- determined by meditation is: There is no dharma, or anything that has a self with intrinsic features At least, the logician must point out to me something as such, in order for me to acknowledge it; otherwise, "all is Not ( Void/Voidness) "without self-nature" at all. If there is no self-nature, then even in ordinary/formal Logic can one be put into a set?
- Therefore, with long practice of meditation, we can see immediately that the above statement above does not bring contradictory terms. It establishes, proves, realizes all dharma (things) as such. It is the “duty” of the Western philosophers to fathom such understanding if they want to understand. To attain that, serious learning, meditation and contemplation of Buddhism are needed.
Issue 2 :
2) But if it is not a dharma, it does not exist in reality, and thus becomes meaningless. [43] If we understand this proposition properly through experience of meditation, and contemplation, deep thinking, it is like this:
2a) It is a dharma, as short as 1 second, 1 minute, 10 minutes; or as long as a day, 1 month; as 10, 20 years
2b) It exists in reality, but without self-nature
2c) It is not meaningless because of self-contradiction.

Issue 3:
3) Although it cannot be proved by reality, it can be experienced by spirituality . Because the experience is transcendent of reason, it is thus regarded as a mystic experience. (Tuệ Sỹ)
3a) Can be demonstrated by meditation, contemplation, and thinking {suddenly remembered; Kindness examination of khan (Zen master Huong Hai) }
3b) "able to experience spiritually." This sentence has the same effect as bringing dreams onto dreams. May I ask : what is "spiritual experiencing through spiritual means"?, if this spiritual means can be defined as things, with religio-psychological properties
3c) The wisdom/realization which transcends, surpasses ordinary reason can be tested by moments of meditation, in which the experience can not be described in words, inexpressible. Language, conceptional building fail to describe this experience; they become incompetent, unusable. Silence to “feel”, to perceive the experience is the best way to handle this situation. These are moments of "Tatha", of Such Is, "As such". Nothing should be called "mystical" here.

The sentence/proposition: "all things are Voidness (or, a poorer rendering, Emptiness)" opens the way to the entrance to the highest mountain, in which this question dangles by string of air:
Is the (essential) being, essential characteristic, or the "self-nature" of the thing that confirms "all things are not ( or Voidness)" true?
Answer: "Very true" But let the sastra explorers, the Zen students find the answer. That would be much more interesting for them.
Chân Huyền
Phật Đản 2564 , Vesak 2564

Ghi chú:
* Nếu găp “thiền sư lỗi lạc”, ông ta hỏi lại ngay người đặt câu hỏi : “tất cả các pháp đều không,” , bản thân của tiền đề ấy có phải là một pháp hay không?
- Vậy ông nghĩ nó là gì ?
Nếu triết gia , kẻ truy vấn muốn học đạo muốn hỏi tiếp để xác định “bản thân của tiền đề ấy có phải là một pháp hay không” ?, thiền sư sẽ chỉ dẫn: vừa có , vừa không— với ông.
[43] Nāgārjuna, Vigrahavyāvartani, k.1;: sarveṣāṃ bhāvānāṃ sarvatra na vidyate svabhāvaścet/ tvadvacanam asvabhāvaṃ na nivartayitum svabhāvam alam, “Nếu tự tính của các sự hữu không tồn tại một cách phổ quát, thì phát biểu ngài là vô thể, không thể bác bỏ tự tính.”
Câu này có nghĩa là :
Nếu không có một pháp nào hiện ra ( tức hiện hữu trong một giây phút, giờ , ngày, hay ngay cả trong 1 sát na), thì làm sao ông và tôi có thể nói gì về chúng, mà còn bàn luận có, không, hoặc đúng sai vân vân gì nữa.
( cf: nhậm trì tự tính, quỹ sinh vật giải)

Further reading:
Discrete time and continuous time - Wikipedia
Discrete time and continuous time - Wikipedia
In mathematical dynamics, discrete time and continuous time are two alternative frameworks within which to model variables that evolve over time.