Quái, đã đọc truyện Kiều tớí lui, lui tới nhiều bận, sao ngày càng yêu cụ Nguyễn Tiên Ðiền hơn. Và đây chả phải chuyện con cháu trong họ “tán tụng” một bậc tiền bối [ nói cho rõ : tôi không có liên hệ giòng tộc với cụ]. Cứ nghĩ vào thời ấy mà thơ Nôm đã đạt đến cái đỉnh chót vót nọ trong ngôn ngữ Thơ , mới thấy truyện Kiều là một tác phẩm hi hữu bậc nhất, và chữ thiên tài chả là gì khi đứng bên cạnh “linh hồn” quyển truyện thơ ấy.
Còn nhớ bác sĩ Trần Ngọc Ninh đã viết một bài rất đặc sắc, và dẫn Roman Jakobson, kiến thức ngữ học, để diễn giải một số câu thơ trong truyện Kiều, nghe thật “đã”. Riêng với hai câu
“Cỏ non xanh dợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
và bút pháp, nghệ thuật tả cảnh của cụ Tố Như thì b/sĩ Ninh dẫn chuyện một họa sĩ rất tiếng tăm (hình như của Pháp) mời khách thưởng ngoạn đến xem một tác phẩm của ông. Ðến nơi, trong phòng triển lãm, khách chỉ thấy trên giá vẽ một khung tranh bị che kín bởi một tấm vải. Ðến khi mọi người an vị để xem rồi, họa sĩ mới giật tấm vải xuống, mọi người lại chỉ thấy một màu trắng xóa, ngoài ra không có gì nữa. Lại đợi mọi người trầm tĩnh xuống, họa sĩ mới bước tới bên bức tranh, dùng cái cọ của mình điểm xuyết lên khung mấy nét , nhớ là về hoa lá, căn nhà sau tuyết, (*) người thưởng ngoạn mới thấỳ ra được cái thần tình của bức tranh. Ðấy cũng là một cách một người nghệ sĩ nói lên hành trình tìm tòi, khám phá của họ trên con đường sáng tạo.
(*) Dẫn theo trí nhớ sau 30 năm
No comments:
Post a Comment