Mấy tuần qua, có những tiếng nói, nguyện vọng của một số người ( tuy còn ít nhưng “muốn nói/ muốn lên tiếng vì quyền lợi chung của toàn thể xã hội ” ) muốn bày tỏ Ý thức và Nguyện vọng của mình về vấn đề Tự do, Dân chủ, nên chủ trang post lên đây ba bài bàn về Tự do để góp ý. Và thực ra chuyện Tự do này rất đáng học hỏi, nghĩ suy từ kinh nghiệm của thế giới, để tìm ra bài học cho VN , cho những quyền lợi căn bản mà thiết yếu mà người dân VN đã bị tước đoạt từ hơn ba thập niên.
"...
Khi đọc Kinh Bình An chúng ta thấy những lời cầu nguyện cho chính mình có khả năng đem tình yêu thương vào nơi oán thù, đối đãi với nhau với tấm lòng khoan dung, tha thứ. Khoan dung, tha thứ là cách biểu lộ tình yêu thương cụ thể, có cách nào khác tốt hơn không?
Đối với mỗi cá nhân, tập được đức khoan dung là điều khó. Nếu chúng ta có tôn giáo, tin tưởng ở một con đường cứu rỗi, chúng ta có thể nhìn ngẫm tấm gương của Chúa Giêsu, của Phật hay các vì thánh nhân khác, để tập sống đức khoan dung của các ngài, tập cho đến nhập tâm. Lúc đó chính lòng mình cũng bình an.
Nhưng vượt trên các cá nhân, cả tập thể, một gia đình, một nước, một xã hội, thì phải làm gì để thể hiện đức khoan dung?
Chắc có nhiều cách lắm. Loài người đã thử nghiệm nhiều phương pháp sống với nhau sao cho an lành. Có lúc phương pháp này đem lại kết quả tốt một thời gian, rồi lại sinh ra các biến chứng tai hại, phải tìm ra phương pháp khác. Cho đến thế kỷ 18, và kéo dài cho tới bây giờ, một cách sống chung mang lại nhiều kết quả tốt là chế độ dân chủ tự do.
Có nhiều thứ đáng nói về đặc tính của một chế độ dân chủ tự do, nhân ngày Giáng Sinh hãy nêu lên một đặc điểm, là trong một xã hội dân chủ tự do người ta có thể sống khoan dung với nhau. Dù mỗi cá nhân chưa tu tập đủ để sống khoan dung trong chính đời sống hàng ngày của mình; nhưng các định chế tự do dân chủ bảo đảm đức khoan dung được thể hiện trong pháp luật.
Chế độ dân chủ tự do đặt trên giả thiết rằng loài người rất phức tạp, mỗi người một ý, một sở thích, và quyền lợi thế nào cũng có lúc xung khắc. Không những thế, ngay cả khi mọi người đều đồng ý với nhau về các giá trị chung, như công bằng, bác ái, tự do, trật tự, hòa hợp, vân vân, thì ngay trong hệ thống giá trị đó, cũng có nhiều xung khắc, có lúc xã hội cũng phải lựa chọn giá trị này mà hy sinh giá trị khác. Khi nào thì chúng ta thấy tự do là điều tối quan trọng? Khi nào thì chúng ta phải hy sinh bớt tự do để sống hòa hợp và trật tự hơn? Khi nào thì việc thực hiện công bằng sẽ làm chúng ta thui chột tấm lòng bác ái? Biết bao nhiêu thứ giá trị chung của nhân loại tự chúng cũng xung đột; loài người phải chọn liều lượng gia giảm cho thích hợp với từng xã hội, từng thời điểm, từng nền văn hóa khác nhau.
Muốn sống được với nhau an lành thì loài người phải đặt ra một số quy tắc cho việc lựa chọn chung. Trong lịch sử đã có những vị minh quân đóng vai quyết định cho tất cả thần dân, nhiều người đã tạo được các triều đại bình an, thịnh vượng. Nhưng sau khi họ chết đi rồi, không có gì bảo đảm là con cháu họ sẽ tiếp tục những triều đại vàng son khác. Ông Nguyễn Hiến Lê trong cuốn Sử Trung Quốc đã nhận xét rằng trong các triều đại ở Trung Hoa có quá nhiều vị hoàng đế tàn bạo hay bất lực, nếu so sánh thì thấy thời Đế quốc La Mã có nhiều hoàng đế anh minh kế tiếp nhau nhiều hơn. Tại sao? Vì các hoàng đế Trung Hoa theo chế độ cha truyền con nối. Trong khi đó một thời đế quốc La Mã các vị hoàng đế phải được nguyên lão nghị viện bầu cử. người Trung Hoa nếu may mắn thì “gặp được” ông vua con tốt như ông vua bố; mà hiện tượng này có xác suất rất thấp. Nói theo sử gia Will Durant thì người dân phải chịu một canh bạc của di truyền học. Người La Mã chia quyền chọn hoàng đế cho nhiều người cùng quyết định. Họ không phải những người hoàn toàn, nhưng có nhiều người tham dự thì cũng tăng xác suất cho việc họ chọn được một minh quân! Đến khi người La Mã cũng chơi trò cha truyền con nối ở ngôi hoàng đế thì dân chúng lại phải gánh chịu trò đỏ đen của số mệnh!
Cho đến nay chế độ dân chủ tự do có những quy tắc tương đối hữu hiệu nhất để người dân một nước cùng với nhau lựa chọn kẻ cầm quyền. Nhờ thế tạo được bình an cho xã hội dễ hơn. Chế độ dân chủ đã định chế hóa đức khoan dung cho mọi người, nhờ thế mà tấm lòng khoan dung của mỗi người cũng dễ nẩy nở hơn. Chúng ta đã sống qua thế kỷ 20 với những người mơ mộng tính đem lại hạnh phúc cho muôn dân bằng cách bắt người ta xếp hàng vào trại cải tạo! Chính những người lãnh tụ đó, như Stalin, Mao Trạch Đông, như Pol Pot, trong lòng họ không bình an. Ví thử họ biết đem yêu thương vào nơi oán thù, biết khoan dung, tha thứ, thì người dân chắc may mắn được nhờ.
..."
"Hy Vọng Bình An"- Ngô Nhân Dụng. Người Việt, Dec. 25, 2012
Và "bàn thêm" về Ý nghĩa Tự do của người viết này :
10. Tự do còn có nghĩa tự do quyết định, chọn lựa đời sống mình muốn sống, tuy rằng đời sống như thế, theo một nghĩa tôn giáo hay đạo đức , có thể thấp kém hơn những tiêu chuẩn thượng thừa của tôn giáo , ví dụ những đại hạnh nhà Phật. ( về Từ Bi, ( Tha Thứ/ Xả Bỏ ) ). Nói rõ hơn về ví dụ này: Giả sử, có những việc ( mà kết quả có thể ảnh huởng như thế nào đó đến môt cômg đồng lớn hơn, ví dụ, trong môt quận, một tỉnh, hay môt nước) những phuơng pháp hành sử từ bi của nhà Phật đối với nhiều vấn đề, đới với nhiều tội trạng, hình phạt, nếu quá từ bi thì có thể gây loạn, hay rối loạn, mất an ninh, vì vậy vẫn phải có những biện pháp sử dụng hình phạt mà không thể tha thứ tất cả mọi tội, mọt mức độ phạt được ). Trên mức độ cá nhân với cá nhân , điều ( tha thứ “tât cả” ) này có thể thực hiện đươc, nhưng cũng tùy lúc, tùy nhân duyên , trường hợp, hoàn cảnh.
11. Tự do, như thế, còn có nghĩa là mình đeo vận mệnh của mình trên đôi vai và đôi chân của mình bước đi trong đời, can đảm chọn lựa, can đảm gánh chịu phận số, đối diện với số mệnh, khi có sai lầm, trong mọi ý nghĩa— từ xã hội, kinh tế, luân lý và triết học
12. Bắt đầu từ khi nào chúng ta bắt đầu cảm thấy cần có tự do để làm một số điều, không bị ràng buộc, o ép, áp đặt từ các nguồn? Đầu tiên là “ ràng buộc, câu thúc, cấm đoán từ cha mẹ, chú bác ( dù có lý hay ta cảm thấy vô lý trong 1 số truờng hợp), kế đó là trường ốc, tôn giáo, rồi thì chính quyền, đảng chính trị, hội đoàn. Khi ta đã độc lập, tự kiếm việc đươc để sinh sống……Lần đầu tiên này ta cảm thấy thật tự do, độc lập vì muốn làm gì thì làm, muốn mua gì thì mua, muốn đi đâu thì đi v.v… không sợ cha mẹ la rầy, mắng mỏ, kiểm soát gắt gao nữa. Lần đầu tiên ấy ta cũng cảm thấy thật thoải mái, sung sướng vì được toại nguyện, muốn hành xử thế nào cũng ít bị kềm chế hơn ( khi không có mặt cha mẹ) , không bị cha mẹ câu thúc , o ép nữa. Khi trưởng thành biết suy nghĩ và độc lập tư tưởng ta thật sự cảm nhận và hiểu được sự quan trọng và cần thiết của tự do để phát huy và thăng hoa cho đời sống mình và chịu trách nhiệm trong chính ý thức tự do này.
13. Ngay khi sinh ra rồi lớn lên , được nuôi dạy, bảo bọc, che chở v.v… ta đã cảm thấy và ý thức được tự nhiên (ít nhiều) ta đang chịu ơn cha mẹ, chú bác, cô dì, thầy cô như thế nào đó, và có một bổn phận phải làm sao cho cha mẹ, thầy cô vui lòng, đẹp ý. Ðó là ý thức trách nhiệm ban đầu (ít nhiều cũng đã được gia đình, nhà trường dạy dỗ, uốn nắn, khuyên bảo thế nào đó rồi). Chính ý thức về bổn phận/trách nhiệm này dẫn đến việc ta sẽ tự giới hạn những sự việc có thể gây phiền não, buồn rầu cho cha mẹ , thầy cô. Ðó chính là ý thức giới hạn của những điều muốn làm , thích làm. Và đồng thời làm sáng tỏ việc nên và không nên làm. Ðiều này soi tỏ ý thức về tự do khó có thể tách rời với ý thức về trách nhiệm. Nếu nhìn ở góc độ “cho và được” ta cũng thấy ngay sự hữu lý của nó. Ví dụ vì yêu một người nào đó ta muốn lấy ( vì nghĩ rằng lấy được sẽ sung sướng và hạnh phúc), nhưng vì một lý do nào đó gia đình hoăc không chap nhận hoăc thấy khó khăn, sẽ gây đau khổ cho ta, hoặc không hợp mà khuyên hay buộc ta đổi ý, mà ta vì không muốn cha mẹ buồn rầu, khổ sở, nên đã chiều lòng cha mẹ. Ý thức về trách nhiệm như thế đã “tước đi” hay giới hạn tự do của ta rồi. Nếu nhìn từ góc độ “cho/được” thì tuy phải hi sinh vì không được tự do làm theo ý nguyện , nhưng đổi lại ta có thể đã làm cho cha mẹ được an tâm, vui long, không buồn khổ, phiền não.
14. Ta hiện hữu trên thế giới, ngoại trừ những trường hợp quá đặc biệt của hiện hữu đơn độc, là hiện hữu với gia đình, xã hội và thế giới, với tha nhân, con người chung quanh. Trong chính xúc tiếp và giao tiếp với con người , xã hội, mặc nhiên ta đã cảm nhận được những quy luật xã hội ta phải tuân theo, trước tiên hết là cho sinh tồn của chúng ta, nếu không chúng ta sẽ bị đào thải hay thậm chí “tiêu diệt” hoăc phải lên rừng ở. Chính hiện hữu như thế cũng đã cho chúng ta hiểu ta phải hành xử thế nào để có thể sinh tồn, cảm thấy an ổn , thoải mái … cho đời sống chúng ta. Ví dụ thì hằng hà sa số
15. Điều muốn ghi nhận ở đây là : Từ khi mới sinh ra cho đến lúc khoảng 10 tuổi, tri thức tự nhiên của vận hành não bộ ( bình thường)— tức là sự tiếp thu, cảm nhận, so sánh, suy nghĩ, phán đoán của tuổi thơ cũng đã sớm hình thành ý niệm tự do và những giới hạn của nó – từ ý thức về bổn phận, trách nhiệm , cũng như từ những quy luật bất thành văn trong xã hội để một cá nhân có thể sinh tồn và phát triển. Chưa cần phải sử dụng tới những học hỏi từ trường ốc sách vở ở những bậc cao hơn. Sự song hành, tương tác, cũng như kiềm chế lẫn nhau của cà hai ý niệm đã xuất hiện khá sớm, chưa cần tới một giáo dục về công dân, chính trị cao hơn hoặc những trải nghiệm trong một thực tế xã hội và trong một chế độ chính trị nào lúc trưởng thành hơn.
Và sự liên hệ đến "Dân chủ" :
Như Ngô Nhân Dụng viết bên trên : "Chế độ dân chủ tự do đặt trên giả thiết rằng loài người rất phức tạp, mỗi người một ý, một sở thích, và quyền lợi thế nào cũng có lúc xung khắc. Không những thế, ngay cả khi mọi người đều đồng ý với nhau về các giá trị chung, như công bằng, bác ái, tự do, trật tự, hòa hợp, vân vân, thì ngay trong hệ thống giá trị đó, cũng có nhiều xung khắc, có lúc xã hội cũng phải lựa chọn giá trị này mà hy sinh giá trị khác. Khi nào thì chúng ta thấy tự do là điều tối quan trọng? Khi nào thì chúng ta phải hy sinh bớt tự do để sống hòa hợp và trật tự hơn?.."
Đây là khởi đầu cho những suy tư về "Dân chủ đa nguyên" ( Democratic Pluralism) . Con người— trong một cộng đồng hiện tại— đến với nhau từ nhiều nguồn gốc với nhiều tập quán, tin tưởng khác nhau. Họ khác nhau nhiều thứ: từ nguồn gốc văn hóa , tín ngưỡng , kinh tế ( chỉ kể 3 cái đặc trưnng và dễ thấy nhất). Vì vậy, để tương đối bảo đảm sự hòa thuận trong phân chia quyền lực, cũng như phúc lợi của các nhóm người , cách tốt nhất là phải tôn trọng "cách chơi/ quy luật chơi" này, và tạo điều kiện để các nhóm người/ đoàn thể/ sắc tộc để có những tiếng nói đại diện san sẻ quyền lực, quyền lợi để sống chung hòa bình. Từ chỗ có thể sống chung hòa bình , các giá trị xã hội và nhân văn khác mới có cơ hội tốn tại và phát huy. Mà những điều này những tư tưởng gia, nhà lãnh đạo Hy-Lạp cũng đã nghĩ tới trước đây 2500 năm rồi.
Hiền Minh
Kỳ cục cho một số “cái đầu" thế kỷ 21 ghê ha :-)
No comments:
Post a Comment