* *
Năm 20 tuổi đọc vể đại tướng Cao Văn Viên, tôi thấy ông là vị TThM trưởng có vẻ khùng khùng và tự nghĩ không hiểu có gì masse điện trong não bộ của ông không, khi từ 1970, ông ứng xử như một ông đại tướng “ù lì”, có như ba phải trong nhiều hành xử : Ông muốn từ chức nhiều lần, nhưng không được; Hội đồng tướng lãnh sau khi đảo chính ông Diệm, giam ông một ngày thỉ thả ông ra ( trong vận động và gõ cửa nhiều chỗ do phu nhân ông đích thân kêu gọi cho chồng). Sau đó ông Thiệu cũng không chịu ký lệnh giải chức cho tướng Viên, cứ để nhùng nhằng cho đến gần cuối vào 30 tháng Tư 1975, và ông T/thống một tuần TrVăn Hương ký giải nhiệm. Trong thời gian từ 1970, tin tức và báo chí cho biết tướng Viên gần như không ra ngoài trận địa chi hết và chỉ làm việc trong bàn giấy ở bộ Tổng Tham mưu. (*) Và ông còn ghi danh học để lấy bằng Cử nhân Văn khoa (**) , tập thiền sao đó; gần như ông làm việc , đưa ý kiến điều hành, tồ chức, thực hiện trong các kế hoạch , chiến lược đối phó với Việt cộng với ông Thiệu và các tướng khác chỉ là làm cho có lệ. Một TThM trưởng như thế, từ khi ông Thiệu lên làm tổng thống năm 1967 có vẻ như là một TThM trưởng có phần thiếu trách nhiêm.
Nhưng gần đây khi đọc them về ‘The Final Collapse” của ông và các tài liệu khác , thí dụ , phỏng vấn của ông Lâm Lễ Trinh, bài viết của nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, quyển truyện "The Lotus and The Storm" của nhà văn-luật sư Lan Caon, con gái ông, v.v., tôi thấy một “con người”, một “vị Tướng” khác trong CVViên.
1. Đó là con người chung thủy và cẩn trọng
2. Thái độ có vẻ ù lì, ba phải của ông được kết nên từ chuyện vì ông không tham gia đảo chính lật ông Diệm, vì ông là người chung thủy, nên các tướng trong Cách mạng lật đổ ông Diệm bắt giam ông một ngày; có người lại tính “thanh toán ông” . Do vậy, ông trở nên chán ngán cho thế thái nhân tình. Sự đổ vỡ trong lòng vì tình chiến hữu , hoặc “huynh đệ chi binh” đã làm ông chán nản. Nhất là với một người trọng chân tình, sự chân thành, thẳng thắn như ông. Nhưng vì là người suy nghĩ chin chắn, chân thành nên sau này khi tướng Ng Cao Kỳ tính rủ ông làm đảo chánh lật ông Thiệu , ông vẫn nhất quyết không đồng ý với Kỳ, dù ông có như thân với tướng Kỳ lúc bấy giờ hơn.
3. Thái độ chin chắn, cẩn trọng được thấy rõ khi ông không về phe Kỳ để lật đổ Thiệu, vì nếu muốn như thế, trong cương vị cựu Tư lệnh Nhảy Dù, uy tín và địa vị TThM trưởng của ông cũng có thể làm Thiệu gặp rất nhiều khó khăn. Suy nghĩ chin chắn cẫn trọng này có thể được thấy trong tuyên bố của ông :
a) Tôi không làm chính trị
b) Lật đổ quốc trường hay T/thống một quốc gia là một đại sự. Không thể suy nghĩ hời hợt. Nhất là khi đang phải đối phó với Cộng quân luơn luôn tìm cách chiếm miền Nam .
Và đó đây ta có thể thấy:
Và đó đây ta có thể thấy:
Tuy có những bất đồng với T/thống Thiệu, vì ông Thiệu thu tóm hêt quyền lực quân đội vào tay mình, chỉ cho bộ Tổng Tham mưu ngồi chơi xơi nước; ông vẫn rất bình tĩnh, chẳng lấy gì làm phiền bực nhiều, và vẫn thực thi nhiệm vụ đúng với cương vị mình một cách lặng lẽ; vẫn nghĩ đến những kế hoạch để bàn định với ông Thiệu , hay các tướng tham mưu, hay tư lệnh quân đoàn về các chiến lược công hay thủ cho miền Nam. Dẫn chứng: theo lời đ/tá Vũ Vă Lộc( nhà văn Giao Chỉ): Ông đã tính toán và lập kế hoạch đưa quân về phòng thủ xây dựng vùng III và IV từ năm 1974, để tránh tình trạng ph ísức trải mỏng khắp 4 vùng, mà sau này ông Thiệu , sau thất thủ BMThuột cũng làm như thế.
4. Tuy có vẻ hờ hững bên ngoài, nhưng Đại tướng CVViên vẫn
làm việc hằng ngày; vẫn cố gắng tìm học về Yoga và thực
tập để gắng trị chứng đau xương , đau khớp rất khổ sở mà
không nói với ai, cắn răng làm vì nghĩ : mìmh đã từng là Tư
lệnh Nhảy dù; bây giờ là TThM trưởng mà tác phong, nhân
dáng lụi xụi, ốm đau, uể oải , thì còn ra “thể thống” gì , vì
vậy phải cắn răng chịu đau luyện tập. Đìèu này chứng tõ tinh
thần trách nhiệm cao của ông.
5. Tinh thần trách nhiệm nàu cũng được minh chứng bằng dẫn
chứng sau đây : Ông đã từng có kế hoạch , để tiến công ra
Bắc, giải phóng miền Bắc. Nhưng dĩ nhiên chính quyền dấm
dớ , bất quyết , bồ câu vớ vẩn của L. Johnson, rồi cà R. Nixon,
và q/hôiMỹ đã không dám thực hiện, vì đủ các thứ lý do. Điều
này cũng được tướng tá duới quyền ông ghi nhận,.
và q/hôiMỹ đã không dám thực hiện, vì đủ các thứ lý do. Điều
này cũng được tướng tá duới quyền ông ghi nhận,.
6. Trầm tĩnh, gan dạ. Trong vụ đảo chính T/thống NĐDiệm ngày 11-1-1963, tướng Viên , vì chung thủy và tình nghĩa , đã không tham gia với phía tướng tá làm đảo chánh. Ông bị một trung úy tùy viên của tướng Big Minh chỉa súng carbine vào lưng hỏi có theo HĐQNCách Mạng không, ông đã rất bình tĩnh trả lời : “tinh thần của quân nhân thuộc binh chủng nhẩy dù không trả lời trước áp lực”. Điều đó cho thấy sự trầm tĩnh, gan dạ của tướng Viên. Sự trầm tĩnh, gan dạ, uy phong của ông còn được thấy trong vài đoạn trích sau từ ông Đặng Kim Thu, sĩ quan ty viên của tướng Viên trước đây :
“Tiếp theo, Đại Tướng Viên bảo Trung Tá Nguyễn Hữu Bầu, Chánh Văn Phòng, gọi phủ Tổng Thống. Đầu dây bên kia là một trung tá. Tôi chỉ nghe Đại Tướng nói:
-”Trung Tá cố gắng phòng thủ dinh cho chặt chẽ. Tôi sẽ gửi lực lượng tới giải toả ngay. Tổng Thống ở Mỹ Tho cũng sắp về tới.”
Thiếu Tướng Khang điều động ngay một đơn vị TQLC tới giải toả áp lực của địch, hiện đang chiếm một cao ốc bên hông phải dinh Độc Lập, ngay góc đường Nguyễn Du và Thủ Khoa Huân, có thể bắn thẳng vào dinh Độc Lập.
Tướng Viên và Tướng Khang đã ăn ngủ ngay trong Bộ TTM suốt thời gian dầu sôi lửa bỏng. Ban ngày, ông đi thị sát các mặt trận chung quanhSaigon , Chợ Lớn. Ban đêm, ông về giải quyết các công điện, công văn có tính cách khẩn tới khuya.
-”Trung Tá cố gắng phòng thủ dinh cho chặt chẽ. Tôi sẽ gửi lực lượng tới giải toả ngay. Tổng Thống ở Mỹ Tho cũng sắp về tới.”
Thiếu Tướng Khang điều động ngay một đơn vị TQLC tới giải toả áp lực của địch, hiện đang chiếm một cao ốc bên hông phải dinh Độc Lập, ngay góc đường Nguyễn Du và Thủ Khoa Huân, có thể bắn thẳng vào dinh Độc Lập.
Tướng Viên và Tướng Khang đã ăn ngủ ngay trong Bộ TTM suốt thời gian dầu sôi lửa bỏng. Ban ngày, ông đi thị sát các mặt trận chung quanh
Một hôm, Đại Tướng Viên, cùng Đại tá Trần Văn Hai, Chỉ Huy Trưởng BĐQ, tới mặt trận ở hãng ruợu Bình Tây, do TĐ41 BĐQ đang đánh nhau với VC. Khi đứng ngay chỗ Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn, hai ông đã bị một loạt AK bắn. Loạt đạn này đã gây tử thương cho 1 binh sĩ và gây thương tích cho 3 quân nhân khác. Thấy vậy, tôi đã đem theo áo giáp cho Đại Tướng. Hôm sau, Đại Tướng Viên cùng Đại Tá Hai thị sát một TĐ BĐQ đang đánh nhau với VC tại mũi tàu Phú Lâm. Khi đứng ngay Ban Chỉ Huy TĐ, tôi đã đưa cho ông áo giáp. Ông đã gạt ngang và nói với tôi:
– “Chú nhìn xung quanh đây xem có ai mặc áo giáp đâu. Chú đưa tôi mặc coi sao được.”
7. Trung thực. Đ/t Viên trung thực với đời, với mình. Ông nghĩ sao thì làm vậy theo lương tâm chức nghiệp, tình cảm với anh em trong quân đội và đạo đức con người. Trong vụ phân chia vai vê T/th, Phó T/th giữa tướng Thiệu và Kỳ , ông cố giải quyết công bằng và phân minh, dù ông có đôi phần ‘gần gũi” với ông Kỳ hơn, nhưng vẫn giúp giải quyết tranh chấp môt cách công bằng , phân minh. Sau 1970, khi ông Thiệu tóm hết quyền hành, ngay cả quyền lực trong quân đội, Ông Viên cảm thấy muốn về hưu ngay. (****). Con người không hay ít ham danh vọng, quyền bính { như ta có thể nhận xét qua tiểu sử của ông trong suốt 30, 40 năm trong quân đội, và đặc tính về con người triết nhân, chịu ảnh hưởng , nhất là quan niệm về Sắc-Không nhà Phật, nhất là nơi hai mặt đối nhau, nhưng cùng hiện diện trong nhiều hiện tuợng { mà theo sự đọc của tôi thì ý nghĩa và vai trò ‘quan trọng’ của hai chữ Sắc-Không là rất nổi bật trong tâm thức người Việt khi tìm hiểu và hành tập đạo Phật} , vào lúc ở tuổi “tri thiên mệnh” đó cộng với ý thức lui về, như Thánh Gióng, các trí thức lớn, ví dụ nhà văn hóa Nguyễn Trãi, như Nguyễn Công Trứ [ “ Lúc bấy giờ ta mới đi tìm ông Hoàng thạch”] , hay Cao BáQuát [ “Mảnh hình hài khôn có có không/Lọ là thiên tứ vạn chung], thì cái chức Tổng Tham mưu trưởng chỉ còn là hữu danh vô thực , nó có đáng gì trong tâm thức của ông, nhất là trong cái chính trường cũng đầy “gió tanh”, nếu không muốn nói là “mưa máu “đó vào thời buổi binh biến, thay đổi, chỉnh lý rất thường ấy. Cái trung thực ở đây , nơi ý nghĩa trung thực với đời, với mình có ý nghĩa :
a) Nếu chuyện binh bị, quân sự của q/gia cần đến sực đóng góp của tôi, trong chức vụ TTHMTr thì tôi phải có đầy đủ quyền hành để tổ chức , điều động, xử lý công việc. Đó là chuyện chính danh và “phải lý” của việc điều động, xử lý công việc. Nếu không, cũng không ai có thể điều khiển, thực hiện công việc cho hữu hiệu được. Cũng chímh tướng Viên nói với ông LLễ Trinh: Nếu tôi nhận công việc và chức vụ với tư cách ột tướng lãnh, một sĩ quan cao cấp, thì tôi phải làm việc đàng hoàng, không thể làm việc kiểu " không được thì liệng đó, bỏ mà đi", và danh phải chánh ngôn phải thuận.
b) Ông Thiệu (và các ông nào khác) muốn tôi góp công sức làm việc : sáng tạo, vẽ nên, hoạch định, trù liệu , tìm phương thức để thực hiện các kế sách mà không giao quyền cho tôi hành động thì quá vô lý, nhảm nhí. Như thế tức là các ông không tin tôi { Thiệu vốn rất đa nghi}. Bó tay hành động của tôi, thì con nít ngu nó cũng thấy không thể làm được gì , huống hồ gì người lớn, hay một tướng soái. (****)
c) Nếu không như vậy ( tức tước quyền chỉ huy hay ảnh hưởng với quân đoàn, quân khu, tướng tá, binh sĩ) thì ông/các ông để tôi lui về, nghỉ hưu đi , chứ giữ tôi làm gì. Nếu ở lại , trên danh nghĩa thì là có chức tước, mà thực tế binh quyền không có gì, ông nắm hết, thì hoá ra tôi ngu quá hay sao, dù sự ngu này chỉ nhắm để giải thích về cái hữu hiệu của việc thi hành chức năng, không nói tới một tham vọng gì khác { chú thích : nhiều tướng tá thời đó đều nghĩ là Đ/t CCVViên không có tham vọng chính trị}
d) Nếu như vậy , tức ông nghi tôi có thể có tham vọng , hay một lúc nào đó “làm phản" như thế nào đó , thì hãy tức thời giải nhiệm tôi thì là đúng lý nhất. Đã không tin nhau, làm sao có thể hợp tác được, nhất là khi phải chiến đấu với bọn gian ác, quỷ quyệt khôn lường cs.
e) Do đó, nếu từ 1970, Đ/t Viên có vẻ làm việc ít hay uể oải cũng là hết sức hợp lý thôi. Và với tình trạng như thế , trong tâm lý , ông tướng nào có thể chịu được. Ở đây ta có thể thấy sự “gian” ngoan/khôn lỏi của ông T/thống, khi cứ như giữ tướng Viên lại một kiểu “phòng hờ” khi cần, và không chịu ký cho tướng Viên từ chức. Suy từ đó ta có thể thấy được ít nhất sự ‘hiền lành’ của Đ/t Viên, và có thể tấm lòng của ông đ/với công cuộc bảo vệ Tự do cho miền Nam thời ấy.
8. Thành tín với các tướng Tôn Thất Đính, Trần Văn Đôn, Ng V Thiệu, Trần Thiện Khiêm và anh em quân đội. Như đã nói trên, ông cố gắng giữ tình đoàn kết giữa các tướng tá và binh sĩ trong tình huynh đệ chi binh, và rất chán chuyện tranh danh, đoạt lợi của những người khác. Phải chăng con người triết nhân trong ông, ảnh hưởng của đạo Phật đã hỗ trợ nhiều trong cách hành sử, đối nhân xử thế của ông. Riêng đ/với ông Thiệu, sau ba lần tướng Kỳ muốn đảo chánh T/th Thiệu , ông đã không vì “tình riêng” mà giúp ông Kỳ, ta có thể k/luận tướng Viên là người luơng thiện và có cái Tâm rất tốt lành.(****)
9. Ngoài ra, theo tường thuật và lời kể của một số người, ta còn có thể thấy đặc tính Khiêm nhường của Đ/t CVViên. Ta có thể luận rằng vì cảm thấy phần nào xấu hổ vì chuyện thua và để mất miền Nam của mọi người chúng ta, ông nhận định mình , dù sao cũng là Nguyên soái của Quân lực VNCH, nên chắc cũng đã góp một phần nào vào chuyện thua ấy, nên ông nói thẳng ông có bị đau lòng , cắn rứt trong chuyện thua cuộc và nhận một phần trách nhiệm , dù ông hiểu quá rõ nguyên nhân chính của việc mất miền Nam là do Đồng minh bôị ước và tháo chạy. Sau 30 tháng 4 , trong xót xa mất nước, thất bại , ông chỉ soạn lại, theo lời yêu cầu của Hoa kỳ để góp vào tài liệu quân sử, ông viết The Final Collapse (1983)( Những Ngàuy Cuối của VNCH) và không để lại bất cứ hồi ký, kể chuyện gì khác, ngoại trừ vài ba trả lời phỏng vấn với vài người rất thân yêu cầu ông kể lại chút ít những gì ông biết trong chiến tranh VN. Ông tuyệt nhiên không muốn cải chính gì về chuyện bại trận của miền Nam , cũng như tuyệt nhiên không đổ lỗi cho bất cứ ai. Ông cũng rất ít giao tiếp với với tướng tá hay, các cấp bậc dưới, ngoài những người không thể tránh, hay thật cần thiết để trả lời mấy câu hỏi về chiến tranh VN một cách khách quan. Đau lòng và khiêm nhường. Đ/t Viên đã yêu cầu đừng phủ quốc kỳ lên quan tài ông, khi ông giã từ cõi trần (*****)
10. Can trường : Xin để chính đồng đội và các tướng tá biết, quen ông nhận định thêm như trong video về Tang lễ của ông.
Để kết luận, nơi Đ/t Cao Văn Viên, nếu tìm hiểu kỹ , ta có thể thấy đó là người có nhân cách đáng quý trọng, trung thực và thành tín. Nơi ông, ta có thể thấy một phần bóng dáng một Hiền nhân quân tử , nói theo kiểu nhà Nho. Thấp thoáng bên trong con người võ tướng , ta thấy một văn quan, theo cách nhìn thời quân chủ xa xưa.
TN
Jan 2019
Notes:
*** “Lúc đó trung uý Trương ( hay Trần) Tự Lập sĩ quan tùy viên của trung tướng Minh lăm le khẩu súng carbine chiã vào lưng tôi như sẵn sàng bắn tôi. anh ta hỏi tôi “ Đại tá có theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không?” Tôi đáp”tinh thần của quân nhân thuộc binh chủng nhẩy dù không trả lời trước áp lực” thiếu tướng Đính thấy vậy bảo tên trung úy Lập đừng hỗn với cấp trên, rồi tướng Đính dẫn tôi về lại phòng sô 1 đóng cửa lại.”
**** Ông Viên cũng không thích dấy binh tạo phản. Trong tất cả các lần binh biến của các Tướng Lâm Văn Phát, Dương Văn Đức, Phạm Ngọc Thảo, ông Viên đều không dính dáng.
Khi bà Viên mất, ông sống một mình trong chung cư dành cho người già ở 4435 N. Pershing Dr., Arlington, Virginia. Trong một lần người viết sang thăm, ông nói:
-”Ông Kỳ nhiều lần thuyết phục tôi đảo chánh ông Thiệu.”
Khi bà Viên mất, ông sống một mình trong chung cư dành cho người già ở 4435 N. Pershing Dr., Arlington, Virginia. Trong một lần người viết sang thăm, ông nói:
-”Ông Kỳ nhiều lần thuyết phục tôi đảo chánh ông Thiệu.”
Lần đầu tiên vào sáng mùng 2 Tết, ngày đầu tiên của biến cố Mậu Thân 1968, Tướng Viên và Tướng Khang đang lo điều binh đối phó với VC trong TTM thì Tướng Kỳ thình lình tới đề nghị hai ông truất phế TT Thiệu lần đầu tiên, với lý do ông Thiệu nhẹ lo việc nước, nặng tình nhà, lo về quê vợ ăn Tết, bỏ bê đất nước đảo điên. Ông Kỳ cho biết ông ta đã viết lời hiệu triệu và nhật lệnh đã có sẵn trong túi. Nếu hai ông đồng ý, ông sẽ lên đài phát thanh tuyên bố truất phế TT Thiệu. (Lúc này, ông Thiệu còn đang ở Mỷ Tho.) Ông Kỳ cũng cho biết Tướng Loan đã đồng ý.
Đại Tướng Viện đã trả lời:
– “Tình hình như thế này, lo chống đỡ giặc ngoài muốn hụt hơi. Anh còn muốn gây thù bên trong nữa. Vậy anh giao đất nước này cho VC luôn đi!”
Tướng Khang cũng nói:
– “Anh có điên không? Lúc nào cũng muốn mình phải là số 1 mới chiụ. Đừng có hành động mù quáng.”
Đúng không hơn 5 phút, Tướng Kỳ tiu nghỉu đi ra.
Đại Tướng Viện đã trả lời:
– “Tình hình như thế này, lo chống đỡ giặc ngoài muốn hụt hơi. Anh còn muốn gây thù bên trong nữa. Vậy anh giao đất nước này cho VC luôn đi!”
Tướng Khang cũng nói:
– “Anh có điên không? Lúc nào cũng muốn mình phải là số 1 mới chiụ. Đừng có hành động mù quáng.”
Đúng không hơn 5 phút, Tướng Kỳ tiu nghỉu đi ra.
Lần thứ hai, khi TT Thiệu không cho ông Kỳ quyền đề cử thủ tướng như lời cam kết trước đó. Ông Kỳ nói với ông Viên rằng ông Thiệu đã bội ước:
“– “Đại Tướng phải làm sao đem lại sự công bằng chứ. Chính Đại Tướng chủ tọa buổi họp và đã chứng kiến ông Thiệu ký tờ cam kết đó mà. Đại Tướng phải tính sao chứ. Đâu thể để ông Thiệu nuốt lời hưá như vậy được.”
Ông Viên hiểu ông Kỳ muốn nói gì nên trả lời:
Ông Viên hiểu ông Kỳ muốn nói gì nên trả lời:
– “Bây giờ tôi không còn nhiều quyền như thời Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Hội Đồng Tướng Lãnh cũng đã giải tán vì không hợp hiến. Ông Thiệu bây giờ là Tổng Tư Lệnh tối cao. Tất cả tướng lãnh, kể cả tôi đều vào hàng, sau lưng Tổng Tư Lệnh. Tôi chẳng làm gì khác được.”
Lần cuối cùng vào đầu tháng 4-1975. Sau khi QĐ II thất bại trong vụ triệt thoái khỏi cao nguyên và Tướng Phú vào nằm ở bệnh viện Cộng Hoà, ông Kỳ đến gặp ông Viên, thúc dục (nguyên văn):
– “Anh và tôi (ông Kỳ) phải lật “thằng Thiệu”.
Ông Viên đã trả lời:
– “Ngày trước anh còn cầm cờ trong tay, khi anh phất có nhiều người theo. Bây giờ anh không có cờ, anh phất bằng tay không. Liệu có ai theo anh? Anh làm gì thì làm, tôi không tham gia.” (ĐKThu)
Lần cuối cùng vào đầu tháng 4-1975. Sau khi QĐ II thất bại trong vụ triệt thoái khỏi cao nguyên và Tướng Phú vào nằm ở bệnh viện Cộng Hoà, ông Kỳ đến gặp ông Viên, thúc dục (nguyên văn):
– “Anh và tôi (ông Kỳ) phải lật “thằng Thiệu”.
Ông Viên đã trả lời:
– “Ngày trước anh còn cầm cờ trong tay, khi anh phất có nhiều người theo. Bây giờ anh không có cờ, anh phất bằng tay không. Liệu có ai theo anh? Anh làm gì thì làm, tôi không tham gia.” (ĐKThu)
+++
“Tướng Viên trả lời:
– Năm 1970, ông Thiệu ban hành một sắc lệnh thay đổi cơ cấu quân sự, tương quan giữa Bộ TTM với Quân Đoàn và Quân Khu. Với sắc lệnh mới, chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân vốn có một số quyền hành với Quân Đoàn, nay được đổi thành Tham Mưu Trưởng Bộ TTM và không có quyền hành với Quân Đoàn.” (ĐKThu)
– Năm 1970, ông Thiệu ban hành một sắc lệnh thay đổi cơ cấu quân sự, tương quan giữa Bộ TTM với Quân Đoàn và Quân Khu. Với sắc lệnh mới, chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân vốn có một số quyền hành với Quân Đoàn, nay được đổi thành Tham Mưu Trưởng Bộ TTM và không có quyền hành với Quân Đoàn.” (ĐKThu)
***** – “Dù sao thì tôi cũng là một trong những người chiụ trách nhiệm để mất nước.Vì thế, khi tôi chết, xin đừng phủ cờ. Tôi thấy không xứng đáng được phủ trên quan tài của tôi lá cờ biểu tượng của hồn thiêng đất nước VNCH. Tôi không phải chết cho Tổ Quốc.
– Tôi cũng có phần trách nhiệm đã để cho một quân đội, hùng mạnh nhứt Đông Nam Á, phải tan hàng một cách tức tưởi, dù tôi không phải Tổng Tư Lệnh Quân Đội. Vì vậy, tôi không xứng đáng được an táng theo nghi thức quân cách của QLVNCH dành cho các tướng lãnh.
– Cám ơn chú Lý Thanh Tâm đã giúp đỡ tôi trong lúc ốm đau, già yếu. Khi hữu sự, tôi muốn chú chỉ báo cho con gái tôi, rồi thiêu xác tôi ngay. Khi chú đã đem tro cốt của tôi rải ra ngoài biển xong thì mới báo cho mọi người.
– Tôi cũng có phần trách nhiệm đã để cho một quân đội, hùng mạnh nhứt Đông Nam Á, phải tan hàng một cách tức tưởi, dù tôi không phải Tổng Tư Lệnh Quân Đội. Vì vậy, tôi không xứng đáng được an táng theo nghi thức quân cách của QLVNCH dành cho các tướng lãnh.
– Cám ơn chú Lý Thanh Tâm đã giúp đỡ tôi trong lúc ốm đau, già yếu. Khi hữu sự, tôi muốn chú chỉ báo cho con gái tôi, rồi thiêu xác tôi ngay. Khi chú đã đem tro cốt của tôi rải ra ngoài biển xong thì mới báo cho mọi người.
****** Hai điều nên đọc kỹ lại để hiểu:
a) Nhiều người trong đó có tôi, trước đây , đã nghĩ là tướng Viên làm một việc rất “vô lý” , kỳ cục, “khùng khùng” là lấy courses để học và hoàn tất văn bằng Cử nhân Văn chương của đại học Văn khoa Saigon, trong khi làm ThMTr. Nhưng thật ra đó là vì không biết ông hoàn tất văn bằng này năm 1964, trong khi đó ông chỉ nhậm chức TTHMTr QLVNCH tháng 10 năm 1965.
b) Đ/t CVViên chỉ có vẻ “thụ động, hơi ù lì” từ 1970 , sau khi ông Thiệu dành hết binh quyền về cho mình qua một sắc lệnh cải tổ. Cũng chính vì thấy thái độ của Thiệu như thế , và khả năng, việc điều hành có lien quan đến “dụng binh” bị tước hết nên ông Viên thấy mình vô dụng , do đó đã xin từ chức nhiều lần. Ai trong trường hợp ông cũng phải thấy chán nản thôin— ở cả hai mặt nghề nghiệp/tác năng và tâm lý, như có bàn qua bên trên.
*******Thêm một chút về sự trầm tĩnh, cũng như sự khách quan của
Đ/t Viên : Trong sách The Final Collapse , tướng Viên rất trầm
tĩnh chép lại và nhận định các nguyên nhân đưa đến sự thất
bại của Mỹ và VNCH một cách khách quan theo ông thấy. Nhưng ông cũng thẳng thắn phê bình sự bội ước/phản bội của đồng minh Mỹ.
Để kết luận, nơi Đ/t Cao Văn Viên, nếu tìm hiểu kỹ , ta có thể thấy đó là người có nhân cách đáng quý trọng, trung thực và thành tín. Nơi ông ta có thể thấy một phần bóng dáng một Hiền nhân quân tử , nói theo kiểu nhà Nho. Thấp thoáng bên trong con người Võ tướng , ta thấy một Văn quan, theo cách nhìn thời quân chủ xa xưa.
TN
Jan 2019
----
REF
https://www.amazon.com/Lotus-Storm-Novel-Lan-Cao/dp/0143127616/ref=asc_df_0143127616/?tag=hyprod-20&linkCode=df0&hvadid=312852595330&hvpos=1o1&hvnetw=g&hvrand=1898715384838180623&hvpone=&hvptwo=&hvqmt=&hvdev=c&hvdvcmdl=&hvlocint=&hvlocphy=1014207&hvtargid=pla-577442101612&psc=1
http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2009/01/02/AR2009010200923.html
http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2009/01/02/AR2009010200923.html
https://www.youtube.com/watch?v=iSJUH8WY104&t=160s
https://www.youtube.com/watch?v=jrUtrm_Cg14
https://www.youtube.com/watch?v=fR1vHqQmdXs&t=146s
https://www.voatiengviet.com/a/a-19-2008-01-23-voa9-81714312/514522.html
No comments:
Post a Comment