Friday, March 31, 2017

Đấu Tranh Không Cần Lãnh Tụ

Bài viết này nhằm đáp ứng lại tình trạng đàn áp, theo dõi, cho nội gián xâm nhập của bọn đầu não vàcôn an đối với các nhóm biểu tình

Ở thời điểm hiện tại, với kỹ nghệ, kỹ thuật và vận tốc thông tin, truyền tin, Internet, Facebook, Youtube, Paltalk, Firechat, Whatsapp thì một trong những hình thức đấu tranh hết sứchiệu quả mới là đấu tranh không cần lãnh tụ. Càng hiệu quả và tốt hơn nữa : đâylà cách phát triển mạng lưới đ/tranh, nhân rộng, lan truyền mà bọn cầm quyền sẽ không có cách chi để bắt được “lãnh tụ” để trừ diệt sự lớn mạnh của các nhóm, bởi lẽ, không có một lãnh tụ hay thủ lãnh nào, và “Lãnh tụ” thực sự của phong trào , của các nhóm CHÍNH LÀ Mục Đích Chung, hay Tôn Chỉ, Cương Yếu chung. Ví dụ :

1) Nhóm có Mục đích chung là Phá Trung
2) Nhóm có Mục đích chung là Giải cộng
3) Nhóm có Mục đích chung là Phá Trung & Giải cộng
4) Nhóm có Tôn chỉ là hoạt động đòi Dân chủ
5) Nhóm có Tôn chỉ là hoạt động đòi Nhân Quyền, Quyền Công dân
6) Nhóm có Mục đích Đòi Tự do tôn giáo
7) Nhóm có Mục đích thành lập Xã hội Dân sự
8) Nhóm có Cương Yếu chung là Phục hoạt Sức mạnh Lý-Trần
9) Nhóm có Cương Yếu chung là Xây dựng Nền móng Dân chủ cho VN

Đặc điểm và hiệu quả của các nhóm Đấu Tranh Không Lãnh Tụ (ĐTKLT) là :

a) Các nhóm tự hình thành do hiểu biết về Mục đích, hay Tôn chỉ, Cương yếu mà tự thành lập nên. Do ý thức rõ về sự cần thiết hay quan trọng của Mục đích mà các thành viên của nhóm tìm đến nhau. Ví dụ mục đích phải Phá Trung, hay Giải Cộng. Mục đích này, thường ai cũng hiểu ra sự cần thiết , quan trọng của nó vào giờ phút này, không cần một học vấn, thông hiểu sâu xa gì. Ai cũng có thể hiểu sự tàn phá do Vcong gây ra cho đất nước, và ai cũng có thể hiểu hiện tại Tàu cộng đang lấn hiếp, khống chế Vcong, gây tàn hại, kiệ quệ cho nước Việt ra sao. Ngay cả các em học sinh lớp 8, lớp 9. Vì hiểu biết cần thiết cho mục đích này rất căn bàn, rõ ràng, không cần nhiều lý & sự, nên sự lớn mạnh nhân rộng của nó sẽ phát triển rất nhanh, có thể thành hàng ngàn, hàng vạn nhóm nhỏ trong một thời gian ngắn, ví dụ các nhóm chỉ cần 1, 5, 7,10, 15 người. Nhóm không cần đông, dăm ba người cũng đủ, 50 là đông rồi. Cần đông là phát triển số nhóm.

b) Các nhóm tự thành lập, kêu gọi bạn bè với nhau, hoạt động đôc lập với nhau. Nếu thực sự cần, có thể có trưởng nhóm được bầu ra, và ai cũng có thể được bầu ra, nếu có sáng kiến , khả năng, tốt hơn là luân phiên nhau làm trưởng nhóm để tập cho nhau các việc điều hợp cho quen, rèn tinh thần ai cũng có thể làm được , khi người kia lỡ có chuyện gì đó. Nhưng không cần một thủ lãnh nào cả, vì thủ lãnh, hay lãnh tụ dẫn đường, chỉ lối chính là Ý THỨC về Mục Đích, Tôn Chỉ đã nói. Với bọn c/quyền, bóng dáng của các nhóm, do đó, sẽ hiện hình như cácbóng ma, : sao chúng xuất hiện khắp nơi, mà khi ẩn khi hiện, không biết thủ lãnh hay lãnh tụ nó là ai để trừ diệt.

c) Như đã nói, vì thành lập và hoạt động độc lập với nhau, đặt quan niệm tổ chức trên chính căn bản là Ý nghĩa của Mục đích, hay Mục đích ( The Meaning of the Goal, or the Goal), nên không cần, không có thủ lãnh hay lãnh tụ. Các nhóm có thể liên lạc , liên kết với nhau một lúc nào đó để hoạt động, hỗ trợ nhau, nhưng không cần một hệ thống chỉ huy trên xuống dưới, vì thế không xảy ra chuyện “lãnh tụ bị tiêu diệt”, rắn bị mất đầu.

d) Và như vậy vấn để có những nội gián bên trong , hay chỉ điểm hầu như không thể có.

e) Tuy không cần lãnh tụ, và Ý thức Dẫn đường, Mục đích hay Tôn chỉ chính là chỗ đặt để hướng dẫn cho các nhóm thành lập, một Hình ảnh làm biểu tượng cho sự tập hợp Ý chí phản kháng, đối kháng, đòi hỏi, đấu tranh có những khi cũng nêu cao được Chính nghĩa, hay sự Cần thiết việc đấu tranh, những Sáng kiến hay, hiệu quả để làm Ánh đuốc, làm Biểu tượng. Ví dụ, một Chí sĩ, một Chức sắc Tôn giáo, một “Quân sư”, một Chiến lược gia Yêu nước, Thông tuệ, hay nhiều Sáng kiến tuyệt vời

f) Các nhóm sẽ tự phát triển độc lập, nhóm nào tổ chức giỏi thì nhóm sẽ lớn rộng, gây được tiếng vang lớn.

g) Nên nhớ về hiệu quả : Vấn đề vẫn là
TỔ CHỨC, TỔ CHỨC và TỔ CHỨC

P.s. 

* Ngày xưa , Nguyễn Trãi từ Chí Linh vào Lam Sơn để tìm gặp Lê Lợi, thăm hỏi, đàm luận, tìm hiểu, rồi phò tá, là vì cụ Ức Trai ở vào thế kỷ 15 đó, chưa có Internet, chưa có Facebook, Youtube, Google v.v., và đương nhiên quan niệm đi tìm người cùng kết hợp sức, người có thể tôn lên làm lãnh tụ của phong trào, thì dù có ở Tây phương, xứ Hi lạp, Ý, Pháp v.v. thời ấy, thì cũng vậy thôi, tức quan niệm cần một người đứng đầu, người lãnh tụ có tài đức, chí khí. Vào thời ngày nay “Kỳ ảO” của chúng ta nhiều sự khác rồi. Chúng ta có computer, Internet v.v., vận tốc thông tin, truyền tải quá lớn— không còn phải đi bộ, đi ngựa hàng tháng trời— chúng ta, tức cộng đồng đấu tranh trên thế giới, đã hình thành được các hình thức đấu tranh mới, dựa nhiều trên Tư tưởng, sự Hiệu quả, và Đặc sắc của sự lan tỏa, bành trướng. Cũng như trong trường hợp bị đàn áp khốc liệt, dữ dội của tà quyền VN côn đồ ngày nay, cùng côn an, thì đây dĩ nhiên là phương pháp đấu tranh thích hợp nhất hiện tại. Khi đã lớn mạnh nhiều, thì sẽ dần tiến tới các sự liên kết như thế nào đó sau.

** Ngoài ra có thể chúng ta quên điều này mà đã có những chiến lược gia từng nhắc nhở :

Một khi tư tưởng được xem là đúng được truyền bá sâu rộng thì sức lan tỏa, sức mạnh của nó rất khủng khiếp

*** Dĩ nhiên, một hình thức đấu tranh khác , thì phương pháp cổ điển vể vấn đề nối kết, liên kết hay phối hợp và có một bộ phận lãnh đạo chỉ đạo cũng vẫn là một phương thức đấu tranh có hiẹu quả. Ví dụ khi lực lượng của quần chúng và các nhóm độc lập đã trở nên rất mạnh và cần kết hợp để "tiến công", hành động.

**** Một cách thức khác-- không cần chờ đến cơ hội kết hợp "sau cùng" khi các nhóm đã trở thành rất nhiều, rất đông đảo, ví dụ 10, 20 ngàn nhóm-- là khi có khoảng 300, 400 nhóm các nhóm cũng có thể muốn kết hợp để thực hiện một số mục tiêu khác nhau , trong một phần chiến lược, ví dụ khi cần phối hợp đi phát tờ rơi, hoặc xuống đường để ủng hộ một đường lối của nào đó của nước ngoài, một vị tướng, một tổ chức đặc biệt-- ở một số trường hợp, thời điểm-- có đường lối phù hợp, thuận lợi với mình.

CH
3/31/2017

No comments:

Post a Comment