Thursday, June 28, 2018

Lão lai sự nghiệp chuyển hoang đường…



                                                *

 Tô Đông Pha là nhà thơ lớn đời Tống, Trung hoa tôi rất ưa thích, nhất là qua ngòi bút của thầy Tuệ Sỹ. Có những đoạn trong quyển “Tô Đông Pha : Những Phương Trời Viễn Mộng” tôi đọc ba bốn lần. Tôi thích thơ TĐP vì cái ‘đẹp’, cái phong nhã; tình cảm hay cái hoành tráng của cảnh, tình, và ý, tứ. Ngoài ra , họ Tô còn có “biết” phần nào về đạo Phật. Chữ “biết phần nào” này cần được giải thích rõ :

1.    Đông Pha không để lại tác phẩm nào ‘luận bàn, luân giải’ về đạo pháp của Không môn.

2.    Hầu hết những gì ta biết về sự hiểu biết của TĐP về đạo Phật hay Thiền chỉ qua ít tiểu sử của ông rằng ông thường đàm luận về Thiền và phần nào Phật giáo với năm ba vị sư; thường đuợc nhắc tới nhiều là Phật Ấn, và có thể là Chiếu Giác, Ngọc Tuyền Thừa Hạo, Đạo Tiềm, Văn trưởng lão

3.    Mặc dù một ít , nhưng là luận, kinh quan trọng trong Đại thừa đã được ngài Huyền Trang dịch 500 năm trước như Duy Thức Tam thập tụng , Bách Pháp minh môn luận, A tì Đạt Ma Câu xá luận, Nhân Minh Nhập chính lý luận, Tối Vô tỉ kinh, Bát Nhã Tâm kinh, Nhiếp Đại thừa luận, Đại thừa Quảng bách luận bản, Kim Cương Bát nhã kinh, Giải Thâm mật kinh, nhưng không rõ ĐP đọc bao nhiêu , và ‘hiểu’ bao nhiêu, đơn giản bởi vì không có chứng tích lịch sử, ngoại sử, huyền thoại gì nói lên tầm hiểu biết của TĐP. Vả lại, như Nguyễn  Du của nước ta, thiên hướng, ‘bản chất’ của ĐP là thiên hướng, b/chất của một nhà thơ, không phải là một nhà triết học, hay  nhà tư tưởng. Điều khác là so với sách vở, nghiên cứu, học tập, tra vấn, bàn luận, luận giải, hành tập của giới Phật tử nghiên cứu tận tường ở thời đại chúng ta , thì thế kỳ 11 của ông không thể sánh bằng kỷ nguyên kỳ ảo của chúng ta ; thua rất xa về lượng sách vở khảo cứu, kinh điển, luận điển, và cả những luận giải sâu xa, thâm áo.

4.    Thực sự hiểu được Phật pháp qua học tập, thiền quán, suy tư, thiền định , chứng nghiệm tới nơi , tới chốn, tới mức “giải mật thậm thâm” thì ngay cả thời nay, tôi đồ rằng,  cũng không có bao nhiêu người, với từng ấy luợng sách vở khổng lồ. Nhưng để ý nhé sự kiện cũng rất đáng để ý này : luận giải về Tánh Không đủ ở mức uyên thâm, thì sách vở bằng Anh ngữ ở cà Á , Âu ( Mỹ thì mới ở giang đầu sơ ngộ, tuy đã tiến mấy bước dài) cũng chỉ đếm được cỡ 10 đầu ngón tay, chưa tới 15 quyển.

5.    Và đây , bài thơ này của ĐP nói lên cái tầm hiểu ở sắc tướng; ở phần da, như một cách nói, của TĐP. Xin lỗi nhé ĐP. With due respect, my Poet/painter

    


Tng Đông Lâm tng trường lão

Khê thanh tiện thị quảng trường thiệt,
Sơn sắc khởi phi thanh tịnh thân.
Dạ lai bát vạn tứ thiên kệ,
Tha nhật hà như cử tự nhân.

Tại sao chỉ là sờ chút xíu tới phần da thôi về đề tài “vô tình” (như Tuệ Sỹ viết thuật) ? Có 5,7 lý do có thể nêu ra để chất vấn. Chỉ tạm nói 3,4 :

a)    Không có ý , tứ gì nói về “vô tình” ( dù là sự vô tình , vô tư biến hóa của trời đất, hay loài vô tình, hoặc sự vô tình, vô tư trong quan hệ con người, các chúng sinh)
b)   Nếu không đề thơ, ngâm vịnh về “vô tình” thì có biết bao tiều đề tái về Tánh, Tướng, thể , Dụng, Lý, Sự v.v.,  sao chẳng đụng tới mà chỉ dùng ẩn dụ để nói tồng quát về vài nét của “Pháp”
c)    Tôi giả thiết và suy đoán là đề tài “vô tình” này { thí dụ như sự vô tình đã gây ra cái chết cho vợ Hữu Loan trong “Màu tím hoa sim” } có thể là sự vô tình của trời đất, của Tự nhiên đ/với tâm tư con người, vốn là 1 đặc tính của Lẽ Vô thường. Vậy thì bài thơ có nói lên được điều gì liên quan đến vấn đề vô thường, hay chỉ là sự tán thán , tán tụng Âm diệu tuyệt của Như Lai, qua lời vấn đáp , bàn luận của thi sĩ với sư Giác Chiếu
d)   Vô thường là đề tài lớn trong đạo Phật. Tính cách vô thường trong sự, trong việc, trong tâm,  pháp, qua thiền định , thiền quán, suy tư có thể có trăm ‘chi tiết’, đề tài, đề mục, tâm tư, tâm tình v.v. liên quan ,sao không thấy nhà thơ nói tới, mà nếu có chỉ là một khen ngợi chung chung như “quảng trường thiệt”, và “thanh tịnh thân” vể Vô thường, nếu có tâm viết về Vô thường như thế ?

Nhưng đó là 4 câu thơ hay

Trở lại với chuyện “lão lai…” Cuộc đời với những thăng trầm, sóng gió khá lớn nơi Huệ châu, Hoàng châu, Quỳnh châu làm ĐP kiểm nghiệm lại : xem thực tại ‘đích thực’ mang dáng vẻ như thế nào, có giống mộng, mộng tưởng, mộng huyễn, mộng ảo không ? Và giống như thế nào, giống khoảng bao nhiêu phần trăm , nếu nghĩ cách đo, đếm ? Từ đó những gì mang vẻ ‘hoang đường’ nhiều khi đã có thể xảy ra như thực, trong khi những cái gì tưởng rằng rất thật, té ra ẩn chứa không ít hàm hồ, nhầm lẫn. Có khi chỉ cần sai một ly, chúng đi một dặm; kết quả đợi mong,  những tưởng sẽ nắm chắc trong tay, vượt trôi  như trong mộng ảo.

  



Sơ đáo Hoàng Châu

Tự tiếu bình sinh vị khẩu mang,
Lão lai sự nghiệp chuyển hoang đường.
Trường giang nhiễu quách tri ngư mĩ,
Hảo trúc liên sơn giác duẫn hương.
Trục khách bất phương viên ngoại trí,
Thi nhân lệ tác thuỷ tào lang.
Chỉ tâm vô bổ ty hào sự,
Thượng phi quan gia áp tửu nang.

Tuệ Sỹ dịch:
Cười ta bình sinh miệng nói nhăng
Già rồi sự nghiệp càng hoang đường
Trường giang vỗ bến cho cá béo
Tre rậm đầy non thơm mùi măng
Khách lang bạt khỏi phiền viên ngoại
Lệ nhà thơ ghi sổ tang bồng
Chỉ thẹn không nên chuyện gì hết
Uổng thay dốc túi rượu nhà quan


Chúng ta người Việt khi đọc bài thơ này nên tra vấn lại nghĩa chữ “hoang đường” trong tiếng Hán. Trong tiếng Việt ta, chữ hoang đường thường chỉ giới hạn trong nghĩa “không thật”, “không hợp lý”, “khó thể xảy ra”; trong khi đó chữ hoang đường trong tiếng Hán nghĩa rộng hơn : nó mang thêm nghĩa như trong hoang tưởng, ảo mộng, huyễn ảo, hư huyễn, hư ảo , sai lầm , hoang mậu; tức đại ý có liên quan tới những gì ảo, giả, sai trật, lẩm lẫn, hư vọng trong mộng, tưởng , huyễn, ảo, dụ.

Như vậy, khi già đã qua các thăng trầm, hưng phế, thi nhân thấy ra những chuyện ngày xưa, ngày còn trẻ nói năng , viết lách, luận bàn, luận sự cổ kim hóa ra chỉ tại cái tật háo thắng và nói nhiều.
Như ai đó viết ( mà cũng có thể là ông ):

              Tự thiếu đa ngôn đơn đoạt đạo
              Lão lai sự nghiệp chuyển hoang đường

Tự thân những chuyện đời, những chuyển biến , thay đổi, biến hóa của nó, ví như đang làm quan vị cao, chức trọng, rồi bị giáng chức 2,3 lần [ Nguyễn Công Trứ và 1 số danh nhân của ta cũng vậy], bị đày đi xa , làm ruộng, nuôi cá, nghèo khổ, có làm ông ngẫm ra tính cách “như mộng” của cuộc đời, ở nhiều thời điểm [ A dream-like feature in our lives: Tính cách mộng ảo trong đời người], vì thế mà sự nghiệp chuyển hoang đường? Vậy thì ? Vậy thì sống khác đi, đơn giản hơn , ít “văn hoa”, “đài các “ hơn , và làm thơ theo ‘tâm thức’ đó ? Có thể và có thể.

Những chuyện tranh thắng, háo thắng về sự thông minh, đơn đoạt nghĩa lý, cao minh khi luận giải kinh điển ngày xưa lắm khi thấy ra là chẳng thực đưa lại lợi ích gì cho mình, cho người v.v., hoặc là viễn vông, vu vơ.

             Sư dĩ vong ngôn chân hữu đạo
             Ngã trừ sưu cú bách vô công

                 (Tú Châu…Văn Trưởng lão phương trượng)

Tuy thế, tuy thế, cái nòi tình, cái bản chất nghệ sĩ , cái phong cách tài hoa nó vẫn ẩn hiện dù trong những lời đạm bạc, chân tình. Như có thể thấy, theo Tuệ Sỹ diễn đạt về  cách ông luận vể Thơ, về Thiền:

 “Đại khái nơi cõi Thiền cũng có cái phân biệt Chân và Ngụy. Cõi thơ lại há không ? Nhưng chỉ thẳng vào chỗ đó, không thể được. N ókhông phải là chỗ dị đồng giữa con chó và con cọp, hay giữa cọp thực và cọp giấy.” ( TĐP: NPTVM)

Nhưng đó là chuyện khác- chuyện Thơ. Sẽ viết ngắn vể thơ TĐP khi có dịp, vì thầy Tuệ Sỹ đã viết rất đủ về thơ ông rồi.

Trong chúng ta có bao nhiêu người "lão lai sự nghiệp đã chuyển hoang đường" trong một nghĩa như thế nào đó ? Ở ý nghĩa về tầm quan trọng của những giá trị trong đời sống, tôi cho là qua tuổi 55, một số chúng ta đã thấy ít nhiều 'diện mục' của mộng, mộng tuởng, và thực tại, nên đã có những thay đổi về cách nhìn đời phần nào.

TN
6/2018













No comments:

Post a Comment