Tuesday, December 25, 2018

Nam thanh nữ tú yêu nước



                                                        * * *


Chút góc nhìn

Trước khi Internet xuất hiện và trước đây khoảng hơn 10 năm, nếu muốn có những tấm hình mới như dưới đây để có thể nhìn thấy rõ ràng, và ngắm nhìn diện mạo, thấy rõ “chân dung” của những người con của Mẹ Việt Nam đầy nhiệt huyết và lòng yêu thương Tổ quốc, đồng bào, có thể chúng ta đã phải vào các thư khố lớn của nước Pháp lục tìm thì mới có thể kiếm được. Ngày nay với Internet, chúng ta có thể mục kích rõ ràng chân diện mạo của họ để có thể thấy ra một cách nhìn khác, mới hơn và có thể nói ‘chân xác’ hơn.

Với 3 tấm hình cũ trước đây vào cỡ 60-70 tuổi ( ba hình trước) của Ông Nguyễn Thái Học,  Cô Giang, Ông Phó Đức Chính, ta dễ nghĩ đây là những thanh niên, thanh nữ thuộc thành phần trung-tiểu nông trí thức, ít nhiều mang tính cách, phong thái của người nơi ruộng đồng, của miền quê— không mang vẻ trí thức thị thành- với ít nhiều vẻ “tiên tiến”; tiên tiến , ở đây, mang nghĩa ‘có những tiến bộ trong nhận thức, đi cùng thời thế, mà ở hàng đầu' [ít ra trong khung cảnh xã hội và ‘văn hóa’ VN thời ấy]. Nhưng bây giờ với những tấm hình mới được đưa ra, chúng ta có thể có một góc nhìn khác hơn cách đây 60, 70 năm. Qua bốn bức hình của Ông NTHọc, Ông PĐChính, Cô NTGiang, Ông Đặng Trần Nghiệp ta có thể thấy phong cách, vẻ đẹp và nhận thức trong ít phát biểu của họ, cũng như đọc từ mục đích, tôn chỉ của VNQDĐ.

Ba thí dụ để thấy ‘sự tiên tiến’ của Ông Học, cô Bắc, Ông Ngô Hải Hoàng

Khi bị bắt và đem ra tòa HĐ Đề hình xét xử, ba vị nói với tòa :


“ Khi bắt đầu việc biện hộ, anh Học đứng lên, đòi nhận hết trách nhiệm, và toan phân trần về các lý do chính trị của việc khởi nghĩa. Nhưng tên chủ tịch ngăn lại. Anh cười nhạt:
          Nếu vậy thì cái Tòa án này là chỗ đem cường quyền mà đè nén công lý! Đã thế, ta cố nói làm chi nữa! Không để cho ta cãi được! Nhưng ta cũng không ưng cho trạng sư nào cãi hộ ta đâu!

Lúc hỏi chị Bắc, chị chỉ thét:
– Chúng mày về nước Pháp mà kéo đổ tượng Gian-đạc (Jeanne d’Arc) đi thôi!…

...


Tên Chánh Hội Đồng hỏi (NHảiHoàng)
– Sao anh lại đánh Yên Báy ?
Anh đáp:
– Không phải tôi đánh mà là Trung Ương Đảng bộ hạ lệnh tôi đánh. Các ông còn lạ gì kỷ luật Đảng tôi, không phục tòng mệnh lệnh, Đảng xử tử! Đánh với các ông thua ra nữa, cũng đến xử tử là cùng!
Hỏi: Anh thật là người vô ơn! Ông quan ba Dua-đanh là quan thầy tử tế với anh, vậy mà đêm ấy, anh bắn chết ông ta trước nhất.
Anh đáp: Ông Dua-đanh tử tế với tôi thật, nhưng đó là tình riêng. Còn tôi giết ông ta là bổn phận đối với Đảng, với Nước. Người Việt Namchúng tôi, thì bao giờ cũng đặt nghĩa công lên trên tình riêng.
Hỏi: Anh thật là hạng người tàn ác. Một mình anh đêm ấy đã giết chết sáu người Tây.
Anh đáp: Tôi làm gì giết được nhiều như thế! Anh em tôi giết nữa chứ! Thế nhưng cả Đảng chúng tôi, chỉ là một người, anh em tôi giết cũng chính là tôi giết. Tôi sẵn lòng chịu hoàn toàn trách nhiệm!… (hết trích)
(Nguyễn Thái Học -Nhượng Tống )

Qua những dòng trên , ta thấy NTHọc thì hiểu về tinh thần  pháp luật ( essential ‘spirit’ of the laws), cô Bắc rõ về lịch sử nước Pháp sao đó, và ‘lý luận’ phân minh , rạch ròi của NHHoàng.

Vì thế, ta có thể nói họ là những thanh niên nam nữ tiên tiến, trung-tiểu nông trí thức có nhận thức đáng kể cho lứa tuổi từ 22 đến 28 thời đó.


Hơn nữa, tôn chỉ, kế sách thực hiện để xây dựng một nhà nước cộng hòa, theo chế độ tự do dân chủ , mưu cầu hạnh phúc cho người dân , tuy dựa theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên, nhưng mặt khác cũng phản ảnh cái thuận lý , hợp tình (*) của lòng người Việt thời đó, trong hoàn cảnh bị trị cũng như nước Tàu những tháng năm đó. Chúng ta thử nghĩ xem, sự thuận lý, hợp tình đó , ngày nay, khi các quốc gia cũng đang mỏi mệt với khuynh hướng toàn cầu hóa, đang dần co cụm, cô kết lại để chú tâm vào cái gọi là “my country first” thì chủ nghĩa quốc gia, tinh thần dựa vào dân làm gốc, lấy quốc dân làm trọng của các thanh niên nam nữ hào hùng , tuấn kiệt , đầy máu nồng cho giang sơn ngày ấy vẫn là những chỉ nam, những lý tưởng [nếu không tiến tới quá khích] vẫn mang những giá trị phổ quát.


VNQDĐ xứng đáng được gọi là kết tinh của tinh thần cách mạng quốc gia, dân tộc Việt nam đẹp đẽ, đáng tôn vinh được tạo dựng nên bởi đa số những người trẻ với lòng yêu nước nồng cháy, trái tim cao thượng và  ý thức xã hội thuận tình, hợp lý, thời 1927-1945. Cũng chính vì vậy từ VNQDĐ, sau này, đã nảy sinh ra những hệ phái mang tư tưởng lấy Quốc dân làm trọng, vì Quốc dân, vì Tự do, Hạnh phúc của người dân để dấn thân làm cách mạng.


Note :
* Cái thuận lý, hợp tình này, nếu khai triển , phân tích qua quan niệm triết học/triết lý có thể kéo dài hàng trăm trang, nếu chỉ cần đặt quan sát trên ba phạm trù thường thấy là trí tuệ, đạo đức và tình cảm. Nó sinh sản, tài bồi, luân chuyển, chuyển đổi, tái tạo, tiến hóa trong tâm thân con người trước câu hỏi, vấn đề tương quan giữa con người và nơi mình sinh ra , lớn lên, trưỏng thành cùng những gắn bó với cái gọi là “quê hương-đất nước”. Tính cách phổ quát của nó trong tâm tình của mỗi người dân đ/với mỗi đất nước gần giống nhau, vì thề mới có cái gọi là ‘chủ nghĩa quốc gia’. Lý tính của nó có thể nhận ra từ tính cách sâu đậm, thường hằng và tự nhiên [ “tự nhiên” , như một trong những đặc tính thường được quán nhận trong tâm-thân con người như điều thường xuyên xảy ra, và mang nhiều yếu tố phổ quát trong con người nói chung. Đó là 1 đặc tính nằm trong quan niệm triết học, hay chủ nghĩa Naturalism, cho rằng có những điều xảy ra thường hằng trong Tự nhiên hay các vật thể, chủ thể quán sát mang những đặc tính phổ quát, thường thấy, thường hằng và có thể quan sát chân xác bằng các ngành khoa học ]

12/25/2018

---


REF



http://vietquoc.org/category/lich-su-vnqdd/



Theo tác giả Hoàng Cơ Thụy trong “ Việt sử khảo luận”, xb năm 2002,  thì VNQDĐ muốn :


"Làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc lập Cộng hòa. Đồng thời giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trong công cuộc tranh đấu giành độc lập của họ, đặc biệt là các nước lân cận: Ai Lao, Cao Miên. "




Trong 3 tấm hình cũ cỡ 70 năm hoặc hơn , ta thấy đảng trưởng NTHọc xem uy nghi, đẹp, nhưng là ảnh vẽ ; hình cô Giang thì có vẻ "chân quê" (theo cách nói của Nguyễn Bính), hình PĐChính thì mờ nhạt khiến khó 'nhận xét'.
Bốn ảnh dưới đây của NTHọc, PĐChính, Đặng Trân Nghiệp ( khg phải Đoàn Trần Nghiệp như sách ông Hoàng Văn Đào sửa lại cho đúng)
cho thấy các diện mục , phong thái khác hẳn : trẻ trung, 'tân tiến', 'đô thị hóa'







        Cô/Bà Giang trong hình này không những đẹp, buồn, mà còn có vẻ hồn hậu, tuy rất quyết đoán

No comments:

Post a Comment