Thursday, May 16, 2019

Buddha's Brain: Neuroplasticity(1) and Meditation [ "Đo Lường 'Não Phật' ": Những thay đổi trong não và Thiền định, Thiền quán]

Bài về “Não Phật” được tóm tắt sau đây khi mới đọc lướt qua tưởng “hay” và hấp dẫn , nhưng khi đọc kỹ thì không hay, tuy vẫn có phần hấp dẫn.
Tưởng hay là vì vầy :
“…The findings from studies in this unusual sample as well as related research efforts, suggest that, over the course of meditating for tens of thousands of hours, the long-term practitioners had actually altered the structure and function of their brains….”
(…Những phát hiện từ các nghiên cứu trong tập hợp (đối tượng ngh/cứu) lạ này, cũng như các nỗ lực nghiên cứu liên quan, đưa tới nhận xét rằng có thể, trong quá trình thiền trong hàng chục ngàn giờ, các thiền gia dài hạn đã thực sự thay đổi cấu trúc và chức năng của não…)
Nhưng ..
* *
Người Mỹ khoái làm thí nghiệm vì họ có óc thực tiễn ( pragmatic) cao để xem vật/điều thí nghiệm hoạt động như thế nào. Vì vậy khuynh hướng triết học Thực dụng ( pragmatism) khởi đi từ Charles Pierce, J. Dewey, W. James, sau đó lan sang tư tưởng thực dụng, thiết kế thí nghiệm để “chứng minh” các điều trong tâm lý con người, cũng như khỉ, chuột, chó v.v. trong trường phái Ứng xử ( Behaviorism) trong Tâm lý học của John Watson và B. F. Skinner, và Fred S. Keller (2). Đó là phù hợp với chuyển hướng từ theoretical/speculative sang experimental psychology bắt đầu ở Đức với b/sĩ-nhà tâm lý học Wilhelm Wundt ( 1832-1920), học trò của nhà Vật lý-bác sĩ Hermann Helholtz (1821-94).
Vì thế các nhà tâm lý học tại đ/học Wisconsin ở th/phố thủ phủ Madison đã tiến hành đo lường các biến chuyển, thay đổi trong não bộ một số vị sư Tây tạng , do Đạt Lai Lạt Ma đề nghị, đưa người cho họ khảo sát về các b/chuyển, th/đổi này khi thiền định. Hai loại thiền định/thiền quán họ khảo sát và đặt tên gọi là Focus Attention ( Chú Ý tập trung) và Open Monitoring ( Quán sát để ngỏ ( mở). Cái đầu có lẽ (3) họ muốn nói tới và đo lường các mức độ của Tâm định qua thiền tập có tính tập trung ( One -pointed concentration, còn gọi là các samadhi [ các loại , mức Định trong Phật giáo]; cái thứ hai có liên quan đến Thiền quán ( Viapassana meditation).
Các nhà làm thí nghiệm đo lường dùng hai dụng cụ chính : một là một MRI chức năng (fMRI) xem hình, hai là một loại EEG (Electroencephalography= Điện não đồ) để xem điện não làm việc thế nào.
Kết quả :
Với Thiền định ( FA Meditation)
Although this meditation-related activation pattern was generally stronger for long-term-practitioners compared to novices, activity in many brain areas involved in FA meditation showed in an inverted u-shaped curve for both classes of subjects. Whereas expert meditators with an average of 19,000 hours of practice showed stronger activation in these areas than the novices, expert meditators with an average of 44,000 practice hours showed less activation. This inverted u-shaped function resembles the learning curve associated with skill acquisition in other domains of expertise, such as language acquisition. The findings support the idea that, after extensive FA meditation training, minimal effort is necessary to sustain attentional focus.
Expert meditators also showed less activation than novices in the amygdala during FA meditation in response to emotional sounds. Activation in this affective region correlated negatively with hours of practice in life, as shown in Figure 1(A). This finding may support the idea that, advanced levels of concentration are associated with a significant decrease in emotionally reactive behaviors that are incompatible with stability of concentration.
Dịch
Mặc dù ghi ký liên quan đến thiền này thường mạnh hơn đối với những người đã thực htập lâu so với người mới, hoạt động ở nhiều vùng não liên quan đến thiền FA ( thiền định = sự tập trung trong thiền dẫn tới các mức Định của tâm ) cho thấy đường biểu diễn chữ u ngược cho cả hai tầng lớp đối tượng. Trong khi các thiền giả ‘chuyên hành’ với trung bình 19.000 giờ thực hành cho thấy sự kích hoạt mạnh mẽ hơn trong các lĩnh vực này so với người mới, các thiền giả chuyên hành với trung bình 44.000 giờ thực hành cho thấy ít kích hoạt hơn. Hàm số hình chữ u ngược này giống với đường b/diễn về sự học tập liên quan đến việc tiếp thu kỹ năng trong các lĩnh vực chuyên môn khác, chẳng hạn như tiếp thu ngôn ngữ. Những phát hiện này tạo cơ sở cho ý tưởng rằng, sau khi đào tạo thiền định FA lâu dài, (đối với thiền gia cao cấp) chỉ cần nỗ lực tối thiểu để duy trì sự tập trung chú ý.
Các thiền giả lâu năm cũng cho thấy ít kích hoạt hơn so với người mới trong amygdala (5) trong khi thực hành thiền FA để đáp ứng với âm thanh cảm xúc. Khởi động hay kích hoạt trong khu vực tình cảm này tương quan âm ( tức trái chiều) với giờ thực hành trong cuộc sống, như trong Hình 1 (A). Phát hiện này có thể hỗ trợ cho ý tưởng rằng, mức độ tập trung cao cấp có liên quan đến việc giảm đáng kể các hành vi phản ứng cảm xúc không tương thích với sự ổn định của sự tập trung.
Với Thiền quán ( OM Meditation)
Previous studies [6] of high-amplitude pattern of gamma synchrony in expert meditators during an emotional version of OM meditation support the idea that the state of OM may be best understood in terms of a succession of dynamic global states. Compared to a group of novices, the adept practitioners self-induced higher-amplitude sustained electroencephalography (EEG) gamma-band oscillations and long-distance phase synchrony, in particular over lateral fronto-parietal electrodes, while meditating. Importantly, this pattern of gamma oscillations was also significantly more pronounced in the baseline state of the long-term practitioners compared with controls, suggesting a transformation in the default mode of the practitioners as shown in Figure 1(G). Although the precise mechanisms are not clear, such synchronizations of oscillatory neural discharges may play a crucial role in the constitution of transient networks that integrate distributed neural processes into highly ordered cognitive and affective functions.
Dịch
Các nghiên cứu trước đây [6] về mô hình đồng bộ gamma với biên độ cao ở các thiền giả chuyên gia trong một thí nghiệm về thiền quán OM đ/với các cảm xúc cho thấy Trạng thái của Thiền quán có thể được hiểu qua thí nghiệm về những chuỗi kế tục năng động của các trạng thái global states ( trạng thái phủ trùm của các cảm xúc như giận dữ, hưng phấn , hoan lạc, và chú tâm) tạo được cơ sở cho ý tưởng/lập luận . So với một nhóm người mới học, các học viên lão luyện tự tạo ra được dao động tầng-gamma với biên độ cao trong điện não đồ và đồng bộ với pha dài, đặc biệt là các điện cực gắn vào thùy phía trước và thùy đỉnh, trong khi thiền định. Điều quan trọng là, kiểu dao động gamma này cũng mạnh hơn nơi trạng thái cơ bản của các thực tập viên dài hạn so với các người bình thường, cho thấy sự biến đổi trong khuôn mẫu (trước đó) của các học viên này như trong Hình 1 (G). Mặc dù các cơ chế chính xác không rõ ràng, việc đồng bộ hóa các tín hiệu (điện) do các tế bào thần kinh dao động gây nên— như vậy có thể đóng một vai trò quan trọng trong cấu tạo của các mạng tạm thời, rồi tích hợp các quá trình thần kinh phân tán thành các chức năng nhận thức và chức năng cảm nhận có trật tự cao.
Tựu trung, có thể kết luận, thí nghiệm này nhiều nhất chỉ c ó thể làm gợi tưởng tới phần nào về sự tương tự giữa kinh nghiệm thiền của các nhà sư Tây tạng trong thí nghiệm và các vị sư các thời đại xưa nay, cả trong Đại thừa và Nguyên thủy trong việc dễ dàng vào Tâm Định trong các tầng bậc như đã được ghi lại trong kinh điển
Kết luận
1. Trong thí nghiệm về FA Meditation ( Thiền Định) : Có một mâu thuẫn hay “kỳ lạ” ? không nhỏ về kết quả khi các tác giả viết: Có sự khởi động/bị động (activation) trong não khi các thiền giả thực h ành thiền định. Với những người đã hành thiền 19000 giờ ( tức khoảng 13 năm , nếu tính mỗi ngày hành thiền 4 tiếng) thì bị khởi động/bị động ở não họ so nhiều hơn so với người mới tập thiền hơn. Tuy vậy, sau khi đã hành thiền hết sức thuần thục sau 40 ngàn giờ ( tức khoảng hơn 16 năm , nếu mỗi ngày thiền 8 tiếng) thì mức động trong não giảm xuống. Đìều cũng nên để ý là biểu đồ hình chữ U úp ngược cũng là biểu đồ tương tự cho việc thu thập kiến th1ưc về ngôn ngữ.
2. Về OM ( Thiền Quán) : Các chỉ dấu cho thấy dao động gamma do các thiền gia lâu năm tự tạo ra được mạnh hơn mấy lần các người mới tập thiền. Và kiểu dao động gamma này cũng mạnh hơn nơi trạng thái cơ bản của các thực tập viên dài hạn so với các người bình thường, cho thấy sự. Cùng với kết quả là người thiền thuần thục nhiều năm, khi nhìn hai sự kiện kế tục bên nhau , thì sự phân bố năng lượng/năng lực để chỉ thấy sự kiện 1 được giảm đi, để có thể thấy s/kiện 2 rõ hơn
Tựu trung, có thể kết luận, thí nghiệm này nhiều nhất chỉ có thể làm gợi tưởng tới phần nào về sự tương tự giữa kinh nghiệm thiền của các nhà sư Tây tạng trong thí nghiệm và các cị sư các thời đại xưa nay, cả trong Đại thừa và Nguyên thy trong việc dễ dàng vào Tâm Định khi đã hành thiền thuần thục nhiều năm, trong các tầng bậc như đã được ghi lại trong kinh điển.
---
Nhận xét:
a) “Não Phật…” – Tựa đề bài viết cho thấy cho sự thiếu hiểu biết của hai tác giả , và “lầm lẫn” quá thô sơ. Những gì các tác giả làm thí nghiệm để quan sát, học hỏi , nhiều lắm chỉ có thể nhận ra được một ít điều “thô nhám” về các điều có thể xảy ra, hoặc nói rõ là các chuyển biến của não khi thiền định của các thiền gia— đây tức các vị tăng Tây tạng— chứ sao có thể gọi là Não Phật được. Não của Đức Phật chắc chắn khác rất xa. Đây là cách sử dụng ngôn ngữ bừa phứa, giật gân, và thiếu hiểu biết nặng nề !
b) Các tác giả viết về kết quả thí nghiệm và phát hiện của mình :
“…Những phát hiện từ các nghiên cứu trong tập hợp (đối tượng ngh/cứu) lạ này, cũng như các nỗ lực nghiên cứu liên quan, đưa tới nhận xét rằng : có thể trong quá trình thiền trong hàng chục ngàn giờ, các thiền gia dài hạn đã thực sự thay đổi cấu trúc và chức năng của não..”
Chắc chắn sẽ có thay đổi như thế nào đó trong hoạt động. hoặc trong cấu kết của các tế bào thần kinh neurons của thiền gia lâu năm. Nhưng để kết luận rằng : thiền tập lâu dài có thể mang lại thay đổi trong cấu trúc và chức năng của não thì tôi e rằng quá vội.
c) Nếu để tìm hiểu về thiền định , thiền quán để xem bản chất, thể tính, hoặc tác dụng của chúng như thế nào , thì hai tác giả này làm một việc có thể ví như : Lấy dao mổ bò tách vẩy cá rô. Nếu muốn thực sự muốn “biết” thiền là gì thì hãy học tập thiền định, thiền quán với các vị sư. Đó là cách tốt nhất để hiểu. Như một thiền sư nói : Như nếu muốn biết nước nóng lạnh thế nào, thì cứ sờ vào sẽ biết.
-------
Phần dịch các đoạn cần thiết để người đọc biết rõ hơn về thí nghiệm , hoặc
Neuroplasticity is a term that is used to describe the brain changes that occur in response to experience. There are many different mechanisms of neuroplasticity ranging from the growth of new connections to the creation of new neurons. When the framework of neuroplasticity is applied to meditation, we suggest that the mental training of meditation is fundamentally no different than other forms of skill acquisition that can induce plastic changes in the brain
Neuroplasticity là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những thay đổi của não xảy để đáp ứng với kinh nghiệm. Có nhiều cơ chế khác nhau của sự dẻo dai thần kinh, từ sự phát triển của các kết nối mới đến việc tạo ra các tế bào thần kinh mới. Khi khuôn khổ của dẻo dai thần kinh được áp dụng cho thiền định, chúng tôi đề nghị rằng việc rèn luyện tinh thần về thiền về cơ bản không khác gì các hình thức thu nhận kỹ năng khác có thể gây ra những thay đổi nhựa trong não
Experimental Setup
The experiments described below that measure hemodynamic changes with functional magnetic resonance imaging (fMRI) require a high field strength MRI scanner equipped with the appropriate pulse sequences to acquire data rapidly and with the necessary fiber optic stimulus delivery devices so that visual stimuli can be presented to the subject while he or she lays in the bore of the magnet. For the studies that measure brain electrical activity, a high-density recording system with between 64 and 256 electrodes on the scalp surface is used.
Sắp đặt thí nghiệm
Các thí nghiệm được mô tả dưới đây đo lường sự thay đổi huyết động (4) bằng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) yêu cầu máy quét chụp (scanner) MRI với cường độ trường cao— được trang bị các chuỗi nhịp thích hợp— để thu thập dữ liệu nhanh chóng và với các thiết bị phân phối các kích thích bằng fiber optic cần thiết để có thể trưng trước đối tượng nghiên cứu để kích động thị giác đối tượng, trong lúc anh ta hoặc cô ta đặt trong khoang nằm của nam châm máy. Đối với các nghiên cứu đo hoạt động điện của não, một hệ thống ghi mật độ cao sử dụng từ 64 đến 256 điện cực trên bề mặt da đầu
Findings of Brain Changes in Meditation
In what follows we summarize the changes in the brain that occur during each of these styles of meditation practice. Such changes include alterations in patterns of brain function assessed with functional magnetic resonance imaging (fMRI), changes in the cortical evoked response to visual stimuli that reflect the impact of meditation on attention, and alterations in amplitude and synchrony of high frequency oscillations that probably play an important role in connectivity among widespread circuitry in the brain.
Các khám phá
Trong phần tiếp theo dưới đây, chúng tôi tóm tắt những thay đổi trong não xảy ra trong mỗi phương cách thực hành thiền định này. Những thay đổi này bao gồm thay đổi mẫu ký(ghi) chức năng não được đánh giá bằng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI), thay đổi phản ứng gợi lên từ vỏ não đối với các kích thích thị giác. Điều n ày phản ánh tác động của thiền lên sự chú tâm, c ũng như thay đổi biên độ và đồng bộ của dao động tần số cao, nơi đó có thể tạo ra một vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa các mạch (điện) đầy dẫy trong não.

Notes:
1. Neuroplasticity ( Chuyển biến của não)
2. Fred S. Keller
3. “có lẽ ” : có lẽ ở đây muốn chỉ tới điều : ta không biết các người làm thí nghiệm học hỏi, thực tập được bao nhiêu và thiền định, thiền quán, để có thể dung ngôn từ để có thể diễn đạt đủ ‘trung thực’ điều ở trong óc họ về th/định và th/quán Mặt khác có thể họ chỉ được các sư tham gia khảo sát giải thích và hiểu chút ít, đại cương về thiền thôi. Chính một vài ngôn ngữ trong bài tường thuật cũng nói lên hiểu biết ít ỏi của họ về Phật pháp, “thể tính” của các pháp, nhìn từ góc độ nhận thức, quán chiếu tinh vi của Phật môn. Ví dụ đoạn văn này :
“In [3] meditation was conceptualized as a family of complex emotional and attentional regulatory strategies developed for various ends, including the cultivation of well-being and emotional balance.”
4. hemodynamic changes ( thay đổi mang tính động lực họccủa máu) nói gọn là là dùng máy MRI chức năng (fMRI) để đo coi huyết áp tron tim, mạch máu thay đổi ra sao; dòng chảy của máu thế nào , oxygen đươc tiếp nhận ra sao.
5. Amygdala : tập hợp hình hạt nhân của những tế bào thần kinh sâu trong thùy thái dương thường được xem là chứa phản ứng với các cảm giác sợ, khoái lạc; tự kỷ thu mình và gây hấn v.v.
-------

No comments:

Post a Comment