Sunday, October 21, 2018

Vô Thường Cực



Nhiều khi
Cũng như Cái Không
Dù chưa hẳn
Những người lính nhập trận
Trẻ lắm

Ngày mai
Viết tên anh
                             Ở đâu ?

Con đường đất đỏ
Bụi rậm bìa rừng
Bỗng dưng
                      Thân thiết vô cùng.

10/2018

Saturday, October 20, 2018

Dr. Vũ Đức Giang, a S. Vietnam’s Marine doctor



                                                              And the Good die young...

   For young Viets and Vietnamese Americans

Dr. Vu Duc Giang, 7th Battalion of old South Vietnam Marine Corps, was known as a handsome doctor, dabbed with an artistic outlook, but very serious and strict in his work.  He also carried out his responsibility as a military physician with utmost care. At the end of March 1975, when Central Vietnam collapsed militarily and administratively, soldiers and civilians fled south to Saigon and the vicinity, Dr. Giang stayed. The very young Lieutenant-doctor , approximately 26 years old, did not want to leave his buddies in arms alone. Even when a corporal, knowing how dangerous it had been with canons, artilleries pouring down fires continuously,  asked him to leave, and help elsewhere in the retreating roads, he declined. He had to stay with his comrades and subordinates. He told himself without a flinch : he was a doctor, a warrior, and a soldier of the S. Vietnam Marines. I believe, beyond his sense of Honor, and Duties, his Love for his brothers-in-arms surpassed everything else to dedicate his Life and service to other soldiers.
He then took roll of the nurses and who wanted to stay with the group and come back to fight to stop the advancing communist troops, and give medical service to his brothers-in-arms. That’s what happened on 3/26/1975 at Thuan An seaport. Dr. Vũ Đức  Giang and some other nurses and soldiers lifted the wounded to safety on a retreating ship to the South, and went back to his post to fight and cure.
He then later on was captured by Vietcong at the end of the war in April

Giang was imprisoned at Ai Tu-Quang Tri Prison from 4/1975.  According to the memoirs "Mourning a  Friend" by Dr. Hoàng Thế Định , a fellow inmate with Giang: in prison Giang still stood very tall as a physician of the Marines. Giang never  bowed down to Northern troops. He had to do very hard work in the concentration camp, while other S. Vietnam soldier-physician/nurse friends were allowed to work in camp’s hospital facility.

In the spring of 1977, most of Giang's  colleagues were on the list to return home; Giang was never on the list. An officer of S. Vietnam Armed Forces, a descendant of Vietnam’s heroes in time of danger, a man with shining honor and his non-compliant spirit such as Vũ Đức Giang would never surrender himself to the evil force. He took his life at year end of the lunar year of 1977.

Not leaving the wounded soldiers and his brothers-in-arms to escape from the desperate situation when other commanders retreated, that’s Dr. Vu Duc Giang. Killing himself to preserve his honor under the brutal hands of the Northern concentration camp’s guards, Giang had proved he was the type of Spirit of Utmost Sacrifice and Heroism for our history to shine, for young Vietnamese to ponder upon.

A soldier-doctor friend of Dr. Giang wondered : How many men in world history has done like Giang in rather similar cases ?


Blessed his soul and thank you so so much, Dr. Vũ Đức Giang.  We will never forget you.


--------



Source: Dr. Phạm Vũ Bằng and Viet Bao


CÂU CHUYỆN VỀ HAI BÁC SĨ QUÂN Y TQLC TỰ ĐI TÌM CÁI CHẾT:

1 - Bác Sĩ Vũ Đức Giang, TĐ 7 TQLC

Một buổi trưa ngày 16/ 3/1975, nắng vàng rực rỡ, tôi lái xe từ Mỹ Thủy nơi có Bộ Chỉ Huy LĐ 258 TQLC đến Phong Điền nơi BCH TĐ 7 đóng để tìm “bạn vàng” BS Nguyễn Quang Khoa rủ đi uống rượu. Đến nơi thì mới biết BS Khoa đã được thuyên chuyển về LĐ 147 TQLC, người thay thế anh là BS Giang mới ra trường và làm Y Sĩ Trưởng TĐ 7 được hơn 1 tuần. BS Giang người tầm thước, nước da trắng với cặp kính cận thư sinh, tóc bồng bềnh trông rất nghệ sĩ. Gặp tôi Giang ngạc nhiên nhìn thẳng vào mắt tôi hỏi:

- Anh Bằng, tôi thấy danh sách anh về Bệnh Viện Dã Chiến Sư Đoàn, sao bây giờ anh còn ở đây?

Tôi cười:

- Sắp đánh lớn rồi, về SĐ làm” thợ vịn” cho các quan lớn Quân Y chán chết, tôi xin tình nguyện về LĐ để giúp anh em được nhiều hơn, vậy mà TĐT và ĐĐT Quân Y vẫn không vui, giờ thì làm “phó thường dân” tại ĐĐ Quân Y LĐ 258 gần đây.

Giang trầm ngâm một lúc rồi nhìn tôi:

- Anh làm vậy cũng đúng, chưa bao giờ quân đội cần BS như lúc này.

Câu trả lời của ông niên đệ này làm tôi chới với, tôi đang chờ đợi từ ông vài lời khuyên nhủ thường tình về BV để xin 2 chữ “bình an” thì lại được ông “giáo lý” một câu thật chí tình chí lý làm tôi tôi nể phục, bắt tay Giang tôi nói:

- Thôi mình vào trong nói chuyện.

Đến căn lều cứu thương, tôi thấy bên ngoài có những hố phòng thủ vững chắc, bước vào trong mấy anh quân y tá ban chỉ huy với quân phục chỉnh tề đứng ngiêm chào kính, trên bàn thuốc men, dụng cụ cấp cứu bầy biện ngăn nắp và có hệ thống, góc phòng có 1 giá súng với 5,6 khẩu M16 lớp thép sáng bóng dưới một lớp dầu mỏng, mấy cái balo, mũ sắt đặt thứ tự. Nhìn mọi thứ đâu ra đó tôi thầm nghĩ “một cấp chỉ huy tư cách không có thuộc cấp tồi”. Nơi Giang ngủ có một cái bàn nhỏ và vài cái ghế đóng bằng gỗ thùng đạn pháo binh, trên bàn có mấy cuốn sách y khoa và vài tập nhạc, góc phòng là 1 chiếc guitar bên cạnh một băng ca mở rộng làm chỗ ngủ. Nhìn cái băng ca rồi nhìn cặp mắt thâm quầng của Giang tôi buột miệng:

- Giang có ngủ được không?

- Không anh, cả tuần rồi, ban ngày thì vậy đến đêm gió núi thổi lạnh đến xương, tôi đang định ra Huế mua cái túi ngủ.

Tôi vội can:

- Đừng, nằm trong túi ngủ nếu đêm giặc tấn công thì không nhẩy xuống hố kịp, ban đêm gió núi thổi luồn qua vải bố băng ca nên lạnh, Giang sai đệ tử kiếm mấy tấm bìa carton trải trên mặt bố thì sẽ bớt lạnh.

Giang cám ơn tôi rồi sai đệ tử pha trà đãi nhưng tôi từ chối và rủ anh ra Phá Tam Giang uống café. Thấy anh có vẻ thích nhưng ngần ngại vì đi xa tiểu đoàn lỡ có việc gì thì về không kịp, tôi trấn an và cho biết trên xe có máy PRC 25, mình sẽ lên Ban 3 tiểu đoàn cho họ biết tần số, có gì họ sẽ gọi.Tôi lái xe, Giang ngồi cạnh phóng thẳng ra Phá Tam Giang tìm được một quán café sạch sẽ bên bờ phá. Để anh tài xế ngôi lại xe ôm máy PRC 25 và súng M16 canh chừng, chúng tôi vào quán, cô chủ quán mặc 1 chiếc áo dài cũ đơn sơ nhưng không dấu được vẻ đẹp thanh tú, kiều diễm của một kiều nữ Bích La Thôn lễ phép mời chúng tôi ngồi bên một cái bàn cũ kỹ rồi bằng một giọng Quảng Trị cô nhỏ nhẹ hỏi:

- Dạ, hai en uổng nược chi?

Giang rất thích thú nhìn và thưởng thức một nền văn hóa khác hẳn với văn hóa Saigon, anh mơ màng bên khói café ngắm nhìn cảnh thanh bình tĩnh lặng của trời mây sóng nước. Trên mặt phá vài chiếc ghe và gọ chậm chạp qua lại văng vẳng đâu đó vài câu hò não ruột của mấy o vùng sông Hương núi Ngự. Tôi nhờ cô chủ quán mang mấy chai bia cùng đồ nhắm cho anh tài xế rồi ngồi cạnh Giang tâm tình. Tôi được biết Giang đã có vị hôn thê, 2 người sẽ làm lễ cưới năm tới, và kỳ này khóa của anh có 5 BS về TQLC. Nghe anh kể lúc lễ mãn khóa quả cầu trên đỉnh cột cờ tại Vũ Đình Trường tự dưng bị gẫy làm tôi lo sợ nghĩ đến binh thư Tàu: “lúc ra quân mà cờ bị gẫy là điềm gở”. Không nói ra nhưng trong lòng tôi thật là bi phẫn vì trận chiến quyết liệt giữa ta và giặc sẽ xẩy ra bất cứ lúc nào mà tại sao mấy anh lớn trong Quân Y TQLC lại đẩy mấy ông niên đệ này ra tiểu đoàn ngay thay vì để họ có chút thời gian học hỏi kinh nghiệm chiến trường tại Lữ Đoàn hay Sư Đoàn?

Giang là người có máu nghệ sĩ, anh rất thích âm nhạc thơ phú. Anh vui vẻ rút trong túi tờ giấy chép một bài ca dao xứ Huế, khoe rằng tối qua đi ăn với mấy anh sĩ quan TĐ 7 TQLC có người đọc cho anh bài ca dao này, anh thấy hay và lạ nhưng có mấy chỗ không hiểu nên muốn hỏi tôi:

Đường lên xứ Huế quanh quanh.
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Thương em anh cũng muốn vô.
Sợ Truông Nhà Hồ sợ Phá Tam Giang.
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn.
Truông Nhà Hồ nội tán phá tan.
Đường vô muôn dặm quan san.
Anh vô anh được bình an em mừng.

Tôi biết những điều Giang thắc mắc nên giải thích bài ca dao này có lẽ có từ thời Chúa Nguyễn Phúc Chu đầu thế kỷ 18 để ca tụng quan nội tán Nguyễn Khoa Đăng có công dẹp giặc tại Truông Nhà Hồ và trị thủy tại Phá Tam Giang. Người Trung gọi khu rừng rậm hoang vắng là truông, ngày xưa Truông Nhà Hồ ở cạnh làng Hồ Xá ranh giới hai tỉnh Quảng Bình- Quảng Trị giặc cướp rất nhiều, quan nội tán đã dùng mưu dẹp chúng. Còn Phá Tam Giang lúc trước sâu và sóng gió rất nhiêu, quan nội tán phá đá ngầm và mở cửa sông cho nên phá mới hiền hòa như ngày nay. Giải thích xong tôi cười và đùa: đọc bài ca dao này tôi thấy một điều, 2 câu cuối nói lên sự chung thủy, thương và lo lắng cho chồng của các o xứ Huế, còn mấy đấng mày râu xứ này thì cũng hơi bạc tình vì đã yêu nhau thì sợ gì đám giặc cỏ Truông Nhà Hồ và sóng gió Phá Tam Giang. Đám con trai Saigon tụi mình thì khác xa vì “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua…Yêu nhau chẳng ngại đường xa, đá vằng cũng quyết, phong ba cũng liều…”

Chúng tôi nói về đủ mọi thứ chuyện, từ văn chương, âm nhạc đến thời sự, tôi nhận thấy Giang là một con người tư cách,ngay thẳng, nghệ sĩ nhưng cứng rắn, cương trực…

Chẳng mấy chốc mặt trời đã ngả hướng Tây, ráng chiều đổ xuống phản chiếu mây nước Phá Tam Giang thành mầu đỏ rực rỡ. Giang chăm chú ngây dại nhìn mây nước chuyển mầu, nét mặt sững sờ bật nói:

Sao lại đỏ như máu thế này?

Tôi giải thích: Có gì đâu, ánh hoàng hôn màu đỏ phản chiếu trên mây nước, ngày nào cũng như vậy.

Con người là một linh vật, phải chăng linh tính của Giang đã báo trước cho anh biết điều chẳng lành sẽ xẩy đến với anh tại đây 10 ngày sau đó?

Tôi đưa Giang về TĐ lúc trời tối, bịn rịn chia tay, tặng anh tấm bản đồ Huế- Đà Nẵng và một cái địa bàn sau khi đã chỉ cặn kẽ cách sử dụng. Hai thứ này từng là “bửu bối mưu sinh thoát hiểm” của tôi, và cũng không ngờ đây là lần đầu mà lại là lần cuối tôi gặp anh, những mảnh đời trong thời chiến chẳng khác gì “kiếp bèo dạt hoa trôi” hợp tan vô định!

Ngày 18/3/1975 LĐ 258 TQLC, có tôi là Y Sĩ ĐĐQY LĐ 258, di chuyển về đèo Phước Tượng với nhiệm vụ bảo vệ QL I Huế- Đà Nẵng để LĐ 147, SĐ I BB, và các đơn vị khác thuộc Lực Lượng Tiền Phương QĐ I tại Huế- Thừa Thiên rút về Đà Nẵng theo QLI.

Bộ Chỉ Huy LĐ 258 và TĐ 1 TQLC đóng tại Bắc Sông Truồi, TĐ 8 TQLC đóng tại Phú Lộc, Sư Đoàn 325 CSBV điên cuồng tung các trung đoàn đánh phá để cố cắt đứt QL I nhưng chúng đều bị chúng tôi đánh tan “ôm đầu máu” chạy trốn vào núi Trường Sơn.

Ngày 25/3/1975 là ngày các lực lượng Tiền Phương QĐ I rút bỏ Huế về Đà Nẵng. Muốn cho chắc ăn, ngoài lực lượng sẵn có là LĐ 258, Tướng Bùi Thế Lân đã ra lệnh thọc ĐĐ 2 TĐ 8 của Thiếu Úy Trần Như Hùng tiến tới thôn Trung Kiên, chân núi Vĩnh Phong phía Đông QL I và cánh B TĐ 16 TQLC xuống Phú Lộc chế ngự phía Tây QL I để chờ đón đạo quân Tiền Phương rút về Đà Nẵng trên QLI…

Trong lúc BCH TĐ 8 và cánh B TĐ 16 đang đóng tại Phú Lộc và sáng ngày 25/3/1975 tôi và LĐ 258 được lệnh rút về Đà Nẵng, cây Cầu Sông Truồi đã bị Công Binh QĐI phá hủy trong đêm gây trở ngại không ít cho việc tản thương, tôi lội qua Sông Truồi nước trong veo, đi qua Phú Lộc, chúng tôi không thấy một tên VC nào, vậy mà không hiểu lấy tin ở đâu(?) và của ai (?) mà các vị tướng chỉ huy QĐI lại nghĩ là Phú Lộc đã rơi vào tay giặc. Ngày 25/3/1975 các ông ra lệnh cho LĐ 258 rút lui về Đà Nẵng, còn LĐ 147 TQLC và các đơn vị khác thuộc lực lượng Tiền Phương QĐI phải rút bằng Hải Quân tại Thuận An phía Đông Phá Tam Giang. Thế là thảm kịch đã xẩy ra, xác quân ta nằm đầy bãi Thuận An, rất nhiều TQLC không chấp nhận bị VC bắt đã dùng lựu đạn tự sát tập thể, máu quân ta nhuộm đỏ sóng Thuận An, gần như toàn bộ lực lượng Tiền Phương QĐI bị tan rã.

Theo hồi ký của những sĩ quan TQLC sống sót từ “Pháp Trường Cát Thuận An” thì LĐ 147 TQLC được lệnh bỏ khí giới nặng, lương thực, mỗi TQLC 1 M16 và 1 băng đạn hỏa tốc rút về Thuận An. Ngày 25/3/1975, khi đến Thuận An tàu Hải Quân thì có ngoài khơi nhưng không vào đón, Tướng TL Tiền Phương đã bỏ về Đà Nẵng (!) và Tướng TL QĐI thì “im lặng vô tuyến”. Họ là 2 người duy nhất tại QĐI có thẩm quyền điều động Không Hải Lục Quân của QĐI để cứu LĐ 147 nhưng họ đã không làm gì, cho nên thảm kịch xẩy ra…

Theo các nhân chứng còn sống sót từ cái “Pháp Trường Cát Thuận An” như BS Rậu, BS Khoa, và các sĩ quan TQLC khác thì sáng ngày 25/3/1975 các TQLC của LĐ 147 xếp hàng ngay ngắn trên bãi biển Thuận An chờ tàu vào đón. Ngoài khơi có 1 Hạm Đội Hải Quân, nhưng không chiếc tàu nào vào. Chờ đến chiều thì quân truy kích CSBV đuổi kịp, chúng chiếm các đồi cát cao chung quanh và dùng đủ loại súng lớn, nhỏ tác xạ vào TQLC đang phơi mình trên bãi cát trống trải. Quân ta hết nước, hết đạn nên bị thất thế đành nằm trên cát chờ chết…

Sáng ngày 26/3/1975 có một chiếc LCU duy nhất vào đón được BCH LĐ 147 gồm LĐT Đại Tá Nguyễn Thế Lương, LĐP Trung Tá Nguyễn Đăng Tống và thương binh. Theo các Quân Y tá LĐ 147 cho biết thì Bác Sĩ Vũ Đức Giang và vài quân y tá TĐ 7 khiêng thương binh lên tàu sau đó anh điểm danh y tá TĐ 7 rồi tất cả cùng trở xuống để tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu.

Khi tôi thay BS Rậu làm Đại Đội Trưởng Quân Y LĐ 147 thì một hôm Hạ Sĩ Nhất Quân Y Nguyễn Văn Được-người sống sót từ “Pháp Trường Cát Thuận An”- hỏi tôi:

- Ông thầy có biết BS Vũ Đức Giang TĐ 7 không?

- Biết. Mà có chuyện gì?

- Ổng ngon quá! Ngày 26/3/1975 ổng và mấy đệ tử khiêng thương binh lên tàu. Xong việc ổng điểm danh từng y tá TĐ 7 một rồi tất cả xuống tàu lên bờ về lại TĐ. Em giữ ổng lại nói “BS trở lại thì 100/100 là chết” nhưng ổng trừng mắt la em “chú mày đừng xúi bậy, TĐ đang chiến đấu sẽ có thêm thương bình, anh bỏ đi sao đành”. Xong rồi ổng xuống tàu đi dưới làn mưa đạn thượng liên của VC, em nhìn mà thấy ớn. Em nói thiệt tình đó ông thầy.

- Thì tao có nói mày không thiệt tình hồi nào đâu! Có điều chú mày bậy thật, Bác Sĩ TQLC không bao giờ đào ngũ trước hàng quân!

Về số phận của BS Giang, hãy đọc hồi ký của MX Cao Xuan Huy trong Tháng Ba Gẫy Súng:

“Rạng sáng ngày 27/3/1975 tôi còn gặp cả một thằng bạn cũ cùng học với nhau hết bậc trung học ở trường Nguyễn Trãi, Vũ Đức Giang, khi chúng tôi đang bị trói chung bằng một sợi dây điện dài. Tôi ngạc nhiên kêu lên.

- “Giang, mày làm gì mà cũng bị bắt ở đây?”

- “Ơ Huy, cả chục năm mới gặp lại mày.”

- “Tao hỏi mày làm cái giống gì mà cũng bị bắt ở đây?”

- “Tao Thủy Quân Lục Chiến.”

- “Mẹ kiếp, cậu đếch tin, mày mà cũng dám giết người à? Mà sao ở Thủy Quân Lục Chiến tao không gặp mày?”

- “Tao mới ra trường về Thủy Quân Lục Chiến khoảng nửa tháng nay.”

- “Mày bác sĩ à?”

- “Ừ, tao về Tiểu Đoàn 7.”

- “Tội nghiệp thằng bé, mày sợ đời không có gió sương à?”

- “Gió sương gì? Cởi trần ngồi suốt đêm ngoài trời thế này mày bảo không bị gió sương à?”

Trời sáng rõ, mấy tên Việt Cộng gác chúng tôi cầm súng đi qua đi lại trước cổng.”

Giang bị tù tại trại tù Ái Tử-Quảng Trị. Theo hồi ký “Khóc Bạn” của BS Hoàng Thế Định, một người bạn đồng tù với Giang thì trong tù anh vẫn hiên ngang giữ tư cách của một Bác Sĩ Quân Y TQLC sa cơ, không cúi đầu luồn cúi quân thù nên anh bị chúng đầy ải bắt đi lao động khổ sai trong khi các đồng nghiệp của anh được làm trong bệnh xá trại tù. Mùa xuân năm 1977, đa số đồng ngiệp đã có danh sách được thả ngoại trừ Giang. Một kẻ sĩ có tư cách như BS Vũ Đức Giang khi sa cơ bị quân thù làm nhục thì chỉ lấy cái chết để rửa, đêm 30 tết năm 1977 noi gương các anh hùng tiền nhân, Giang đã mượn một liều thuốc độc mạnh tuẫn tiết…

Không bỏ thương binh và đồng đội để tìm đường thoát thân trong hoàn cảnh tuyệt vọng mà cấp chỉ huy Lữ Đoàn và Quân Đoàn đã bỏ đi; tự vẫn để bảo tồn danh dự. Đó là Bác Sĩ Vũ Đức Giang. Trong quân sử thế giới đã có bao nhiêu người làm được như vậy?






Kính tặng Bồ tát Vô Úy (LHNam)



                     Từ Bi, Dũng Đảm Tâm mang
                     Bay trong đất khổ giăng ngàn chở che
                     Cõi tâm Đìều ngự phó kề
                     Vai như biển rộng, gánh về non an

                     Phước đìền Phổ độ Quảng ban
                     Bốn phương Phúc Tuệ hạt tràn bên đê
                     Giáo gươm, nanh ác Phù đề
                     Chạm vai Vô Úy dội về quy Không



Saturday, October 13, 2018

Chuyện "Tàu ở giữa" 3 (LHNam)


Như có nói qua về việc cầm nhầm các ca khúc của nước Nam trong bài : "Đồng cổ dữ Man ca...", chuyện mạo hóa, cầm nhầm , ăn cắp nó nằm trong máu "tàu ở giữa". Đỉnh điểm của sự việc này là chuyện mạo nhận, tiếm xưng danh nghĩa công trình đã giải ra Poincaré conjecture (Giả thuyết Poincaré) vào năm 2003 của Grigory Perelman , nhà toán học đã từ chối cả Fields Medal (2006), và Clay Millennium Prize(2010). Perelman đã đăng bài giải trên Internet trong 3 kỳ trong năm 2003. Các nhà toán học có khả năng kiểm chứng chứng minh củsa Perelman sau này đã công nhận là đúng. Vào năm 2006, giám khào giải Fileds muốn trao cho g/sư G. Perelman, và đề nghị Ngài John M. Ball sang Nga tìm gặp g/sư Perelman để thuyết phục ông nhận giải, nhưng Grigory Perelman một mực từ chối và nói rằng ông ta không quan tâm tiới tiền tài hay danh vọng { và hiện cũng vẫn sống nghèo trong một căn hộ, với mẹ ông ta , năm 2006}. Chuyện cầm nhầm, xảy ra vì g/s Khâu Thành Đồng tuyên bố vào tháng 6, 2006 là hai học trò của mình là Chu Hi Bình và Tào Hoài Đông đã "hoàn tất" chứng minh cho Giả thuyết Poincaré, trong khi đó cộng đồng toán học có nghiên cứu Già thuyết Poincaré đều hầu hết biết G. Perelman mới chính người đã chứng minh thỏa đáng nó năm 2003 trên Internet . Hơi bị kẹt một chút , để KTĐồng có thể nói học trò mình chứng minh được là vì : "Chàng Khùng" Perelman không chịu gởi chứng minh của mình để công bố trên các tạp chí toán uy tín trên giấy in (paper/papier), hay online, mà chỉ post solutions 3 kỳ trên một diễn đàn Internet, trong dạng 1 tiền-ấn bản (preprint) trên tạp chí online arXiv.org, và sau đó không tiếp tục quyêt định gởi đi in trêm 1 tạp chí toán nào đó để hoàn tất việc xuất bản , in ấn, dù là trong dạng e-print.


---



Ref




https://www.newyorker.com/magazine/2006/08/28/manifold-destiny




" " There are two ways to get credit for an original contribution in mathematics. The first is to produce an original proof. The second is to identify a significant gap in someone else’s proof and supply the missing chunk. However, only true mathematical gaps—missing or mistaken arguments—can be the basis for a claim of originality. Filling in gaps in exposition—shortcuts and abbreviations used to make a proof more efficient—does not count. When, in 1993, Andrew Wiles revealed that a gap had been found in his proof of Fermat’s last theorem, the problem became fair game for anyone, until, the following year, Wiles fixed the error. Most mathematicians would agree that, by contrast, if a proof’s implicit steps can be made explicit by an expert, then the gap is merely one of exposition, and the proof should be considered complete and correct.

Occasionally, the difference between a mathematical gap and a gap in exposition can be hard to discern. On at least one occasion, Yau and his students have seemed to confuse the two, making claims of originality that other mathematicians believe are unwarranted. In 1996, a young geometer at Berkeley named Alexander Givental had proved a mathematical conjecture about mirror symmetry, a concept that is fundamental to string theory. Though other mathematicians found Givental’s proof hard to follow, they were optimistic that he had solved the problem. As one geometer put it, “Nobody at the time said it was incomplete and incorrect.”

In the fall of 1997, Kefeng Liu, a former student of Yau’s who taught at Stanford, gave a talk at Harvard on mirror symmetry. According to two geometers in the audience, Liu proceeded to present a proof strikingly similar to Givental’s, describing it as a paper that he had co-authored with Yau and another student of Yau’s. “Liu mentioned Givental but only as one of a long list of people who had contributed to the field,” one of the geometers said. (Liu maintains that his proof was significantly different from Givental’s.)

Around the same time, Givental received an e-mail signed by Yau and his collaborators, explaining that they had found his arguments impossible to follow and his notation baffling, and had come up with a proof of their own. They praised Givental for his “brilliant idea” and wrote, “In the final version of our paper your important contribution will be acknowledged.”

A few weeks later, the paper, “Mirror Principle I,” appeared in the Asian Journal of Mathematics, which is co-edited by Yau. In it, Yau and his coauthors describe their result as “the first complete proof” of the mirror conjecture. They mention Givental’s work only in passing. “Unfortunately,” they write, his proof, “which has been read by many prominent experts, is incomplete.” However, they did not identify a specific mathematical gap.

Givental was taken aback. “I wanted to know what their objection was,” he told us. “Not to expose them or defend myself.” In March, 1998, he published a paper that included a three-page footnote in which he pointed out a number of similarities between Yau’s proof and his own. Several months later, a young mathematician at the University of Chicago who was asked by senior colleagues to investigate the dispute concluded that Givental’s proof was complete. Yau says that he had been working on the proof for years with his students and that they achieved their result independently of Givental. “We had our own ideas, and we wrote them up,” 
he says." " 

...

...Zhu and Cao credit Perelman with having “brought in fresh new ideas to figure out important steps to overcome the main obstacles that remained in the program of Hamilton.” However, they write, they were obliged to “substitute several key arguments of Perelman by new approaches based on our study, because we were unable to comprehend these original arguments of Perelman which are essential to the completion of the geometrization program.” Mathematicians familiar with Perelman’s proof disputed the idea that Zhu and Cao had contributed significant new approaches to the Poincaré. “Perelman already did it and what he did was complete and correct,” John Morgan said. “I don’t see that they did anything different.” "
...



Mathematics, more than many other fields, depends on collaboration. Most problems require the insights of several mathematicians in order to be solved, and the profession has evolved a standard for crediting individual contributions that is as stringent as the rules governing math itself. As Perelman put it, “If everyone is honest, it is natural to share ideas.” Many mathematicians view Yau’s conduct over the Poincaré as a violation of this basic ethic, and worry about the damage it has caused the profession. “Politics, power, and control have no legitimate role in our community, and they threaten the integrity of our field,” Phillip Griffiths said."

( Nasar&Gruber-The New Yorker)

Friday, October 5, 2018

Bài Ca Sát Thát và Giáo sư/Nhà thơ Vũ Hoàng Chương



Tôi không thuộc thế hệ được học Gs/Nt Vũ Hoàng Chương tại trường Tr/học Chu Văn An Sàigòn. Và vốn là dân ban Toán, nên chỉ từ đệ tứ , đệ tam tụi tôi mới để ý đến Việt văn hơn, sau khi đã đuợc dạy truyện Kiều. Lúc đó là lúc tụi tôi lâu lâu lại thấy bóng dáng thầy trong sân trường trong mấy phút ngắn. Thầy người dong dỏng, không cao lắm, và thường ăn mặc rất chỉnh tề, trong veston, không gài nút; thỉnh thoảng thấy đội mũ như mũ dạ rộng vành. Nhìn thầy, ai cũng có thể nhận ra phong cách thi nhân— dáng gầy tiêu dao giữa hồng trần, và óc thì như vân du hồng ngoại thi biên, hay cổ kim hoài xứ.
Có một ít bài thơ của thầy tôi thích, và có những câu nổi tiếng của ông thuộc nằm lòng, như không ít người Việt ưa văn chương thời 1950, 60, 70 thường nhớ, ví như :

“Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Ðời vắng em rồi say với ai”

“Ta đợi em từ ba mươi năm
Uổng hoa phong nhụy, hoài trăng rằm”

“Trăng của nhà ai trăng một phương Nơi đây rượu đắng mưa đêm trường Ừ, đêm tháng sáu mười hai nhỉ Tố của Hoàng ơi! hỡi nhớ thương!

“Là thế, là thôi, là thế đó Mười năm thôi nhé mộng tan tành Mười năm trăng cũ ai nguyền ước! Tố của Hoàng ơi! Tố của anh”

“Lửa, lửa cháy ngất tòa sen, Tám chín phương nhục thể trần tâm
hiện thành thơ, quỳ cả xuống Hai vầng sáng rưng rưng Đông Tây nhòa lệ ngọc Chắp tay đón một mặt trời mới mọc Ánh Đạo vàng phơi phới đang bừng lên, dâng lên”

“Bốn trời sương lạnh
Đường xanh bóng trăng
Lửa đào lung lay phất phới
Thi Nhân ôi xin dừng bước lại
Đây Hàng Châu thường mơ ước đêm Hoa Đăng
Đêm Hoa Đăng đường xanh bóng trăng

“Đoàn người ấy mọc lên trong sa mạc,
Cả một rừng gươm trên lưng ngựa trường thành
Đoàn quân ấy từ phương Đông xuất phát,
 Lũ con hoang bất trị của trời xanh”
...

Thuở cách đây hơn 30 năm, tuy có những câu, mấy bài tôi rất yêu của thơ thầy, nhưng tôi vẫn không thấy gần gũi nhiều với cõi thơ ấy. Với tôi, thơ VHC hơi đài các, phong vận, điển chương quá.
Có thể là vì cách xa thầy 2 thế hệ, và cũng có thể vì phong cách thơ cùng vài lý do khác.

Mấy năm nay thì khác, sau khi đọc lại thơ thầy nhiều hơn, và sau khi đọc lại “Lửa Từ Bi”, “Bài Ca Bình Bắc”, “ Bài Ca Sát Thát” và những bài khác, được biết có những tập thơ của ông mà mình chưa biết tới.
Lửa Từ Bi, Bài Ca Sát Thát là tuyệt tác, cũng như “Ta Về” của nhà thơ Tô Thùy Yên là một tuyệt tác khác.

Và với “Lửa Từ Bi”. “Bài Ca Bình Bắc”, “ Bài Ca Sát Thát” cùng với di sản thơ đồ sộ của ông, ta có thể thấy bóng dáng của một thi bá, như nhà văn Mai Thảo đã có lần nhận xét.

Hãy nói tới một chút về bài “Bài Ca Sát Thát”

Ngay cái tựa— với chữ Sát Thát— thử nêu vài giả thuyết, hay nhận định cho trí tưởng đối thoại với tình thơ, chữ nghĩa thơ.

Tại sao Sát Thát , mà không là Diệt Nguyên , nếu Giết Nguyên không “mặn”, không đắt , vì sau âm bằng “ca”, âm của phù khứ thanh “giết” không tạo được sự hài hòa, êm tai như chữ “diệt”. Mặt khác, “Bài Ca Diệt Nguyên” đồng nghĩa với “Bài Ca Sát Thát”

Vài ba lý do, giả thuyết, nhận xét :

1. Nhà thơ của chúng ta rất thuộc sử, nhất là sử giai đoạn đó và biết rõ là là dân ta thời đó ra trận để cứu nước, lòng ôm ý chí phải trừ diệt hết quân xăm lăng hết sức hung hãn, hùng mạnh đã viễn chinh khuất phục khắp Á, Âu, đến ngọn cỏ còn không mọc nổi, nên đã đều xăm vào cánh tay hai chữ Sát Thát để cùng nhau nói lên ý chí quyết thắng, để bảo vệ non sông, đất nước thân yêu tiền nhân bao công khó, hi sinh để lại.

2. Trong ngữ âm của chữ Sát Thát, hình dung và tưởng tượng ra, có tiếng gió rít, hét gọi xung phong, tiếng guơm đao chát chúa < sát > , thề phải tận diệt , thể hiện ý chí lớn lao phải bảo vệ nói giống, non sông, dù có da ngựa bọc thây và phải tiến lên chiến trường đẫm máu nhất. Không phải vì nhà thơ chúng ta “phút ấy” trở nên hung hãn, mà vì chữ và âm đó dội lên tâm thức chống giặc, diệt giặc dù phải hi sinh cỡ nào cũng phải quyết đấu, quyết chiến để bảo tồn nòi giống, non sông. Nhà thơ bước vào lịch sử bằng trí tưởng, thể nhập như một người dân hay binh tướng thời đó để nghe và hiển lộ.

3. Ngôn ngữ của tâm thơ ông hòa trộn vào lịch sử vút lên, bộc phát, bỏ hết cách điệu thể hiện ý, tứ, thi pháp, câu cú, thi ảnh, biểu tượng bình thường của những bài thơ khác.

Ta đọc :

   "Đoàn người ấy mọc lên trong sa mạc,
   Cả một rừng gươm trên lưng ngựa trường thành
   Đoàn quân ấy từ phương Đông xuất phát,
   Lũ con hoang bất trị của trời xanh"


“mọc lên từ sa mạc”,  “cả một rừng guơm trên lưng nga trường thành”

hình ảnh sống động, một cách thái mãnh liệt của “thi trung hữu họa”; hay nói “sắc” hơn , đọc thơ có thể thấy vó, thân ngựa phi rầm rập tràn đi, tung bụi khắp biên cương, thành quách; gươm tuốt sáng lóa ngàn lưỡi.

“lũ con hoang bất trị của trời xanh” :

như thấy ra vó ngựa, sự dẫm đạp , tàn phá lên tất cả thanh bình của khắp các vùng đất khi “lũ con hoang” vốn dòng Mông cổ này buông thả ý chí và kềm chế mà đi bách hại các xứ sở, tàn phá con người, màu xanh cây lá, chim thú trong sự bất trị của chúng.

Ngựa vọt tới đâu là đời sống tan tành,
Biển ngập máu còn mang tên Hồng Hải
Cờ phất Âu châu,
Ngựa giẫm tới đâu là xương phơi thịt vãi
Biển đeo tang còn Hắc Hải ghi danh...

         Như ngọn cuồng lưu, như cơn bão cát 
         Từ Mông Cổ, Tân Cương đến Ba Tư Bạch Đát, 
        Trở về Hoa Hạ, Yên kinh 
        Lũ Thiên triều từng Bắc chiến, Tây chinh 
        Lẽ nào để một phương không xéo nát! 
        Trời Nam riêng cõi thanh bình 
        Lẽ nào để chiếc ngai vàng Thát Đát 
         Ba chân trời Đại Lục đứng chênh vênh!
        Ngựa vọt tới đâu là đời sống tan tành; 
        Ngựa giẫm tới đâu là xương phơi thịt vãi"

Vó ngựa kinh hoàng kinh thiên động địa được vẽ ra, nhắc lại
Biển ngập máu còn mang tên Hồng Hải ; biển đeo tang còn Hắc Hải ghi danh...
Biển ngập máu khắp Á, Âu, Trung đông; đeo tang cho cư dân các miền bao quanh

Như cuồng lưu, như bão cát, những đứa con bất trị của trời xanh , bằng vó ngựa viễn chinh, kỵ binh bách chiến bách thắng, cung tên tràn ngập, đao kiếm dư thừa chinh phục khắp cõi Á, Âu , Trung đông, mấp mé châu Phi, bên bờ Địa trung hải, thành lập Đế quốc Mông cổ qua 4, 5 triều đại từ Thành Cát Tư Hãn trở xuống đến Hốt Tất Liệt.

Cực giỏi và thiện nghệ trong nghề bắn cung, có người vừa phi ngưa vừa bắn ngược vào mục tiêu được, binh tướng Nguyên Mông đã chiến thắng biết bao đội quân các nước, và làm mưa làm gió khắp Âu Á trong gần 100 năm

Có thêm chi tiết, sử gia sau này tiết lộ : người Mông cổ đã biết làm thuốc nổ và bắn đạn lửa. Họ cũng biết đánh đòn chiến tranh tâm lý; giao liên, truyền thông giỏi, cũng như huấn luyện thành thục binh đội về khả năng tác chiến. Tướng thì hiểu biết chiến thuật, chiến lược.

Hay đâu: Bắc phương vừa quẫy đuôi kình 
Rồng thiên sớm đã cựa mình Nam phương 
Trần triều hai Thánh Đế
 Hưng Đạo một Đại Vương 
Hội mở Diên Hồng, đất nước vang rền khí thế, 
Hịch truyền Vạn Kiếp, trời mây sáng rực văn chương.

Hay đâu : [ Hay đâu và hai chấm]. Câu chuyển tiếp phá vỡ các phương cách thể hiện khác, trong những bài thơ khác, của mọi người khác, dù cũng mang tính cách tự sự, kể chuyện. Nó mang khí vị và ý thú khác. Khác với ý vị kể chuyện tâm cảm, tình yêu trong các bài thơ trữ tình hay lãng mạn; khác với ý nghĩa kể chuyện, truyền tải trong khung cảnh thơ tôn giáo, hay đạo lý, chẳng hạn. Ví dụ:

Hay đâu hoa nở, trăng tàn
Dẫu tình không đổi, duyên tan theo mùa
hoặc

Hay đâu : Thiên ý bảo ban
Thương người con nhớ hãy mang trong mình

“Hay đâu :” ở đây mang tính cách một sớ trình, tường thuật về công việc, công trạng rạng ngời của Rồng thiêng, Thánh đế và vị Thần Linh sẽ xuất hiện trước Nhân linh và trăm họ cùng lòng liều chết chống giặc, giữ nước.

Hịch truyền Vạn Kiếp, trời mây sáng rực văn chương.

Hịch truyền Vạn Kiếp cũng là văn chương , nhưng là văn chương Đại hùng thi, như văn chương của Bình Ngô Đại Cáo.

Giống Hồng Lạc giữa hai đường sanh tử
Trông lên sợi tóc buộc ngàn cân
Chợt đâu đó xé rèm mây quá khứ,
Xa thăm thẳm mấy ngàn năm Việt sử
Rọi về tia mắt tiền nhân:
Thiêu tàn khoảnh khắc bao do dự
Cả thép vô danh cũng rực ánh gươm thần...

“Rọi về tia mắt tiền nhân : ”

Vâng, xin rọi về tia mắt tiền nhân, đó cũng có thể là tia mắt vua Quang Trung Nguyễn Huệ sau này, khi muốn đòi lại Quảng Đông và Quảng Tây, để “Cả thép vô danh cũng rực ánh gươm thần...”

Chúng ta còn có thể bàn luận, thưởng thức thêm nhiều câu, hoặc đoạn nữa , nhưng xin để mọi người trong tịch lặng, đọc lại sử và để trí tưởng đối thoại, tâm tình với người thơ. Chỉ xin tóm tắt:
Đây cũng giống như một thiên Anh hùng ca ngắn, người Hi lạp và Tây phương hay gọi thế , trong thể loại epic poetry, như Iliad của thi hào Homer là một trường ca/trường thi anh hùng. Tuy cũng có những điểm khác nhau, nhưng giống nhau trong ý nghĩa nổi bật nhất. Khác với những bài thơ khác của Nhà thơ Vũ Hoàng Chương, “Bài Ca Sát Thát” bộc phát, bộc phá, và truyền đi ngôn ngữ Tâm— trong hòa nhập và thể hiện hồn lịch sử Việt trong một giai đoạn— rất nhập thần.

Tiếng và Lời rất đắt, rất tuyệt, theo tôi.

Khí thơ và Thần thơ, gọi chung thần-khí thơ, theo quan niệm Đông phương đạt đến đỉnh nó muốn vươn tới trong Hương Sắc và Khí Vị nó muốn bay đến.

Và, như một chú thích, để người đọc có thể nghiên cứu, bàn luận tiếp về thơ Vũ Hoàng Chương: Ông vốn, như và cũng khác các English bard ( người kể chuyện/ thi sĩ hát thơ Ăng lê), là một người hát-thơ/kể chuyện bằng thơ, viết kịch thơ, cũng như Hoàng Cầm, Thế Lữ, Nguyễn Bính, Yến Lan, và đã viết 3 vở là Trương Chi, Vân Muội, Hồng Điệp. Ông là người rành nhiều, và ưa dùng điển tích văn chương. Âm điệu trong thơ ông phong phú.

Mùa xuân gần cuối
Vẫn sóng bay hoa
Ngang trời động sấm tháng ba,
Dọc sông chớp giật, sáng loà gươm đao...

CH
Tháng Chạp, Ất Mùi 2015

Wednesday, October 3, 2018

Đồng cổ dữ Man ca... (LHNam)

                               * *


Bồ Tát Man (từ)
Mộc miên hoa ánh tùng từ tiểu
Việt cầm thanh lý xuân quang hiểu
Đồng cổ dữ Man ca
Nam nhân kỳ trại đa

Nghĩa:

Ngôi đền nhỏ trong bụi cây tỏa ánh hoa mộc miên 
Trong tiếng hót chim Việt thấy ánh sáng ban mai mùa xuân 
Trống đồng và bài hát Man 
Người Nam cầu cúng nhiều.

Cố g/s Trần Quốc Vượng có nhắc đến bài từ đó của Tôn Quang Hiến thời cuối Đường, đầu Tống bên Tàu.

Chuyện trống đồng quan trọng như thế nào trong văn hóa Đông Sơn { nhà Hai bà Trưng xưa có tập hợp được rất nhiều trống đồng. Nhà có nhiều trống đồng thường là nhà của các lãnh tụ, tộc trưởng v.v. } hẳn nhiều người biết , còn chuyện các khúc hát, ca , điệu nhạc của trời Nam nước ta hoặc các sắc dân mà ‘Tàu ở giữa’ gọi là man di ở vùng Đông Nam Á, thì nếu ai trong chúng ta muốn biết phải khổ công tra cứu. Chỉ biết tóm gọn là có những khúc ca như thế , thí dụ như trong :

   Bát Phách Man

Khổng tước vĩ tha kim tuyến trường
Phạ nhân phi khởi nhập Đinh hương
Việt nữ sa đầu tranh thập thúy
Tương hô quy khứ khẳng tà dương

cũng của TQHiến

  Tám điệu gõ/Những bài ca tám nhịp của người Man

Chim tước đuôi kim tuyến dài lê thê
Sợ người bay lên đậu ở Đinh hương
Cô gái Việt đầu bãi cát tranh nhau nhặt sỏi xanh,
Kêu nhau trở về nhà, lưng quay lại ánh tà dương

hay 2 câu của Đỗ Mục

Đằng các trung xuân ỷ tịch khai 
Chá chi Man cổ ân tình lôi
( trong Hoài Chung Lăng cựu du tứ thủ)

(Mùa xuân, trải chiếu gấm giữa gác Đằng
 Xuyên lá cành tiếng trống Man hòa trong tiếng sấm rền)

Nhưng, còn với chuyện cầu cúng, cúng tế, cầu đảo, cầu nguyện, cầu an, cầu siêu, cầu tự, cầu mưa , nắng v.v., thì chúng ta nghĩ sao ? Tại sao người Việt từ xa xưa chừng như cúng tế, cầu cúng nhiều. Cứ so số nhà chùa, thiền đường, thiền viện, tu viện, thiền thất, tịnh thất Phật giáo , hoặc nhà thờ, giáo đường Ky-tô giáo ngay tại thời nay thì cũng có thể xác nghiệm được một phần rõ ràng đáng kể sự kiện này. Ngay tại Calif., với số lượng người Việt chỉ khoảng nửa số người Tàu , nhưng số chùa lớn , chùa nhỏ, giáo đường, nhà thờ nhiều gấp 7, 8 hay thậm chí 10 lần số nhà thờ, chùa chiền của người tàu.

Như vậy, ắt là điểm này chiếu ngược ánh sáng lại cho câu của cụ Ức Trai:

                      Như nước Việt ta từ trước 
                      Vốn xưng Văn Hiến đã lâu 
                      Sơn hà cương vực đã chia 
                      Phong tục Bắc Nam cũng khác…

Tôn giáo, tín ngưỡng; đạo lý/đạo đức là một — nếu muốn gộp chung, hay hai , nếu muốn tách ra— phần rất quan trọng trong đời người, mà chỉ thường khi “hữu sự” con người mới thấy rõ hơn (nhiều). Như vậy, qua mấy trích dẫn và ‘luận sự’ tóm gọn vừa rồi, ta có thể thấy : Văn hóa, đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt rất khác với người Tq.


Notes :
                     Các trích dẫn sách tàu đều ghi tựa là “Bồ Tát Man” không có chữ “từ”. Nhưng chú thích là một bài từ. Chữ từ này không chỉ nghĩa miếu hay đền , dù bài từ có nói tới chữ từ với nghĩa miếu hay đền. Nhưng bài từ còn 4 câu khác như sau :

     菩萨蛮

   木棉花映丛祠小,
   越禽声里春光晓。
   铜鼓与蛮歌,
   南人祈赛多。

   客帆风正急,
   茜袖偎樯立。
   极浦几回头,
   烟波无限愁。

Bồ Tát Man
Mộc miên hoa ánh tùng từ tiểu,
Việt cầm thanh lí xuân quang hiểu. 
Đồng cổ dữ man ca
Nam nhân kì trại đa.

Khách phàm phong chánh cấp
Thiến tụ ôi tường lập.
Cực phố kỉ hồi đầu
Yên ba vô hạn sầu.

2. Chuyện tại sao cúng tế, cầu cúng nhiều, hồi sau sẽ luận.

3. Bồ tát man, Bát phách man, vốn là hai điệu hát xuất phát từ phương Nam , tức các dân tộc mà Tàu ở giữa gọi lả Man và Di từ Quảng Đông, Quảng Tây trở xuống , nếu nói vể phía Nam nước Tàu. Tôn Quang Hiến thì chỉ rõ Bồ tát man là x/phát từ giống Việt . Giáo phường, tức đội ngũ làm nhạc, dạy nhạc, ca hát , trình diễn âm nhạc, hát ca của Tàu từ thời Đường Tuyên tông (810-859) học của đội ngũ ca nhân bị tiến cống từ nước Nam ( Nam quốc) , rồi không rõ có cải biến, thêm thắt gì không thì ta chưa biết. [Đường Tuyên tông nghe các ca nhân tiến cống từ Nam quốc thì rất ưa chuộng , nên khiến Ôn Đình Quân nương theo đó viết các ca khúc ]. Từ đó Tàu ở giữa tiếm danh gọi đây là các ca khúc phát xuất từ giáo phường của nhà Đường. Tức là cầm nhầm và nói là của mình. Sau đó các nhà thơ, nhà từ khai triển thêm thành 1 thể từ. Đó là sử ghi từ đời ĐTuyên tông. Trước đó, cỡ 100 năm, Lý Bạch có viết một bài từ có tên phụ thêm : “Bình lâm mạc mạc yên như chức”, tuy có chung nhau về số chữ và có vần điệu giống bài “Bồ Tát man” của TQHiến, nhưng không hiểu quan niệm về thể “từ” cách nhau 100 năm có khác nhau gì không.

4. Với TQHiến , Bồ tát man và Bát phách man , không chỉ nói lên là chúng được làm theo 2 thể từ đó, chúng còn là tên của hai bài từ.