Từ khi ông ta chết, tôi từ chối viết, bình luận về cái ông đại tướng VN trong trận Điện Biên Phủ này, kẻ đã thốt lên “Không, không hề hối tiếc gì cả” (Non, non pas de tout), vì ông ta đã là một trong nhóm nhân sự chính gây ra cái chết của 3 tới 4 triệu sinh mạng Việt trong những cuộc chiến, vừa lính, vừa dân. Hôm nay, thấy bài này, có luận sự đáng đọc, nên chỉ post lại thôi, một bài viết và nhận định của tác giả Lê Dủ Chân.
CH
CH
-----------
Bản Sắc Anh Hùng
Lê Dủ Chân (danlambao)
" Xưa nay ít ai dám đặt một anh hùng lên bàn cân để cân đo đong đếm, để so kè đúng sai bởi vì khi lịch sử của một dân tộc đã xác nhận một anh hùng thì đương nhiên không thể nào sai trật. Tuy nhiên ở nước ta kể từ khi có đảng cộng sản cầm quyền đến nay, với chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bước ra khỏi ngỏ đã gặp anh hùng, là giai đoạn mà lịch sử bị sửa sai, chân lý bị đảo ngược, xã hội bị bịt mắt, nhà cầm quyền nói một đường làm một nẻo thì vấn đề tái định vị một anh hùng tưởng cũng là đều nên làm trong thời buổi nhiễu nhương, đêm giữa ban ngày này.
Trong cuộc chiến tranh chống Pháp giành độc lập dân tộc và cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc có hai vị tướng được người đời tôn vinh là anh hùng đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp (QĐNDVN) - anh hùng Điện Biên Phủ và Chuẩn tướng Lê Văn Hưng (QĐVNCH) - anh hùng An Lộc."
...
Nhận xét:
"...ngược lại với Chuẩn tướng Lê Văn Hưng có thể không phải là một anh hùng, nhưng thân thế và sự nghiệp của ông ta chứa đầy ắp bản sắc của một anh hùng." ( LDC) )
Tôi không đồng ý với phần này của câu trên : "ngược lại, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng có thể không phải là một anh hùng" (CH sửa lại câu văn một chút cho rõ nghĩa). Tướng Lê Văn Hưng đích thực là một anh hùng, theo định nghĩa “anh hùng” là người có tài năng, công trạng xuất sắc, vượt trội, hàng đầu của một công cuộc gì [anh , từ nguyên nghĩa tiếng Hán -Việt là đứng đầu loài hoa, hùng là đứng đầu loài gấu]. Quy mô của trận An Lộc, tuy có nhỏ hơn trận ĐBP một chút , nhưng quân số tham đự hai bên công và thủ ở trận An Lộc thì quân Bắc Việt đông gần gấp 3 lính VNCH , khi tổng hợp cac tài liệu. Số lần tấn công của quân đội CS vào các cứ điểm và địa điểm giao tranh gần gấp đôi chiến dịch ĐBP, số ngày quân đội VNCH chịu đựng tấn công, cũng như phản công là 66 ngày, chín ngày dài hơn trận ĐBP.Chiến công phòng thủ, sống chết để giữ vững, An Lộc của cố Thiếu tướng Hưng và các chiến hữu đồng đội đáng gọi là kỳ công, và rất hiển hách, hùng đởm. Có thể tiếng tăm của Tướng Hưng không vang dội như tướng Giáp vì một số lý do, nhưng tài chỉ huy, khí phách của Tướng Hưng cũng như hi sinh, đảm lược của Ông và các chiến binh đồng đội thì xứng đáng gọi là công trạng của những anh hùng, và không thể không khâm phục.
Chân Huyền
No comments:
Post a Comment