Saturday, October 20, 2018

Dr. Vũ Đức Giang, a S. Vietnam’s Marine doctor



                                                              And the Good die young...

   For young Viets and Vietnamese Americans

Dr. Vu Duc Giang, 7th Battalion of old South Vietnam Marine Corps, was known as a handsome doctor, dabbed with an artistic outlook, but very serious and strict in his work.  He also carried out his responsibility as a military physician with utmost care. At the end of March 1975, when Central Vietnam collapsed militarily and administratively, soldiers and civilians fled south to Saigon and the vicinity, Dr. Giang stayed. The very young Lieutenant-doctor , approximately 26 years old, did not want to leave his buddies in arms alone. Even when a corporal, knowing how dangerous it had been with canons, artilleries pouring down fires continuously,  asked him to leave, and help elsewhere in the retreating roads, he declined. He had to stay with his comrades and subordinates. He told himself without a flinch : he was a doctor, a warrior, and a soldier of the S. Vietnam Marines. I believe, beyond his sense of Honor, and Duties, his Love for his brothers-in-arms surpassed everything else to dedicate his Life and service to other soldiers.
He then took roll of the nurses and who wanted to stay with the group and come back to fight to stop the advancing communist troops, and give medical service to his brothers-in-arms. That’s what happened on 3/26/1975 at Thuan An seaport. Dr. Vũ Đức  Giang and some other nurses and soldiers lifted the wounded to safety on a retreating ship to the South, and went back to his post to fight and cure.
He then later on was captured by Vietcong at the end of the war in April

Giang was imprisoned at Ai Tu-Quang Tri Prison from 4/1975.  According to the memoirs "Mourning a  Friend" by Dr. Hoàng Thế Định , a fellow inmate with Giang: in prison Giang still stood very tall as a physician of the Marines. Giang never  bowed down to Northern troops. He had to do very hard work in the concentration camp, while other S. Vietnam soldier-physician/nurse friends were allowed to work in camp’s hospital facility.

In the spring of 1977, most of Giang's  colleagues were on the list to return home; Giang was never on the list. An officer of S. Vietnam Armed Forces, a descendant of Vietnam’s heroes in time of danger, a man with shining honor and his non-compliant spirit such as Vũ Đức Giang would never surrender himself to the evil force. He took his life at year end of the lunar year of 1977.

Not leaving the wounded soldiers and his brothers-in-arms to escape from the desperate situation when other commanders retreated, that’s Dr. Vu Duc Giang. Killing himself to preserve his honor under the brutal hands of the Northern concentration camp’s guards, Giang had proved he was the type of Spirit of Utmost Sacrifice and Heroism for our history to shine, for young Vietnamese to ponder upon.

A soldier-doctor friend of Dr. Giang wondered : How many men in world history has done like Giang in rather similar cases ?


Blessed his soul and thank you so so much, Dr. Vũ Đức Giang.  We will never forget you.


--------



Source: Dr. Phạm Vũ Bằng and Viet Bao


CÂU CHUYỆN VỀ HAI BÁC SĨ QUÂN Y TQLC TỰ ĐI TÌM CÁI CHẾT:

1 - Bác Sĩ Vũ Đức Giang, TĐ 7 TQLC

Một buổi trưa ngày 16/ 3/1975, nắng vàng rực rỡ, tôi lái xe từ Mỹ Thủy nơi có Bộ Chỉ Huy LĐ 258 TQLC đến Phong Điền nơi BCH TĐ 7 đóng để tìm “bạn vàng” BS Nguyễn Quang Khoa rủ đi uống rượu. Đến nơi thì mới biết BS Khoa đã được thuyên chuyển về LĐ 147 TQLC, người thay thế anh là BS Giang mới ra trường và làm Y Sĩ Trưởng TĐ 7 được hơn 1 tuần. BS Giang người tầm thước, nước da trắng với cặp kính cận thư sinh, tóc bồng bềnh trông rất nghệ sĩ. Gặp tôi Giang ngạc nhiên nhìn thẳng vào mắt tôi hỏi:

- Anh Bằng, tôi thấy danh sách anh về Bệnh Viện Dã Chiến Sư Đoàn, sao bây giờ anh còn ở đây?

Tôi cười:

- Sắp đánh lớn rồi, về SĐ làm” thợ vịn” cho các quan lớn Quân Y chán chết, tôi xin tình nguyện về LĐ để giúp anh em được nhiều hơn, vậy mà TĐT và ĐĐT Quân Y vẫn không vui, giờ thì làm “phó thường dân” tại ĐĐ Quân Y LĐ 258 gần đây.

Giang trầm ngâm một lúc rồi nhìn tôi:

- Anh làm vậy cũng đúng, chưa bao giờ quân đội cần BS như lúc này.

Câu trả lời của ông niên đệ này làm tôi chới với, tôi đang chờ đợi từ ông vài lời khuyên nhủ thường tình về BV để xin 2 chữ “bình an” thì lại được ông “giáo lý” một câu thật chí tình chí lý làm tôi tôi nể phục, bắt tay Giang tôi nói:

- Thôi mình vào trong nói chuyện.

Đến căn lều cứu thương, tôi thấy bên ngoài có những hố phòng thủ vững chắc, bước vào trong mấy anh quân y tá ban chỉ huy với quân phục chỉnh tề đứng ngiêm chào kính, trên bàn thuốc men, dụng cụ cấp cứu bầy biện ngăn nắp và có hệ thống, góc phòng có 1 giá súng với 5,6 khẩu M16 lớp thép sáng bóng dưới một lớp dầu mỏng, mấy cái balo, mũ sắt đặt thứ tự. Nhìn mọi thứ đâu ra đó tôi thầm nghĩ “một cấp chỉ huy tư cách không có thuộc cấp tồi”. Nơi Giang ngủ có một cái bàn nhỏ và vài cái ghế đóng bằng gỗ thùng đạn pháo binh, trên bàn có mấy cuốn sách y khoa và vài tập nhạc, góc phòng là 1 chiếc guitar bên cạnh một băng ca mở rộng làm chỗ ngủ. Nhìn cái băng ca rồi nhìn cặp mắt thâm quầng của Giang tôi buột miệng:

- Giang có ngủ được không?

- Không anh, cả tuần rồi, ban ngày thì vậy đến đêm gió núi thổi lạnh đến xương, tôi đang định ra Huế mua cái túi ngủ.

Tôi vội can:

- Đừng, nằm trong túi ngủ nếu đêm giặc tấn công thì không nhẩy xuống hố kịp, ban đêm gió núi thổi luồn qua vải bố băng ca nên lạnh, Giang sai đệ tử kiếm mấy tấm bìa carton trải trên mặt bố thì sẽ bớt lạnh.

Giang cám ơn tôi rồi sai đệ tử pha trà đãi nhưng tôi từ chối và rủ anh ra Phá Tam Giang uống café. Thấy anh có vẻ thích nhưng ngần ngại vì đi xa tiểu đoàn lỡ có việc gì thì về không kịp, tôi trấn an và cho biết trên xe có máy PRC 25, mình sẽ lên Ban 3 tiểu đoàn cho họ biết tần số, có gì họ sẽ gọi.Tôi lái xe, Giang ngồi cạnh phóng thẳng ra Phá Tam Giang tìm được một quán café sạch sẽ bên bờ phá. Để anh tài xế ngôi lại xe ôm máy PRC 25 và súng M16 canh chừng, chúng tôi vào quán, cô chủ quán mặc 1 chiếc áo dài cũ đơn sơ nhưng không dấu được vẻ đẹp thanh tú, kiều diễm của một kiều nữ Bích La Thôn lễ phép mời chúng tôi ngồi bên một cái bàn cũ kỹ rồi bằng một giọng Quảng Trị cô nhỏ nhẹ hỏi:

- Dạ, hai en uổng nược chi?

Giang rất thích thú nhìn và thưởng thức một nền văn hóa khác hẳn với văn hóa Saigon, anh mơ màng bên khói café ngắm nhìn cảnh thanh bình tĩnh lặng của trời mây sóng nước. Trên mặt phá vài chiếc ghe và gọ chậm chạp qua lại văng vẳng đâu đó vài câu hò não ruột của mấy o vùng sông Hương núi Ngự. Tôi nhờ cô chủ quán mang mấy chai bia cùng đồ nhắm cho anh tài xế rồi ngồi cạnh Giang tâm tình. Tôi được biết Giang đã có vị hôn thê, 2 người sẽ làm lễ cưới năm tới, và kỳ này khóa của anh có 5 BS về TQLC. Nghe anh kể lúc lễ mãn khóa quả cầu trên đỉnh cột cờ tại Vũ Đình Trường tự dưng bị gẫy làm tôi lo sợ nghĩ đến binh thư Tàu: “lúc ra quân mà cờ bị gẫy là điềm gở”. Không nói ra nhưng trong lòng tôi thật là bi phẫn vì trận chiến quyết liệt giữa ta và giặc sẽ xẩy ra bất cứ lúc nào mà tại sao mấy anh lớn trong Quân Y TQLC lại đẩy mấy ông niên đệ này ra tiểu đoàn ngay thay vì để họ có chút thời gian học hỏi kinh nghiệm chiến trường tại Lữ Đoàn hay Sư Đoàn?

Giang là người có máu nghệ sĩ, anh rất thích âm nhạc thơ phú. Anh vui vẻ rút trong túi tờ giấy chép một bài ca dao xứ Huế, khoe rằng tối qua đi ăn với mấy anh sĩ quan TĐ 7 TQLC có người đọc cho anh bài ca dao này, anh thấy hay và lạ nhưng có mấy chỗ không hiểu nên muốn hỏi tôi:

Đường lên xứ Huế quanh quanh.
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Thương em anh cũng muốn vô.
Sợ Truông Nhà Hồ sợ Phá Tam Giang.
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn.
Truông Nhà Hồ nội tán phá tan.
Đường vô muôn dặm quan san.
Anh vô anh được bình an em mừng.

Tôi biết những điều Giang thắc mắc nên giải thích bài ca dao này có lẽ có từ thời Chúa Nguyễn Phúc Chu đầu thế kỷ 18 để ca tụng quan nội tán Nguyễn Khoa Đăng có công dẹp giặc tại Truông Nhà Hồ và trị thủy tại Phá Tam Giang. Người Trung gọi khu rừng rậm hoang vắng là truông, ngày xưa Truông Nhà Hồ ở cạnh làng Hồ Xá ranh giới hai tỉnh Quảng Bình- Quảng Trị giặc cướp rất nhiều, quan nội tán đã dùng mưu dẹp chúng. Còn Phá Tam Giang lúc trước sâu và sóng gió rất nhiêu, quan nội tán phá đá ngầm và mở cửa sông cho nên phá mới hiền hòa như ngày nay. Giải thích xong tôi cười và đùa: đọc bài ca dao này tôi thấy một điều, 2 câu cuối nói lên sự chung thủy, thương và lo lắng cho chồng của các o xứ Huế, còn mấy đấng mày râu xứ này thì cũng hơi bạc tình vì đã yêu nhau thì sợ gì đám giặc cỏ Truông Nhà Hồ và sóng gió Phá Tam Giang. Đám con trai Saigon tụi mình thì khác xa vì “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua…Yêu nhau chẳng ngại đường xa, đá vằng cũng quyết, phong ba cũng liều…”

Chúng tôi nói về đủ mọi thứ chuyện, từ văn chương, âm nhạc đến thời sự, tôi nhận thấy Giang là một con người tư cách,ngay thẳng, nghệ sĩ nhưng cứng rắn, cương trực…

Chẳng mấy chốc mặt trời đã ngả hướng Tây, ráng chiều đổ xuống phản chiếu mây nước Phá Tam Giang thành mầu đỏ rực rỡ. Giang chăm chú ngây dại nhìn mây nước chuyển mầu, nét mặt sững sờ bật nói:

Sao lại đỏ như máu thế này?

Tôi giải thích: Có gì đâu, ánh hoàng hôn màu đỏ phản chiếu trên mây nước, ngày nào cũng như vậy.

Con người là một linh vật, phải chăng linh tính của Giang đã báo trước cho anh biết điều chẳng lành sẽ xẩy đến với anh tại đây 10 ngày sau đó?

Tôi đưa Giang về TĐ lúc trời tối, bịn rịn chia tay, tặng anh tấm bản đồ Huế- Đà Nẵng và một cái địa bàn sau khi đã chỉ cặn kẽ cách sử dụng. Hai thứ này từng là “bửu bối mưu sinh thoát hiểm” của tôi, và cũng không ngờ đây là lần đầu mà lại là lần cuối tôi gặp anh, những mảnh đời trong thời chiến chẳng khác gì “kiếp bèo dạt hoa trôi” hợp tan vô định!

Ngày 18/3/1975 LĐ 258 TQLC, có tôi là Y Sĩ ĐĐQY LĐ 258, di chuyển về đèo Phước Tượng với nhiệm vụ bảo vệ QL I Huế- Đà Nẵng để LĐ 147, SĐ I BB, và các đơn vị khác thuộc Lực Lượng Tiền Phương QĐ I tại Huế- Thừa Thiên rút về Đà Nẵng theo QLI.

Bộ Chỉ Huy LĐ 258 và TĐ 1 TQLC đóng tại Bắc Sông Truồi, TĐ 8 TQLC đóng tại Phú Lộc, Sư Đoàn 325 CSBV điên cuồng tung các trung đoàn đánh phá để cố cắt đứt QL I nhưng chúng đều bị chúng tôi đánh tan “ôm đầu máu” chạy trốn vào núi Trường Sơn.

Ngày 25/3/1975 là ngày các lực lượng Tiền Phương QĐ I rút bỏ Huế về Đà Nẵng. Muốn cho chắc ăn, ngoài lực lượng sẵn có là LĐ 258, Tướng Bùi Thế Lân đã ra lệnh thọc ĐĐ 2 TĐ 8 của Thiếu Úy Trần Như Hùng tiến tới thôn Trung Kiên, chân núi Vĩnh Phong phía Đông QL I và cánh B TĐ 16 TQLC xuống Phú Lộc chế ngự phía Tây QL I để chờ đón đạo quân Tiền Phương rút về Đà Nẵng trên QLI…

Trong lúc BCH TĐ 8 và cánh B TĐ 16 đang đóng tại Phú Lộc và sáng ngày 25/3/1975 tôi và LĐ 258 được lệnh rút về Đà Nẵng, cây Cầu Sông Truồi đã bị Công Binh QĐI phá hủy trong đêm gây trở ngại không ít cho việc tản thương, tôi lội qua Sông Truồi nước trong veo, đi qua Phú Lộc, chúng tôi không thấy một tên VC nào, vậy mà không hiểu lấy tin ở đâu(?) và của ai (?) mà các vị tướng chỉ huy QĐI lại nghĩ là Phú Lộc đã rơi vào tay giặc. Ngày 25/3/1975 các ông ra lệnh cho LĐ 258 rút lui về Đà Nẵng, còn LĐ 147 TQLC và các đơn vị khác thuộc lực lượng Tiền Phương QĐI phải rút bằng Hải Quân tại Thuận An phía Đông Phá Tam Giang. Thế là thảm kịch đã xẩy ra, xác quân ta nằm đầy bãi Thuận An, rất nhiều TQLC không chấp nhận bị VC bắt đã dùng lựu đạn tự sát tập thể, máu quân ta nhuộm đỏ sóng Thuận An, gần như toàn bộ lực lượng Tiền Phương QĐI bị tan rã.

Theo hồi ký của những sĩ quan TQLC sống sót từ “Pháp Trường Cát Thuận An” thì LĐ 147 TQLC được lệnh bỏ khí giới nặng, lương thực, mỗi TQLC 1 M16 và 1 băng đạn hỏa tốc rút về Thuận An. Ngày 25/3/1975, khi đến Thuận An tàu Hải Quân thì có ngoài khơi nhưng không vào đón, Tướng TL Tiền Phương đã bỏ về Đà Nẵng (!) và Tướng TL QĐI thì “im lặng vô tuyến”. Họ là 2 người duy nhất tại QĐI có thẩm quyền điều động Không Hải Lục Quân của QĐI để cứu LĐ 147 nhưng họ đã không làm gì, cho nên thảm kịch xẩy ra…

Theo các nhân chứng còn sống sót từ cái “Pháp Trường Cát Thuận An” như BS Rậu, BS Khoa, và các sĩ quan TQLC khác thì sáng ngày 25/3/1975 các TQLC của LĐ 147 xếp hàng ngay ngắn trên bãi biển Thuận An chờ tàu vào đón. Ngoài khơi có 1 Hạm Đội Hải Quân, nhưng không chiếc tàu nào vào. Chờ đến chiều thì quân truy kích CSBV đuổi kịp, chúng chiếm các đồi cát cao chung quanh và dùng đủ loại súng lớn, nhỏ tác xạ vào TQLC đang phơi mình trên bãi cát trống trải. Quân ta hết nước, hết đạn nên bị thất thế đành nằm trên cát chờ chết…

Sáng ngày 26/3/1975 có một chiếc LCU duy nhất vào đón được BCH LĐ 147 gồm LĐT Đại Tá Nguyễn Thế Lương, LĐP Trung Tá Nguyễn Đăng Tống và thương binh. Theo các Quân Y tá LĐ 147 cho biết thì Bác Sĩ Vũ Đức Giang và vài quân y tá TĐ 7 khiêng thương binh lên tàu sau đó anh điểm danh y tá TĐ 7 rồi tất cả cùng trở xuống để tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu.

Khi tôi thay BS Rậu làm Đại Đội Trưởng Quân Y LĐ 147 thì một hôm Hạ Sĩ Nhất Quân Y Nguyễn Văn Được-người sống sót từ “Pháp Trường Cát Thuận An”- hỏi tôi:

- Ông thầy có biết BS Vũ Đức Giang TĐ 7 không?

- Biết. Mà có chuyện gì?

- Ổng ngon quá! Ngày 26/3/1975 ổng và mấy đệ tử khiêng thương binh lên tàu. Xong việc ổng điểm danh từng y tá TĐ 7 một rồi tất cả xuống tàu lên bờ về lại TĐ. Em giữ ổng lại nói “BS trở lại thì 100/100 là chết” nhưng ổng trừng mắt la em “chú mày đừng xúi bậy, TĐ đang chiến đấu sẽ có thêm thương bình, anh bỏ đi sao đành”. Xong rồi ổng xuống tàu đi dưới làn mưa đạn thượng liên của VC, em nhìn mà thấy ớn. Em nói thiệt tình đó ông thầy.

- Thì tao có nói mày không thiệt tình hồi nào đâu! Có điều chú mày bậy thật, Bác Sĩ TQLC không bao giờ đào ngũ trước hàng quân!

Về số phận của BS Giang, hãy đọc hồi ký của MX Cao Xuan Huy trong Tháng Ba Gẫy Súng:

“Rạng sáng ngày 27/3/1975 tôi còn gặp cả một thằng bạn cũ cùng học với nhau hết bậc trung học ở trường Nguyễn Trãi, Vũ Đức Giang, khi chúng tôi đang bị trói chung bằng một sợi dây điện dài. Tôi ngạc nhiên kêu lên.

- “Giang, mày làm gì mà cũng bị bắt ở đây?”

- “Ơ Huy, cả chục năm mới gặp lại mày.”

- “Tao hỏi mày làm cái giống gì mà cũng bị bắt ở đây?”

- “Tao Thủy Quân Lục Chiến.”

- “Mẹ kiếp, cậu đếch tin, mày mà cũng dám giết người à? Mà sao ở Thủy Quân Lục Chiến tao không gặp mày?”

- “Tao mới ra trường về Thủy Quân Lục Chiến khoảng nửa tháng nay.”

- “Mày bác sĩ à?”

- “Ừ, tao về Tiểu Đoàn 7.”

- “Tội nghiệp thằng bé, mày sợ đời không có gió sương à?”

- “Gió sương gì? Cởi trần ngồi suốt đêm ngoài trời thế này mày bảo không bị gió sương à?”

Trời sáng rõ, mấy tên Việt Cộng gác chúng tôi cầm súng đi qua đi lại trước cổng.”

Giang bị tù tại trại tù Ái Tử-Quảng Trị. Theo hồi ký “Khóc Bạn” của BS Hoàng Thế Định, một người bạn đồng tù với Giang thì trong tù anh vẫn hiên ngang giữ tư cách của một Bác Sĩ Quân Y TQLC sa cơ, không cúi đầu luồn cúi quân thù nên anh bị chúng đầy ải bắt đi lao động khổ sai trong khi các đồng nghiệp của anh được làm trong bệnh xá trại tù. Mùa xuân năm 1977, đa số đồng ngiệp đã có danh sách được thả ngoại trừ Giang. Một kẻ sĩ có tư cách như BS Vũ Đức Giang khi sa cơ bị quân thù làm nhục thì chỉ lấy cái chết để rửa, đêm 30 tết năm 1977 noi gương các anh hùng tiền nhân, Giang đã mượn một liều thuốc độc mạnh tuẫn tiết…

Không bỏ thương binh và đồng đội để tìm đường thoát thân trong hoàn cảnh tuyệt vọng mà cấp chỉ huy Lữ Đoàn và Quân Đoàn đã bỏ đi; tự vẫn để bảo tồn danh dự. Đó là Bác Sĩ Vũ Đức Giang. Trong quân sử thế giới đã có bao nhiêu người làm được như vậy?






No comments:

Post a Comment