Saturday, December 27, 2014

Đối Cực, Phản diện, Thuộc tính & Kurt Godel


Một bản chất của tư tưởng, thế giới lý niệm là : luôn có đối cực, phản diện, sự phân hai. Trong các chừng mực khác nhau, có những khi điều này có thể quan sát thấy ngay cả trong đời sống (ch/trị, x/hội, k/tế ) (*)


Từ những điều thô sơ trong Hà Đồ, Lạc Thư, Kinh Dịch, Âm Dương gia : Thái Cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái tới Nhất Âm , nhất Dương chi vị Đạo, cho đến quan niệm về Âm, Dương trong Vật lý về Đìện, action/reaction forces. Thêm vào đó là các cặp dipole trong Đìện và Từ, electron-positron, electron spin, cho tới matter & anti-matter như quarks-antiquarks, leptons-antileptons v.v.

Từ quan điểm của Heraclites vs Euripides, Newton, xuống Einstein vs Bohr, ba nhà Toán học như Diophantus ( HLạp) sang Brahmagupta (Ấn), Al–Khwarizmi (Iraq xưa) qua Biện chứng pháp (Dialectics) của HLạp cổ , Hegel, Marx, qua tới Kurt Godel, qua debates of opposing views của mọi người các thời đại.

Mặt khác, Phản diện nói tới những thuộc tính không nằm trong danh sách các đặc tính của một chủ thể đang được tìm kiếm, xác định. Nó trả lời "không phải thế" đối với danh sách ấy, nhưng không nhất thiết phải mang những đặc tính ngược lại, mà chỉ là KHÁC.

Tại sao vậy ? Một câu hỏi cực hay. In a much-reduced analysis: How can a synthetic judgement be traced back to experience and confirmed its origin and essence ?


Notes :

1. Đằng sau 2 theorems về Incompleteness của K.Godel có mang một cái nhìn về phản diện/ mâu thuẫn, như chính các nhà Toán học, thường “chuyện” với nhau : ông là kẻ phá hoại những lâu đài mộng mơ Toán học mang tính nền tảng/căn để (foundational), kẻ 'đối nghịch' của David Hilbert, một ‘đại sư ' về Toán khác ( ref: Hilbert space). Kiểu "Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng" (TQChí), khi Hilbert đi tìm cách hệ thống hóa các định đề để thành lập nền tảng cho Toán học. Và chứng minh trong Incompleteness Theorems của Godel là chứng minh tối thượng thừa. Một óc thông tuệ có thể suy tư tới bối cảnh đằng sau các tính toán là các lý niệm về những cái mâu thuẫn.

2. (*) Đừng lầm giòng chữ đó có liên quan gì tới quan niệm thô sơ của Karl Marx về mâu thuẫn xã hội và giai cấp. What I am looking for is a fundamental theory capable of explaining: why the nature of Thought will gradually end up such as any system of thought, even scientific laws consist the pair very, very frequently.


3. Thí nghiệm cho thấy positron có thể tìm được trong beta plus decay, trong cosmic rays. Tuy nhiên, có thể kết luận gì ở đây: Thiên nhiên tự nó sản sinh positron như thế ? Hay chính những đ/kiện thí nghiệm, các công thức, các cách tính toán, định tính tạo nên sự có mặt của positron như thế trong não bộ con người như thế ? Hoặc electron hay quarks như thế ? Nhớ gì về thí nghiệm định bản chất ánh sáng trong Cơ học Lượng tử ?

CH



                                                 Kurt Godel


                                                                     David Hilbert


                                          Bohr & Einstein

No comments:

Post a Comment